Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Vật lí - Bài 1: Mở đầu

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Vật lí - Bài 1: Mở đầu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Lập được kế hoạch thực hiện trong hoạt động học tập.

- Sử dụng được các dụng cụ , thiết bị và mẫu trong hoạt động học tập.

- Ghi chép, thu thập được các số liệu quan sát và đo đạc.

- Phân tích và giải thích được các số liệu quan sát, đánh giá kết quả.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, nhận xét, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu khái niệm về KHTN, các lĩnh vực chính của KHTN, vai trò, ứng dụng KHTN trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra khái niệm KHTN, vai trò của KHTNtrong cuộc sống, hợp tác trong làm thí nghiệm tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ vai trò của KHTN với cuộc sống con người và những tác động của KHTNvới môi trường.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Tìm hiểu tự nhiên:Tìm hiểu các lĩnh vực của khoa học tự nhiên thông qua thực hiện và quan sát các thí nghiệm trong SGK;

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân biệt được các lĩnh vực của khoa học tự nhiên dựa vào dõi tượng nghiên cứu; Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.

 

docx 9 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Vật lí - Bài 1: Mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
 Ngày soạn:
 Tiết 1-3:	 Lớp:
BÀI 1: MỞ ĐẦU
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Lập được kế hoạch thực hiện trong hoạt động học tập.
- Sử dụng được các dụng cụ , thiết bị và mẫu trong hoạt động học tập.
- Ghi chép, thu thập được các số liệu quan sát và đo đạc.
- Phân tích và giải thích được các số liệu quan sát, đánh giá kết quả.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, nhận xét, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu khái niệm về KHTN, các lĩnh vực chính của KHTN, vai trò, ứng dụng KHTN trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra khái niệm KHTN, vai trò của KHTNtrong cuộc sống, hợp tác trong làm thí nghiệm tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ vai trò của KHTN với cuộc sống con người và những tác động của KHTNvới môi trường.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Tìm hiểu tự nhiên:Tìm hiểu các lĩnh vực của khoa học tự nhiên thông qua thực hiện và quan sát các thí nghiệm trong SGK;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân biệt được các lĩnh vực của khoa học tự nhiên dựa vào dõi tượng nghiên cứu; Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
3. Về phẩm chất: 
- Yêu nước, nhân ái, chăn chỉ, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính, bảng nhóm.
- Mỗi nhóm: 3 viên kẽm, giấy ráp, cân,100ml dung dịch CUSO4 nồng độ 0.5 M, 1 ống nghiệm, cân điện tử; máy đo huyết áp điện tử
- Sách hướng dẫn học KHTN 7.
Học sinh
Sách hướng dẫn học KHTN 7.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG: Kể tên các dụng cụ, thiết bị môn KHTN 6 
a. Mục tiêu.
HS nhớ lại tên các dụng cụ, thiết bị đã sử dụng trong bộ môn KHTN lớp 6.
b. Nội dung.
 HS thực hiện kể tên các thiết bị trên bảng nhóm.
c. Sản phẩm.
Bảng ghi tên các thiết bị đã học và sử dụng trong môn KHTN 6.
d. Tổ chức thực hiện.
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm: Liệt kê các thiết bị , dụng cụ bộ môn KHTN 6 mà em biết?
Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm, liệt kê tên các thiết bị vào bảng nhóm.
Báo cáo: GV gọi đại diện 1 nhóm lên báo cáo. Nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Kết luận: Giáo viên chốt kiến thức.
Thiết bị , dụng cụ bộ môn KHTN 6:
Bộ thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí Lực kế, kéo, nhíp, búa, kìm, phễu, hình tam giác, kính lúp, kính hiển vi. Cân, đồng hồ, bình chia độ, thước dây, thước cuộn..
2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2.1: Lập kế hoạch hoạt động học tập
a. Mục tiêu. 
HS bước đầu hiểu về kế hoạch cá nhân, nội dung và hình thức khi lập kế hoạch cá nhân.
b. Nội dung.
