I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
• Nắm được những nét truyền thống và nổi bật của nhà trường.
• Biết được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường và ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường.
2. Năng lực
• Năng lực chung:
• Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
• Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
• Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa.
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG HỌC CỦA EM Sau chủ đề này, HS sẽ: Giới thiệu được những nét nổi bật, tự hào về nhà trường. Thể hiện được những thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở nhà trường. Phát triển được mối quan hệ hòa đồng với bạn bè và hài lòng về mối quan hệ này. Hợp tác được với bạn bè để thể hiện thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh. TUẦN 1 – TIẾT 2: TỰ HÀO TRƯỜNG EM I. MỤC TIÊU Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: Nắm được những nét truyền thống và nổi bật của nhà trường. Biết được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường và ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường. Năng lực Năng lực chung: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa. Phẩm chất Bồi dưỡng tình yêu bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Đối với giáo viên SGK, Giáo án. Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động. Máy tính, máy chiếu (nếu có). Đối với học sinh Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật của nhà trường trong các hoạt động dạy và học, văn nghệ, thể dục - thể thao trên website của nhà trường, ở phòng truyền thống, qua trao đổi với thầy cô. Tìm hiểu về các tấm gương thầy cô, học sinh có kết quả nổi bật trong hoạt động dậy, học văn nghệ, thể dục – thể thao. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: + Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo trong trường và các bạn trong lớp học. + Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo trong trường hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Những cảm xúc khi các em trở thành HS THCS thật đáng trân trọng. Bên cạnh niềm tự hào, háo hức xen lẫn những hồi hộp, băn khoănkhi trở thành học sinh lớp 6, chắc hẳn trong mỗi chúng ta cũng đã có những suy nghĩ, cảm nhận, tự hào về nhà trường cũng như nắm được những nét nổi bật và truyền thống của nhà trường. Để nắm rõ hơn về những nét truyền thống, nổi bật của nhà trường, cũng như biết được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường, ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Tự hào trường em. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống nhà trường Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điều em tự hào về truyền thống nhà trường; chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường; giới thiệu được những nét truyền thống, nét nổi bật, tự hào về nhà trường thông qua sản phẩm; chia sẻ được cảm xúc khi tìm hiểu về nhà trường và các sản phẩm. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Trong suốt một năm học lớp 6, các em cũng đã có những hiểu biết nhất định về ngôi trường THCS của mình như lịch sử của ngôi trường, tên các thầy cô giáo và bộ môn các thầy cô đảm nhiệm,. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu những điều em tự hào về nhà trường. + GV hướng dẫn HS: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường. + GV hướng dẫn HS: - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu những truyền thống, nét nổi bật, tự hào về ngôi trường THCS của em thông qua các sản phẩm. + GV hướng dẫn HS: Hình thức tiến hành · Trưng bày sản phẩm. · Thuyết trình. · Biểu diễn nghệ thuật. · . - GV yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc về việc tìm hiểu truyền thống nhà trường và các sản phẩm của em cùng các bạn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1.Tìm hiểu truyền thống nhà trường - Những điều tự hào về nhà trường: Lịch sử nhà trường: + Tên trường. + Các dấu mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của nhà trường: Năm ra đời. Các năm phát triển: thay đổi về đội ngũ sư phạm, số lượng học sinh; các bằng khen, danh hiệu, giải thưởng của nhà trường, của giáo viên, học sinh tiêu biểu;. + Cơ sở vật chất của nhà trường: đầy đủ trang thiết bị, hiện đại, sạch sẽ,với sự ủng hộ lớn mạnh của phụ huynh, + Sự