Giáo án Học kì 2 - Công nghệ khối 7

Giáo án Học kì 2 - Công nghệ khối 7

Tuần 20 - Tiết 29

Bài 28 : KHAI THÁC RỪNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1/ Kiến thức :

 Nắm được các loại khai thác rừng, điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam.

2/ Kỹ năng :

 Hiểu được và bước đầu biết thực hiện các biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác.

3/ Thái độ :

 - Có thái độ tích cực trong quá trình học.

 - Có ý thức bảo vệ rừng, không khai thác bừa bãi.

II. CHUẨN BỊ :

 1/ Giáo viên : Đèn chiếu, bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.

 2/ Học sinh : Dụng cụ học tập.

 

doc 42 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1475Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Học kì 2 - Công nghệ khối 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28/12/13
Tuần 20 - Tiết 29
Bài 28 : KHAI THÁC RỪNG 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ Kiến thức :
 Nắm được các loại khai thác rừng, điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam.
2/ Kỹ năng :
 Hiểu được và bước đầu biết thực hiện các biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác.
3/ Thái độ :
 - Có thái độ tích cực trong quá trình học.
 - Có ý thức bảo vệ rừng, không khai thác bừa bãi.
II. CHUẨN BỊ : 
 1/ Giáo viên : Đèn chiếu, bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.
 2/ Học sinh : Dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1/ Ổn định tổ chức :
 - Điểm danh hs.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của hs.
 2/ Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi
Đáp án – Biểu điểm
Câu1 : Em hãy nêu quy trình làm đất để trồng cây rừng ?
Câu 2 : 
Chăm sóc rừng sau khi trồng vào thời gian nào ? cần chăm sóc bao nhiêu năm ? số lần chăm sóc mỗi năm ?
Câu 1: 5đ
- Đào hố trồng rừng theo đúng quy trình.
- Tạo lỗ trong hố
- Đặt cây vào lỗ đất – lấp đất – nén chặt, vun đất kín gốc cây.
Câu 2 : 4đ
Sau khi trồng rừng từ 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc rừng mỗi năm chăm sóc từ 2-3 lần trong 3 đến 4 năm liền
* Vở bài học, bài tập đầy đủ bài : 1đ
 3/ Bài mới :
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
Hoạt động 1 :
Gv treo bảng chỉ dẫn kỹ thuật các loại khai thác rừng cho học sinh quan sát.
 Dựa vào bảng giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh điểm giống và khác nhau về chỉ tiêu kỹ thuật các loại khai thác.
? Tại sao không khai thác trắng rừng ở nơi đất dốc lớn hơn 15oC.
( đất bào mòn, rửa trôi; rừng phòng hộ chống gió bão.)
? Khai thác trắng nhưng không trồng ngay có tác hại gì ?
Hoạt động 2 :
Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình trạng rừng hiện nay. 
? Xuất phát từ tình hình trên, việc khai thác rừng ở nước ta hiện nay nên theo các điều kiện nào ?
Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu rừng sau mỗi loại khai thác, biện pháp phục hồi.
1/ Các loại khai thác rừng.
 Bảng 2 phân loại khai thác rừng.
2/ Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt nam.
- Diện tích rừng giảm mạnh, đồi trọc tăng nhanh, độ che phủ ngày càng thu hẹp.
- Chất lượng rừng : hầu hết là rừng tái sinh
a/ Chỉ được khai thác chọn không được khai thác trắng.
- Trên 15oC.
- Chống xoáy mòn.
b/ Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
c/ Lượng gỗ khai thác chọn.
