Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 135

Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 135

.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức văn học của học sinh qua mảng thơ hiện đại Việt Nam.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận.

2. Thời gian: 45 phút

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 135", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 135
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức văn học của học sinh qua mảng thơ hiện đại Việt Nam.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận.
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
Thơ hiện đại
- Nhận biết được:
+ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
+ Nội dung bài thơ 
+ Tên bài thơ với tác giả bài thơ.
- Nhớ chép lại được khổ thơ và chỉ ra nội dung chính khổ thơ.
- Hiểu ý nghĩa, hình ảnh thơ.
Nhận xét ý nghĩa của các yếu tố, hình ảnh trong bài thơ.
Viết bài văn ngắn nghị luận về một đọan thơ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 2,5
Tỷ lệ: 25%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5,0
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 7
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
Tổng số câu
Tổng điểm
Tỷ lệ
Số câu: 3
Số điểm: 2,5
Tỷ lệ: 25%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 7
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Tiết: 135
I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh năm 1958.
Trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh 1960.
Trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh 1969.
Trong chuyến về thăm vùng mỏ Quảng Ninh sau 1975.
 Câu 2: Ý nào nói đúng nhất nội dung của bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy?
Lời tâm sự chân thành với ánh trăng ở chiến khu.
Lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
Những kỉ niệm gắn bó với quê hương của nhà thơ trong quá khứ.
Sự từng trải của nhà thơ trong cuộc sống.
Câu 3: Hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong khổ thơ cuối của bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu có ý nghĩa như thế nào?
Tả thực.
Biểu tượng.
Vừa tả thực, vừa biểu tượng.
 D. Cả A, B, C đều sai. 
Câu 4: Nối giữa tên bài thơ (cột A) với tác giả (cột B) sao cho phù hợp.
A
B
Đồng chí
Nguyễn Duy
Bếp lửa
Chính Hữu
Ánh trăng
Bằng Việt
Phạm Tiến Duật
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
 a, Hãy chép lại khổ thơ đầu của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” và chỉ ra nội dung chính của khổ thơ đó.
 b, Nhận xét ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Câu 2: (5 điểm): Viết một bài văn ngắn phân tích khổ thơ cuối của bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu.
-------------------Hết------------------
(Đề kiểm tra này có 1 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 135
I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) 
 Câu 1: A
 Câu 2: B
 Câu 3: C
Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm.
 Câu 4: Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 đ
A
B
Đồng chí
Nguyễn Duy
Bếp lửa
Chính Hữu
Ánh trăng
Bằng Việt
II. Tự luận:
Câu 1:
 1a,(1 điểm)
 - Học sinh chép chính xác được 4 câu thơ thuộc đoạn thơ đầu của bải thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (0,5 đ)
 - Nội dunng của đoạn thơ: (0,5 đ)
 + Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Đây là khung cảnh rộng lớn kì vĩ mà gần gũi. 
 + Tâm trạng náo nức, vui tươi, phấn khởi của ngư dân lao động trên biển.
 1b, (1 điểm)
 - Ý nghĩa của hình ảnh “vầng trăng” tron bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy:
 + Vầng trăng – là hình ảnh thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát.
 + Vầng trăng – biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống.
 + Vầng trăng - người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở: phải sống thủy chung với quá khứ gian lao.
Câu 2: (5 điểm) Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ “Đồng chí”- Chính Hữu.
 * Nội dung: (3,5 đ)
- Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời chiến sĩ.(1 đ)
- Trong bức tranh nổi lên trên cảnh rừng già là 3 hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh “rừng hoang sương muối”, những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng chí giúp họ vượt lên tất cả thiếu thốn, gian khổ, sự khắc nghiệt của thời tiết. Tình đồng chí giúp họ sưởi ấm lòng trong cảnh mùa đông rừng hoang sương muối.(1 đ)
- “Đầu súng trăng treo” – là hình ảnh nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích của chính tác giả. Hình ảnh ấy còn mang tính biểu tượng, gợi những liên tưởng phong phú..Súng và trăng là gần mà xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.(1,5 đ)
* Hình thức:( 1,5 đ)
 - Bài viết có đủ 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
 - Viết đúng kiểu bài nghị luận, thể hiện được những suy nghĩ chân thực.
 - Bài viết rõ ràng, mạch lạc; đúng cú pháp; đảm bảo liên kết câu, liên kết đoạn; không mắc lỗi chính tả.
-------------------------------Hết---------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 135.doc