Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Vật lí - Bài 21: Các tác dụng của dòng điện

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Vật lí - Bài 21: Các tác dụng của dòng điện

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Nêu được các tác dụng chính của dòng điện

- Nêu được một số ứng dụng của các tác dụng của dòng điện trong đời sống hàng ngày

- Nêu được vai trò của dòng điện trong đời sống

- Lắp đặt, tiến hành thí nghiệm, quan sát thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu và rút ra kết luận.

- Thiết kế và lắp mô hình ứng dụng kĩ thuật đơn giản.

- Giải thích hoạt động của ứng dụng kĩ thuật trong đời sống

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

 - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về tác dụng của dòng điện

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS sử dụng ngôn ngữ để trình bày ý tưởng cá nhân, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia, so sánh và nhận xét được kết quả hoạt động của các nhóm.

 

docx 6 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 240Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Vật lí - Bài 21: Các tác dụng của dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
 Ngày soạn:
 Tiết:	 Lớp:
BÀI 21: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
Thời gian thực hiện: ( tiết)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: 
- Nêu được các tác dụng chính của dòng điện
- Nêu được một số ứng dụng của các tác dụng của dòng điện trong đời sống hàng ngày
- Nêu được vai trò của dòng điện trong đời sống
- Lắp đặt, tiến hành thí nghiệm, quan sát thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu và rút ra kết luận.
- Thiết kế và lắp mô hình ứng dụng kĩ thuật đơn giản.
- Giải thích hoạt động của ứng dụng kĩ thuật trong đời sống
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
 - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về tác dụng của dòng điện
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS sử dụng ngôn ngữ để trình bày ý tưởng cá nhân, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia, so sánh và nhận xét được kết quả hoạt động của các nhóm.
* Năng lực đặc thù: 
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng hoá học của dòng điện
- NL sử dụng ngôn ngữ KHTN: + Hiểu được kí hiệu một số bộ phận mạch điện trong sơ đồ 
+ Vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức đã học để đề xuất phương án giải quyết một số vấn đề hay để giải thích một số hiện tượng trong đời sống.
3. Về phẩm chất:
 - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên: 
* Các dụng cụ tiến hành nghiên cứu tác dụng nhiệt của dòng điện, gồm: 
+ Một nguồn điện là pin hay acquy, một bóng đèn pin có giá đỡ một công tắc và các dây dẫn.
+ Một mô hình bếp điện dùng dây may so, một nguồn điện thích hợp, một công tắc và các dây dẫn.
* Các dụng cụ tiến hành nghiên cứu tác dụng từ của dòng điện, gồm: một nguồn điện là pin hay acquy, một cuộn dây có lõi sắt, một công tắc và các dây dẫn; một kim nam châm có giá đỡ, một thanh nam châm.
- Các dụng cụ tiến hành nghiên cứu tác dụng hoá học của dòng điện, gồm: một acquy, một công tắc và các dây dẫn; 1 bình đựng dung dịch muối đồng sunphat, 2 thỏi than.
2. Học sinh: - Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi 
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu (7 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng sự hiểu biết về tác dụng của dòng điện để hoàn thành bảng
b) Nội dung: Điền các nội dung tương ứng vào các ô ở cột mục đích dùng dụng cụ theo mẫu như ở dòng đầu của bảng 21.1
c) Sản phẩm: Bảng 21.1 đã hoàn thiện
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi phần A SHD/122 rồi điền vào bảng 21.1
* Thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm và hoàn thành bảng
- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần)
* Báo cáo, thảo luận
- Gọi 1 HS đại diện báo cáo kết quả
- HS cả lớp chú ý lắng nghe và nhận xét
* Kết luận, nhận định
- GV: Nhận xét, đánh giá phần trình bày của học sinh.
- GV chốt lại kiến thức 
- GV Đặt vấn đề 
Bảng 21.1
Tên dụng cụ điện được dùng
Mục đích dùng dụng cụ 
Hoạt động của dụng cụ điện này dựa trên tác dụng sau đây của dòng điện
Bóng đèn tròn
Thắp sáng
Tác dụng nhiệt
Nồi cơm điện
Nấu cơm
Tác dụng nhiệt
Bếp điện có dây mayso
Nấu thức ăn
Tác dụng nhiệt
Chuông điện
Báo hiệu
Tác dụng từ
Thiết bị mạ đồng cho các vật
Mạ đồng cho vật
Tác dụng hóa học
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20 phút)
Hoạt động 2.1: Tác dụng nhiệt của dòng điện 
a) Mục tiêu: - Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện
b) Nội dung: 
- Tiến hành thí nghiệm 1, thí nghiệm 2- mục 1–SHD/123, quan sát, thu thập thông tin liên quan đến thí nghiệm rồi rút ra kết luận
c) Sản phẩm: Kết luận về tác dụng nhiệt của dòng điện
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 – mục 1 –SHD/123, quan sát, thu thập thông tin liên quan đến thí nghiệm rồi dùng các cụm từ điền vào chỗ trống
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận nhóm và điền vào chỗ trống
- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần)
* Báo cáo, thảo luận
- Gọi 1 HS đại diện báo cáo kết quả
- HS cả lớp chú ý lắng nghe và nhận xét
* Kết luận, nhận định
- GV: Nhận xét, đánh giá phần trình bày của học sinh.
- GV chốt lại kiến thức 
- GV chuyển mục
1. Tác dụng nhiệt của dòng điện:
a. Thí nghiệm 1:
- Dụng cụ TN
- Tiến hành thí nghiệm
- Kết quả TN
 Đèn sáng là do dây tóc bóng đèn có dòng điện chạy qua được đốt nóng rồi phát sáng.
 Như vậy dòng điện có tác dụng nhiệt.
b. Thí nghiệm 2:
- Dụng cụ TN 
- Tiến hành thí nghiệm
- Kết quả TN
 Bếp nóng lên là do dây mayso bếp có dòng điện chạy qua được đốt nóng.
 Như vậy dòng điện có tác dụng nhiệt.
Hoạt động 2.2: Tác dụng từ của dòng điện
a) Mục tiêu: Nêu được tác dụng từ của dòng điện
b) Nội dung: 
- Tiến hành thí nghiệm 1, thí nghiệm 2- mục 2 –SHD/123, quan sát, thu thập thông tin liên quan đến thí nghiệm rồi rút ra kết luận
c) Sản phẩm: Kết luận về tác dụng từ của dòng điện
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 – mục 2 –SHD/123, quan sát, thu thập thông tin liên quan đến thí nghiệm rồi dùng các cụm từ điền vào chỗ trống
* Thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm và điền vào chỗ trống
- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần)
* Báo cáo, thảo luận
- Gọi 1 HS đại diện báo cáo kết quả
- HS cả lớp chú ý lắng nghe và nhận xét
* Kết luận, nhận định
- GV: Nhận xét, đánh giá phần trình bày của học sinh.
- GV chốt lại kiến thức 
- GV chuyển mục
2. Tác dụng từ của dòng điện:
- Dụng cụ TN
- Tiến hành TN 1
- Tiến hành TN 2
- Kết quả TN
 Cuộn dây có dòng điện chạy qua cũng làm quay kim nam châm và cũng hút sắt như thanh nam châm. Vậy cuộn dây có dòng điện chạy qua có tính chất giống như thanh nam châm. Như vậy dòng điện có tác dụng từ.
 Người ta gọi cuộn dây có dòng điện chạy qua là nam châm điện.
Hoạt động 2.3: Tác dụng hoá học của dòng điện
a) Mục tiêu: Nêu được tác dụng hoá học của dòng điện
b) Nội dung: - Tiến hành thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 –SHD/123, quan sát, thu thập thông tin liên quan đến thí nghiệm rồi rút ra kết luận
c) Sản phẩm: Kết luận về tác dụng từ của dòng điện
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm hình 21.2– mục 3 –SHD/124, quan sát, thu thập thông tin liên quan đến thí nghiệm rồi dùng các cụm từ điền vào chỗ trống
* Thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm và điền vào chỗ trống
- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần)
* Báo cáo, thảo luận
- Gọi 1 HS đại diện báo cáo kết quả
- HS cả lớp chú ý lắng nghe và nhận xét
* Kết luận, nhận định
- GV: Nhận xét, đánh giá phần trình bày của học sinh.
- GV chốt lại kiến thức 
3. Tác dụng hoá học của dòng điện 
- Dụng cụ TN
- Tiến hành TN 
- Kết quả TN
 Tác dụng của dòng điện khi đi qua một dung dịch, tạo ra phản ứng hóa học làm biến đổi chất hóa học này thành chất hóa học khác, được gọi là tác dụng hóa học.
3. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (10 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về tác dụng của dòng điện để làm bài tập
b) Nội dung: Làm bài tập 1,2 – SHD /124,125
c) Sản phẩm: Lời giải bài tập 1,2 – SHD /124,125
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 Nhiệm vụ 1
* Giao nhiệm vụ học tập 
Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm hình 21.3- bài 1–SHD/124, quan sát, thu thập thông tin liên quan đến thí nghiệm rồi dùng các cụm từ điền vào chỗ trống
* Thực hiện nhiệm vụ 
- Thảo luận nhóm và điền vào chỗ trống
- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần)
* Báo cáo, thảo luận 
- Gọi 1 HS đại diện báo cáo kết quả
- HS cả lớp chú ý lắng nghe và nhận xét
* Kết luận, nhận định 
- GV: Nhận xét, đánh giá phần trình bày của học sinh.
- GV chốt lại kiến thức 
- GV chuyển mục
Bài 1 –SHD/ 124
- Dụng cụ TN
- Tiến hành TN 
- Kết quả TN
 Khi ngắt dòng điện cấp cho nam châm điện thì nam châm điện không hút kim nam châm nữa do nam châm điện không còn tính từ nữa. Khi thay đổi chiều dòng điện đi vào cuộn dây, thì cực từ của nam châm điện thay đổi.
 Nhiệm vụ 2
* GV giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu cá nhân làm bài tập 2 SHD/125
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân làm vào vở các bài tập
- GV quan sát hỗ trợ một số học sinh yếu 
* Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài tập 
- Cả lớp quan sát và nhận xét
* Kết luận, nhận định
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
Bài 2 –SHD/ 125
Bóng đèn tròn: Tác dụng nhiệt
Nồi cơm điện: Tác dụng nhiệt
Bếp điện có dây mayso: Tác dụng nhiệt
Chuông điện: Tác dụng từ
Thiết bị mạ đồng cho vật: Tác dụng hóa học
4. Hoạt động 4: Vận dụng (8 phút) 
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về tác dụng của dòng điện để giải thích hoạt động của chuông điện
b) Nội dung: Làm phần D. Hoạt động vận dụng
c) Sản phẩm: Lời giải phần D
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi thảo luận phần D. HĐ vận dụng - SHD/125
* HS thực hiện nhiệm vụ 
- HS trao đổi, thảo luận
* Báo cáo, thảo luận 
- GV yêu cầu HS trả lời
- Cả lớp lắng nghe và nhận xét
* Kết luận, nhận định 
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
 D. HĐ vận dụng 
 Ta thấy khi bấm thì trong mạch có dòng điện chạy qua cuộn dây. Lúc đó cuộn dây như là nam châm điện có tác dụng từ hút miếng sắt nên đầu gõ chuông gõ vào chuông làm chuông kêu. 
 Tuy nhiên khi cuộn dây hút miếng sắt thì mạch điện bị hở, lúc này không có dòng điện chạy qua cuộn dây nữa nên cuộn dây không còn tác dụng từ vì thế miếng sắt dần trở về vị trí ban đầu → chuông tắt.
 Khi miếng sắt quay trở lại vị trí ban đầu thì trong mạch lại xuất hiện dòng điện. Quá trình cứ diễn ra liên tục như vậy cho đến khi ta thôi bấm. 
Giao nhiệm vụ về nhà
- Ôn tập lại nội dung kiến thức trong bài, trình bày lại bằng cách ghi tóm tắt hay vẽ sơ đồ tư duy. 
- Làm bài tập phần E. HĐ tìm tòi mở rộng – SHD/125

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_7_bai_21_cac_tac_dung_cua_dong_dien.docx