kiện nổi bật liên quan đến trường: · Về giáo dục: Đối với các thầy cô giáo: sự kiện liên quan đến các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, các sáng kiến kinh nghiệm được ứng dụng vào giảng dạy, Đối với HS: sự kiện liên quan đến các cuộc thi HSG các cấp của HS, · Về hoạt động xã hôi: Hoạt động tình nguyện, trồng cây xanh, dọn vệ sinh trường lớp,. Hoạt động ngoại khóa, tham quan, du lịch, Hoạt động văn nghệ chào mừng các sự kiện lớn, hội thi văn nghệ, thể dục – thể thao, Tấm gương thầy cô, học sinh: + Trong hoạt động dạy và học: tấm gương về cô giỏi trò giỏi, chăm ngoan. + Trong hoạt động văn nghệ, thể dục – thể thao: tấm gương HS có năng khiếu nổi bật, tích cực luyện tập về các hoạt động hát, múa, vẽ, đá bóng, cầu lông, + Tấm gương thầy cô, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt thành tích cao trong học tập. + Tấm gương thầy cô, học sinh hoạt động nghiên cứu khoa học tích cực, nghiêm túc, đồng thời tham gia nhiệt tình các hoạt động xã hội. - Em cảm thấy tự hào vì: + Được học tập và rèn luyện trong ngôi trường có bề dày thành tích, truyền thống học tập và tham gia các hoạt động xã hội. + Thầy cô giáo nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và đưa ra lời khuyên để HS đạt được kết quả học tập tốt nhất. + Có nhiều tấm gương bạn bè để cố gắng noi theo và học tập. + Cơ sở vật chất của nhà trường hiện đại, tốt, đáp ứng được yêu cầu học tập. +. - Để lan tỏa niềm tự hào đó cần: + Tuyên truyền giới thiệu với bạn bè, người thân về lịch sử, sự kiện và các thành tích nổi bật của ngôi trường. + Thường xuyên rèn luyện, phấn đấu và trau dồi về kiến thức, kĩ năng,để xứng đáng là một trong những học sinh của ngôi trường. - Giới thiệu những truyền thống, nét nổi bật, tự hào về ngôi trường THCS em thông qua các sản phẩm: + Trưng bày sản phẩm: Mô hình trường học bằng các vật liệu, pano, áp phích về hình ảnh trường, + Thuyết trình: bài thuyết trình về lịch sử nhà trường, + Biểu diễn nghệ thuật: · Hát bài về ngôi trường: Mái trường mến yêu, Bụi phấn, Nhớ ơn thầy cô, · Vẽ về mái trường, thầy cô, bạn bè mà em yêu mến. · .. Hoạt động 2: Phát huy truyền thống nhà trường Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường và ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề Phát huy truyền thống nhà trường. - GV gợi ý cho HS: + Mục tiêu của buổi tọa đàm: · Nâng cao hiểu biết về truyền thống nhà trường. · Tăng thêm niềm tự hào về truyền thống nhà trường. · Tích cực đưa ra những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường. + Những nội dung chính của buổi tọa đàm: · Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường. · Chia sẻ ý kiến cá nhân theo các vai trò khác nhau về cách thức phát huy truyền thống nhà trường. - GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi tham gia buổi tọa đàm. - GV chốt lại nội dung bài học, đưa ra thông điệp: + Mỗi trường đều có những truyền thống, thành tích nổi bật trong các hoạt động dạy và học, văn nghệ, thể dục – thể thao, mà học sinh cảm thấy tự hào. + Kết quả học tập và rèn luyện mà các em đạt được góp phần phát huy truyền thống nhà trường – nơi mà các em đang theo học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 2.Phát huy truyền thống nhà trường - Thảo luận, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề Phát huy truyền thống nhà trường: + Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường:là một trong những nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện toàn diện, nhân cách, phẩm chất của học sinh, khơi dậy tình trường lớp, yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ. + Cách thức phát huy truyền thống nhà trường: · Với Ban giám hiệu nhà trường: ü Xây dựng, bổ sung kho dữ liệu về giáo dục truyền thống của trường. ü Tổ chức nhiều hình thức sinh động, dễ tiếp thu, cảm nhận với học sinh như: sân khấu hóa, hội thi, hội diễn theo chủ đề để thu hút đông đảo học sinh. ü Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện. ü Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, góp phần hình thành các kỹ năng thói quen tốt trong môi trường học đường, ngoài xã hội như: Ứng xử văn hóa, thân thiện, lành mạnh, chủ động học tập, nghiên cứu khoa học, thường xuyên đọc sách, trau dồi kiến thức. ü Tích cực vận động học sinh sống đẹp, chia sẻ, học tập những câu chuyện đẹp về lối sống trong xã hội trong học sinh, sinh viên. · Với Ban đại diện cha mẹ học sinh: ü Nhiệt tình ủng hộ các kế hoạch, phong trao của nhà trường. ü Động viên HS tham gia nhiệt tình vào các phong trào của nhà trường. · Với Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: ü Tổ chức chuyên mục sinh hoạt đầu tuần, mít tinh ... à hài lòng về các mối quan hệ này. Hợp tác với các thầy cô giáo, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh. Năng lực Năng lực chung: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa. Phẩm chất Bồi dưỡng tình yêu bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Đối với giáo viên SGK, Giáo án. Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động. Giấy nhớ các màu khác nhau. Máy tính, máy chiếu (nếu có). Đối với học sinh Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. Nghiên cứu trước các nội dung của chủ đề. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: + Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo và các bạn trong lớp học. + Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Để nắm rõ hơn làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo, các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này ; hợp tác được với các thầy cô giáo, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh, chúng ta cùng thực hiện những hoạt động trong tiết học ngày hôm nay – Nội dung 1: Phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được những kinh nghiệm về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn; nêu được cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ những kinh nghiệm để tạo dựng mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn. - GV hướng dẫn HS: + Mỗi HS sủ dụng giấy nhờ 2 màu, một màu ghi những điểm tốt, màu còn lại ghi những điểm chưa tốt về sự hòa đồng giữa các HS với thầy, cô giáo và với các bạn trong lớp. + Ghi chép xong, HS dán các tờ giấy nhớ vào 1 tờ giấy chung của nhóm (A4 hoặc A3). Những tờ giấy nào có đặc điểm giống nhau thì nhấc ra khỏi tờ giấy chung. + Các nhóm đặt tên cho sản phẩm của nhóm mình và treo sản phẩm lên bảng. - GV yêu cầu HS: Nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm và cá nhân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn - Để phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn, mỗi chúng ta cần : + Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô giáo và các bạn. + Khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô giáo. + Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn. + Nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. + Khiêm tốn học hỏi thầy cô giáo và các bạn. + Tôn trọng sự khác biệt. Các đặc điểm tính cách của thầy cô giáo và các bạn trong lớp rất đa dạng, phong phú. Do đó mỗi chúng ta cần biết điều chỉnh bản thân để tạo nên một lớp học thân thiện, hòa đồng, gắn kết chặt chẽ với nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ chung, giải quyết những vấn đề nảy sinh. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được cách hợp tác với thầy cô, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 2-3 HS chia sẻ một hoạt động ấn tượng nhất về việc hợp tác với thầy cô giáo và các bạn trong lớp. - GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS: Xác định cách hợp tác và giải quyết các vấn đề nảy sinh khi thực hiện các nhiệm vụ chung. - GV hướng dẫn HS: + Cách hợp tác với các bạn: · Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ. · Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn. · Sẵn sàng giúp đỡ các bạn. + Cách hợp tác với thầy cô giáo: · Lắng nghe hướng dẫn của thầy cô giáo. · Chủ động xin ý kiến của thầy cô giáo khi gặp khó khăn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận về cách hợp tác và giải quyết các vấn đề nảy sinh khi thực hiện các nhiệm vụ chung. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn - Xác định cách hợp tác và giải quyết các vấn đề nảy sinh khi thực hiện các nhiệm vụ chung: + Cách thức hợp tác với thầy cô và giải quyết các vấn đề nảy sinh: · Luôn luôn lắng nghe thầy cô hướng dẫn. · Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay những vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ. · Chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu điểm hạn chế của mình về thầy cô giáo. + Cách thức hợp tác với các bạn và giải quyết các vấn đề nảy sinh: · Cùng nhau xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ. · Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn. · Có trách nhiệm với công việc được giao, vô tư, ngay thẳng, không ghen tị khi hợp tác và làm việc nhóm. · Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, tin tưởng lẫn nhau. · Tìm kiếm sở thích chung và tôn trọng sự khác biệt. · Khi có các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cần kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh nói rõ quan điểm cá nhân, cùng đặt câu hỏi và đưa ra phương hướng giải quyết. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào giải quyết tình huống nhằm phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn. Nội dung: HS thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến về việc xử lí các tình huống dựa vào tri thức, kinh nghiệm đã tiếp thu được trong tiết trước. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: - GV chia HS thành 3 nhóm và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Đề xuất cách phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô giáo và các bạn trong các tình huống: + Nhóm 1: Giải quyết tình huống 1 – SGK tr.7 + Nhóm 2: Giải quyết tình huống 2 – SGK tr.8. + Nhóm 3: Giải quyết tình huống 3 – SGK tr.8 - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1 (Tình huống 1): Nhẹ nhàng nhắc Thanh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn KHTN vì không những làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức mà còn ảnh hưởng đến kết quả thực hành chung của nhóm, đặc biệt là tinh thần làm việc của nhóm và sự đánh giá của thầy cô. + Nhóm 2 (Tình huống 2): Thăm hỏi về tình trạng ốm, bệnh của thành viên nhóm, động viên bạn nghỉ ngơi để giữ gìn sức khỏe; thay đổi nội dung cho phù hợp với vị trí bị thiếu hoặc nếu có thể tìm được bạn thay thế thì tập trung các bạn lại để hướng dẫn cho người mới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ. + Nhóm 3 (Tình huống 3): Thiết kế một trò chơi gồm nhiều thành viên, mời Minh chơi cùng vì có một vị trí chơi đang bị thiếu. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: HS cùng nhau xây dựng được tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” và cam kết thực hiện các tiêu chí đã xây dựng. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS thực hiện hoạt động tại nhà Sản phẩm học tập: HS thực hành hoạt động tại nhà. Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện những hoạt động sau: + Suy nghĩ về những điều em và các bạn trong lớp cần thực hiện để lớp học của mình trở thành “Lớp học hạnh phúc”. + Thảo luận và thống nhất với các bạn trong nhóm về nội quy nhằm xây dựng “Lớp học hạnh phúc”. - GV yêu cầu HS: Hãy chia sẻ những điều đã học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động. - GV tổng kết: Lớp học là nơi hằng ngày mỗi chúng ta gặp nhau, cùng nhau học tập và rèn luyện. Xây dựng được lớp học thân thiện, luôn có sự hòa đồng giữa các bạn HS với nhau và giữa HS với thầy cô giáo là điều ai cũng mong muốn. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy luôn thực hiện những điều đã tiếp thu được về các hợp tác, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh để cùng nhau xây dựng “Lớp học hạnh phúc” theo các tiêu chí sau: + Yêu thương: HS yêu thương, động viên, quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là giúp đỡ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật về trí tuệ, thể lực,...; thành lập và duy trì các nhóm đôi bạn cùng tiến, giúp nhau tiến bộ trong học tập. + Tôn trọng: mọi thành viên trong lớp đều được tôn trọng, đảm bảo an toàn, không phân biệt, đối xử, kì thị; mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đưa ra đều được bàn bạc, thảo luận, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực; thầy cô phân công nhiệm vụ cho HS một cách công bằng, hợp lí, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân. + Chia sẻ: Thầy cô và HS cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn; chia sẻ khó khăn, tâm tư, tình cảm với thầy cô, các bạn; lớp có hộp thư “Điều em muốn nói”; tích cực tham gia các hoạt động để thấu hiểu được, yêu thương và chia sẻ cùng nhau. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) - Vấn đáp. - Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết. - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.
Tài liệu đính kèm: