MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng phân môn văn học đối với những văn bản học sinh đã được học. Trọng tâm đánh giá là thơ Việt Nam giai đoạn 1900-1945.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
Ngày soạn: Ngày thực hiện: KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 8 Tiết: 116 I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin nhằm đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng phân môn văn học đối với những văn bản học sinh đã được học. Trọng tâm đánh giá là thơ Việt Nam giai đoạn 1900-1945. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận 2. Thời gian: 45 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL thấp cao Thơ Việt Nam thời kì 1900-1945 - Thể loại - Tên các bài thơ mới đã học - Điền tên tác giả phù hợp với tên bài thơ - Hiểu được tâm tư tác giả gửi gắm trong bài thơ. - Chép thuộc lòng 1 bài (đoạn) thơ. Nhận xét nội dung bài (đoạn) thơ. Cảm nhận về 1 bài thơ. Số câu Số điểm Tỷ lệ Số câu: 2 Số điểm:1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Số câu:1 Số điểm: 5 Tỷ lệ: 50% Số câu: 5 Số điểm: 8,5 Tỷ lệ: 85% Chủ đề 2: -Văn học trung đại: Chiếu dời đô, Nước đại việt ta, - Nhận biết được thời gian sáng tác “Chiếu dời đô” - Ý nghĩa của nhân nghĩa trong văn bản “Nước Đại Việt ta”. - Hiểu nội dung bài “Hịch Tướng sĩ” Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15% Tổng số câu Tổng số điểm Tỷ lệ Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15% Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Số câu:1 Số điểm: 5 Tỷ lệ: 50% Số câu: 8 Số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: Ngữ văn TIẾT: 116 I. Trắc nghiệm khách quan(3 điểm) Hãy chọn đáp án em cho là đúng nhất Câu 1. Bài thơ “Khi con tu hú” thuộc thể thơ gì? A. Lục bát. B. Thất ngôn bát cú. C. Ngũ ngôn . D. Song thất lục bát. Câu 2. Thế Lữ là tác giả của bài thơ nào dưới đây? A. Ông đồ. B. Nhớ rừng. C. Quê hương. D. Khi con tu hú. Câu 3. Ý nào nói đúng nhất tâm trạng người tù - chiến sĩ được thể hiện trong 4 câu thơ cuối của bài thơ “Khi con tu hú”? A. Uất ức, đau khổ, ngột ngạt, khao khát tự do đến cháy bỏng. B. Mong nhớ da diết cuộc sống chốn ngoài tù ngục. C. Buồn bực vì tiếng chim tu hú ngoài trời cứ kêu. D. Mong nhớ da diết cuộc sống chốn ngoài tù ngục. Câu 4. “Chiếu dời đô” được sáng tác năm nào? A. 958. B. 1010. C. 1011. D. 1012. Câu 5. Ý nào nói không đúng về nội dung văn bản “Hịch tướng sĩ”? A. Tinh thần yêu nước nồng nàn của Trần Quốc Tuấn. B. Lòng căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn. C. Thương yêu dân, lấy dân làm gốc, sẵn sàng đem lại cuộc sống ấm no cho dân. D. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Câu 6. Ý nghĩa của tư tưởng "nhân nghĩa" trong văn bản “Nước Đại Việt ta” là gì? A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương. B. Nhân nghĩa là làm cho dân được sống ấm no, hạnh phúc, đánh tan mọi thế lực xâm lược. C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua. D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến. II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm): Chép chính xác khổ cuối bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Nêu nhận xét của em về nội dung của khổ thơ vừa chép. Câu 2: (5 điểm) Nêu cảm nhận của em về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. --------------------------------Hết--------------------------- (Đề kiểm tra này có 1 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: NGỮ VĂN TIẾT: 116 I. Trắc nghiệm khách quan: Chọn đúng mỗi ý được 0,5 điểm. Tổng 3 điểm Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: A Câu 4: B Câu 5: C Câu 6: B II. Tự luận: Câu Đáp án Điểm Câu 1 (2 điểm) - HS chép chính xác khổ thơ:(không sai lỗi chính tả, không thiếu hay thừa từ, đúng dấu câu) " Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !" - Viết đoạn văn khoảng 4 câun nêu suy nghĩ của bản thân về khổ thơ: - Nhà thơ trực tiếp nói về nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của mình. Nỗi nhớ chân thành, tha thiết - Tác giả nhớ cảnh sắc cụ thể nhất: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền rẽ sống ra khơi - Tác giả nhớ đến hương vị đặc trưng của biển"cái mùi nồng mặn quá!" 1 điểm 1 điểm Câu 2 (5 điểm) * Yêu cầu về nội dung: Cần đảm bảo một số ý cơ bản sau: - Hoàn cảnh ra đời bài thơ - Hai câu thơ đầu: + Câu thơ ngắt nhịp 4/ 3 tạo thành hai vế sóng đôi, toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào + Giọng điệu thoải mái, phơi phới cho thấy Bác Hồ sống thật ung dung, hòa điệu với nhịp sống của núi rừng. + Bữa ăn đơn sơ giản dị, cuộc sống nhiều khó khăn gian khổ nhưng chan chứa tình cảm. Trong gian khổ Bác vẫn ung dung thư thái, vui tươi, say mê với cuộc sống cách mạng, hòa hợp với thiên nhiên và con người Pác Bó. - Hai câu thơ cuối: + Bàn đá chông chênh không chỉ nói lên cái khó khăn, thiếu thốn mà còn biểu lộ tinh thần phấn đấu, hi sinh vì sự nghiệp cách mạng + Sang : sang trọng, cao sang. Cái sang trọng của cuộc đời cách mạng là ở niềm vui đấu tranh vì nước, vì dân để giành lại non sông đất nước. Tất cả những gian khổ thiếu thốn trong sinh hoạt đều trở thành sang trọng + Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ đang toàn tâm, toàn ý trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc. * Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài - Văn viết phải bộc lộ rõ cảm nhận của bản thân - Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày mạch lạc, trôi chảy 4 điểm 1 điểm
Tài liệu đính kèm: