Giáo án Kiểm tra 45 phút Môn: Vật Lý Năm học: 2011 - 2012

Giáo án Kiểm tra 45 phút Môn: Vật Lý Năm học: 2011 - 2012

Câu1: Một ôtô chở khách đang chạy trên đường, người phụ lái đang đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì:

A. Người phụ lái đứng yên B. Ôtô đứng yên

C. Cột đèn bên đường đứng yên D. Mặt đường đứng yên

Câu 2: Vận tốc của ôtô là 50 km /h có nghĩa là :

A. Ôtô chuyển động được 50 km . B. Ôtô chuyển động được trong một giờ .

C. Trong mỗi giờ ôtô đi được 50 km . D. Ôtô đi 1 km trong 50 giờ .

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1178Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kiểm tra 45 phút Môn: Vật Lý Năm học: 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH – THCS Tân Lâm 1
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp: 8a.
Kiểm tra 45 phút
Môn: Vật Lý
Năm học: 
2011 - 2012
Điểm
Lời phê của giáo viên
 ĐỀ BÀI : 
I / TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5điểm )
 Hãy chọn phương án đúng nhất trong các lựa chọn ở các câu sau đây : 
Câu1: Một ôtô chở khách đang chạy trên đường, người phụ lái đang đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì:
A. Người phụ lái đứng yên	B. Ôtô đứng yên
C. Cột đèn bên đường đứng yên	D. Mặt đường đứng yên
Câu 2: Vận tốc của ôtô là 50 km /h có nghĩa là : 
A. Ôtô chuyển động được 50 km . 	B. Ôtô chuyển động được trong một giờ .
C. Trong mỗi giờ ôtô đi được 50 km . 	D. Ôtô đi 1 km trong 50 giờ .
Câu 3 : Khi chọn Trái Đất làm vật mốc thì phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.	B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng.
C. Mặt Trăng đứng yên, Trái Đất chuyển động.	D. Trái Đất và Mặt Trăng đều luôn đứng yên.
Câu 4 : Tính chất của bình thông nhau là trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên 
A. lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn luôn bằng nhau .	B. mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau .
C. không tồn tại áp suất chất lỏng .	D. các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng độ cao .
Câu 5: Chuyển động đều là chuyển động của 
A. ôtô khi khởi hành . 	B. xe đạp khi xuống dốc . 
C. tàu hoả khi vào nhà ga . 	D. đầu kim đồng hồ khi hoạt động bình thường . 
Câu 6: Khi một vật đang đứng yên chịu tác dụng của một lực duy nhất thì vận tốc của vật sẽ
A. giảm dần theo thời gian . 	B. tăng dần theo thời gian .
C. không thay đổi theo thời gian . 	D. có thể vừa tăng vừa giảm .
Câu 7: Đặt một ly nước trên đầu một tờ giấy dài , mỏng . Có thể rút tờ giấy ra mà không làm đổ ly nước bằng cách 
A. giật thật nhanh tờ giấy một cách khéo léo . 	B. rút thật nhẹ nhàng tờ giấy .
C. rút tờ giấy ra với tốc độ bình thường . 	D. vừa rút vùa quay tờ giấy .
Câu 8: Lực là nguyên nhân làm vận tốc của chuyển động .
A. tăng 	B. giảm 	C. không đổi 	D. thay đổi 
Câu 9: Vận tốc của một vật là 15m/s , kết quả này tương ứng với vận tốc 
A. 36 km/h 	B. 48 km/h 	C. 54 km/h 	D. 60 km/h
Câu 10: Một ôtô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ôtô là 500N. Độ lớn của lực ma sát tác dụng lên bánh xe ôtô là :
A. 600N 	B. 700N C. 500N 	D. 800N
Câu 11: Trường hợp nào sau đây cần tăng lực ma sát?
A. Xích xe đạp để lâu ngày bị khô dầu.	B. Bản lề của cánh cửa bị khô dầu.
C. Mắc áo bị gió thổi trượt trên dây phơi.	D. Ổ bi của máy khi bị khô dầu.
Câu 12: Áp suất của một vật 10kg để trên bàn có diện tích tiếp xúc với bàn là 0.5m2 tác dụng lên bàn là :
A. 5N/m2 	B. 20N/m2 	C. 50N/m2 D. 200N/m2
Câu 13: Có thể giảm lực ma sát bằng cách :
A. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc 	B. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc
B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc 	D. Tăng diện tích mặt tiếp xúc
Câu 14: Trong các công thức sau đây, công thức cho phép ta tính áp suất của chất lỏng là 
A. p = d.h 	B. p = h/d 	C. p = d/h 	D. p = F/S
Câu 15: Chọn phát biểu sai về lực
A. Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật.
B. Vật chuyển động không đều chứng tỏ không có lực tác dụng lên vật.
C. Lực là nguyên nhân làm vật biến dạng.
D. Lực là đại lượng vectơ.
Câu 16: Cấu tạo của máy nén thủy lực gồm:
A. Hai ống hình trụ có tiết diện bằng nhau, thông với nhau, trong chứa chất lỏng, mỗi ống có một pít tông.
B. Hai ống hình trụ, tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng, mỗi ống có một pít tông.
C. Hai ống hình trụ có tiết diện bằng nhau, thông với nhau, trong chứa không khí, mỗi ống có một pít tông.
D. Hai ống hình trụ, tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa không khí, mỗi ống có một pít tông.
Câu 17: Đơn vị nào sau đây là của áp suất?
A. N/m3	B. N.m2	C. Paxcan	D. m2/N
Câu 18: Khi lợp ngói cho mái nhà, người thợ lợp mái thường đặt các tấm ván lên mái khi phải đi lại nhằm
A. giảm trọng lượng của người thợ lên mái nhà.
B. giảm áp lực của người thợ lên mái nhà.
C. tăng diện tích tiếp xúc của chân người thợ lên mái nhà từ đó giảm áp suất.
D. tăng diện tích tiếp xúc của chân người thợ lên mái nhà từ đó giảm tăng suất.
Câu 19: Trường hợp nào sau đây, lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi quả bóng lăn trên sân cỏ.
B. Lực xuất hiện khi dây cao su bị kéo căng.
C. Lực xuất hiện khi bánh xe ôtô trượt trên mặt đường.
D. Lực xuất hiện khi quyển sách đặt trên mặt bàn.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất chất lỏng?
A. Chất lỏng gây áp suất theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên.
B. Áp suất chất lỏng tại những điểm có độ sâu khác nhau đều như nhau.
C. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất ở đáy bình, không gây áp suất lên thành bình chứa.
D. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
II- TỰ LUẬN (5đ)
Câu 1: Thế nào là chuyển động đều ?chuyển động không đều? lấy ví dụ minh họa?(1đ)
Câu 2: Biểu diễn vectơ trọng lực của một vật, biết cường độ của trọng lực là 1500N, tỉ xích 300N. Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực trên(2đ)
Câu 3: Một xe máy đi trên quãng đường AB dài 80km, nửa quãng đường đầu xe đi với vận tốc 40 km/h, nửa còn lại đi với vận tốc 30km/h. Hỏi vận tốc trung bình của xe máy trên cả quãng đường?. (1 đ)
Câu 4: Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 65m so với mặt nước biển. Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,02m2. Tính áp suất ở độ sâu ấy
và áp lực của nước tác dụng lên phần cửa chiếu sáng của áo lặn. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. (1 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docde kt ly.doc