 Nhỏ hơn 35 % lượng gỗ khu rừng.
3/ Phục hồi rừng sau khai thác.
a/ Rừng đã khai thác trắng:
 Trồng rừng để phục hồi, trồng xen cây công nghiệp với cây rừng.
b/ Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn:
 Thúc đẩy tái sinh tự nhiên
 4/ Kiểm tra đánh giá :
 - Cho học sinh đọc phần “ Có thể em chưa biết”, phần ghi nhớ SGK.
 - Hệ thống nội dung bài học.
 5/ Hướng dẫn về nhà :
 Gv hướng dẫn, dặn dò Hs Hs ghi chép phần hướng dẫn về nhà :
 - Về nhà học bài, đọc và xem trước bài 29 SGK.
 - Chuẩn bị hình vẽ 48,49 ( SGK)
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn : 28/12/13
Tuần 21 - Tiết 30
Bài 29: BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG
I/ MỤC TIÊU:
	-Hs hiểu được ý nhgiả của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng
	- Có ý thức bảo vệ rừng
	-Hiểu được mục đích,biện pháp về khoanh nuôi rừng.
II/CHUẨN BỊ: Hình 48;49(sgk),tài liệu về khoanh nuôi rừng,tác hại của việc phá rừng.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1/ Ổn định tổ chức :
 - Điểm danh hs.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của hs.
 2/ Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi
Đáp án – Biểu điểm
Câu1 : Nêu các loại khai thác rừng,giải thích
Câu 2 : Điều kiện khai thác rừng VN hiện nay
Câu 1: 5đ
Có 3 loại khai thác rừng : khai thác trắng, khai thác dần, khai thác chọn
- Giải thích ‎ đúng 
Câu 2 : 5đ
 a/ Chỉ được khai thác chọn không được khai thác trắng.
- Trên 15oC.
- Chống xoáy mòn.
b/ Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
c/ Lượng gỗ khai thác chọn.
 Nhỏ hơn 35 % lượng gỗ khu rừng.
3/ Bài mới :
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu ý nghĩa
Gv: em hãy nhắc lại tình hình rừng nước ta từ năm 43- năm 95 và nguyên nhân làm cho rừng suy giảm.
Hs; Trả lời như sgk
Gv::em hãy tim các dẫn chứng về tác hại của việc phá rừng đối với môi trường không khí,thời tiết đất đai.
Hs: làm ô nhiễm môi trường đất đai bị sói mòn,khô hạn.bão lụt,nhiệt độ trái đất tăng.
HĐ2:Bảo vệ rừng.
Gv: cho hs nêu mục đích của việc bảo vệ rừng.
Hs: tài nguyên rừng gồm các loài thực vật và động vầt rừng,đất rừng và đồi trọc.đất hoang thuộc sản xuất nông nghiệp
Gv: theo em biện pháp nào để bảo vệ rừng?
Hs: trả lời như sgk
Gv: hs tham gia bảo vệ rừng bằng cách nào?
Hs: trả lời.
HĐ3:Khoanh nuôi phục hồi rừng
Gv:Phục hồi rừng nhằm mục đích gì?
Hs: tạo hoàn cảnh thuận lợi đẻ những nơi đã mất rừng ,phục hồi lại rừng có sản lượng cao.
Gv: những đối tượng nào cần khoanh nuôi?
Hs:đất đã mất rừng,nương dãy bỏ hoang có tính chất rừng.
1)Tìm hiểu ý nghĩa
Rừng là tài nguyên quý của đất nước,là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái,có giá trị to lớn đối với đời sống và sx của xã hội.do đó cần có biện pháp bảo vệ và phục hồi rừng.
2)Bảo vệ rừng.
a/ Mục đích
-Giữ gìn tài nguyên thực vật và động vật,đất rừng hiện có.
-Tạo đk thuận lợi để rừng phát triển
b/ Biện pháp:
-Ngăn chặn và cấm phá hoại tài nguyên rừng,đất rừng.
-Kinh doanh rừng,đất rừng phải được nhà nước cho phép.
-Chủ rừng và nhà nước phái có kế hoạch phòng chống cháy rừng.
3)Khoanh nuôi phục hồi rừng
a/ Mục đích:Tạo đk thuận lợi để nơi mất rừng phục hồi và ptr
b/ Biện pháp
-Thông qua các biện pháp bảo vệ,chăm sóc gieo trồng,bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên,phục hồi rừng có giá trị.
 4/ Kiểm tra đánh giá :
