Giáo án Lịch sử 7 tuần 1

Giáo án Lịch sử 7 tuần 1

PHẦN MỘT

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

BÀI 1: TIẾT 1

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU

( THỜI SƠ -TRUNG KÌ )

 1 . MỤC TIÊU

 a. Về kiến thức

Giúp HS

 - Nắm được quá trình hình thành XHPK châu Âu cơ cấu XH ( gồm 2 giai cấp cơ bản lãnh chúa và nông nô)

 - Hiểu khái niệm lãnh địa PK và đặc trưng của nề kinh tế lãnh địa hiểu được thành thị trung đại xuất hiện NTN ,KT và thành thị trung đại khác lãnh địa ra sao

b. Về kĩ năng

 - Biết sử dụng bản đồ xác định vị trí của các quốc gia PK biết vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy những sự chuyển biến từ XH chiếm hữu nô lệ -> CĐPK

 

doc 11 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1095Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/03/2009 
Ngày dạy: 25/08/2009
Lớp: 7A
PHẦN MỘT
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
BÀI 1: TIẾT 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
( THỜI SƠ -TRUNG KÌ )
 1 . MỤC TIÊU 
 a. Về kiến thức 
Giúp HS
 - Nắm được quá trình hình thành XHPK châu Âu cơ cấu XH ( gồm 2 giai cấp cơ bản lãnh chúa và nông nô)
 - Hiểu khái niệm lãnh địa PK và đặc trưng của nề kinh tế lãnh địa hiểu được thành thị trung đại xuất hiện NTN ,KT và thành thị trung đại khác lãnh địa ra sao 
b. Về kĩ năng
 - Biết sử dụng bản đồ xác định vị trí của các quốc gia PK biết vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy những sự chuyển biến từ XH chiếm hữu nô lệ -> CĐPK 
	c. Về thái độ
- Thông qua những sự kiện cụ thể bồi dưỡng NTN cho HS về sự phát triển hợp quy luật của XH loài người từ chế độ chiểm hữu nô lệ sang PK 
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
 a. Chuẩn bị của GV : - Bản đồ châu Âu ,tranh ảnh tư liệu về lãnh địa ,thành thị 
 - Soạn giáo án
 b. Chuẩn bị của HS : Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (2’)
KT chuẩn bị bài của HS
*Giới thiệu bài : Lớp 6 các em đã tìm hiểu về XH nguyên thuỷ và khi con người tìm thấy kim loại nề kinh tế phát triển –XH NT tan rã chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời đến TK V CĐCHNL tan rã thay vào đó là chế độ mới đó là chế độ PK châu âu
b. Dạy nội dung bài mới (39’)
Hoạt động của thầy ,trò
Nội dung 
G
?
H
G
?
G
?
G
 ?
H
?
H
?
H
G
G
H
 ?
H
?
?
G
?
?
?
H
?
G
?
H
?
G
?
H
?
H
?
H
Sử dụng lược đồ các quốc gia cổ đại ở lớp 6
Chỉ trên bản đồ vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây Rô-ma, Hi-Lạp
Đọc SGK
-Các QGCĐPT ra đời và tồn tại từ đầu thiên niên kỉ I->V trong thời gian tồn tại nhà nước Rô-ma hùng mạnh nhưng đến TK V nhà nước Rô-Ma lâm vào tình trạng khủng hoảng KTNN giảm sút SX trang trại đình đốn XH trở nên rối ren trong khi đó nô lệ & dân nghèo không ngừng nổi dậy đến đây CĐCHNL tan rã không còn sức sống nữa .Nhân cơ hội đó người Giéc-Man vốn là các DT người sống ở Bắc Âu đang trên đà tan rã ,dân số đông nhân cơ hội đó tràn vào chinh phục Rô-ma đến năm 479 đế quốc Rô -ma bị diệt vong 
Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma người giéc-man đã làm gì (SH quan sát trên bản đồ người giéc man)
SGK ( khi tràn vào I-ta-li-a )
Người Giéc-man làm cho XH Rô-ma biến đổi NTN?
-SGK Đ2
Những việc làm ấy tác động đến XH Rô-ma NTN ?
XH phân chia 2 giai cấp :lãnh chúa và nông nô
Lãnh chúa,nông nô có địa vị như thế nào trong XH ?
Lãnh chúa : có nhiều ruộng đất ,giàu có ,có tước vị ,có quyền thế 
Nông nô : lệ thuộc vào lãnh chúa 
Lãnh chúa và nông nô lànhững tầng lớp nào trong XH Rô-ma trước đây 
-Lãnh chúa: GC mới được hình thành xuất thân từ tướng lĩnh quý tộc người Giéc man
Nông nô : Lệ thuộc vào lãnh chúa đó là quá trình hình thành XHPK ở châu Âu 
ở lớp 6 :CĐCHNL ra đời 2 GC chủ nô và nô lệ XHPK châu Âu ra đời với sự tác động bên ngoài XH có 2 GC mới : lãnh chúa và nông nô
Chuyển ý : XHPK châu Âu hình thành đặc trưng của XHPKCA là lãnh địa PK Vậy lãnh địa PK được hình thành NTN?
Đọc phần 2
Quan sát hình 1 em có nhận xét gì về lãnh địa PK ?
Đọc thêm SGK(15)
Thế nào là lãnh dịa PK ?
Em có nhận xét gì đời sống trong lãnh địa ?
-Cuộc sống của lãnh chúa NTN có quyền hành gì ?
-Cuộc sống của nông nô như thế nào 
Lãnh chúa không lao động SGK
Lãnh chúa này có nguồn gốc từ đâu 
Nguồn gốc lãnh địa : khu đất nông thôn dưới thời Rô-ma ,các công xã thống nhất 
Trong lãnh địa GC nào là LĐ chính ? họ có cuộc sống NTN?
So với nô lệ thì số phận của nông nô có gì khác ?
Đời sống nông nô có phần dễ chịu hơn có gia đình có túp lều để ở có nông cụ ,gia súc nên họ cũng quan tâm đến SX vì XHPK có phát triển hay không là phụ thuộc vào sự LĐ của nông nô -SX lương thực ,thực phẩm để tiêu dùng không có sự trao đổi bên ngoài 
Đặc điểm và tính chất nền KT lãnh địa là gì ?
-Thời Pk nông nô SX ra mọi vật dụng ,họ chỉ phải mua muối và sắt họ chưa làm ra trong lãnh địa không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài nhưng những người nông nô họ vừa làm ruộng vừa làm thủ công ,SX nhiều hàng hoá -> đến nơi đông người để buôn bán trao đổi -> trở thành thành thị 
Những nguyên nhân nào xuất hiện thành thị trung đại 
-Các thợ thủ công lập xưởng thủ công trong qúa trình Sx có sự phân công chuyên môn hoá nền SX hàng hoá đòi hỏi có nhu cầu trao đổi buôn bán 
Theo em trong các thành thị trung đại sinh sống là những ai ? họ làm những nghề gì ?
-Họ lập ra những phường hội để cùng nhau SX và buôn bán nhằm giữ độc quyền buôn bán và bảo vệ hàng hoá các thương nhân châu Âu hàng năm còn tổ chức những hội chợ lớn 
Quan sát hình 2 nhìn bức tranh em có nhận xét gì ?
- Đông đúc người ,hàng hoá nhiều 
Chứng tỏ sự phát triển của buôn bán trao đổi 
- Trung tâm kinh tế văn hoá 
Các thương nhân châu Âu tổ chức các hội chợ nhằm mục đích gì ?
-Triển lãm trao đổi buôn bán phong phú 
Vai trò của thành thị trung đại XHKTPK châu Âu ?
