Giáo án Khoa học 5 kì 1

Giáo án Khoa học 5 kì 1

Bài dạy : SỰ SINH SẢN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh nhận ra mọi trẻ em đều do bố , mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

2. Kĩ năng:

- Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản ở người.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu thích khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm)

- Học sinh: Sách giáo khoa, ảnh gia đình

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 74 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học 5 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 01
Tiết : 01
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Khoa học
Ngày dạy : :..................................
Bài dạy : SỰ SINH SẢN 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	Học sinh nhận ra mọi trẻ em đều do bố , mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. 
2. Kĩ năng: 
- 	Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản ở người. 
3. Thái độ: 
- 	Giáo dục học sinh yêu thích khoa học. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm) 
- 	Học sinh: Sách giáo khoa, ảnh gia đình 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra SGK, đồ dùng môn học. 
- Nêu yêu cầu môn học. 
3. Giới thiệu bài mới: 
Sự sinh sản 
- Học sinh lắng nghe 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Trò chơi: “Bé là con ai?”
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 
Phương pháp: Trò chơi, học tập, đàm thoại, giảng giải, thảo luận 
- GV phát những tấm phiếu bằng giấy màu cho HS và yêu cầu mỗi cặp HS vẽ 1 em bé hay 1 bà mẹ, 1 ông bố của em bé đó. 
- HS thảo luận nhóm đôi để chọn 1 đặc điểm nào đó để vẽ, sao cho mọi người nhìn vào hai hình có thể nhận ra đó là hai mẹ con hoặc hai bố con à HS thực hành vẽ. 
- GV thu tất cả các phiếu đã vẽ hình lại, tráo đều để HS chơi. 
- Bước 1: GV phổ biến cách chơi. 
- Học sinh lắng nghe 
Ÿ Mỗi HS được phát một phiếu, nếu HS nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé. Ngược lại, ai có phiếu bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình. 
Ÿ Ai tìm được bố hoặc mẹ mình nhanh (trước thời gian quy định) là thắng, những ai hết thời gian quy định vẫn chưa tìm thấy bố hoặc mẹ mình là thua. 
- Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi 
- HS nhận phiếu, tham gia trò chơi
- Bước 3: Kết thúc trò chơi, tuyên dương đội thắng. 
- HS lắng nghe 
Ÿ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
- Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé? 
- Dựa vào những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. 
- Qua trò chơi, các em rút ra điều gì? 
- Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra ... 
à GV chốt - ghi bảng: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình . 
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, trực quan 
- Bước 1: GV hướng dẫn 
- Học sinh lắng nghe 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 5 trong SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình. 
- HS quan sát hình 1, 2, 3
- Đọc các trao đổi giữa các nhân vật trong hình. 
Ÿ Liên hệ đến gia đình mình 
- HS tự liên hệ 
- Bước 2: Làm việc theo cặp 
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV 
- Bước 3: Báo cáo kết quả 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
Ÿ Yêu cầu HS thảo luận để tìm ra ý nghĩa của sự sinh sản. 
- HS thảo luận theo 2 câu hỏi + trả lời: 
- GV chốt ý + ghi: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau .
- Học sinh nhắc lại 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Nêu lại nội dung bài học. 
- HS nêu 
- HS trưng bày tranh ảnh gia đình và giới thiệu cho các bạn ... 
- GV đánh giá và liên hệ giáo dục. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Nam hay nữ ? 
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn
Tuần : 01
Tiết : 02
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Khoa hoc
Ngày dạy : :..................................
Bài dạy : NAM HAY NỮ ?
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	Học sinh biết phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ
2. Kĩ năng: 
- 	Học sinh nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ .
3. Thái độ: 
- 	Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Hình vẽ trong sách giáo khoa, các tấm phiếu trắng (để học sinh sẽ viết vào đó) có kích thước bằng khổ giấy A4 
- 	Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: 
- Nêu ý nghĩa về sự sinh sản ở người ?
- Học sinh trả lời: Nhờ có khả năng ...
- Giáo viên treo ảnh và yêu cầu học sinh nêu đặc điểm giống nhau giữa đứa trẻ với bố mẹ. Em rút ra được gì ?
- Học sinh nêu điểm giống nhau
- Tất cả mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống ...
Ÿ Giáo viện cho học sinh nhận xét, Giáo viên cho điểm, nhận xét 
- Học sinh lắng nghe
3. Giới thiệu bài mới: 
- Nam hay nữ ?
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải
Ÿ Bước 1: Làm việc theo cặp
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và trả lời các câu hỏi 1,2,3
- 2 học sinh cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi 
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái ?
- Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ?
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Đại diện hóm lên trình bày
Ÿ Giáo viên chốt: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có ... 
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, thi đua 
Ÿ Bứơc 1:
- Giáo viên phát cho mỗi các tấm phiếu ( S 8) và hướng dẫn cách chơi 
- Học sinh nhận phiếu
Ÿ Liệt kê về các đặc điểm: cấu tạo cơ thể, tính cách, nghề nghiệp của nữ và nam (mỗi đặc điểm ghi vào một phiếu) theo cách hiểu của bạn
- Học sinh làm việc theo nhóm
Những đặc điểm chỉ nữ có
Đặc điểm hoặc nghề nghiệp có cả ở nam và nữ
Những đặc điểm chỉ nam có
- Mang thai - Kiên nhẫn - Thư kí 
- Giám đốc- Chăm sóc con - Mạnh mẽ 
- Đá bóng- Có râu 
- Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng
- Cơ quan sinh dục tạo ra trứng
- Cho con bú- Tự tin - Dịu dàng
- Trụ cột gia đình- Làm bếp giỏi
Ÿ Gắn các tấm phiếu đó vào bảng được kẻ theo mẫu (theo nhóm)
- Học sinh gắn vào bảng được kẻ sẵn (theo từng nhóm)
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, trình bày kết quả
_Lần lượt từng nhóm giải thích cách sắp xếp
_Cả lớp cùng chất vấn và đánh giá
_GV đánh , kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc .
5. Tổng kết - dặn dò 
- Xem lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn
Tuần : 02
Tiết : 03
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Khoa học
Ngày dạy : :..................................
Bài dạy : NAM HAY NỮ ? (tt)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	Học sinh biết phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ
2. Kĩ năng: 
- 	Học sinh nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ .
3. Thái độ: 
- 	Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Hình vẽ trong sách giáo khoa, các tấm phiếu trắng (để học sinh sẽ viết vào đó) có kích thước bằng khổ giấy A4 
- 	Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Nam hay nữ ?
* Hoạt động 3: Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ 
Ÿ Bước 1: Làm việc theo nhóm
_ GV yêu cầu các nhóm thảo luận
Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không ? Hãy giải thích tại sao ?
Công việc nội trợ là của phụ nữ.
Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình .
Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật .
Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào ? Như vậy có hợp lí không ?
Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không ? Như vậy có hợp lí không ?
Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ?
_Mỗi nhóm 2 câu hỏi
Ÿ Bước 2: Làm việc cả lớp
_Từng nhóm báo cáo kết quả 
_GV kết luận : Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình .
5. Tổng kết - dặn dò 
- Xem lại nội dung bài
- Chuẩn bị: “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?”
- Nhận xét tiết học
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn
Tuần : 02
Tiết : 04
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Khoa học
Ngày dạy : :..................................
Bài dạy : CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Học sinh nhận biết mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người ẹ và tinh trùng của bố .
 2. Kĩ năng: 	Học sinh phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Các hình ảnh bài 4 SGK - Phiếu học tập 
- 	Trò: SGK 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Nam hay nữ ? ( tt)
- Nêu những đặc điểm chỉ có ở nam, chỉ có ở nữ? 
- Nam: có râu, có tinh trùng 
- Nữ: mang thai, sinh con 
- Nêu những đặc điểm hoặc nghề nghiệp có ở cả nam và nữ? 
- Dịu dàng, kiên nhẫn, khéo tay, y tá, thư kí, bán hàng, giáo viên, ... 
- Con trai đi học về thì được chơi, con gái đi học về thì trông em, giúp mẹ nấu cơm, em có đồng ý không? Vì sao? 
- Không đồng ý, vì như vậy là phân biệt đối xử giữa bạn nam và bạn nữ... 
Ÿ Giáo viên cho điểm + nhận xét. 
- Học sinh nhận xét. 
3. Giới ... ữa bài tập.
Giáo viên chốt.
v Hoạt động 4: Củng cố.
GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Ôn tập kiểm tra HKI”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh khác nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và trả lời câu hỏi trang 60 SGK.
Đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
 Câu 1 :
- Hình 1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay.
Hình 2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông.
Hình 3: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm.
	Câu 2:
Các sợi có nguồn gốc thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh.
Các sợi có nguồn gốc động vật: sợi len, sợi tơ tằm.
	Câu 3:
Các sợi trên có tên chung là tơ sợi tự nhiên.
	Câu 4:
Ngoài các loại tơ sợi tự nhiên còn có loại sợi ni-lông được tổng hợp nhân tạo từ công nghệ hóa học.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
-HS làm bài tập
Học sinh nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
	 :..................................
HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn
Tuần : 17
Tiết : 33
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Khoa học
Ngày dạy : :..................................
Bài dạy : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HKI (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Đặc điểm giới tính: Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
2. Kĩ năng: 	- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
3. Thái độ: 	- Giaó dục học sinh yêu thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
- 	GV: Hình vẽ trong SGK trang 68
- 	HSø: 	SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:	
 Ôn tập và kiểm tra HKI.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập.
Phương pháp: Quan sát, động não.
 * Bước 1: Làm việc cá nhân. 
Từng học sinh làm các bài tập trang 68 SGK và ghi lại kết quả làm việc vào phiếu học tập hoặc vở bài tập theo mẫu sau:
* Bước 2: Chữa bài tập.
Giáo viên gọi lần lượt một số học sinh lên chữa bài.
v	Hoạt động 2: Củng cố.
Phương pháp: Đàm thoại.
Trò chơi: “Hái hoa dân chủ” (4 nhóm).
Mỗi nhóm cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi theo nội dung bài học và trả lời.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Ôn tập (tt).
Nhận xét tiết học .
Hát 
1 học sinh tự đặt câu + trả lời.
Hoạt động cá nhân, lớp.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
	 :..................................
HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn
Tuần : 17
Tiết : 34
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Khoa học
Ngày dạy : :..................................
Bài dạy : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HKI (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Đặc điểm giới tính: Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
 2. Kĩ năng: 	- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
3. Thái độ: 	- Giaó dục học sinh yêu thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
- 	GV: Hình vẽ trong SGK trang 68
- 	HSø: 	SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
® Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Ôn tập và kiểm tra HKI (tt).
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Quan sát.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận. 
 * Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình trang 63: Xác định tên sản phẩm trong từng hình sau đó nói tên các vật liệu làm ra sản phẩm đó. Thư kí ghi lại kết quả làm việc theo mẫu sau:
* Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Giáo viên gọi học sinh trình bày.
Mỗi học sinh nói về một hình, các học sinh khác bổ sung.
v	Hoạt động 2: Thực hành.
Phương pháp: Luyện tập, thảo luận. 
 * Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Mỗi nhóm chỉ nêu tính chất, công dụng của 3 loại vật liệu.
	Nhóm 1: Làm bài tập về tính chất, công dụng của tre, sắt và các hợp kim của sắt, thủy tinh.
	Nhóm 2: Làm bài tập về tính chất, công dụng của đồng, đá vôi, tơ sợi.
	Nhóm 3: Làm bài tập về tính chất, công dụng của nhôm, gạch, ngói và chất dẻo.
	Nhóm 4: Làm bài tập về tính chất, công dụng của mây, song, xi măng, cao su.
 * Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc .
Cử thư kí ghi vào bảng theo mẫu sau:
 * Bước 3: Trình bày và đánh giá.
Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Nêu nội dung bài học.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Ba thể của nước”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh tự đặc câu hỏi. Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
	 :..................................
HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn
Tuần : 18
Tiết : 35
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Khoa học
Ngày dạy : :..................................