Gọi hs đọc phần ghi nhớ
Nêu mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng nước ta.
Dùng biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên rừng?
 5/ Hướng dẫn về nhà :
 về học bài, đọc trước bài” vai trò nhiệm vụ chăn nuôi”
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn : 6/01/14
Tuần 21 - Tiết 31
Bài 30: VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI 
I/ MỤC TIÊU:
	-Hiểu được vai trò của ngành chăn nuôi
	-Biết được nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi
	-Có ý thức say sưa học tập kĩ thuật chăn nuôi.
II/ CHUẨN BỊ: 
-Hình 50,sơ đồ 7SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1/ Ổn định tổ chức :
 - Điểm danh hs.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của hs.
 2/ Kiểm tra bài cũ : Giới thiệu chương I ( phần III)
3/ Bài mới :
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
HĐ1: Vai trò của chăn nuôi:
Chăn nuôi có vai trò như thế nào trong nền kinh tế n ước ta?
Gv: cho hs quan sát sgk và nêu vai trò của chăn nuôi.
-Vai trò1: 
+Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm gì?
+Sản phẩm chăn nuôi thịt ,sữa trứng có vai
 trò gì trong đời sống?
-Vai trò 2: 
+Hiện nay còn cần sức kéo từ vật nuôi không?
 + Em biết nhũng loại vật nuôi nào có thể cho sức kéo?
-Vai trò 3:
+Tại sao phân chuồng lại cần thiết cho cây trồng?
 +Làm thế nào để môi trường không bị ô nhiễmvì phân của vật nuôi?
-Vai trò 4:
+Em hãy kể những đồ dùng được làm từ sản phẩm chăn nuôi?
Hs:Nêu đủ 4 vai trò
HĐ2: Nhiệm vụ của chăn nuôi.
Gv: đưa sơ đồ 7 cho hs quan sát từ đó nêu nhiệm vụ của chăn nuôi 
+Nước ta có những loại vật nuôi nào?Em hãy kể 1 vài loại vật nuôi ở địa phương em?
+Địa phương em có những trang trại chăn nuôi nào không?
+Phát triển chăn nuôi gia đình có lợi ích gì?
Em hãy kể ra 1vài VD
+Em hiểu thế nào là sản phẩm chăn nuôi sạch?
Hs: Nêu 3 nhiệm vụ 
.
1)Vai trò của chăn nuôi:
-Cung cấp thực phẩm
-Cung cấp sức kéo.
-Cung cấp phân bón
-Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sx khác.
2) Nhiệm vụ của chăn nuôi.
-Phát triển toàn diện
-Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
-Đầu tư cho nghiên cứu và quản lý
 4/ Kiểm tra đánh giá :
chăn nuôi có vai trò và nhiệm vụ gì?- trả lời câu hỏi sgk/85
5/ Hướng dẫn về nhà :
 về học bài, làm bài,xem trước bài “Giống vật nuôi”
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn : 6/01/14
Tuần 22 - Tiết 32
Bài 31: GIỐNG VẬT NUÔI 
I/ MỤC TIÊU:
 -Hiểu được khái niệm về giống vật nuôi.
	-Biết được cách phân loại giống vật nuôi
	-Hiểu vai trò của giống trong chăn nuôi	
II/ CHUẨN BỊ: 
-Tranh ảnh về giống vật nuôi.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1/ Ổn định tổ chức :
 - Điểm danh hs.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của hs.
 2/ Kiểm tra bài cũ : 
Câu hỏi
Đáp án – Biểu điểm
Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta?
Vai trò của chăn nuôi:
 -Cung cấp thực phẩm
-Cung cấp sức kéo.
-Cung cấp phân bón
-Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sx khác 9đ
* Vở bài học, bài tập đầy đủ bài : 1đ
3/ Bài mới :
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
HĐ1: Khái niệm về giống vật nuôi.
Gv: cho hs xem hình vẽ 51;52;53/sgk
Các giống vật nuôi có đặc điểm gì về nguồn gốc,xuất xứ?
Hs: Các con vật cùng giống có chung nguồn gốc
Gv: Đặc điểm ngoại hình của những con vầt cùng giống ntn?
Hs: Ngoại hình giống nhau.
Gv: để được công nhận là 1 giống vật nuôi cần có những điều kiện gì?
Hs: trả lời như sgk
HĐ2: Vai trò của giống
Gv: cho hs xem bảng 3/sgk và hỏi:Giống vật nuôi có vai trò gì?
Hs: trả lời như sgk
1) Khái niệm về giống vật nuôi.
a/ Thế nào là giống vật nuôi:
-Khi những con vật có cùng nguồn gốc,có những đặc điểm chung về ngoại hình,có tính di truyền ổn địnhvà đạt đến 1 số lượng cá thể nhất định.
-Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra
-Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau,có chung nguồn gốc và năng suất như nhau.
b/ Đk để được công nhận là 1 giống vật nuôi:
-Các vật nuôi trong cùng 1 giống phải chung nguồn gốc.
-Có đặ điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau-có tính di truyền ổn định
-Đạt đến 1 số lượng cá thểnhất định và có địa bàn phân bố rộng.
c/ Phân loại giống vật nuôi:-theo địa lý
+ theo hình thái ngoại hình
 + theo mức độ hoàn thiện giống
+ theo hướng sản xuất.
2) Vai trò của giống
Giống vật nuôi quyết định đến năng xuất,chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
 4/ Kiểm tra đánh giá :
Thế nào là giống vật nuôi?
5/ Hướng dẫn về nhà :
 Về học bài, làm bài,xem trước bài “Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ”
 IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn : 6/01/14
Tuần 22 - Tiết 33
Bài 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC
CỦA VẬT NUÔI
I) MỤC TIÊU
Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
	- Biết được định nghĩa về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi
	- Biết được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
	- Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục.
II) CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: 	Nghiên cứu SGK, thu thập tài liệu, sơ đồ SGK.
	- Học sinh: 	Đọc SGK, xem hình vẽ, sơ đồ.
III) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ:
1/Em hãy nêu điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi?
2/ Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? 
- Có chung nguồn gốc, có đặc điểm ngoại hình và năng suất giống nhau. Có đặc điểm di truyền ổn định, có số lượng cá thể đông và phân bố t ... thành Vắc-xin tiêm cho vật nuôi
GV: Nêu VD SGK/123. Kháng thể là gì?
HS: Khi có mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, cơ thể tổng hợp các chất đặc hiệu chống lại mầm bệnh.
GV: Miễn dịch là gì?
HS: Khả năng chống lại các loại vi trùng gây bệnh khi nó xâm nhập vào cơ thể.
GV: Cho HS hoàn thành bài tập SGK/124
Hoạt động 2
GV: Cho hs đọc mục 2/124. Bảo quản Vắc-xin thế nào cho tốt?
HS: Chỗ tối, to thấp 150C, không để lâu.
GV: Khi con vật đang bị bệnh có cần tiêm Vắc-xin không?
HS: Không nên.
GV: Khi vật nuôi mới khỏi bệnh có tiêm không?
HS: Không nên vì hiệu quả thấp
GV: Vắc-xin pha rồi sử dụng ntn?
HS: Phải dùng ngay, dùng không hết để vào nơi qui định, xử lý bằng phương pháp diệt trùng
GV: Sau khi tiêm Vắc-xin vài ngày, nếu con vật không khoẻ có nên tiêm kháng sinh không?
HS: Không, vì kháng sinh vô hiệu hoá.
GV: Nếu vật nuôi dị ứng do có thể kháng thuốc phải làm gì?
HS: Báo cáo cán bộ thú y can thiệp, giải độc 
1.Tác dụng của Vắc xin
Vắc-xin là gi?
- Vắc-xin là chế phẩm sinh học được chế từ chính mầm bệnh mà ta muốn đề phòng
Tác dụng của Vắc-xin:
- Khi cơ thể vật nuôi chưa nhiễm bệnh, tiêm Vắc-xin có tác dụng làm cho cơ thể vật nuôi sing kháng thể, tạo cho cơ thể vật nuôi có khả năng miễn dịch
2. Một số điều cần chú í khi sử dụng Vắc-xin
Chất lượng và hiệu lực của Vắc-xin phụ thuộc vào điều kiện bảo quản Vắc-xin
Khi sử dụng Vắc-xin phải kiểm tra kĩ t/c của Vắc-xin và tuân theo đúng mọi chỉ dẫn, cách sử dụng của từng loại Vắc-xin 
4/ Kiểm tra đánh giá :
-Hs đọc phần ghi nhớ
-Trả lời câu hỏi sgk/123
5/ Hướng dẫn về nhà : 
Học thuộc phần ghi nhớ,đọc trước bài thực hành
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
	NGUYỄN TẤN ĐỨC
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
NGUYỄN THỊ TÚ
Ngày soạn : 14/04/14
Tuần 34 - Tiết 50
THỰC HÀNH:Nhận biết 1 số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm và phương pháp sử dụng vắc xin Niu cát xơn phòng bệnh cho gà
I/ MỤC TIÊU:Làm cho hs:
-Nhận biêt tên,1 số loai vắc xin
-Biết sử dụng vắc xin bằng pp tiêm,nhỏ chủng
-Vận dụng vào thực tiễn sản xuất
II/ CHUẨN BỊ:
Một số loại vắc xin,kim,bơm tiêm,nước cất,cây chuối
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
 1/Kiểm tra chuẩn bị của hs
 -Bẹ chuối,ống thuốc
 -Phân nhóm
 -Cử thư ký
 2/Hướng dẫn quy trình thực hành 
 a/Hướng dẫn chung
 -Nhận biết 1 số loại vắc xin
 -Quan sát nhãn ghi trên lọ:tên thuốc,đối tượng sử dụng,thời hạn sử dụng
 -Nhận biết các bộ phận tháo lắp,điều chỉnh bơm tiêm
 -Tập tiêm trên thân cây chuối non hoặc bẹ chuối:Cắm kim tiêm sâu 1-1,5em,nghiêng 1góc 30 độ
 b/ Các nhóm ký nhận các dụng cụ,phương tiện của nhóm
 c/Các nhóm thực hành quy trình,ghi kết quả báo cáo trước lớp
 3/Quy trình
 HĐ1:Nhận biết 1số loại vắc xin phòng bệnh gia cầm
 GVhướng dẫn hs nhận biết 1 số loại vắc xin tuỳ thuộc vào mẫu vật hiện có tại lớp
 HĐ2:Tìm hiểu pp sử dụng vắ xin niu cát xơn
 Phòng bệnh niu các xôn cho gà
 a/Tiêm dưới da
 -Tháo lắp bơm tiêm 
. –Pha chế và hút thuốc vắc xin theo quy trình 5 bước
 +Bẻ ống nước cất 
 +dùng bơm tiêm hút nước cất
 +Lắc làm tan thuốc 
 +Hút vắ xin hoà tan vào bơm.Sau đó tiêm dưới da theo hướng dẫn sgk/126
 b/Nhỏ mũi hoặc mắt cho gà 
 Với gà mới nở mỗi con 1 giọt,mỗi lần nhỏ bóp nhẹ vào lọ để giọt thuốc chảy ra
 Các nhóm hoàn thiên báo cáo trang 127/sgk
stt
Tên thuốc
Đối tượng dùng
Phòng bệnh
Cách dùng
Thời gian miễn dịch
Đặc điểm vắc xin
Gà 45 ngày
Niu các xơn
Tiêm dưới da
Một năm
Đông khô
 4/ Kiểm tra đánh giá :
- Các nhóm báo cáo kết qủa .GV nhận xét,đánh giá,thu dọn vệ sinh
5/ Hướng dẫn về nhà : 
Chuẩn bị tiết sau ôn tập
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:
. .. . .. . . . .. 
Ngày soạn : 15/04/14
Tuần 35 - Tiết 51
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1/ Kiến thức :Giúp hs củng cố các kiến thức , kĩ năng đã được học, biết vận dụng vào cuộc sống,tăng thêm tình yêu lao động
 2/ Kỹ năng : có y thức lao động cần cù, chịu khó, an toàn lao động
 3/ Thái độ : Làm tăng sự yêu thích lao động và thích thú học tập
II. CHUẨN BỊ : 
 1/ Giáo viên : Đèn chiếu, bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.
 2/ Học sinh : Dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1/ Ổn định tổ chức :
 - Điểm danh hs.
 2/ Kiểm tra bài cũ : kết hợp trong ôn tập
 3/ Bài mới :
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
 - Gv nêu câu hỏi Hs trả lời cá nhân hoặc thảo luận nhóm và trả lời Gv cho điểm Gv hoàn chỉnh
