Giáo án Lịch sử 6 kì 1 - THCS Nhân Quyền

Giáo án Lịch sử 6 kì 1 - THCS Nhân Quyền

SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ

A. Mục tiêu

1.Kiến thức:

 Giúp học sinh:

-Hiểu rõ lịch sử là một môn khoa học, lịch sử xã hội loài người là toàn bộ hoạt động của con người từ xưa đến nay.

-Hiểu rõ sự cần thiết của môn lịch sử.

-Phân biệt được 3 loại tư liệu để dựng lại lịch sử.

2. Kĩ năng:

-Bước đầu giúp học sinh có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát.

3.Tư tưởng:

-Giúp học sinh ý thức được tính chính xác của lịch sử và yêu thích môn lịch sử.

B. Phương tiện.

-Bảng phụ, tranh ảnh.

 

doc 57 trang Người đăng vultt Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 kì 1 - THCS Nhân Quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1. NS:
 ND:
Bài 
Sơ lược về môn lịch sử
A. Mục tiêu
1.Kiến thức:
 Giúp học sinh:
-Hiểu rõ lịch sử là một môn khoa học, lịch sử xã hội loài người là toàn bộ hoạt động của con người từ xưa đến nay.
-Hiểu rõ sự cần thiết của môn lịch sử.
-Phân biệt được 3 loại tư liệu để dựng lại lịch sử.
2. Kĩ năng:
-Bước đầu giúp học sinh có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát.
3.Tư tưởng:
-Giúp học sinh ý thức được tính chính xác của lịch sử và yêu thích môn lịch sử.
B. Phương tiện.
-Bảng phụ, tranh ảnh.
C.Tiến trình dạy học.
I.Ôn định tổ chức lớp.
II.Bài mới.
-Giới thiệu về chương trình sử 6.
-Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
GV đố:
“Vua nào áo vải
Đánh bại quân Thanh
Lên ngôi Hoàng Đế”?
?Vì sao em biết Quang Trung đã từng đánh bại quân Thanh.
-Vào bài mới.
? Em hãy kể sơ lược thời nhỏ của em từ khi bắt đầu đi học đến nay.
-Tất cả những gì đã diễn ra trong qúa khứ gọi là lịch sử. 
?Vậy lịch sử là gì.
?Lịch sử 1 con người và lịch sử xã hội loài người có gì giống và khác nhau
? Lịch sử ta học là lịch sử xã hội loài người,vậy lịch sử xã hội loài người là gì.
Để có những hiểu biết đó cần đến 1 khoa học đó là khoa học lịch sử.
GV kl:
? Quan sát H1-SGK, em thấy lớp học này khác gì lớp học của chúng ta hiện nay.
? Khu phố em ở, gia đình em hiện nay có khác ngày xưa không.
?tại sao có những thay đổi đó.Chúng ta có cần biết những thay đổi đó không.
? Cuộc sống mà chúng ta có được hôm nay do ai tạo nên, từ đó hãy cho biết học lịch sử để làm gì.
GV kl
? Dựa vào đâu em biết được quá khứ của mình và gia dình mình.
?Theo em có những loại tư liệu lịch sử nào.
?Quan sát H1,2-SGK cho biết có những loại tư liệu lịch sử nào.
-Vua Quang Trung
-Nhờ lịch sử
-HS kể
-Là những gì đã xảy ra trong quá khứ.
-Lịch sử 1 con người chỉ là những hoạt động của riêng người đó,chỉ liên quan đến người đó hoặc một vài người khác.
-Lịch sử xã hội loài người rộng hơn nhiều liên quan đến mọi người mọi nước .
-Lịch sử 1 con người thì ngắn, lịch sử xã hội loài người thì dài.
-HS trả lời
-Lớp học ngoài trời,ít học sinh, thiếu bàn ghế
-Có.
-Do thời gian và những hoạt động của con người.
-Do ông bà tổ tiên gây dựng nên.
-Học lịch sử để biết ơn ông bà tổ tiên ta
-Nghe cha mẹ kể lại.
-Tư liệu truyền miệng
-Hiện vật
-chữ viết.
-Bàn ghế cổ,bia đá: Hiện vật
-Chữ trên bia: Tư liệu chữ viết.
I.Lịch sử là gì?
-Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ.
-Lịch sử xã hội loài người là toàn bộ những hoạt động của loài người từ khi xuất hiện đến nay.
