TIẾT 23 - BÀI 13:
NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII (TIẾP)
1 . MỤC TIÊU
a. Về kiến thức
Giúp HS
Nắm được nguyên nhân làm cho nhà Lí sụp đổ và nhà Trần được thành lập
Sự thành lập của nhà Trần là cần thiết cho đất nước và XH Đại Việt lúc ấy
Việc nhà Trần thay nhà Lí đã góp phần củng cố CĐ quân chủ TW tập quyền vững mạnh, thông qua việc sửa đổi, bổ sung thêm pháp luật thời Lí, XD quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển KT
b. Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng vẽ bản đồ và sử dụng bản đồ, phương pháp so sánh đối chiếu
Ngày soạn : 14/11/2009 Ngày dạy: 17/11/2009 TIẾT 23 - BÀI 13: NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII (TIẾP) 1 . MỤC TIÊU a. Về kiến thức Giúp HS Nắm được nguyên nhân làm cho nhà Lí sụp đổ và nhà Trần được thành lập Sự thành lập của nhà Trần là cần thiết cho đất nước và XH Đại Việt lúc ấy Việc nhà Trần thay nhà Lí đã góp phần củng cố CĐ quân chủ TW tập quyền vững mạnh, thông qua việc sửa đổi, bổ sung thêm pháp luật thời Lí, XD quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển KT b. Về kĩ năng Rèn luyện kĩ năng vẽ bản đồ và sử dụng bản đồ, phương pháp so sánh đối chiếu c. Về thái độ Bồi dưỡng cho HS tinh thần đấu tranh bất khuất chống áp bức, bóc lột và tinh thần sáng tạo trong XD đất nước. Lòng yêu nước, tự hào DT, biết ơn tổ tiên, và ý thức kế thừa truyền thống DT trong công cuộc XD và bảo vệ tổ quốc cho HS 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS a. Chuẩn bị của GV : Soạn giáo án Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, bản đồ nước Đại Việt thời Trần Sơ đồ bộ máy quan lại và các đơn vị hành chính thời Trần b. Chuẩn bị của HS : SGK, vở, tìm hiểu ND bài: Sưu tầm tranh ảnh, chuyện có liên quan đến bài 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’) a. kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi: Bộ máy quan lại nhà Trần được tổ chức ntn? Đáp án Tổ chức theo CĐ quân chủ TW tập quyền phân làm 3 cấp: Triều đình Các đơn vị hành chính trung gian Các cấp hành chính cơ sở *Giới thiệu bài: Ngay sau khi nhà Trần thay nhà Lí quản lí đất nước không những đã tăng cường củng cố nhà nước quân chủ TW tập quyền vững mạnh, mà còn thực hiện nhiều chủ trương và biện pháp để XD quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển KT. Vậy những chủ trương và biện pháp đó ntn? Có tác dụng gì đối với đất nước XH Đại Việt hay không?Chúng ta cùng tìm hiểu các ND nói trên. b. Dạy nội dung bài mới (36’) Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt H ? H ? H ? H G ? ? H G H ? H ? H G ? H ? G ? H ? H G ? H G ? H ? H ? H Đọc SGK Vì sao khi mới thành lập nhà Trần rất quan tâm tới việc XD quân đội và củng cố quốc phòng - Nước ta luôn đứng trước nguy cơ ngoại xâm (nhất là thời kì đế quốc Mông Nguyên đang mở rộng XL) Tổ chức của quân đội nhà Trần ntn? - Cấm quân (SGK): Đạo quân bảo vệ kinh thành triều đình, nhà vua và chỉ chọn trai tráng khoẻ mạnh ở quê hương nhà Trần. Vì sao nhà Trần chỉ kén chọn những thanh nhiên khoẻ mạnh ở vùng quê họ Trần để vào cấm quân? - Nhằm tăng cường độ tin cậy trong việc bảo vệ triều đình, cấm quân có nhiệm vụ bảo vệ vua, Hoàng thành, triều đình. - Quân ở các lộ: ở đồng bằng gọi chính binh, ở miền núi gọi phiên binh. Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách và chủ trương nào? Em có nhận xét gì về chủ trương và chính sách này? (HS thảo luận) - Tăng cường sức mạnh quân đội để phòng thủ đất nước - Chính sách tích cực Từ ngàn xưa, xuất phát từ y/c XD bảo vệ TQ, nên ND ta rất chuộng võ. Lò vật được mở ở nhiều nơi. Đấu võ, đấu vật, chơi cù là những trò chơi quen thuộc trong các ngày hội làng. Dựa vào tinh thần chuộng võ đó của ND ta, nhà Trần đã tiến hành tổ chức lại quân đội nhằm tăng khả năng phòng thủ đất nước. - Quân đội nhà Trần đã được tổ chức theo chủ trương: Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông -> tức là y/c rất cao đối với bản thân từng chiến sĩ. Phải là người khoẻ mạnh, giỏi võ, quen chiến trận “1 người địch muôn người” có như vậy sức mạnh của quân đội mới được nhân lên. Xem hình 27 nhận xét Bên cạnh việc XD quân đội nhà Trần đã làm gì để củng cố quốc phòng? - Cử tướng giỏi đóng giữ nơi hiểm yếu Vì sao nhà Trần mới thành lập đã chú trọng ngay tới công tác bảo vệ các vùng biên giới? - PK phía Bắc chưa chịu từ bỏ giã tâm XL nước ta. Lúc đó quân Mông Cổ đang hoành hành ở vùng Trung á hoạ bị xâm lăng có thể đến bất cứ lúc nào, để bảo vệ nền ĐL phải cảnh giác đề phòng. - Nhà Trần chú trọng bảo vệ các vùng biên giới, nên đã bố trí những tướng giỏi và con em thân thích trấn giữ các vùng biên giới phía Bắc và vùng Nghệ An, Thanh Hoá phía Nam và cố gắng giữ được mối qh thân thiết tránh mọi xung đột Nhấn mạnh ý nghĩa và tác dụng của chủ trương: “Lờy đoản binh thắng trường trận, lấy ngắn đánh dài, XD tình đoàn kết trong quân đội và khoan thủ sức dân làm kế sâu rễ bền gốc” (Biết lấy yếu đánh mạnh, lấy ít thắng nhiều, phát huy sức mạnh ĐK quân dân) Việc XD quân đội nhà Trần có gì khác và giống so với nhà Lí? - Giống: +, Quân đội gồm 2 bộ phận +, Được tuyển dụng theo chính sách “ngụ binh ư nông” - Khác +, Cấm quân: Tuyển những người khoẻ mạnh, ở quê hương nhà Trần +, Quân đội theo chủ trương: “Cốt tinh nhuệ không cốt đông” HS làm BT sau: (bảng phụ) Nếu như chỉ chọn nhiều nhất 3 trong 5 tiêu chí sau để khẳng định quân đội thời Trần là 1 quân đội mạnh thì em sẽ chọn những tiêu chí nào? (Đánh dấu X vào ô trống cuối câu a. Cũng giống như thời Lí, nhà Trần tiếp tục duy trì chính sách “ngụ binh ư nông” b. Khác với thời Lí, Nhà Trần coi trọng chất lượng trong quân đội “Quân lính cốt tinh nhuệ chứ không cần nhiều” c.Chế độ luyện tập, học tập của binh lính và tướng lĩnh được thực hiện thường xuyên quy củ. d. Những nơi hiểm yếu ở vùng biên giới đặc biệt là biên giới phía Bắc đều giao cho các tướng giỏi đảm nhiệm e. Các vua Trần thường trực tiếp đi kiểm tra việc phòng bị những nơi trọng yếu ở biên giới. Chuyển: Cùng với việc XD quân đội củng cố quốc phòng nhà Trần cũng chú trọng đến phục hồi phát triển KT -> phần2 Nhà Trần đã làm gì để phát triển nông nghiệp? - Đẩy mạnh công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích SX, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh mương. ở tiết trước chúng ta đã học về tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Trần, chúng ta đã biết được nhà Trần đặt ra 1 số chức quan mới, đó là những chức quan gì? Nhiệm vụ của từng chức quan đó? - Sau khi thành lập, nhà Trần nhanh chóng dẹp tan được những thế lực chống đối. Tình hình XH trở lại ổn định. Khắp nơi trong nước ND khắp nơi nhanh chóng phục hồi SX Nhà Trần có biện pháp khuyến khích phát triển SX nông nghiệp. - Chức quan Hà Đê Sứ chuyên trông coi sử, đắp đê vốn xuất thân từ dân chài, nhà Trần càng hiểu rõ tác hại của các trận lụt hàng năm. Năm 1248 ND các lộ được lệnh mở chiến dịch đắp đê suốt từ đầu nguồn các con sông lớn đến cửa biển đề phòng nước sông dâng to -> gọi đê Đỉnh Nhĩ. Tất cả mọi người không phân biệt trai, gái, giàu nghèo đều phải tham gia -> hệ thống đê điều các con sông lớn được hình thành từ đó -> Đó là công sức sáng tạo của hàng triệu người dân Đại Việt nhằm khống chế nước lũ, bảo vệ mùa màng 1 cách hiệu quả. Hệ thống đê điều này được các hệ thống nối tiếp bồi đắp ngày càng vững vàng. Hàng năm dưới sự chỉ dẫn của Hà Đê Sứ con trai từ 18 tuổi trở nên dành 1 số người tham gia sửa, đắp đê điều. -> Đồng thời nhà Trần còn tổ chức nạo vét kênh đào trước đây bảo đảm giao thông và tưới tiêu cho đồng ruộng. - Chức quan Đồn Điền