1- Chăn nuôi có vai trò gì? Cho biết nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay.
2- Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? Nêu điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi?
3- Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?
4- Hãy cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta?
5- Muốn quản lý giống vật nuôi ta cần phải làm gì?
6- Thế nào là chọn phối? Các phương pháp chọn phối?
7- Nhân giống thuần chủng là gì? Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?
8- Cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi? Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào? 
9- Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với cơ thể vật nuôi? Chế biến và dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì?
10- Nêu cách phân loại thức ăn vật nuôi.
11- Chuồng nuôi có tầm quan trọng như thế nào? Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.
12- Nêu cách nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non.
1)Vai trò của chăn nuôi:
-Cung cấp thực phẩm
-Cung cấp sức kéo.
-Cung cấp phân bón
-Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sx khác.
2) Nhiệm vụ của chăn nuôi.
-Phát triển toàn diện
-Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
-Đầu tư cho nghiên cứu và quản lý
Câu 2
Điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi.
- Có chung nguồn gốc.
- Có đặc điểm ngoại hình và năng xuất giống nhau.
- Có tính di truyền ổn định
 - Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và phân bố trên địa bàn rộng.
*Nguồn gốc thức ăn vật nuôi có tư thực vật,động vật,chất khoáng
* Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn:
1/chế biến thức ăn nhằm:
tăng tính ngon miệng,dễ tiêu hóa.
Loại bỏ chất độc hại,các vi trùng gây bệnh.
Giảm khối lượng ,tăng giá trị dinh dưỡng.
2/ dự trữ thức ăn nhằm:
-giữ thức ăn lâu hỏng.
-luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi.
*Nêu cách nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non.
Nuôi vật nuôi mẹ tốt
Giữ ấm cơ thể, cho bú sữa đều
Cho vật nuôi non vận động
Giữ vệ sinh phòng dịch
Tập cho vật nuôi non ăn sớm
*
Muốn phòng và trị bệnh cho vật nuôi cần thực hiện các biện pháp:
Chăm sóc chu đáo
Ăn đủ chất
Tiêm phòng đầy dủ
Vệ sinh môi trường sạch sẽ
Khi có triệu chứng bệnh dịch cần báo ngay cho cán bộ thú y
 4/ Kiểm tra đánh giá : kết hợp trong lúc ôn tập
 5/ Hướng dẫn về nhà :
 Học bài, chuẩn bị kiểm tra học kì II
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn : 18/04/14
Tuần 36 - Tiết 52
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN : Công nghệ - Lớp 7
Thời gian : 45 phút
GV ra đề : Lê Thị Luật
A. MA TRẬN
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Đại cương về kỹ thuật chăn nuôi 
13 tiết
- Biết được vai trò của chăn ở nước ta.
- Biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi
-Hiểu được mục đích của việc chế biến thức ăn
- Biết cách phân loại thức ăn vật nuôi
- Biết được điều kiện công nhận là một giống vật nuôi
Nêu được mục đích của việc dự trữ ( hoặc chế biến) thức ăn cho vật nuôi
Số câu hỏi
4 (5’)
2(2,5’) 
1( 7’)
1(10’ )
1(3,5’ )
9(28’ )
Số điểm
1
0,5
2,5
2
0,5
6,5 (65%)
2. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi 
5 tiết
 Biết được tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi
 Biết được cách nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non.
Số câu hỏi
2 (2,5’ )
1(14,5’ ) 
3(17’ )
Số điểm
0,5
3
3,5 (35%)
TS câu hỏi
4 
5
2 
1
12 (45')
TS điểm
1
3,5
5
0,5
10,0 (100%)
ĐỀ BÀI 
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm ) Chọn câu trả lời đúng nhất :
1/ Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc thực vật là:
	A). Thức ăn hỗn hợp, cám	 B) Khoai lang, ngô, rau xanh.
	C) Giun, rau, bột sắn D) Bột cá, nhộng tằm
2/ Khi xây dựng chuồng nuôi nên xây dựng theo hướng.:
 A. Hướng Bắc	 	B. Hướng Tây 	 
 C.Hướng Đông Nam	D. Hướng nào cũng được
3/ Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ :
 A. Thực vật, chất khoáng	 	B. Động vật, chất khoáng .
 C. Thực vật, động vật D. Thực vật, động vật, chất khoáng
4/ Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào? 
Có lipít, chất khoáng.
Có nước, prôtêin.
Có nước, gluxít, lipít, chất khoáng.
 Có nước, prôtêin, gluxít, lipít, chất khoáng.
5/ Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai ? 
 A. Rau, cỏ tươi xanh được dự trữ bằng cách hấp, nấu chín.	
 B.Trong tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh, độ ẩm trong chuồng Từ 50 à75%. 
 C.	Mục đích của việc chế biến thức ăn là tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều
 D. Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ động vật là giun đất, bột cá, nhộng tằm
 II) TỰ LUẬN: (8điểm).
1) Cho biết vai trò của chăn nuôi (2điểm)
2) Hãy nêu tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh? (2,5điểm)
 	3) Hãy nêu cách nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non (3điểm)
4) Dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì? (0,5điểm) 
C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
TRẮC NGHIỆM : (2đ) Chọn câu trả lời đúng nhất (Mỗi câu 0,25 đ)
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
B
C
D
D
A- Sai; B- Sai;C-Đúng; D-Đúng
TỰ LUẬN : (8đ)
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2đ)
Vai trò của chăn nuôi
 -Cung cấp thực phẩm
-Cung cấp sức kéo.
-Cung cấp phân bón
-Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác 
0,5
0,5
0,5
0,5
2
(2,5đ)
Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh là: 
- Nhiệt độ thích hợp
- Độ ẩm trong chuồng 60 à75% 
- Độ thông thoáng tốt 
- Độ chiếu sáng thích hợp 
- Không khí ít khí độc. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
(3đ)
 Cách nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non:
- Giữ ấm cho cơ thể.
- Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt cho đàn con.
- Cho bú sữa đầu vì có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể.
- Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng.
- Cho vật nuôi non vận động và tiếp xúc với ánh sáng.
- Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.
 0,5
 0,5
0,5
0,5
0,5
 0,5
4
(0,5đ)
- Giữ thức ăn lâu hỏng.
- Luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi.
0,25
0,25
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
..
IV. THỐNG KÊ ĐIỂM THI HỌC KÌ II
LỚP
TSHS
GIỎI
KHÁ
TB
%TRÊN TB
YẾU
KÉM
% DƯỚI TB
7/9
47
29
14
4
47 (100%)
0
7/10
43
40
2
0
42(97,7%)
1
1(2,3%)
7/11
45
41
3
1
45(100%)
0
7/12
43
41
2
0
43(100%)
Tuần 37 : Hoàn thành chương trình học kì II
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
PHAN TÚ PHƯƠNG
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
 NGUYỄN THỊ TÚ

Tài liệu đính kèm:

  • docCong nghe 7.doc