I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống.
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
- Nêu được nguồn âm là vật dao động.
- Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
* Năng lực khoa học tự nhiên:
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS
3. Về phẩm chất:
Yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Ngày dạy: Ngày soạn: Tiết: Lớp: BÀI 16: NGUỒN ÂM, ĐỘ CAO CỦA ÂM VÀ ĐỘ TO CỦA ÂM Thời gian thực hiện: tiết I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống. - Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp. - Nêu được nguồn âm là vật dao động. - Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề * Năng lực khoa học tự nhiên: - Năng lực kiến thức vật lí. - Năng lực thực nghiệm - Năng lực trao đổi thông tin. - Năng lực cá nhân của HS 3. Về phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, Máy chiếu, Máy tính: Mỗi nhóm: Giá treo, 1 sợi dây cao su mảnh, 1 dùi trống và trống, 1 âm thoa và búa cao su, 1 tờ giấy, con lắc. 2. Học sinh: : SGK, vở ghi, vở nháp, dụng cụ học tập, bảng nhóm. Cả lớp: Một cốc không, 1 cốc có nước. . III. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Tạo ra sự gần gũi với các em học sinh khi tìm hiểu về nguồn âm hình 16.1/SHD âm được phát ra từ đâu, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các âm đó. b) Nội dung: - HS quan sát và trả lời câu hỏi phần khởi động SHD/95 c) Sản phẩm: - Âm phát ra từ các hình thức khác nhau. - Trả lời được đặc điểm giống và khác nhau của âm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu các nhóm hs quan sát hình 16.1/SHD 95 trả lời câu hỏi. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận hoạt động nhóm chia sẻ trong nhóm - Gv quan sát, giúp đỡ nhóm gặp khó khăn. * Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo - Nhận xét nhóm khác * Kết luận, nhận định - Gv nhận xét, chốt. - HS hoàn thiện kết luận vào vở. * Trả lời câu hỏi. - Ảnh a âm thanh phát ra từ cái chuông - Ảnh b âm thanh phát ra từ cây đàn - Ảnh c âm thanh phát ra từ khí quản con chim - Ảnh d âm thanh phát ra từ khí quản 2 bạn đang hát Giống nhau: đều là nguồn âm, đều phát ra âm và dao động. Khác nhau: khác nhau về độ to của âm, độ cao của âm. Có sự khác nhau vậy bởi vì các âm được phát ra từ các nguồn âm khác nhau nên sẽ khác nhau 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về nguồn âm. a) Mục tiêu: - Nêu được phương án, dụng cụ, mục đích và tiến hành tn chứng tỏ âm truyền trong không khí. - HS nắm được chất như thế nào nguồn âm. Khi phát ra âm các vật đều giao động. b) Nội dung: - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm tìm hiểu một số nguồn âm thường gặp và làm được thí nghiệm. - Thực hiện các thí nghiệm 16.2;16.3 trong SHD/tr96. - Làm được thí nghiệm và trả lời các câu hỏi mục 1. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh về nguồn âm, khi phát ra âm các vật đều giao động. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập. - Yêu cầu hs hoạt động nhóm nêu dụng cụ thí nghiệm cần thiết. - Hoạt động nhóm thực hiện thí nghiệm theo phương án đã nêu. /96-SHD * HS thực hiện nhiệm vụ. - Cá nhân nêu dụng cụ thí nghiệm và nêu phương án thí nghiệm. - Nhóm tiến hành làm TN, ghi chép và nhận xét. - GV hỗ trợ HS nếu cần. * Báo cáo, thảo luận. Các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm, chia sẻ kết quả giữa các nhóm * Kết luận, nhận định. - GV chốt chất dẫn điện cho dòng điện đi - GV nhận xét về tiến trình làm TN; khả năng sử lý tình huống; ý thức tham gia TN của các nhóm. - GV chốt kiến thức, yêu cầu HS chốt vào vở. 1.Nguồn âm. Thí nghiệm 1 - Dụng cụ thí nghiệm: Giá thí nghiệm, quả