- Thúc đẩy nền KT hàng hoá phát triển nó phá vỡ nề KT tự cung tự cấp sự hình thành XHPK châu Âu là hoàn toàn hợp với quy luật của XH loài người 
1/ Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu ( 13’)
-TK V người Giéc man xâm chiếm tiêu diệt đế quốc Rô-ma
-Thành lập vương quốc mới sau phát triển thành vương quốc Anh ,Pháp, Tâyban nha,ý
- Chiếm ruộng đất chia cho tướng lĩnh quân sự quý tộc 
-Phong các tước vị cao ,thấp 
-XH có 2 giai cấp :
 + Lãnh chúa: giàu , có quyền thế
 + Nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa
2. Lãnh địa phong kiến (13’)
- Lãnh địa PK là vùng đất rộnglớn do lãnh chúa chiếm đoạt và XD
-Lãnh chúa sống xa hoa đầy đủ có quyền sở hữu tối cao ruông đất ,đặt tô thuế ,đặt pháp luật thống trị nông nô - như một ông vua
-Nông nô : nộp tô thuế nặng nề sống phụ thuộc ,khổ cực nghèo đói – nổi dậy đấu tranh 
- Kinh tế lãnh địa : KT nông nghiệp đóng kín tự cung tự cấp 
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại (13’)
- Cuối TKXI hàng thủ công SX nhiều – trao đổi buôn bán -> ra đời thị trấn -> thành phố -> gọi thành thị trung đại 
- Cư dân thành thị : thợ thủ công, thương nhân 
- Thành thị ra đời thúc đẩy PK châu Âu phát triển 
c. Củng cố, luyện tập (3’)
Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa lãnh địa PK và thành thị trung đại ( cư dân nền KT)
Lãnh địa PK
Thành thị trung đại
-Cư dân : Lãnh chúa ,nông nô 
- Đặc điểm KT : nông nghiệp đóng kín tự cung tự cấp
Cư dân : thợ thủ công thương nhân 
- Đặc điểm KT : KT hàng hoá ,buôn bán 
 - 
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Học bài 
- Đọc trước bài 2
- Làm bài tập số 3,4 vở bài tập 
Ngày soạn : 05/09/2009 
Ngày dạy: 08/09/2009
Lớp: 7
BÀI 2: TIẾT 2
SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH 
THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
 1 . MỤC TIÊU 
 a. Về kiến thức 
Giúp HS
- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí như là 1 trong những nhân tố quan trọng, tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ SX TBCN
- Quá trình hình thành QHSX TBCN trong lòng XHPK
b. Về kĩ năng
- Biết sử dụng bản đồ thế giới (địa cầu) để đánh dấu (hoặc xác định đường đi của 3 nhà phát kiến địa lí.
- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử
	c. Về thái độ
- Qua các sự kiện LS giúp HS thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ XHPK lên XHTBCN
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : - Bản đồ thế giới (địa cầu): Những mẩu chuyện về những cuộc phát kiến địa lí, tranh ảnh, tàu thuyền 
 - Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS : SGK, vở, tìm hiểu ND bài: Sưu tầm tranh ảnh, chuyện có liên quan đến bài mới
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi: 
XHPK C.Âu được hình thành ntn?
So sánh sự khác nhau giữa lãnh địa và TTTĐ: Cư dân, đặc điểm KT
Đáp án:
XHPK C.Âu hình thành: TKV người Giéc- Man xâm chiếm QGCĐ lập vương quốc mới, chiếm ruộng đất, phong chức tước => XH xuất hiện 2 giai cấp: Lãnh chúa, nông nô
Lãnh địa PK: Cư dân Đặc điểm KT
 Lãnh chúa, nông nô NN đóng kín, tự cấp tự túc
Thành thị trung đại: TTC- thương nhân TCN hàng hoá, trao đổi buôn bán
*Giới thiệu bài : Các TTTĐ ra đời thúc đẩy SX phát triển ở TKXV nền KT hàng hoá phát triển vì vậy y/c về thị trường được đặt ra. Đây là nguyên nhân thúc đẩy người phương Tây tiến hành cuộc phát kiến địa lí -> làm cho giai cấp TS C.Âu ngày 1 giầu lên dẫn đến sự suy vong của CĐPK và thúc đẩy quan hệ sản xuất TBCN nhanh chóng ra đời => hình thành CNTB ở C.Âu
b. Dạy nội dung bài mới (36’)
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung 
H
?
H
G
?
H
?
?
G
?
H
?
H
G
G
?
G
?
?
H
?
H
?
G
?
?
H
?
H
G
?
H
?
H
?
H
Đọc đoạn 1 (SGK)
Tìm nguyên nhân dẫn đến cuộc phát kiến địa lí (vì sao có cuộc phát kiến địa lí?)
- Do SX phát triển các thương nhân, thợ thủ công nghiệp cần thị trường N.liệu.
Giải thích: Phát kiến địa lí đó là quá trình tìm ra những con đường mới vùng đất mới, những dân tộc mới của C.Âu
Vào TKXIV- XV ở C.Âu nền KT hàng hoá phát triển nhu cầu về N.liệu; vàng, bạc, đá quý, thị trường ngày 1 tăng “cơn sốt vàng” của những người tham gia đoàn thám hiểm là tiền đề đặc biệt quan trọng của các đoàn phát kiến địa lí. Trong khi đó con đường giao lưu buôn bán qua Tây á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm độc quyền, bởi vậy cuộc tìm kiếm con đường sang ấn Độ TQ trở nên cấp thiết
Các cuộc phát kiến địa lí thực hiện được nhờ những điều kiện nào?
- Do KHKTh phát triển, đóng được những tàu lớn, có la bàn chỉ phương hướng.
Em hãy mô tả lại con tàu: Ca- ra- ven có nhiều buồm to ở mũi, ở giữa và ở đuôi tàu có bánh lái, thuyền lớn,  trước đó chưa có nhờ đó con người vượt qua đại dương không có gió bão
Em hãy nêu những cuộc phát kiến địa lí lớn và nêu sơ lược các cuộc hành trình đó trên bản đồ.
- Đi- a- xơ: Nhà thám hiểm Bồ Đào Nha: 1486, Đi- a- xơ được giao chỉ huy 1 đoàn thám hiểm gồm 2 thuyền buồm Ca- ra- ven vượt qua vịnh Ghi lê đi xuống phía Nam. Sau nửa năm vật lộn với sóng biển vượt qua muôn vàn khó khăn. Ngày 3.2.1487 Đi- a- xơ đã đến mỏm cực Nam Châu Phi. Khi vượt qua nơi này đoàn thuyền của ông đã gặp bão tố vì thế ông đặt mũi đất cực Nam Châu Phi là mũi “Bão táp” về sau vua Bồ Đào Nha đổi tên thành “Đảo vọng” (ước vọng tốt đẹp)
- Va- xcô- đơ- ga- ma: Nhà hàng hải người Bồ Đào Nha, 6-7- 1497, ông chỉ huy 4 chiếc tàu Ca- ra- ven cùng 168 thuỷ thủ mở đầu cuộc thám hiểm. Cuối năm họ tới mũi “Bão táp” và đi lên phía Bắc. Đến 1498 nhờ 1 thuỷ thủ Ai Cập dẫn đường đoàn tàu của ông tới được ấn Độ. Sau hơn 1 năm lưu lại ấn Độ đến 8.1949 đoàn tàu của ông trở về nước chỉ còn 55 người sống sót, mang theo rất nhiều vàng bạc.