- HS đọc yêu cầu khi thực hiện KH cá nhân.
- HS lập KHCN để “ tìm hiểu về các dụng cụ, thiết bị , mẫu được sử dụng trong môn KHTN 7”.
- Hs thảo luận nhóm hoàn thiện KHCN trên.
c. Sản phẩm.
Bản KHCN “ tìm hiểu về các dụng cụ, thiết bị , mẫu được sử dụng trong môn KHTN 7”
d. Thực hiện.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Giao nhiệm vụ: 
+ Đọc: các yêu cầu của KHCN.
+ HS lập KHCN “ tìm hiểu về các dụng cụ, thiết bị , mẫu được sử dụng trong môn KHTN 7”.
+ Thảo luận nhóm đưa ra KHCN hoàn chỉnh.
Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS đọc nội dung 
+ Lập KHCN “ tìm hiểu về các dụng cụ, thiết bị , mẫu được sử dụng trong môn KHTN 7”.
+ Thảo luận nhóm đưa ra khcn hoàn chỉnh.
Báo cáo: GV gọi đại diện 1 nhóm lên báo cáo. Nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Kết luận: Giáo viên chốt kiến thức.
I. Lập kế hoạch hoạt động học tập
* Yêu cầu bản kế hoạch cá nhân
- Mục tiêu kế hoạch
- Nhiệm vụ (nội dung công việc) cần thực hiện
- Biện pháp thực hiện
- Tiến trình thực hiện (thời gian, địa điểm)
- Dự kiến kết quả công việc.
* Bản kế hoạch:
- Mục tiêu kế hoạch: Tìm hiểu về các dụng cụ, thiết bị, mẫu được sử dụng trong môn KHTN 7.
- Nội dung: tìm hiểu cấu tạo, công dụng, cách sử dụng của dụng cụ, thiết bị, mẫu được sử dụng trong môn KHTN 7.
- Biện pháp: tìm hiểu thông qua SHD, tài liệu ở thư viện, phòng thí nghiệm, trên mạng Internet
- Tiến trình:
+ thời gian: trong các tiết học KHTN, học ở nhà, tìm hiếu qua anh chị đã học qua
+ Địa điểm: phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện
- Dự kiến: tìm hiểu được hết các dụng cụ, thiết bị, mẫu được sử dụng trong môn KHTN 7.
Hoạt động 2.2: Bộ dụng cụ, thiết bị, mẫu học tập môn KHTN 7
a. Mục tiêu.
- HS nêu được tên Bộ dụng cụ, thiết bị, mẫu học tập môn KHTN 7
- HS nắm được cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị này.
- HS biết các dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ, hoá chất độc hại.
- Nêu được quy tắc an toàn khi tiến hành các thị nghiệm KHTN 7.
b. Nội dung.
- Nêu tên các Bộ dụng cụ, thiết bị, mẫu học tập môn KHTN 7
- Nêu cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị này.
- Kể tên các dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ, hoá chất độc hại.
- Nêu quy tắc an toàn khi tiến hành các thị nghiệm KHTN 7.
c. Sản phẩm. 
Sản phẩm 1: Bảng 1.1
STT
Tên dụng cụ, thiết bị, mẫu
Cách sử dụng
1
Kính lúp
- Luôn giữ cho thấu kính sạch sẽ trước và sau khi sử dụng
- Để mắt ,thị kính và vật quan sát nằm trên một đường thẳng đế có thể nhìn được hình ảnh một cách tốt nhất
- Khoảng cách giữa vật quan sát và thị kính phải nằm trong vùng tiêu cự, để kiểm tra bạn có thể đặt kính gần vật rồi sau đó đem xa dần đến mức phóng đại mà bạn thấy phù hợp nhất
2
Kính hiển vi
- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.
 - Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. Hãy thận trọng không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương, làm như vậy dễ bị hỏng mắt.
2 - Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản. 
- Mắt nhìn vào thấu kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.
 - Điều chỉnh bằng òc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.
3
Tranh ảnh
- Dùng để quan sát các mô hình, mẫu vật qua tranh ảnh.
4
Băng hình KHTN 7
- Mở băng hình bằng đầu đĩa hoặc máy tính.
5
Ống nghiệm
- Dùng để chứa đựng dung dịch với dung tích nhỏ, và hóa chất để thực hiện thí nghiệm.
- Không cầm trực tiếp bằng tay mà dụng kẹp ống nghiệm.
6
Đèn cồn
- Dung tích cồn khoảng  2/3  bình.
- Đốt bằng que diêm hay giấy.
- Không mồi trực tiếp từ đèn này sang đèn khác.
- Khi tắt đèn: không thổi bằng miệng mà tắt đèn bằng cách dùng nắp đậy đèn lại
7
Giá đun
- Khi sử dụng giá đun tránh tiếp xúc trực tiếp giữa nguồn nhiệt và dụng cụ .
- Vật treo phải có trọng tâm đi qua mặt chân đế của giá sắt
Sản phẩm 2: Bảng ghi tên các dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ và hoá chất độc hại.
Sản phẩm 3: Bảng ghi quy tắc an toàn khi tiến hành các thí nghiệm KHTN 7
d. Thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Giao nhiệm vụ: Hoạt động nhóm :
- Nêu cách sử dụng các dụng cụ, mẫu vật trong bảng 1.1/ 4 SHD.
- Kể tên các dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ, hoá chất độc hại.
- Nêu quy tắc an toàn khi tiến hành các thị nghiệm KHTN 7.
GV quan sát, trợ giúp các nhóm
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- Nêu cách sử dụng các dụng cụ, mẫu vật trong bảng 1.1/ 4 SHD.
- Kể tên các dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ, hoá chất độc hại.
- Nêu quy tắc an toàn khi tiến hành các thị nghiệm KHTN 7.
 * Báo cáo:
 GV gọi đại diện 1 nhóm lên báo cáo. Nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
 * Kết luận: Giáo viên chốt kiến thức.
II. Bộ dụng cụ, thiết bị, mẫu học tập KHTN 7
1. Kể tên dụng cụ, thiết bị, mẫu sử dụng trong các bài KHTN 7
 Bảng 1.1 ( Phía trên)
2. Dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ và hoá chất độc hại.
- Dụng cụ dễ vỡ: ống nghiệm, cốc thủy tinh
- Dễ cháy nổ: đèn cồn, mạch điện
- Hóa chất độc hại: axit, lưu huỳnh, thủy ngân
3. Quy tắc an toàn khi tiến hành các thí nghiệm KHTN 7
1. Khi làm thí nghiệm, phải tuyệt đối tuân theo các qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và sự hướng dẫn của thầy cô giáo .
2. Khi làm thí nghiệm cần trật tự , gọn gàng , cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự quy định .
3. Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hoá chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa .
4. Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm,vệ sinh phòng thí nghiệm.
5. Không dùng tay trực tiếp cầm hoá chất. 
6. Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác. 
7. Hoá chất dùng xong nếu còn thừa, không đổ lại bình chứa .
8. Không dùng hoá chất đựng trong lọ không có nhãn ghi rõ tên hoá chất.
9. Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.
Hoạt động 2.3: Tập sử dụng các dụng cụ, thiết bị và mẫu trong dụng cụ học tập.
2.3.1 Tập sử dụng máy đo nhịp tim.
a. Mục tiêu.
 - HS biết cách sử dụng máy đo nhịp tim, biết cách ghi chép số liệu.
b. Nội dung.
- Dụng cụ đo nhịp tim để đo nhịp tim của một bạn cùng nhóm trong các trường hợp( bảng 1.2) 
- Hoàn thiện bảng 1.2.
- Trả lời các câu hỏi thảo luận.
c. Sản phẩm.
- Hoàn thiện bảng 1.2.
- Câu trả lời các câu hỏi thảo luận
d.Thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV hướng dẫn HS cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử.
* Giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm:
- 1 HS dụng cụ đo nhịp tim để đo nhịp tim của một bạn cùng nhóm trong 4 trường hợp cụ thể.
- Thư ký nhóm hoàn thiện bảng 1.2.
- Các nhóm thảo luận các câu hỏi, đưa ra đáp án.
GV quan sát, hướng dẫn các nhóm 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Các nhóm HS thực hiện yêu cầu của GV
- Cả nhóm thảo luận các câu hỏi, đưa ra đáp án.
 * Báo cáo:
 GV gọi đại diện 1 nhóm lên báo cáo. Nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
 * Kết luận: Giáo viên chốt kiến thức: Khi chúng ta càng hoạt động mạnh thì nhịp tim đập càng nhanh. Nên hoạt động vừa sức, đảm bảo sức khoẻ.
III. Tập sử dụng các dụng cụ, thiết bị và mẫu trong dụng cụ học tập.
1.Đo nhịp tim
Bảng 1.2:
- Trả lời câu hỏi thảo luận: 
a, Khi di chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng thì nhịp tim thay đổi như sau:
Tim sẽ đập nhanh hơn. Vì lúc đứng phải hoạt động cơ thể, nhưng lúc ngồi sẽ hoạt động ít hơn, các tế bào trong cơ thể hoạt động ít hơn.
b, Nhịp tim sẽ đập nhanh và mạnh hơn. Vì đây là hoạt động mạnh, nhu cầu Oxi tăng lên , tim cần truyền đi máu và nhiều năng lượng để cơ thể hoạt động nên sẽ đập nhanh hơn.
c, Giả thuyết do sai số, hoặc do bạn đọc nhầm nhịp tim, cách đo chưa đúng. Kiểm tra lại bằng máy khác, đọc chuẩn và đo lại nhịp tim( nếu đo cách đo sai)
Hoạt động 2. 3.2: Nghiên cứu tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng hoá học
a. Mục tiêu
- Rèn kỹ năng làm thí nghiệm cho học sinh
- Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cho bài định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học.
b. Nội dung
- Lấy 3 viên kẽm nhỏ, dùng giấy ráp đánh nhẹ cho hết lớp màng oxit mỏng phía ngoài. Sau đó dùng cân kỹ thuật cân tổng khối lượng kẽm.
- Lấy 50ml dung dịch CUSO4 nồng độ 0.5 M cho vào cốc thuỷ tinh sạch. Dùng cân kỹ thuật cân khối lượng cốc này.
- Cho viên kẽm vào dung dịch. Quan sát hiện tượng xảy ra trong 3 phút.
- Dùng cân kỹ thuật cân lại tổng khối lượng cốc đựng dung dịch và các viên kẽm sau thí nghiệm.
c. Sản phẩm
Bảng phụ ghi hiện tượng quan sát được. Nhận xét được sự thay đổi màu sắc của dung dịch muối đồng sunfat và các mảnh kẽm sau thí nghiệm; bảng 1.3
d. Tổ chức thực hiện.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
* Giao nhiệm vụ: Hoạt động nhóm làm thí nghiệm:
 - Chuẩn bị thí nghiệm theo hướng dẫn.
 -Thực hiện thí nghiệm.
- Quan sát hiện tượng xảy ra trong 3 phút. Ghi lại hiện tượng quan sát được. Nhận xét được sự thay đổi màu sắc của dung dịch muối đồng sunfat và các mảnh kẽm sau thí nghiệm.
GV quan sát, trợ giúp các nhóm( nếu cần)
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Các nhóm HS làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS quan sát hiện tượng xảy ra trong 3 phút. Ghi lại hiện tượng quan sát được. Nhận xét được sự thay đổi màu sắc của dung dịch muối đồng sunfat và các mảnh kẽm sau thí nghiệm.
- Hoàn thành bảng 1.3.
- So sánh số liệu nhóm mình với các nhóm bạn.
* Báo cáo
- Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả bảng 1.3
- So sánh số liệu nhóm mình với các nhóm bạn.
* Kết luận.
GV chốt kiến thức: Tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng bằng nhau.
2.Tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng hoá học
Hiện tượng:
dd CuSO4 màu xanh lam nhạt dần, có chất rắn màu đỏ bám ngoài các viên kẽm, viên kẽm tan 1 phần.
Bảng 1.3
NX: Tổng khối lượng của cốc đựng dung dịch CUSO4 và kẽm trước và sau phản ứng bằng nhau.
Hoạt động 2.3.3: Tìm hiểu tên gọi, các thông tin, ký hiệu trên các dụng cụ hình 1. 1
a. Mục tiêu.
- HS nắm được tên gọi, các thông tin, ký hiệu trên các dụng cụ hình 1. 1
b. Nội dung
- HS quan sát các hình ảnh, ghi vở các thông tin nắm được.
c. Sản phẩm.
- HS gọi tên được các dụng cụ trong thực tế.
- HS nêu được một số thông tin cơ bản của các dụng cụ.
d. Thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu hs quan sát hình 1.1, tìm hiểu tên gọi, thông tin, ký hiêu các dụng cụ trong hình.
Thực hiện nhiệm vụ: hs quan sát hình 1.1, tìm hiểu tên gọi các dụng cụ trong hình.
Báo cáo: Đại diện hs báo cáo.
Kết luận: GV chốt kiến thức. 
3.Tên gọi, các thông tin, ký hiệu trên các dụng cụ.
- Pin con thỏ: có ký hiệu (-) và ( +) là cực âm và cực dương của pin.
- Bóng đèn: một bóng đèn ghi: 220 V- 45W Thì 220 là hiệu điện thế định mức; 45 W là công suất tiêu thụ định mức.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức được học áp dụng vào thực tế. Rèn khả năng tư duy, phán đoán, kiểm chứng.
b. Nội dung.
Quan sát rồi mô tả các bước trong hình 1.2.
c. Sản phẩm
HS mô tả được từng bước trong hình 1.2
d.Thực hiện.
Giao nhiệm vụ: Em hãy quan sát rồi mô tả các bước trong hình 1.2.
Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát rồi mô tả các bước trong hình 1.2.
 Báo cáo: Đại diện 1 hs mô tả các bước trong hình 1.2
Kết luận: GV chốt kiến thức.
Hoạt động 4: VẬN DỤNG.
Hãy đưa ra một ví dụ trong thực tiễn của em đã áp dụng như các bước ở hính 1.2.
a. Mục tiêu. Vận dụng kiến thức được học áp dụng vào thực tế. Rèn khả năng tư duy, phán đoán, kiểm chứng.
b. Nội dung. Đưa ra một ví dụ thực tiễn của em đã áp dụng như các bước ở hính 1.2.
c. Sản phấm. Ví dụ thực tế
VD: 
Bút mực không viết được
 Giả thuyết 1: bút hết mực
Giả thuyết 2: Hỏng ngòi
 Phán đoán: bút hết mực
Phán đoán: Hỏng ngòi
Kiểm chứng: tháo bút ra quan sát
Kiểm chứng: Thay ngòi
Kiểm chứng phủ nhận giả thuyết
Kiểm chứng không phủ nhận giả thuyết
d.Thực hiện.
Giao nhiệm vụ: Đưa ra một ví dụ thực tiễn của em đã áp dụng như các bước ở hính 1.2.
Thực hiện nhiệm vụ: HS Đưa ra một ví dụ thực tiễn của em đã áp dụng như các bước ở hính 1.2.
Báo cáo: HS trình bày ví dụ của mình.
Kết luận: GV nhận xét về ví dụ. Chỉnh sửa nếu cần. Chốt kiến thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_7_bai_1_mo_dau.docx