Bài dạy : SỰ CHUỂN THỂ CỦA CHẤT
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	-Phân biệt 3 thể chất
	-Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác
2. Kĩ năng: 	- kể được một số tên một số chất ở thể rắn, thể lõng, thể khí
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: 
-Hình trang 73 SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ.
Hát
Hoạt động 1 : Trò chơi tiếp sức “Phân biệt 3 thể của chất”
*Mục tiêu: HS biết phân biệt 3 thể chất
Chuẩn bị phiếu ghi tên một số chất
Đường
Cồn
Cát trắng
Xăng
Nhôm
Ô-xi
Dầu ăn
Muối
Nước đá
Nước
Hơi nước
Ni-tơ
-HS chọn rồi dán vào cột cho phù hợp
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
Hoạt động 2 : Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
*Mục tiêu: HS biết được đặc điểm của chất rắn, chất lõng và chất khí
Phổ biến cách chơi và luật chơi
GV đọc câu hỏi
Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng
1- b 2- c 3- a
Hoạt động 3 : Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS nêu được một số thí dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày
HS thảo luận và nêu được
Đáp án:
Hình 1: Nước ở thể lỏng
Hình 2: Nước đấ từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kiện bình thường
Hình3: Nước bốc hơi từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ cao
Hoạt động 4 : Trờ chơi “Ai nhanh ai đúng”
*Mục tiêu: Giúp HSKể được tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác
-Chia thành 4 nhóm
-Thảo luận 
-Trình bày
-Nhận xét
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
	 :..................................
HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn
Tuần : 18
Tiết : 36
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Khoa học
Ngày dạy : :..................................
Bài dạy : HỖN HỢP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Tạo ra hỗn hợp.
	- Khái niệm về hỗn hợp. Kể tên một số hỗn hợp.
2. Kĩ năng: 	- Thực hành tách các chất trong hỗn hợp.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK trang 75 .
	 - Chuẩn bị: Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, bát nhỏ, thìa 
 nhỏ. Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước, 
 phễu, giấy lọc, bông thấm nước đủ dùng cho các nhóm. 
 Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, 
 nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm. 
 Muối hoặc đường có lẫn đất, sạn.
 - 	Học sinh : - SGK. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Sự chuyển thể của chất
® Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Hỗn hợp.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thực hành”Trộn gia vị”.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
 * Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm.
 * Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm nêu công thức trộn gia vị.
Các nhóm nhận xét, so sánh hỗn hợp gia vị ngon.
Hỗn hợp là gì?
Tạo hỗn hợp ít nhất có hai chất trở lên trộn lẫn với nhau.
Nhiều chất trộn lẫn vào nhau tạo thành hỗn hợp.
v Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
Phương pháp: Thảo luận, quan sát, đàm thoại.
Học sinh quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 66 SGK và trả lời.
Chỉ nói tên công việc và kết quả của việc làm trong từng hình
v Hoạt động 3: Thực hành tách các chất trong hỗn hợp.
Phương pháp: Luyện tập.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hành trang 75 SGK. (1 trong 3 bài).
* Bài 1: 
Thực hành: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng .
 Chuẩn bị:
Cách tiến hành:
* Bài 2:
 Thực hành: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước
Chuẩn bị:
Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm.
Cách tiến hành:
* Bài 3:
Thực hành: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn .
 Chuẩn bị:
- Cách tiến hành:
v Hoạt động 4: Củng cố.
Đọc lại nội dung bài học.
Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Dung dịch”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi + học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các nhiệm vụ sau:
a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột.
b) Thảo luận các câu hỏi:
Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần co những chất nào?
Nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Đại diện các nhóm trình bày.
Không khí là hỗn hợp.
(đường lẫn cát, muối lẫn cát, gạo lẫn trấu)
Hoạt động cá nhân, nhóm.
- Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phễu lọc.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
	 :..................................
HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn

Tài liệu đính kèm:

  • docGA-KHO~1.doc