- Cô- lôm- bô: Nhà hàng hải người I- ta- li- a. Ngày 3.8. 1492 ông được vua Tây Ban Nha phong làm đô đốc chỉ huy 1 đoàn tàu gồm 3 thuyền buồm và 90 thuỷ thủ tìm đường sang ấn Độ. Sau 2 tháng lênh đênh trên Đại Tây Dương, 12. 10. 1492 đoàn tàu của ông dã tới quần đảo Cu- Ba, Ba- ha- ma, Hai- ti. Nhưng ông lầm tưởng đó là ấn Độ. Khi trở về đoàn tàu của ông mang về nhiều đường và vàng được triều đình đón tiếp trọng thể. Chính ông là người phát hiện ra Châu Mĩ nhưng cho đến khi chết ông vẫn lầm tưởng đó là ấn Độ
- Ma- gien- lan: Là 1 quý tộc Bồ Đào Nha có học thức ông được vua chúa nước ngoài trả 1 khoản tiền lớn để chỉ huy các cuộc thám hiểm. Ngày 
20. 09. 1519 ông chỉ huy 1 đoàn thám hiểm 5 thuyền buồm, 265 thuỷ thủ rời TBN tới bờ Nam Mĩ -> đến mỏm cực Nam tìm ra eo biển (mang tên ông). Đoàn thám hiểm vật lộn với khó khăn, bão biển, sóng thần, nhịn đói, nhịn khát, săn chuột, rong biển, nấy da bọc các trang thiết bị trên thuyền để ăn chống đói. Nhiều người phải bỏ mạng, 2. 1521 họ đến Phi- lip- pin tìm thấy lương thực, hồ tiêu -> hương liệu mặt hàng qúy. Trong cuộc đụng độ cướp đoạt những sản phẩm này của dân bản xứ nhiều thuỷ thủ bị giết. Ma- gien- lan hi sinh 6. 3. 1521. đoàn tàu còn 18 người trên 1 chiếc thuyền cũ nát chở đầy hương liệu vượt qua Nam Phi về nước, cập bến Tây Ban Nha 15. 4. 1522 chuyến thám hiểm đầu tiên vòng quanh trái đất hoàn thành kéo dài 2 năm rưỡi (1519- 1522)
Cuộc thám hiểm phát kiến địa lí để lại kết quả gì?
- Tìm ra những con đường mới nối liền các châu lục.
Các cuộc phát kiến địa lí có ý nghĩa ntn?
Là cuộc cách mạng về KHKT, GT tri thức
- Nó đem về cho GCTS những nguồn nhiên liệu vô cùng quý giá, vô tận.
- Góp phần thúc đẩy thương nghiệp Châu Âu phát triển.
Nhờ nó quá trình tích luỹ TBCN xuất hiện hình thức kinh doanh TBCN ra đời. Công trường thủ công dần thay thế cho phường hội. Đây chính là biểu hiện của sự phát triển cao của SX so với nền SX tự cung tự cấp dưới CĐPK
Cùng với sự biến đổi KT XH Tây Âu có nhiều biến đổi các giai cấp mới được ra đời TS- VS, quan hệ SX: TBCN xuất hiện
Chuyển ý
Các cuộc phát kiến địa lí đã giúp cho việc giao lưu KT VH được đẩy mạnh. Quá trình tích lũy TB cũng dần dần hình thành đó là quá trình tạo ra vốn ban đầu và những người làm thuê => Hình thành CNTB
Đọc SGK
Sau cuộc phát kiến địa lí quá trình tích lũy TB nguyên thuỷ hình thành đó là quá trình tạo ra số vốn đầu tiên và những người LĐ làm thuê
Quý tộc và TS C. Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ CN làm thuê
Những biện pháp để tiến hành tích lũy TBCN
- Cướp bóc tài nguyên từ thuộc địa
- Buôn bán nô lệ da đen, cướp biển
- Đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa -> họ không có việc làm-> làm thuê
Tại sao quý tộc PK không tiếp tục sử dụng nông nô làm LĐ?
- Sử dụng nô lệ da đen -> thu lợi nhiều hơn
Hậu quả của việc tích lũy TB nguyên thuỷ
Giải thích: “Công trường thủ công”: Đây là cơ sở SX được XD dựa trên việc phân công LĐ và KTh làm bằng tay tồn tại và phát triển từ giữa TK XVI đến cuối TK XVIII ở Tây Âu. Nó chuẩn bị chuyển sang giai đoạn bằng máy móc dưới CĐ TBCN