-Lịch sử là 1 khoa học.
2. Học lịch sử để làm gì?
-Học lịch sử để biết ơn ông bà tổ tiên.
-Biết quý trọng và tận dụng những gì mình có vào cuộc sống làm giàu cho đất nước. 
3.Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
-Có 3 loại tư liệu:
+Truyền miệng
+Hiện vật
+Chữ viết.
III.Củng cố.
 Bài tập: Nối các từ sau cho thích hợp	
Những dòng chữ trên chuông đồng
Sự tích bánh trưng bánh dày
Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”
Bình gốm cổ
Kim tự tháp Ai Cập
Tư liệu hiện vật
Tư liệu truyền miệng
Tư liệu chữ viết
-Học sinh đọc lại nội dung bài học.
IV.Dặn dò.
-Về học bài
-Làm các bài trong sách bài tập.
Tiết 2. NS:
 ND:	
Bài 2:
Cách tính thời gian trong lịch sử
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức:
 Giúp học sinh:
-Hiểu tầm quam trọng của việc tính thời gian trong lịch sử.
-thế nào là dương lịch, âm lịch, công lịch.
Biết cách đọc, ghi, tính năm tháng theo công lịch.
2. Kĩ năng:
-Giúp học sinh biết cách tính năm, tháng theo công lịch, tính khoảng cách giữa các thế kỉ.
3.Tư tưởng:
-Giúp học sinh ý thức được tính chính xác của lịch sử và yêu thích môn lịch sử. Học sinh biết quý thời gian.
B. Phương tiện.
- Tranh ảnh theo SGK.
 - Lịch treo tường.
 - Bản đồ thế giới thời cổ đại.
C.Tiến trình dạy học.
I.ổn định tổ chức lớp (1').
II. Kiểm tra bài cũ (4').
 ?Học lịch sử để làm gì?
 ? Có những loại tư liệu lịch sử nào? kể tên một vài tư liệu cụ thể?
III.Bài mới(36').
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
- Yêu cầu hs đọc.
GV: xem hình 1, 2 sgk bài 1 
?Em có biết trường làng hay những tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm không?
? Vậy chúng ta có cần biết thời gian dựng lại một tấm bia tiến sĩ đó không?
 *vì các tiến sĩ không cùng đỗ một năm, bia này dựng cách bia kia một khoảng thời gian.
? Dựa vào đâu, bằng cách nào con người sáng tạo ra cách tính thời gian?
- Cho HS quan sát 1 tờ lịch.
? Xem trên bảng ghi em thấy có những đơn vị thời gian và có những loại lịch nào?
 Âm lịch chữ nhỏ, dương lịch chữ to.
? Âm lịch là gì, Dương lịch là gì?
Gv: Người xưa cho rằng cả mặt trăng và mặt trời đều quay quanh trái đất tuy nhiên họ vẫn tính được khá chính xác 1 tháng có 29-30 ngày, 1 năm có 360-365 ngày.
? Theo em trên thế giới có những loại lịch nào?
Những chương trình thời sự chúng ta theo dõi không chỉ có thời sự trong nước mà còn có thời sự quốc tế.
? Vậy thế giới có cần một thứ lịch chung không? Đó là loại lịch nào?
? Công lịch là gì,trình bày các đơn vị thời gian theo công lịch?
 Gv vẽ trục năm lên bảng và giải thích cách ghi: 40 SCN, 30 TCN, 179 TCN, 248 SCN
1 thập kỉ = 10 năm.
1 thế kỉ = 100 năm.
1 thiên kỉ = 1000 năm.
?Tại sao thế giới đã có lịch chung nhưng trên tờ lịch của chúng ta vẫn ghi thêm lịch âm.
1. Tại sao phải xác định thời gian?
- Không.
- Để xác định được chúng ta cần dựa vào thời gian ghi trên những tấm bia đó. Rõ ràng xác định thời gian là điều cần thiết. 
-Xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản của lịch sử.
-Dựa vào hoạt động của mặt trăng, mặt trời để xác định thời gian.
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
- Ngày, tháng, năm, âm lịch, dương lịch.
- Âm lịch là loại lịch tính theo chu kì quay của mặt trăng quanh trái đất.
- Dương lịch là tính theo chu kì quay của trái đất quanh mặt trời.
3.Thế giới có cần một thứ lịch chung không?
- Trên thế giới có nhiều loại lịch: Âm lịch, Dương lịch, lịch Phật giáo,lịch Hồi giáo
- Có. Nay thống nhất 1 loại là Công lịch. 
-Công lịch là dương lịch được điều chỉnh lại. Công lịch là lịch chung của thế giới.( năm bắt đầu công nguyên- chúa Giê-su ra đời).
CN
248
30
179
4o0
Dân tộc ta có những phong tục tập quán riêng,có những ngày lễ cổ truyền riêng vì thế vẫn tính thời gian theo lịch âm.
 IV. Củng cố(3').
 Gv ra bài tập:
1.Năm 179 Tcn Triệu Đà xâm lược Âu Lạc cách năm 40 bao nhiêu năm?
a.40 năm.
b.179 năm.
c.219 năm.
2.Năm 40 khởi nghiã Hai Bà Trưng cách năm 938 là:
a. 898 năm
b.978 năm
c. 938 năm
3.Năm 1999 thuộc thế kỉ thiên niên kỉ
 V. Hướng dẫn về nhà(1').
 - Học bài, làm bài tập.
 - Xem trước bài 3.
*******************************
Tuần 3. Ngày soạn: 4/9/2008.
Tiết 3. Ngày dạy: 11/9/2008.
 Phần Một:
 Khái quát lịch sử thế giới cổ đại
 Bài 3:
Xã hội nguyên thuỷ
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức:
 Giúp học sinh hiểu:
- Nguồn gốc loài người với các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổ thành người hiện đại.
- Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người Nguyên thuỷ.
- Vì sao xã hội Nguyên thuỷ tan rã.
2.Tư tưởng:
- Nhận thức vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người.
3. Kĩ năng.
- Làm quen với phương pháp xem tranh ảnh lịch sử.
B. Phương tiện.
- Tranh ảnh theo Sgk.
- Sgk, sgv lịch sử 6.
C.Tiến trình dạy học.
I.ổn định tổ chức lớp (1').
II. Kiểm tra bài cũ (4').
 Bài tập: Một vật cổ bị chôn vùi trong lòng đất 1000 năm trước công nguyên, đến năm 1985 được đào lên.Hỏi vật cổ đó nằm dưới đất bao nhiêu năm?
III.Bài mới.(36').
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
 Gv yêu cầu học sinh đọc sgk.
? Tổ tiên của loài người bắt nguồn từ đâu?
? Người tối cổ có hình dáng như thế nào?
? Người tối cổ phát hiện cách đây bao nhiêu năm? ở những đâu?
Quan sát hình 3,4 sgk. Em thấy người tối cổ có cuộc sống như thế nào? nguồn sống chính?
? Em có nhận xét gì về cuộc sống của người nguyên thuỷ?
? Dựa vào đâu mà con người thoát ra khỏi thế giới động vật?
- Cho hs quan sát hình 5 sgk.
? Người tinh khôn xuất hiện từ khi nào?
? So sánh 2 hình em thấy người tinh khôn khác người tối cổ ở những điểm nào?
- Thể tích não lớn hơn.
- Đứng thẳng hơn, chi trước linh hoạt hơn, trán cao, mặt phẳng, cơ thể nhỏ gọn.
? Đời sống của người tinh khôn hơn khác với người tối cổ như thế nào? 
- Có tổ chức, có người đứng đầu, biết chế tạo công cụ lao động, biết lấy lửa bằng cách cọ sát đá.
- Yêu cầu hs đọc phần 3 sgk.
? Ban đầu công cụ lao động của người tinh khôn làm bằng gì?
- Họ đã biết cải tiến công cụ đá, biết chế tạo công cụ bằng kim loại.
? Họ phát hiện ra công cụ bằng kim loại khi nào?
- Cho hs quan sát và mô tả hình 6,7.
? Từ những công cụ đó, em hãy cho biết lúc đó có những ngành kinh tế nào?
? Sự xuất hiện của công cụ kim loaị có tác dụng gì, ảnh hưởng gì tới đời sống lao động và xã hội?
- Do cải tiến công cụ lao động sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động cao, của cải làm ra nhiều dẫn đến dư thừa. Có người chiếm được nhiều của cải, có người chiếm được ít do đó xã hội phân hoá kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thuỷ tan rã.
1. Con người đã xuất hiện như thế nào?
- Từ vượn cổ (người vượn): người tối cổ.
- Đi bằng 2 chân, hộp sọ phát triển, biết cầm nắm, chề tạo công cụ.
- Khoảng 3- 4 triệu năm: ở Bắc Phi, Gia va, Bắc Kinh....
- Sống thành bầy. Nguồn sống chính là săn bắt, hái lượm.
- Cuộc sống không ổn định.
- Nhờ lao động: họ biết ghè đẽo, biết dùng lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn.
2. Người tinh khôn sống như thế nào?
- Người tinh khôn xuất hiện cách đây 4 vạn năm.
- Người tinh khôn: đứng thẳng, trán thẳng, cằm thẳng, xương nhỏ, bộ não lớn hơn, phát triển hơn.
- Học sinh thảo luận.
+ Sống theo thị tộc.
+ Biết trồng trọt, chăn nuôi, biết làm đồ trang sức.
 + Cuộc sống ổ định, no đủ hơn.
3. Vì sao xã hội Nguyên thuỷ tan rã?
- Công cụ ban đầu bằng đá.
- Công cụ kim loại xuất hiện.
- Cách đây khoảng 4000 năm.
- Nông nghiệp, thủ công nghiệp.
- Năng xuất lao động tăng, sản phẩm dư thừa.
- Xã hội phân hoá giàu- nghèo.
- Xã hội nguyên thuỷ tan rã.
 IV. Củng cố( 3').
 Gv hướng dẫn hs làm bài tập 1, 2 trong sgk.
 V. Hướng dẫn về nhà(1').
 - Về nhà làm BT 3.
 - Học bài theo các câu hỏi trong sgk.
**********************************
Tiết 4. Ngày soạn: 11/9/2008.
 Bài 4. Ngày dạy: 18/9/2008.
Các quốc gia cổ đại phương đông
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức:
 Giúp học sinh hiểu:
- Sau khi xã hội Nguyên thuỷ tan rã xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời.
- Những nhà nước đầu tiên ở phương đông, thể chế nhà nước, nền tảng kinh tế của các quốc gia này.
2.Tư tưởng:
- Bước đầu ý thức được sự bình đẳng và sự phân hoá giai cấp trong xã hội.
3. Kĩ năng:
- Làm quen với phương pháp xem tranh ảnh lịch sử.
- Rèn kĩ năng phân ...  sở kinh tế phát triển.
- Quan hệ xã hội phát triển => hình thành các bộ lạc, chiềng, chạ
- Nhu cầu bảo vệ sản xuất và chống ngoại xâm.
4. Văn hoá thời Văn Lang - Âu Lạc.
- Trống đồng.
- Thành Cổ Loa.
IV. Củng cố bài(3').
- Gv khái quát kiến thức chương I và II.
V Hướng dẫn về nhà (1').
- HS về ôn tập toàn bộ kiến thức chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
*******************************************************
Tuần 18 Ngày soạn: 18/12/2008.
Tiết 18 Ngày dạy: 25/12/2008.
kiểm tra học kì I
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Giúp HS củng cố kiến thức về lịch sử dân tộc từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta đến thời đại Văn Lang - Âu Lạc. Hiểu được nền văn hoá thế giới.
2. Tư tưởng: Củng cố ý thức và tình cảm đối với Tổ Quốc, với nền văn hoá dân tộc, nền văn hoá thế giới.
3.Kĩ năng: Rèn kỹ năng khái quát sự kiện, thống kê, trình bày các sự kiện.
B. Chuẩn bị: Đề và đáp án.
C. Tiến trình dạy học.
I.ổn định tổ chức lớp. II. Kiểm tra
Đề lẻ:
Đề chẵn:
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: ( 1 điểm). Nối cột A với cột B sao cho phù hợp.
Cột A
Nối
Cột B
a. Thế kỉ VII trước công nguyên.
1.Triệu Đà đem quân đánh xuống Âu Lạc.
b. Năm 206 trước công nguyên.
2. Nước Âu Lạc ra đời.
c. Năm 207 trước công nguyên.
3. Nước Văn Lang hình thành.
d. Năm 181-180 trước công nguyên.
4. Nước Âu Lạc sụp đổ.
e. Năm 179 trước công nguyên.
Câu 2: ( 1 điểm). Khoanh tròn vào đáp án đúng?
a) Nhà nước Văn Lang đóng đô ở đâu?
A. Ba Vì ( Hà Tây).
B. Phong Khê ( nay là Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội).
C. Sơn Tây.
D. Bạch Hạc ( Việt Trì - Phú Thọ).
b) Đứng đầu nhà nước Âu Lạc là?
 A. Hùng Vương.
 B. Hùng Vương và An Dương Vương.
 C. An Dương Vương.
 D.Triệu Đà.
II. Tự luận: ( 8 điểm).
Câu1 (2 điểm) : Em hãy kể tên các quốc gia cổ đại phương Tây? Các quốc gia đó được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
Câu2: ( 3 điểm).
 Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
Câu 3: (3 điểm).
 Vẽ sơ đồ nhà nước Âu Lạc?
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: ( 1 điểm). Nối cột A với cột B sao cho phù hợp.
Cột A
Nối
Cột B
a. Thế kỉ VII trước công nguyên.
1. Nhà Tần đánh xuống phía Nam.
b. Năm 218 trước công nguyên.
2. Nước Âu Lạc ra đời.
c. Năm 206 trước công nguyên.
3. Nước Văn Lang hình thành.
d. Năm 207 trước công nguyên.
4. Nước Âu Lạc sụp đổ.
e. Năm 179 trước công nguyên.
Câu 2: ( 1 điểm). Khoanh tròn vào đáp án đúng?
a) Nhà nước Âu Lạc đóng đô ở đâu?
A. Bach Hạc ( Việt Trì - Phú Thọ).
B. Ba Vì ( Hà Tây).
C. Phong Khê ( nay là Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội).
D. Sơn Tây.
b) Đứng đầu nhà nước Văn Lang là?
 A. Hùng Vương.
 B. An Dương Vương.
 C. Hùng Vương và An Dương Vương.
 D.Triệu Đà.
II. Tự luận: ( 8 điểm).
Câu1 (2 điểm) : Em hãy kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông? Các quốc gia đó được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
Câu2: ( 3 điểm).
 Nêu tình hình nông nghiệp và các nghề thủ công của cư dân Văn Lang?
Câu 3: (3 điểm).
 Vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang?
*Đáp án và biểu điểm.
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
a-3; c-2 ; d-1; e-4.
Câu 3: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
 a) Đáp án D.
 b) Đáp án C.
II. Tự Luận:
Câu1: 
- Tên các quốc gia: Hi Lạp, Rô-ma.( 1 điểm).
- Hình thành trên các bán đảo vào đầu thiên niên kỉ I TCN (1 điểm).
Câu 2: 
- Ăn: cơm nếp, cơm tẻ, cá, thịt,....( 0,75 điểm).
- Đi lại: bằng thuyền. ( 0,75 điểm).
- ở: nhà sàn.( 0,75 điểm).
- Mặc: nam đóng khố, cởi trần,....; nữ mặc váy, áo xẻ giữa,.... ( 0,75 điểm).
Câu3: ( 3 điểm).
- Vẽ đúng sơ đồ, sạch sẽ, cân đối.
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
a-3; b-1 ; d-2; e-4.
Câu 3: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
 a) Đáp án C.
 b) Đáp án A.
II. Tự Luận:
Câu1: 
- Tên các quốc gia: Ai Cập, Trung Quốc, Lưỡng Hà, ấn Độ.( 1 điểm).
- Hình thành trên lưu vực các con sông lớn vào cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN (1 điểm).
Câu 2: 
- Nông nghiệp: trồng trọt và chăn nuôi ( 1 điểm).
- Các nghề thủ công : gốm, dệt vải,.....( 1 điểm).
- Nghề luyện kim được chuyên môn hoá cao( 1 điểm).
Câu3: ( 3 điểm).
- Vẽ đúng sơ đồ, sạch sẽ, cân đối.
III. Thu bài (1'): Nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
IV.Hướng dẫn về nhà (1'): Đọc trước bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Tuần 19 Ngày soạn: 1/1/2009.
Tiết 19 Ngày dạy: 8/1/2009.
CHƯƠNG III:
Thời kỳ bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập
Bài 17
Cuộc khởi nghĩa hai bà trưng (năm 40)
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức:
- Sau thất bại của An Dương Vương nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, ách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
2. Tư tưởng
- Giaó dục ý thức căm thù quân xâm lược.
- Xây dựng lòng tự hào dân tộc, biết ơn Hai Bà Trưng.
3.Kĩ năng.
- Kĩ năng vẽ, đọc bản đồ, tìm hiểu nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch sử.
B. Phương tiện.
- Sgk, sgv, giáo án, sách tham khảo,....
- Bản đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bầ Trưng.
C. Tiến trình dạy học.
I.Ôn định tổ chức lớp (1').
II. Kiểm tra bài cũ(1'). Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Bài mới (39').
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
Ghi bảng
? Vì sao nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu?
- Do Triệu Đà dùng âm mưu xảo trá chia rẽ nội bộ của ta.
- An Dương Vương mất cảnh giác.
? Sau khi chiếm được nước ta Triệu Đà đã làm gì?
- Sát nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Từ đây nước ta mất tên nước.
? Năm 111 TCN, sau khi chiếm Âu, nhà Hán đã làm gì?
- Chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân, Nhật Nam.
? Nhà Hán đã đặt quan lại cai trị nước ta như thế nào?
- Đứng đầu Châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là thái thú, Đô úy coi việc quân sự đều là người Hán, dưới là Lạc Tướng. 
? Em có nhận xét gì về cách cai trị của nhà Hán?
- Nhà Hán đã đặt ách thống trị đến tận cấp quận, huyện.
? Khi đặt ách thống trị lên đất nước ta nhà Hán đã bóc lột nhân dân ta như thế nào?
- Bắt nhân dân ta nộp thuế muối, thuế sắt.
- Bắt họ lên rừng, xuống biển tìm sản vật quý để cống nạp.
- Đưa người Hán sang các quận và bắt ta học phong tục Hán.
- Tô Định được cử làm thái thú quận Giao Chỉ.
? Theo em vì sao nhà Hán lại chú trọng đến thuế muối và thuế sắt nhất?
- Vì sắt cần thiết để rèn công cụ, vũ khí.
- Muối không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày.
? Nhà Hán đưa người Hán sang làm thái thú, bắt nhân dân ta theo phong tục Hán nhằm mục đích gì?
- Muốn cai quản chặt chẽ ta đến tận cấp quận, muốn nhân dân ta quên đi bản sắc văn hoá dân tộc.
? Em nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Hán với nhân dân ta?
- Tàn bạo, hà khắc, chúng vơ vét, bóc lột nhdân ta đến tận xương tủy.
- Yêu cầu hs đọc
- HS đọc bài.
? Em biết gì về Hai Bà Trưng?
- Trưng Trắc, Trưng Nhị con gái Lạc Tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương ở Ba Vì.
- Chồng Trưng Trắc là Thi Sách con trai Lạc Tướng huyện Chu Diên.
?Theo em vì sao Trưng Trắc, Trưng Nhị lại chuẩn bị khởi nghĩa?
- Do nhà Hán bóc lột nặng nề nhân dân ta => Căm thù quân Hán 2 Bà Trưng chuẩn bị khởi nghĩa .
- Thi Sách chồng Trưng Trắc bị nhà Hán giết.
- GV Kết luận: khắc sâu và chỉ trên lược đồ.
- Yêu cầu HS đọc 4 câu thơ trong SGK.
? Qua 4 câu thơ em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa?
- Giành độc lập cho Tổ Quốc, nối lại sự nghiệp của các Vua Hùng, trả thù cho chồng.
- Cho HS đọc phần chữ nhỏ SGK.
- HS đọc SGK.
? Việc khắp nơi kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì?
- Mọi người đều căm phẫn quân Hán.
- Nói lên tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta.
- GV trình bày diễn biến trên lược đồ.
- Cho HS đọc câu nói của Lê Văn Hưu.
? Qua diễn biến của cuộc khởi nghĩa và câu nói của Lê Văn Hưu em thấy cuộc khởi nghĩa này có ý nghĩa gì?
- Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Báo hiệu các thế lực phong kiến phương Bắc không thể thống trị nước ta được nữa.
I. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì thay đổi?
1. Những thay đổi của Âu Lạc
- 179 TCN Triệu Đà sát nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân.
- 111 TCN nhà Hán chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận Trung Quốc => Châu Giao.
2. ách thống trị của nhà Hán
- Bắt nhân dân ta nộp thuế nhất là thuế muối, thuế sắt.
- Bắt cống nộp sản vật quý.
- Bắt nhân dân ta học phong tục Hán, đưa Tô Định được cử làm thái thú quận Giao Chỉ.
II. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
1. Nguyên nhân
- Nợ nước, thù nhà hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn.
2. Diễn biến
- Tháng 3 (dương lịch) năm 40 Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn.
- Khắp nơi nd kéo về Mê Linh rồi từ Mê Linh đánh sang Cổ Loa, Luy Lâu.
- Khởi nghĩa thắng lợi.
3. ý nghĩa
- Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Phong kiến phương Bắc không thể thống trị nước ta được nữa.
IV. Củng cố bài(3').
- Gv chiếu lên máy lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Yêu cầu học sinh trình bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa.
V. Hướng dẫn về nhà (1').
- HS về học thuộc ndung bài; Xem trước bài 18.
Tuần 20 Ngày soạn: 8/1/2009.
Tiết 20 Ngày dạy: 15/1/2009.
Bài 18
trưng vương và cuộc kháng chiến chống
xâm lược hán
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức:
- Giúp hs hiểu được việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành được độc lập.
- Sự xâm lược của nhà Hán và cuộc khàng chiến chống quân xâm lược Hán do Hai Bà Trưng lãnh đạo (nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa)
2. Tư tưởng
- Ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc, có lòng yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm.
3.Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng đọc bản đồ lịch sử, làm quen với phương pháp kể chuyện lịch sử.
B. Phương tiện.
- SGK, SGV, giáo án, sách tham khảo,....
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
- ảnh đền thờ Hai Bà Trưng
C. Tiến trình dạy học.
I.ổn định tổ chức lớp (1').
II. Kiểm tra bài cũ (4').
? Trình bày bộ máy chính trị và chính sách của nhà Hán đặt trên đất nước ta?
? Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
III. Bài mới (36').
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Sau khi đánh đuổi nhà Hán, Hai Bà Trưng đã làm gì?
* Thảo luận:
? Bà Trưng đã tổ chức bộ máy cai quản việc nước như thế nào?
?Nêu những chính sách của Trưng Vương? Em nhận xét gì về các chính sách ấy?
GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
GV kết luận.
? Th ái độ củaVua Hán sau cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng như thế nào?
GV mở rộng: Lúc này Vua Hán còn phải lo đối phó với các cuộc khởi của nhân dân trong nước và lo bành trướng lãnh thổ về phía bắc về phía tây nên chỉ hạ lệnh cho các quận miền nam TQ chuẩn bị khởi nghĩa.
? Đạo quân của nhà Hán sang xl nước ta do ai chỉ huy, lực lương như thế nào.
? Vì sao nhà Hán chon Mã Viện chỉ huy đạo quân sang xâm lược nước ta.
I.Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành độc lập?
IV. Củng cố bài
- 
V. Dặn dò
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 6 moi nhat 2010.doc