Giáo án Lịch sử 6 Bài 11: Những chuyển biến trong đời sống xã hội

Giáo án Lịch sử 6 Bài 11: Những chuyển biến trong đời sống xã hội

Bài 11

NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

I/. Mục tiêu

1. Kiến thức: Học sinh nắm được

 - Do tác động của sự phát triển kinh tế xã hội nguyên thuỷ đã có những chuyển biến trong quan hệ giữa người với người có sự phân công lao động, từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ.

 - Đất nước nảy sinh những vùng văn hoá lớn.

2. Kĩ năng:

 - Bỗi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh và sử dụng bản đồ.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 Bài 11: Những chuyển biến trong đời sống xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 12
 Bài 11
những chuyển biến trong đời sống xã hội
I/. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh nắm được
	- Do tác động của sự phát triển kinh tế xã hội nguyên thuỷ đã có những chuyển biến trong quan hệ giữa người với người có sự phân công lao động, từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ.
	- Đất nước nảy sinh những vùng văn hoá lớn.
2. Kĩ năng:
	- Bỗi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh và sử dụng bản đồ.
3. Tư tưởng:
	- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức về cội nguồn dân tộc.
II/. Chuẩn bị
- Thầy: Tranh ảnh, bản đồ. Mẫu vật.
- Trò: Đọc và tìm hiểu, trả lời câu hỏi .
III/. Phương pháp : 
- Vấn đáp, trực quan ,so sánh, phân tích
IV. Tiến trình lên lớp :
1. ổn định lớp : (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ	(4’)	
? Theo em sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?
+ Thuật luyện kim :
+ Tầm quan trọng của nghề trồng lúa nước :
- Cây lúa trở thành cây lương thực chính....
- Người định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn
3. Bài mới : * Những chuyển biến lớn về kinh tế dẫn đến những chuyển biến về xã hội. Đó cụ thể là những chuyển biến như thế nào... 
Hoạt động 1
- HS theo dõi kênh chữ (Mục 1)
1. Sự phân công lao động được hình thành như thế nào? ( 14’)
- Em có nhận xét gì về việc đúc một công cụ bằng đồng hay làm một bình bằng đất nung, so với việc làm một công cụ đá? 
- Phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật cao 
- Nhanh chóng , sắc bén hơn, năng xuất lao động cao hơn.
? Có phải trong xã hội ai cũng biết đúc đồng không?
- HS thảo luận trả lời
- GV chốt: Chỉ có một số người biết đúc đồng( Chuyên môn cao)
? Một người vừa lo sản xuất ngoài đồng vừa lo việc nhà đúc công cụ có làm được không?
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV kết luận: Không - Phải có sự phân công lao động:nông nghiệp, TCN được tách thành hai nghề riêng
? Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?
? Sản xuất phát triển số người lao động tăng lên, nông dân vừa lo việc đồng áng vừa lo việc nhà có được không?
- Cần có sự phân công lao động ở trong nhà và ngoài đồng:
 + Giới: Nam làm những công việc nặng: Cày, đúc đồng.
 Nữ: Làm việc nhẹ ở nhà: dệt vải...
=> Địa vị của người đàn ôngtrong gia đình và xã hội ngày càng quan trọng hơn => Chế độ mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ
Hoạt động 2
* HS theo dõi kênh chữ mục 2T33
? Các làng bản được ra đời như thế nào?
- Cuộc sống ngày càng ổn định
- Định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn=> Dần dần hình thành các chiềng chạ( làng bản) : có quan hệ huyết thống=> Thị tộc
? Bộ lạc được ra đời như thế nào?
? Tại sao thời kì này trong một số ngôi mộ người ta chôn theo công cụ SX và đồ trang sức nhưng số lượng và chủng loại khác nhau?
- Những người có chức quyền được chia nhiều của cải giàu lên=> Xã hội bắt đầu có sự phân biệt giàu nghèo, XH tư hữu.
Hoạt động 3
* Đọc theo dõi kênh chữ phần 3T34, 35
* Quan sát H31,32,33,34.
* Quan sát công cụ bằng đá được phụ chế
? Thời kì văn hoá Đông Sơn các công cụ chủ yếu được chế tác bằng nguyên liệu gì?
- Đồng
? Em có nhận xét gì về công cụ bằng đồng?
- Sắc bén hơn, năng xuất lao động cao tăng lên( lưỡi cày, cuốc, mũi giáo đồng, dao găm đồng)
? Tại sao từ thế kỉ VII => TKI TCN đất nước ta lại hình thành các trung tâm văn hoá lớn?
- Nhờ công cụ đồng ra đời thay thế đồ đá
- Sự phân công lao động giữa đàn ông với đàn bà
- Sản xuất phát triển
? Kể tên những trung tâm văn hoá đó?
- Oc eo( An Giang)
- Sa huỳnh( Quảng Ngãi)
- Đông Sơn( Bắc bộ và trung Bộ)
? Theo em những công cụ nào góp phần tạo nên chuyển biến của xã hội?
- Đồng
* Cư dân của văn hoá Đông Sơn gọi chung là Lạc Việt
- Sự phân công lao động là cần thiết:
- Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp là một bước tiến của xã hội => Sự phân công lao động xuất hiện
- Sự phân công lao động được hình thành:
 + Nam làm những công việc nặng: 
 + Nữ: Làm việc nhẹ ở nhà 
=> Xã hội đã có sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà
2. Xã hội có điểm gì mới?( 12’)
- Hình thành các làng bản( chiềng chạ)=> Thị tộc
+ Đứng đầu thị tộc là một tộc trưởng ( Già làng)
- Nhiều thị tộc họp lại thành bộ lạc
+ Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng: Có quyền chỉ huy sai bảo, được chia phần thu hoạch nhiều hơn
- Xã hội đã có sự phân biệt giàu nghèo
3. Bước phát triển mới về xã hôi nảy sinh như thế nào? ( 11’)
- Thời kì Đông Sơn TCN tách khỏi nông nghiệp, công cụ bằng đồng thay thế công cụ bằng đá
- Có sự phân công lao động giữa đàn ông với đàn bà
- Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo
- Các công xã thị tộc ra đời
- Liên minh các thị tộc là bộ lạc
- Liên minh các bộ lạc
=> Đây là thời kì chuẩn bị hình thành quốc gia
4. Luyện tập	(2’)	
- Công cụ lao động thuộc văn hoá Đông Sơn có gì mới so với văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn? Tác dụng của sự thay đổi?
5. Hướng dẫn về nhà :( 1’)	(	)
 	- Học thuộc bài
	- Đọc, tìm hiểu bài mới "Nước Văn Lang"
	+ Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào.
	+ Nước Văn Lang thành lập.
	+ Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào.
V. Rút kinh nghiệm:
 **************************
Ngày 15/11/2010
Tổ trưởng
Phạm Thị Phúc

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 6 tiet 12.doc