Sứ chuyên coi việc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích gieo trồng. Vua Trần khuyến khích các vương hầu, công chúa, quý tộc mộ người đi khai khẩn ở vùng ven biển, ven sông. Đất đai khai khẩn được trở thành của tư. Cùng lúc đó các đồn điều sứ đến thúc dân nghèo các lộ mở đất, lập làng. Nhận xét gì về những chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần? (HS thảo luận) - Chủ trương đó rất phù hợp, kịp thời để phát triển nông nghiệp. Kết quả của KT nông nghiệp thời Trần. Nhờ các chính sách và cùng với sự cố gắng của người dân, nông nghiệp thời Trần nhanh chóng được phục hồi phát triển. Nhà Trần khuyến khích các xưởng thủ công nhà nước SX các đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí. Kể tên các nghề thủ công trong ND Xem hình 28 rút nhận xét KTh? - Làm gốm, tráng men, đúc đồng, làm giấy, - Do vậy, các làng xã mọc lên nhiều nơi. Kinh thành Thăng Long đã có 61 phường hoạt động tấp nập. Nhận xét về tình hình TCN thời Trần TKXIII (thảo luận) - Đang từng bước khôi phục và phát triển mạnh, trình độ ngày càng cao. Nhận xét tình hình thương nghiệp nhà Trần. Việc buôn bán với thương nhân nước ngoài diễn ra rất sôi nổi ở các cửa biển: Hội Thống, Vân Đồn, II/ Nhà Trần XD quân đội và phát triển kinh tế 1/ Nhà Trần XD quân đội và củng cố quốc phòng (19’) * Quân đội gồm 2 bộ phận - Cấm quân - Quân các lộ - Chủ trương: Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông - Chính sách: Ngụ binh ư nông, XD tinh thần đoàn kết - Học binh pháp, luyện tập võ nghệ * Củng cố quốc phòng - Cử tướng giỏi đóng giữ nhưng nơi hiểm yếu - Vua Trần thường tuần tra vùng hiểm yếu. 2/ Phục hồi và phát triển KT (17’) * Nông nghiệp: - Chú trọng khai hoang - Đắp đê, nạo vét kênh, mương. -> Nông nghiệp được phục hồi và phát triển. * Thủ công nghiệp, thương nghiệp được phục hồi và phát triển. c. Củng cố, luyện tập (3’) ? Em có nhận xét chủ đề bức vẽ H27, GT hình ảnh con voi trong bức vẽ H- Hình chiến sĩ mình trần, đóng khố, đầu chít khăn, tóc cắt ngắn, có thân hình vạm vỡ, tay khiên, tay giáo và ở tư thế khoẻ, lao vào cuộc đọ sức. Trên đùi các chiến sĩ còn khắc hình rồng uốn khúc. Điều này phản ánh tục xăm mình hoặc vẽ rồng trên thân thể con người ở thời kì này còn khá phổ biến. - Hình chiến sĩ và voi đã phản ánh tinh thần thượng võ của Đại Việt và chủ trương XD quân đội nhà Trần “Quân lính cốt tinh nhuệ chứ không cốt đông” d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) Học Làm BT còn lại Tìm hiểu bài 14 theo câu hỏi SGK Ngày soạn : 21/11/2009 Ngày dạy: 24/11/2009 TIẾT 24 - BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG NGUYÊN THẾ KỈ XIII 1 . MỤC TIÊU a. Về kiến thức Giúp HS - Nắm đựoc âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ - Chủ trương chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ b. Về kĩ năng - Rèn kĩ năng chỉ bản đồ và tường thuật trận đánh, phân tích, đánh giá, nhận xét, sự kiện lịch sử c. Về thái độ - GDHS:ý thức kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm ,của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến. Giáo dục lòng tự hào về truyền thống dân tộc 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS a. Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu tài liệu+ soan giảng+ Lược đồ kháng chiến chống quân Mông Nguyên Soạn giáo án b. Chuẩn bị của HS : SGK, vở, tìm hiểu ND bài: Sưu tầm tranh ảnh, chuyện có liên quan đến bài 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’) a. kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi: - Nhà Trần đã làm gì để XD quân đội và củng cố quốc phòng ? Đáp án : - Quân đội nhà Trần gồm 2 bộ phận : Cấm quân và quân các lộ phủ - Thực hiện chính sách ngụ binh ư nông *Giới thiệu bài: Nhà Trần vừa thành lập đã phải chống chọi cuộc xâm lược của Mông Nguyên như thế nào Hôm nay ta cùng tìm hiểu b. Dạy nội dung bài mới (36’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung H G H ? H ? ? H ? H G ? H G ? H Đọc SGK mục 1 Treo bản đồ thế giới, giới thiệu về Mông Cổ.Từ xưa các bộ lạc du mục Mông Cổ ở những vùng thảo nguyên đầu TKXIII nhà nước PK Mông Cổ thành lập vua Mông Cổ mang quân xâm lược khắp nơi và XD một đế quốc rộng lớn từ Thái Bình Dương đến bờ Hắc Hải người xưa đã nhận xét “ Vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ mọc không đựơc ở đó” Quan sát hình 29 Hình 29 giúp em hiểu gì về Mông Cổ? - Quân đội rất lớn mạnh có tổ chức quân đội tốt -Năm 1927 vua Mông Cổ mở cuộc xâm lược Nam Tống để chiếm toàn bộ Trung Quốc rộng lớn nhưng để đạt được tham vọng đó chúng cho tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy quân xâm lược Đại Việt Tại sao vua Mông Cổ cho quân đánh Đại Việt trước ? Trước khi vào nước ta tướng Mông Cổ đã làm gì ? - Cho sứ giả đưa thư đe doạ - dụ hàng Vua Trần đã làm gì khi các sứ giả Mông Cổ tới? - Bắt giam vào ngục Theo dõi SGK Tr56 Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta vua Trần đã làm gì ? - Ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí quân đội dân binh được luyện tập cả ngày và đêm Treo bản đồ trình bày diễn biến - Tháng 1-1258 quân Mông Cổ tiến vào nước ta theo đường sông Thao xuống Bạch Hạc rồi xuống vùng Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại tại đây – quân ta đặt phòng tuyến do vua Thái Tông chỉ huy và đánh một trận quyết liệt – do quân giặc mạnh vua Trần phải cho quân rút lui về Thăng Long để bảo toàn lực lượng theo lệnh triều đình nhân dân Thăng Long thực hiện vườn không nhà trống – vua Trần cho quân xuôi về Thiên Mạc khi Ngột Lương Hợp Thai tiến vào Thăng Long thì trước mắt chúng là vườn không nhà trống Chúng điên cuồng giết hại những người còn lại trước tình hình đó vua Trần rất lo lắng Thái sư Trần Thủ Độ tâu: “ Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” - Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng quân giặc đã gặp phải nhiều khó khăn vì thiếu lương thực một vài cánh quân đã đi ra khỏi thành cướp bóc các làng xung quanh và bị nhân dân đánh trả quyết liệt Nhân cơ hội này nhà Trần đã mở cuộc phải công lớn ở Đông Bộ Đầu - Bất ngờ ngày : 29-1-1258 quân Mông Cổ đã rút khỏi Thăng Long về nước. Trên đường rút chạy chúng bị dân binh ở Quy Hoá chặn đánh tan tác Vì sao ta đánh bại quân Mông Cổ ? Bài học kinh nghiệm về cách đánh giặc của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân XL Mông Nguyên lần thứ nhất - Biết lượng sức mình có cách đánh thông minh, biết chớp lấy thời cơ I/ cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược mông cổ (1258) 1- âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ (16’) - Vua Mông Cổ cho quân xâm lược Đại Việt để đánh lên phía Nam Trung Quốc thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống 2- Nhà Trần đã chuẩn bị kháng chiến đánh bại quân Mông Cổ ( 20’) a. Nhà Trần chuẩn bị - Vua Trần ra lệnh sắm sửa vũ khí - quân đội ngày đêm luyện tập b. Diến biến - Tháng 1-1258 ba vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại sau đó tiến vào Thăng Long - Ta thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống” khiến cho quân giặc vào Thăng Long bị thiếu lương thực thực phẩm - Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu c. Kết quả Quân Mông Cổ phải rút khỏi Thăng Long chạy về nước c. Củng cố, luyện tập (3’) Quân Mông Cổ XL Đại Vịêt nhằm mục đích gì ? Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân XL Mông Cổ bằng lược đồ ? Suy nghĩ của em về cách đánh giặc của ông cha ta d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) Về nhà học bài Làm bài tập 1,2 Đọc và tìm hiểu bài mục II
Tài liệu đính kèm: