Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 47

Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 47

I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức văn học của học sinh qua mảng truyện trung đại Việt Nam.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận

2. Thời gian: 45 phút

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1692Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 47", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 47
I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức văn học của học sinh qua mảng truyện trung đại Việt Nam.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Chuyện người con gái Nam Xương
Nhớ thể loại, cốt truyện văn bản.
Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Suy nghĩ cảm nhận về nhân vật trong đoạn trích.
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 4
Số điểm: 6,5
Tỷ lệ: 65%
Hoàng Lê Nhất thống chí 
Nhớ nội dung và các chi tiết trong văn bản.
Hiểu, tái hiện sự kiện và nhân vật trong văn bản.
Nhận xét ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật trong truyện
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 4
Số điểm: 3,5
Tỷ lệ: 350%
Tổng câu
Tổng điểm
Tỷ lệ
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 47
I/Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Nội dung của “Chuyện người con gái Nam Xương” là gì”?
 A. Cuộc đời và số phận oan nghiệt của Vũ Nương.
 B. Chàng Trương Sinh hay ghen tuông.
 C. Cuộc sống gia đình không hòa thuận của Vũ Nương.
 D. Cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
Câu 2: Ý nào sau đây không phải là giá trị nghệ thuật của “Chuyện người con gái Nam Xương”?
 A. Nghệ thuật xây dụng nhân vật.
 B. Nghệ thuật dựng truyện.
 C. Kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
 D. Thủ pháp “tả cảnh ngụ tình”.
Câu 3: Lời than sau đây của Vũ Nương thể hiện nàng là một con người như thế nào?
“Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con ruồng rẫy, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin người chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”
Nàng là người phụ nữ ủy mị yếu đuối.
Nàng là người phẩm chất trong sạch nhưng phải chịu nỗi oan khuất.
Nàng là người con gái đẹp nhưng phải chịu cuộc đời khổ cực.
Nàng là người mẹ hiền thục, người vợ đảm đang.
Câu 4: Đoạn trích Hồi thứ 14 – “ Hoàng Lê nhất thống chí” kể về sự viêc gì?
Vua Quang Trung lên ngôi Hoàng đế
Cuộc sống xa hoa của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Sự chủ quan kiêu ngạo của quân tướng nhà Thanh.
Chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung.
Câu 5: Sau khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã làm việc gì đầu tiên?
Cầm quân ra Bắc.
Ngồi yên chờ giặc. 
Lên ngôi Hoàng đế, sau đó xuất quân ra Bắc.
Giảng hòa với nhà Thanh.
Câu 6: Trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An, vua Quang Trung đã dẫn ra những tấm gương anh hùng dân tộc chống ngoại xâm chủ yếu là để nhằm mục đích gì?
 A.Thể hiện niềm tự hào dân tộc của vua Quang Trung.
 B. Thể hiện sự am hiểu về lịch sử dân tộc của vua Quang Trung.
 C. Nói lên truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
 D. Thể hiện niềm khao khát của vua Quang Trung muốn lập được chiến công như những vị anh hùng đó.
II.- Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm): Hãy nêu nhận xét của em về ý nghĩa của việc miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và bè lũ vua tôi Lê Chiêu Thống trong đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ 14”?
Câu 2: (5 điểm): Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ bằng một bài văn ngắn.
--------------------------Hết---------------------------
(Đề kiểm tra này có 2 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 47
I- Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
D
B
D
C
C
II- Tự luận:
Câu 1 (1 điểm): Nhận xét về ý nghĩa của việc miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và bè lũ vua tôi Lê Chiêu Thống trong đoạn trích “ Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ 14”:
 *Tả thực, với chi tiết cụ thể, âm hưởng rất khác nhau: 
 - Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh hối hả “ ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy”; ngòi bút miêu tả khách quan 
 -> Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh. (0,5 đ)
 - Đoạn văn dưới, nhịp điệu có chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thốngâm hưởng ngậm ngùi chua xót 
 -> Số phận bi thảm của bè lũ vua tôi Lê Chiêu Thống. (0,5đ)
Câu 2: (5 điểm) Bài làm của HS phải làm rõ được các ý sau:
 *Nội dung: (3,5 đ)
 - Phẩm chất cao đẹp của người con gái Nam Xương:
 + Đảm đang. 
 + Hiếu thảo.
 + Chung thủy.
 -> Nguyễn Dữ muốn khẳng định, đề cao vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ.
 - Cuộc đời và số phận Vũ Nương đầy bất hạnh và oan nghiệt:
 + Bị chồng nghi oan.
 + Nỗi oan khuất của Vũ Nương không giãi bày được cùng ai.
 + Vũ Nương rơi vào tuyệt vọng.
 + Vũ Nương phải chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch.
 -> Tác giả đã lên án tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo.
 Nói lên tiếng nói đòi quyền sống cho người phụ nữ.
 * Hình thức:( 1,5 đ)
 - Bài viết có đủ 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
 - Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm, thể hiện được những suy nghĩ chân thực.
 - Bài viết rõ ràng, mạch lạc, đúng cú pháp, không mắc lỗi liên kết, không mắc lỗi chính tả.
-----------------------Hết---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 47.doc