Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 6 tiết: 28

Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 6 tiết: 28

I. Mục đích kiểm tra:

Thu thập thông tin để đánh giá năng lực đọc- hiểu văn bản của học sinh qua một số bài học về truyền thuyết và cổ tích.

II. Hình thức đề kiểm tra:

1. Hình thức:

 - Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận.

2. Thời gian: 45 Phút.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 6 tiết: 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
 KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 6
Tiết: 28
I. Mục đích kiểm tra:
Thu thập thông tin để đánh giá năng lực đọc- hiểu văn bản của học sinh qua một số bài học về truyền thuyết và cổ tích.
II. Hình thức đề kiểm tra:
1. Hình thức:
 - Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. 
2. Thời gian: 45 Phút.
III. Thiết lập ma trận:
 Mức độ 
Tên chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Văn học dân gian
(Truyền thuyết và Cổ tích)
- Nhớ được thể loại truyện.
- Nhớ được các nhân vật trong truyện
- Nhớ được đặc điểm truyện cổ tích, truyền thuyết.
- Hiểu được dụng ý của tác giả; ý nghĩa của hình tượng; giá trị nội dung của truyện.
- Phân biệt được thể loại
truyền thuyết với cổ tích.
- Giải thích được cách hiểu về nguồn gốc ý nghĩa của truyện.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một chi tiết tiêu biểu của truyện.
Tổng số câu: 
Tổng số điểm:
Tỉ lệ % :
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỷ lệ: 40%
Số câu: 9
Số điểm: 10
Tỷ lệ 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 6
Tiết: 28
I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
 Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1: Truyện “Thánh Gióng” thuộc thể loại:
 A.Truyền thuyết.
 C. Truyện cười
B. Cổ tích.
D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 2: Nhân vật chính trong truyện “Thạch Sanh” là:
 A. Ngọc Hoàng. 
C. Thạch Sanh
 B. Lí Thông.
D.Chằn tinh
 Câu 3: Đặc điểm chung của truyện truyền thuyết và cổ tích là chứa đựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo:
 A. Đúng B. Sai.
Câu 4: Em hiểu như thế nào về dụng ý của người Việt cổ trong chi tiết vua Hùng ra “điều kiện kén rể”?
Thể hiện thiện cảm của nhân dân với núi rừng.
Thể hiện thái độ căm ghét thiên tai.
Cả A và B đều đúng.
Cả A và B đều sai.
Câu 5: Dòng nào sau nói không đúng về ý nghĩa của hình tượng “tiếng đàn thần kì” trong truyện “Thạch Sanh”?
Tiếng đàn thần là biểu tượng của tinh thần yêu âm nhạc của nhân dân.
Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí, thể hiện quan niệm và ước mơ về công lí của nhân dân.
Tiếng đàn là đại diện cho cái Thiện.
Tiếng đàn là biểu tượng của tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân.
Câu 6: Ý nào nói không đúng về giá trị nội dung của của truyện “Sơn tinh, Thủy Tinh”
Giải thích về hiện tượng lũ lụt.
Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm.
Khát vọng chinh phục thiên nhiên.
Suy tôn công lao dựng nước của các vua Hùng
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm): So sánh sự giống và khác nhau giữa đặc điểm của truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.
Câu 1: (2.0 điểm) Nêu ý nghĩa của truyện “Em bé thông minh”?
Câu 3: (4.0 điểm) : Nêu suy nghĩ của em qua câu nói: “Ta sẽ phá tan lũ giặc này” (Thánh Gióng) bằng một đoạn văn ngắn?
-------------------Hết----------------
(Đề kiểm tra này có 1 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 6
Tiết: 28
I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
 Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
C
A
C
A
B
II - Tự luận: (7 điểm)
 Câu 1: (2 điểm) So sánh sự giống và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và cổ tích?
 *Giống nhau: (0,5 đ)
 - Đều có chi tiết tưởng tượng kì ảo.
 - Có chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường.
 *Khác nhau: (1,5 đ)
 - Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện, lịch sử được kể; còn truyện cổ tích kể về cuộc đời các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác
 - Truyền thuyết được cả người kể và người nghe tin là có thật;còn truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là câu chuyện không có thật.
Câu 2: (1 điểm) - Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
Câu 3 (4.0đ)
* Nội dung: (3 điểm)
- Câu nói thể hiện tinh thần yêu nước .
- Khi Tổ quốc lâm nguy thì nhiệm vụ đánh giặc cứu nước là quan trọng nhất, thiêng liêng nhất . (1 đ)
- Ý thức đánh giặc cứu nước khiến cho người anh hùng có những khả năng kì lạ, khác thường . (1 đ)
- Hình tượng Gióng là tiêu biểu cho toàn dân lúc bình thường họ lặng lẽ nhưng khi cần họ sẵn sàng hi sinh cho tồ quốc . (1 đ)
* Hình thức: ( 1,0 đ)
 - Bài viết có đủ 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
 - Thể hiện được những suy nghĩ chân thực.
 - Bài viết rõ ràng, mạch lạc; đúng cú pháp;
 - Đảm bảo liên kết câu, liên kết đoạn; không mắc lỗi chính tả
----------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • doct28.doc