bóng, âm thoa, dùi trống . - Tiến hành thí nghiệm: Gõ vào một nhánh âm thoa cho âm thoa phát ra âm rồi đưa lại gần quả bóng treo trên giá TN, quan sát quả bóng – chuyển động ( dao động). - Làm lại thí nghiệm khi gõ mạnh hơn vào nhánh của âm toa thì âm phát ra to hơn âm thoa dao động mạnh hơn. - Kết quả.Gõ mạnh hơn vào nhánh của âm toa thì âm phát ra to hơn Thí nghiệm 2: - Dụng cụ thí nghiệm: Giá thí nghiệm, quả bóng, trống, dùi trống . - Tiến hành thí nghiệm: Gõ vào một mặt trống cho âm phát ra rồi đưa lại gần quả bóng treo trên giá TN, quan sát quả bóng – chuyển động ( dao động). - Làm lại thí nghiệm khi gõ mạnh hơn vào mặt trống thì âm phát ra to hơn trống dao động mạnh hơn. Kq. Mặt trống dạo động phát ra âm. *Kết luận. Khi phát ra âm các vật dao động. Vật phát ra âm thanh gọi là nguồn âm. Hoạt động 2.2:Tìm hiểu về âm và giao động của vật. a) Mục tiêu: - Biết được tần số dao động, biên độ giao động. Hiểu sự khác nhau giữa tần số và biên độ cảu dao động. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh, kết quả thí nghiệm. b) Nội dung: - Hs làm việc cá nhân đọc thông tin để tìm hiểu nội dung khái niệm: - Dao động - Chu kì dao động - Tần số dao động, dơn vị tần số là Hz. - Biên độ dao động - Hạ âm, siêu âm Âm và dao động của vật. c) Sản phẩm: - HS nắm vững kiến thức về âm và giao động của vật. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập. - Yêu cầu hs hoạt động cá nhân làm phần 2.a/SHDH/97 - Y/c tìm hiểu hoạt động nhóm khảo sát sự dao động của con lắc mục 2.b/SHDH/97 - Nhóm tìm hiểu - GV quan sát, theo rõi hs hoạt động. * HS thực hiện nhiệm vụ. - Cá nhân làm phần 2.a/SHDH/97 - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên hoạt động. - Gv hướng dẫn hs đếm số dao động cụ thể. - Y/c Hs đếm số dao động và tính tần số của mỗi thí nghiệm, so sánh tần số của hai thí nghiệm, rút ra được Kn về tần số. - Nhóm thực hiện thí nghiệm * Báo cáo, thảo luận. - HS hoạt động cá nhân, nhóm thảo luận giữa nhóm trình bày và chia sẻ - Nhóm báo cáo - Nhóm khác nhận xét * Kết luận, nhận định. - Giáo viên chốt và chuẩn hóa kiến thức 2. Âm và dao động của vật. a) Đọc thông tin: SHD/96 b) Khảo sát dao động của con lắc. Thí nghiệm 1 - Dụng cụ thí nghiệm: Giá treo, con lắc, sợi dây . - Tiến hành thí nghiệm: Hình 16.4 SHD/97 - Kq: Để dây treo con lắc dài 10cm thời gian thực hiện 10 dao độngTần số dao động Thí nghiệm 2 - Dụng cụ thí nghiệm: Như TN 1 - Tiến hành thí nghiệm: Hình 16.4 SHD/97 - Kq: Để dây treo con lắc dài 20cm thời gian thực hiện 10 dao động Tần số dao động. - Dây ngắn tần số dao động lớn hơn. KL: Số dao động trong một giây gọi là tần số dao động. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về độ cao và độ to của âm. a) Mục tiêu: - Biết thế nào là độ cao của âm, độ to của âm ( âm cao, âm thấp, âm trầm, âm bổng) đường tròn b) Nội dung: - HS quan sát Hình 16.5 và mô tả lại. Đọc bảng 16.1 để biết thông tin vè độ to của một số âm trong đời sống. - Học sinh làm việc nhóm tìm hiểu khái niệm: Độ cao của âm, độ to của âm . c) Sản phẩm: - HS biết âm cao, âm thấp, âm trầm, âm bổng. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập. - Yêu cầu hs hoạt động nhóm tìm hiểu mục 3, H16.5 SHDH/97 - Yêu cầu tìm hiểu mục 3, H16.5 SHDH/97 ? Mục đích thí nghiệm này là gì? ? Phương án thí nghiệm? Cá nhân tìm hiểu, nhóm thảo luận, tiến hành thí nghiệm. - Trả lời câu hỏi.Đọc kết luận SHD. - Gv hướng dẫn để hs phát hiện được độ to của âm và độ cao của âm. * HS thực hiện nhiệm vụ. - HS quan sát và hoạt động nhóm - Hs tiến hành đượcthí nghiệm, nêu nhận xét kq thí nghiệm → trả lời câu hỏi. * Báo cáo, thảo luận. - HS báo cáo chia sẻ bài làm của nhóm trao đổi chéo giữa các nhóm * Kết luận, nhận định. - Giáo viên chốt và nhấn mạnh cách thực hiện. 3. Độ cao và độ to của âm. Thí nghiệm. - Dụng cụ thí nghiệm: Lá thép đàn hồi,(thước thép) . - Tiến hành thí nghiệm: Hình 16.5 SHD/97 *Trả lời câu hỏi. - Khi bật mạnh thước, chiều dài phần tự do ngắn hơn dao động nhanh hơn. - Khi bật nhẹ thước, phần tự do dài hơn dao động chậm hơn. - Âm thanh trong các trương hợp đó khác nhau: - Khi bật mạnh thước âm phát ra to hơn, cao hơn. - Khi bật nhẹ thước âm phát ra bé hơn, thấp hơn. - Phần tự do dài thì âm phát ra to hơn. 3. Hoạt động 3. Luyện tập. a) Mục tiêu: - Củng cố kiến thức đã học thông qua việc làm một số bài tập và câu hỏi. - Luyện tập áp dụng kiến thức về nguồn âm, dao động âm, độ to, độ cao của âm để giải thích một số hiện tượng thực tế nhằm củng cố khăc sau kiến thức bài học. b) Nội dung: - Trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong phần C/SHD- tr 98. c) Sản phẩm: - Câu trả lời và lời giải của các câu hỏi và bài tập phần C/SHD- tr 98. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập. - HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi 1;2 SHD/98 -Hoạt động cặp đôi hoàn thành câu trả lời cho các câu hỏi 3 SHD/98. * HS thực hiện nhiệm vụ. - HS thực hiện hoạt động nhóm, hđ cặp đôi, hoàn thành nhiệm vụ GV giao - GV quan sát, hỗ trợ HS. * Báo cáo, thảo luận. Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi phần 1;2 SHD/139 các nhóm khác theo dõi, nhận xét. - Đại diện các cặp đôi trình bày phần bài làm của mình, các cặp đôi khác theo dõi nhận xét. _ Cá nhân trả lời các câu hỏi phần cơ năng, lớp theo dõi nhận xét. * Kết luận, nhận định. - GV nhận xét, chốt kiến thức, yêu cầu hs chốt câu trả lời và đáp án các bài tập vào vở. C1/SHDH/98 Bởi vì khi ta gõ mạnh vào âm thoa, mặt trống thì mặt trống, âm thoa dao động mạnh hơn, biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to. C2/SHDH/98 Bởi vì khi ta kéo mặt trống và thả tay ra thì làm cho mặt trống dao động nên phát ra âm thanh. Để tạo ra âm thanh khác nhau ta chỉ cần kéo mặt trống ở các mức, lực khác nhau. C3/SHDH/98 Khi dùng búa cao su gõ vào các chai thì âm phát ra khác nhau. Vì mức nước trong cốc khác nhau nên dạo động của các mực nước sẽ khác nhau vì thế âm phát ra khác nhau. 4. Hoạt động 4: Vận dụng. a) Mục tiêu: - Củng cố lại kiến thức mới. - Vận dụng kiến thức đã học về nguồn âm, trả lời một số câu hỏi nhằm khắc sâu kiến thức bài học. - Vận kiến thức đã học để giải quyết tình huống trong thực tế. b) Nội dung: - HS thực hiện làm các bài tập 1,2,3 mục D c) Sản phẩm: - Câu trả lời của các bài tập 1,2,3 mục D . - Kiến thức thực tế thu được từ việc tìm hiểu các hiện tượng liên qua đến nguồn âm,độ cao và độ to của âm, kích thích trí tò mò, ham hiểu biết. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1. - Yêu cầu hs hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi 1,2. Câu 3 về nhà hoàn thành. * HS thực hiện nhiệm vụ. - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, giúp đỡ. * Báo cáo, thảo luận. - Các nhóm báo cáo kết quả, chia sẻ giữa các nhóm * Kết luận, nhận định. - GV nhận xét, chốt kiến thức, yêu cầu hs chột vào vở. D1. Khi loa phát ra âm thì bộ phận màng loa dao động. Cách kiểm tra: - Đặt tay lên màng loa. - Treo một quả bóng bàn sát màng loa. - Rắc ít giấy lên màng loa. D1. Sáo: cột không khí bên trong dao động phát ra âm Đàn guitar: dây đàn dao động phát ra âm Trống: mặt trống dao động phát ra âm Chiêng: mặt chiêng dao động phát ra âm GV giao nhiệm vụ 2. - Khuyến khích HS về nhà tìm hiểu thông qua quan sát xung quanh, sách báo, mạng internet mục E – SHD E. Tìm tòi , mở rộng.
Tài liệu đính kèm: