Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 tiết: 127

Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 tiết: 127

I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt học kì II lớp 8 của học sinh.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận

2. Thời gian: 45 phút

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1494Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 tiết: 127", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
 KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 8
Tiết: 127
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt học kì II lớp 8 của học sinh.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng Cộng 
Chủ đề 1: Câu phân loại theo mục đích nói (Câu cảm thán, câu cầu khiến, câu phủ định, câu nghi vấn)
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Số câu: 5
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Nhận biết được khái niệm, nhận diện một số kiểu câu qua ví dụ.
Hiểu mục đích, tác dụng của một số kiểu câu trong VD cụ thể. 
Đặt câu phân loại theo mục đích nói .
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Chủ đề 2: Hành động nói
- Xác định được hành động nói trong một đoạn văn cụ thể.
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Chủ đề 3: Hội thoại
- Nhận ra quan hệ xã hội trong một tình huống hội thoại cụ thể. 
Xây dựng được một đoạn hội thoại và thể hiện các vai xã hội.
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 2
Số điểm: 4,5
Tỉ lệ: 45%
Chủ đề 4: Lựa chọn trật tự từ trong câu
- Hiểu được mục đích việc lựa chọn trật tự từ trong câu 
Sắp xếp lại trật tự từ trong câu cho trước.
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 10
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: Ngữ văn
TIẾT: 127
I. Trắc nghiệm khách quan:(3,0 điểm)
Hãy chọn đáp án em cho là đúng nhất
Câu 1. Ý nào nói đúng nhất chức năng của câu nghi vấn?
	A. Dùng để yêu cầu.	B. Dùng để hỏi.
	C. Dùng để bộc lộ cảm xúc.	D. Dùng để kể lại sự việc.
Câu 2. Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến?
	A. Bao giờ, bạn đi Hà Nội?
	B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
	C. Ông giáo hút trước đi.
	D. Anh ấy không đi Huế.
Câu 3. Câu nghi vấn “Cụ tưởng tôi sướng hơn cụ chăng?” dùng để làm gì?
	A. Phủ định.	B. Đe dọa.
	C. Hỏi.	D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 4. Câu cầu khiến “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.(Bức tranh của em gái tôi” dùng để làm gì?
	A. Đề nghị.	B. Yêu cầu.
	C. Khuyên bảo.	D. Sai khiến.
Câu 5. Quan hệ xã hội của những người tham gia cuộc hội thoại trong đoạn văn dưới đây là quan hệ gì?
“Một vị tướng người Pháp, khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình đã ghé vào thăm trường. Gặp lại thầy giáo dạy mình hồi lớp Một, ông kính cẩn:
 - Thưa thầy, thầy còn nhớ em không? Em là....
 Người thầy giáo già hoảng hốt:
 - Thưa ngài, ngài là thống tướng...
 - Không, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công hôm nay là nhờ ở sự giáo dục của thầy ngày nào”.
	A. Quan hệ làng xóm láng giêng.	B. Quan hệ bạn bè.
	C. Quan hệ gia đình.	D. Quan hệ chức vụ xã hội.
Câu 6. Dòng nào dưới đây nói không đúng mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu:
	A. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
	B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
	C. Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
	D. Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
	E. Làm cho sự việc được nói đến trong câu trở nên dễ hiểu hơn.
II. Tự luận:
Câu 1 (1,0 điểm): Em hãy đặt một câu cảm thán.
Câu 2 (1,0 điểm) Hãy xác định các hành động nói trong đoạn văn sau: 
"Trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, trước mặt bà con cả xã, đèn sáng rực, anh cán bộ của huyện đội vừa dứt lời, cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên.
-(1) Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với.
Chị Chiến đứng sau Việt thở:
-(2) Đề nghị mấy anh xét cho. (3) Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành...
Đôi chân mày rộng của anh cán bộ cứ nhướng lên giữa trán, không hiểu chuyện gì. Bà con cô bác ở dưới bàn tán lao xao. Anh cán bộ hỏi Việt:
(4) Hai em là chị em ruột?
(“Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi)
Câu 3 (1,0 điểm). Sắp xếp lại trật từ từ trong câu sau cho phù hợp:
 	“Tre giữ đồng lúa chín, giữ mái nhà tranh, giữ nước, giữ làng”
Câu 4 (4,0 điểm): Viết một đoạn hội thoại từ ( 6-8 câu) chủ đề tự chọn thể hiện được vai xã hội. Xác định các vai xã hội đó.
 ---------------------------Hết----------------------------
(Đề thi này có 2 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM 1 TIẾT
MÔN: Ngữ văn
TIẾT: 127
I. Trắc nghiệm khách quan:
Trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm. Tổng 3 điểm
	Câu 1: B
	Câu 2: C
	Câu 3: D
	Câu 4: C
	Câu 5: D
	Câu 6: E
II. Tự luận:
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(1 điểm)
Học sinh đặt được 1 câu cảm thán
1,0 điểm
Câu 2
(1,0 điểm)
 Các hành động nói trong đoạn văn:
- (1) Điều khiển
- (2) Điều khiến
- (3) Trình bày
- (4) Hỏi
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 3
(1,0 điểm)
Sắp xếp lại trật tự từ trong câu:
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
1,0 điểm
Câu 4
(4,0 điểm)
* Yêu cầu về nội dung:
- HS tự lựa chọn chủ đề, đảm bảo tính thống nhất về chủ đề mình chọn.
- Thể hiện được các vai xã hội
* Yêu cầu về kĩ năng:
Đảm bảo số lượng câu quy định, xác định được các vai xã hội trong đoạn hội thoại, trình bày mạch lạc, đảm bảo tính liên kết .
3,0 điểm
1,0 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 127 - kiem tra tieng viet.doc