Phân tích những biểu hiện cụ thể của sự xuất hiện quan hệ SX TBCN ở C. Âu
(? Với nguồn vốn và nhân công có được quý tộc và thương nhân C. Âu đã làm gì?)
ở thành thị các nhà TS đã thực hiện những biện pháp gì?
- Mở rộng kinh doanh lập xưởng 
- Công trường thủ công đang thay thế cho phường hội có những xưởng tập trung 200- 300 người LĐ. Trong SX có sự phân công chuyên môn và bước đầu có máy móc đơn giản -> năng suất LĐ tăng
ở nông thôn các nhà TS thực hiện biện pháp gì?
Mở rộng đồn điền, trang trại SX quy mô lớn
SX nhỏ của nông dân bị xoá bỏ thay thế bằng hình thức đồn điền hay trang trại SX với quy mô lớn. Quý tộc chuyển sang kinh doanh ruộng đất theo hình thức trang trại
Trong thương nghiệp các nhà TS đã làm gì?
- Các thương nghiệp trung đại được thay thế bằng các công ti thương mại. Nổi tiếng lúc ấy là công ty Tây ấn, Đông ấn của TB: TBN, BĐN
- Thương mại quốc tế được mở rộng các tuyến đường buôn bán đường dài được hình thành
Quá trình tích lũy TBCN đã tác động đến XH ntn?
- Hình thức kinh doanh TBCN thay thế cho CĐ tự cung tự cấp
- Các giai cấp mới được hình thành
Giai cấp TS và giai cấp VS được hình thành từ những tầng lớp nào trong XHPK C.Âu
- Giai cấp TS: Những thợ cả, thương nhân, thị dân giàu có, quý tộc chuyển sang kinh doanh. Quý tộc, thương nhân, chủ đồn điền họ nắm những của cải và là lực lượng đại diện cho nền SXTB
- Giai cấp VS: Những người LĐ làm thuê bị bóc lột thậm tệ
- GCTS > Đấu tranh chống PK
1/ Những cuộc phát kiến lớn về địa lí (18’)
a.Nguyên nhân
Do SX phát triển
Cần nguyên liệu
Cần thị trường
b.Các cuộc phát kiến địa lí
- 1487: Đi- a- xơ vùng qua cực Nam Châu Phi
Châu Âu
- 1498: Va- xcô- đơ- ga- ma: Đến ấn Độ
- 1492: Cô- Lôm- Bô: Tìm ra Châu Mĩ
- 1519 – 1522: Ma- gien- lan vòng quanh trái đất
c.Kết quả
- Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới những tộc người mới
- Đem lại cho giai cấp TS Châu Âu những món lợi khổng lồ
- Đặt cơ sở cho việc mở rộng thị trường của các nước C. Âu
d. ý nghĩa
- Là cuộc CM về giao thông và tri thức
- Thúc đẩy thương nghiệp C. Âu phát triển
2/ Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu (18’)
- Quá trình tích luỹ TB nguyên thủy được hình thành: Tạo vốn và người làm thuê
- Về KT: Hình thức kinh doanh TB ra đời: Đó là “công trường thủ công”
Về XH: Các giai cấp mới được hình thành:
- Giai cấp VS
- Giai cấp TS
Chính trị: GCTS >< quý tộc PK
=> Quan hệ SX TBCN được hình thành ngay trong lòng XHPK
c. Củng cố, luyện tập (3’)
Quá trình tích luỹ TBCN để lại hậu quả gì?
KT: Hình thức kinh doanh TB ra đời
XH: Giai cấp mới hình thành
Chính trị: GCTS >< quý tộc PK dẫn đến các cuộc đấu tranh chống quý tộc PK tạo điều kiện cho quan hệ SX TBCN phát triển
 - 
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
Học
Đọc SGK
Sưu tầm tranh ảnh về những cuộc phát kiến địa lí
Chuẩn bị bài 3: Theo câu hỏi SGK, tư liệu NV (Sử danh nhân VHTG)

Tài liệu đính kèm:

  • docT1.doc