Giáo án Lịch sử 8 tuần 13

Giáo án Lịch sử 8 tuần 13

CHƯƠNG II - CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA

HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918 – 1939 ).

TIẾT 25 - BÀI 17: CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH

THẾ GIỚI ( 1918 – 1939 )

 1 . MỤC TIÊU

 a. Về kiến thức

 Giúp học sinh hiểu được:

 - Những nét khái quát về tình hình Châu âu trong những năm 1918: kinh tế, chính trị – XH, phong trào đấu tranh của nhân dân.

 - Sự phát triển của phong trào CM 1918 – 1929 ở Châu âu và thành lập quốc tế cộng sản.

 b. Về kĩ năng

 - Rèn luyện tư duy lô gic, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lí giải sự khác biệt trong hệ quả của các sự kiện đó.

 - Sử dụng bản đồ, biểu đồ để hiểu những biến động lịch sử đã tác động đến lãnh thổ các quốc gia như thế nào.

 

doc 12 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1403Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28/11/2009
 Ngày dạy: 01/12/2009
Chương II - Châu âu và nước mĩ giữa 
hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1939 ).
Tiết 25 - Bài 17: Châu âu giữa hai cuộc chiến tranh 
thế giới ( 1918 – 1939 )
 1 . Mục tiêu 
 a. Về kiến thức 
 Giúp học sinh hiểu được:
 - Những nét khái quát về tình hình Châu âu trong những năm 1918: kinh tế, chính trị – XH, phong trào đấu tranh của nhân dân.
 - Sự phát triển của phong trào CM 1918 – 1929 ở Châu âu và thành lập quốc tế cộng sản.
 b. Về kĩ năng
 - Rèn luyện tư duy lô gic, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lí giải sự khác biệt trong hệ quả của các sự kiện đó.
 - Sử dụng bản đồ, biểu đồ để hiểu những biến động lịch sử đã tác động đến lãnh thổ các quốc gia như thế nào.
 c. Về thái độ
 - HS thấy rõ sự phát triển phức tạp của CNTB.
 - Tinh thần đấu tranh anh dũng của g/c VS và nhân dân Châu Âu chống lại sự áp bức lột của CNTB.
 2. chuẩn bị của gv & hs
 a. Chuẩn bị của GV : - Bản đồ Châu âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918 )
	 - Tranh ảnh minh hoạ sgk; bảng thống kê sản lượng than, thép của Anh, Pháp, Đức.
 - Soạn giáo án
 b. Chuẩn bị của HS : Đọc và chuẩn bị bài mới
 3. Tiến trình bài dạy (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
 * Câu hỏi: Thành tựu của Liên Xô trong. ? 
 * Đáp án:
	* Thành tựu:
	- Kinh tế:
	+ Sản lượng công nghiệp 1936 đứng đầu Châu âu và thứ 2 thế giới ( sau Mĩ )
	+ Xây dựng 1 nền nông nghiệp tập thể hoá, có qui mô lớn.
	- Văn hoá - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục, khoa học, văn hoá nghệ thuật đạt nhiều thành tựu.
	- XH: xoá bỏ chế độ người bóc lột người.
 * Giới thiệu bài : Sau chiến tranh thế giới ( 1914 – 1918 ) và trước chiến tranh thế giới thứ 2 ( 1939 – 1945 ) thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là Châu âu đã trải qua cao trào CM 1918 – 1923 ở các nước TB, g/c VS và nhân dân lao động ở các nước này đã đứng lên đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của CNTB, Quốc tế CS thành lập ....
 b. Dạy nội dung bài mới (36’)	 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- HS đọc mục 1 ( sgk- 87 – 88 ).
? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu âu có những biến đổi gì?
- Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918 ) và thắng lợi của CM tháng 10 Nga 1917. Tình hình châu âu có những biến đổi.
- GV giải thích: Châu âu xuất hiện thêm 1 số quốc gia mới, trên cơ sở tan vỡ của ĐQ áo – Hung và thất bại của Đức.
- GV dùng bản đồ chính trị Châu âu năm 1919 chỉ các nước mới thành lập là: áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan. 
+ Từ năm 1918 – 1923 các nước TB Châu âu thắng trận cũng như bại trận đều suy sụp về kinh tế.
? Hai nước Pháp, Đức thiệt hại như thế nào trong chiến tranh thế giới lần thứ 1.
+ Nước Pháp thắng trận nhưng bị tổn thất nặng nề: 1, 4 triệu người chết, 10 tỉnh công nghiệp bị tàn phá, thiệt hại 200 Frăng.
+ Nước Đức bại trận: 1,4 triệu người chết, mất hết thuộc địa, đồng thời phải cắt 1/8 lãnh thổ cho các nước thắng trận. Bồi thường khoản kinh phí lớn
? Tình hình CM Châu Âu thời kì này như thế nào.
- GV phân tích: Khó khăn về kinh tế kéo theo sự mất ổn định về chính trị => g/c TS cầm quyền ở nhiều nước TB lâm vào tình trạng không ổn định, thậm chí khủng hoảng trầm trọng => Các cuộc bãi công của nhân dân tiếp tục nổ ra ở hầu khắp các nước.
? Trong những năm 1924 – 1929 tình hình các nước TB Châu Âu có gì thay đổi
+ Chính quyền các nuớc đã dẹp tan phong trào CM => Tình hình tương đối ổn định.
+ Kinh tế các nước TB được phục hồi. 
- GV yêu cầu HS nhìn vào biểu đồ (sgk- 88) đã phóng to treo trên bảng.
? Qua biểu đồ em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp ở các nước TB điển hình ở Châu Âu: Anh, Pháp, Đức.
( Từ 1924 – 1929 , SX của các nước TB Anh, Pháp, Đức phát triển nhan chóng nhất là lĩnh vực sx than và thép.
- GV phân tích: SX công nghiệp của tất cả các nước TB tăng 26 %, nhanh nhất là Mĩ: 69 %. Chiếm 48 % sản lượng công nghiệp thế giới.
=> Tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh chóng của các nước TB Châu Âu trong thập niên 20.
* Lưu ý: Sự ổn định về chính trị và phát triển nhanh về kinh tế, nó chỉ mang tính chất tạm thời không ổn định.
- HS đọc “ từ đầu -> Đảng CS I ta li a 
( 1921 )”.
? Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới cao trào CM 1918 – 1923 ở Châu Âu.
+ Đó là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với bọn thống trị ( ĐQ – TD ) ngày càng sâu sắc. ( Đây là nguyên nhân cơ bản, xâu xa ).
=> Phong trào CM bùng nổ ở nhiều nơi, tiêu biểu là phong trào CM ở Đức và Hung ga- ri.
? Em hãy trình bày ngắn gọn DB Đức 1918 – 1923.
( HS dựa vào nội dung sgk trả lời )
+ Mùa thu 1918, nước Đức bại trận khủng hoảng về mọi mặt.
+Chế độ quân chủ bị lật đổ.
+ Các Xô Viết công nhân, binh lính được thành lập ở nhiều nơi.
+ Cuối cùng thành quả CM rơi vào tay TS.
? Vì sao nước Đức không thể chuyển CM DC TS sang CM XHCN.
----HS thảo luận nhóm ).
- Vì ở Đức thiếu 1 lực lượng có đầy đủ năng lực lãnh đạo ( liên minh X Pác – ta – Cút lãnh đạo cuộc tổng bãi công và khởi nghĩa vũ trang ở Béc lin chưa phải là đảng CS ).
? Cho biết hậu quả của cách mạng 1918 ở Đức.
- Phong trào vẫn tiếp tục phát triển đến năm 1923.
- GV hướng dẫn HS xem kênh hình 61 
( sgk- 88): 1 đường phố Béc –Lin trong cao trào CM 1918 – 1923.
? Theo em CM ở Đức 1918 – 1923 còn có mặt hạn chế gì.
( Thiếu 1 lực lượng đầy đủ năng lực lãnh đạo CM để chuyển CM DC TS thành CM XHCN ).
 GV trình bày phong trào CM ở Hung – ga – ri.
+ Cũng như ở Đức , phong trào ở Hung – ga- ri phát triển mạnh.
+ Khi nước CH Xô Viết Hung – ga – ri ra đời, đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ phục vụ công – nông => bọn ĐQ nước ngoài và phản động trong nước đã liên kết với nhau để đàn áp CM cho nên chính quyền chỉ tồn tại 133 ngày ( 21 / 3 -> 1/8 / 1918 ).
- Qua cao trào CM 1918 – 1923, nhiều đảng CS ở các nước Châu Âu khác được thành lập:
+ Đảng CS pháp ( 1920 )
+ Đảng CS Anh ( 1920 )
+ Đảng CS I ta li a ( 19 21 )
? Phong trào CM ở các nước TB Châu Âu 1918 có đặc điểm gì giống nhau.
- Các đảng CS đều được thành lập 
 HS đọc thầm đoạn còn lại ( sgk – 89 )).
- Quốc tế CS ra đời trong hoàn cảnh nào.
- Yêu cầu cấp thiết của CM thế giới cần có 1 tổ chức quốc tế để lãnh đạo.
- Quốc tế III được thành lập do vai trò to lớn của Lê Nin và Đảng Bôn Xê Vích.
Quốc tế III được khai mạc tại Mat x Cơ Va, gồm 51 đại biểu của Đảng và nhóm CS 30 nước tham dự. Đại hội thông qua cương lĩnh và bầu ra BCH.
? Cho biết hoạt động của quốc tế cộng sản.
? Hoạt động của quốc tế CS có ảnh hưởng gì đối với CM Việt Nam.
-> Nguyễn ái Quốc đã tìm thấy ở luận cương con đường cứu nước, giải phóng dân tộc cho nhân dân VN.
“ 7/ 1920 Nguyễn ái Quốc đã đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin, người nhận biết ngay đó là chân lí của CM VN, là con đường cứu nhân dân ta khỏi vùng nô lệ”.
- GV nêu: 1943 do sự thay đổi của tình hình thế giới => Quốc tế CS tuyên bố giải tán.
? Quốc tế CS có vai trò lớn ntn đối với phong trào CM thế giới nói chung và đối với VN nói riêng.
=> Là sự chuẩn bị: nền móng cho thắng lợi của CM thế giới sau này, nhất là cuộc đấu tranh chống phát xít.
1. những nét chung: (10’)
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Châu âu có nhiều biến đổi.
+ Xuất hiện 1 số quốc gia mới.
+ 1918 – 1923 các nước TB châu âu đều suy sụp về kinh tế.
+ Cao trào CM là 1918 – 1923 bùng nổ ở các nước châu âu -> làm cho tình hình chính trị của các nước này không ổn định 
( Điển hình Đức – Hung ga- ri ).
+ Những năm 1924 – 1929, ổn định về chính trị,
Phát triển nhanh về kinh tế.
2. Cao trào CM 1918 – 1923. Quốc tế cộng sản thành lập. (26’)
a. Cao trào cách mạng 1918 – 1923.
* Nguyên nhân: 
- ảnh hưởng của CM tháng 10 Nga.
- Hậu quả nặng nề của chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Mâu thuẫn trong lòng các nước TB gay gắt.
* Diễn biến:
- ở Đức: 
+ DB ( sgk- 83 )
+ kết quả: 
- Đức thiết lập chế độ cộng hoà TS.
- 12 / 1918 đảng CS Đức thành lập.
- ở Hung – Ga – ri.
+ 1/ 1918 Đảng CS thành lập.
+ 21/ 3 / 1919 nước CH XV Hung – ga- ri ra đời.
b. Quốc tế CS thành lập.
* Hoàn cảnh:
- Phong trào CM Châu âu phát triển mạnh.
- Nhiều đảng CS được thành lập ở nhiều nước.
=> 2/3/ 1919 quốc tế CS ra đời 
( quốc tế thứ III ).
* Hoạt động:
+ Từ 1919 – 1923: tiến hành 7 đại hội.
+ Trong đại hội II ( 1920 ) thông qua luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
* Vai trò: Quốc tế CS có vai trò to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào CM thế giới.
c. Củng cố, luyện tập (3’)
	- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở giai đoạn đầu 1918 – 1923 kinh tế các nước Châu âu suy giảm, khủng hoảng trong những năm 1924 – 1929 kinh tế, chính trị các nước Châu âu phát triển ổn định.
	- Trong những năm 1918 – 1923 1 cao trào CM bùng nổ ở Châu âu, nhiều đảng CS ra đời, dẫn đến sự ra đời của quốc tế thứ III.
Bài 1: Đánh dấu X vào đầu câu về kết quả của CM tháng 11 / 1918 ở Đức.
a. Lật đổ CĐ Quân chủ.
b. Thiết lập CĐ CH TS ( 11/ 1918 ).
c. Đảng CS Đức thành lập ( 12/ 1918 ).
Bài 2: Hãy điền năm thành lập của các đảng CS sau:
- Đảng CS Đức: .........
- Đảng CS Hung – ga – ri: .......
- Đảng CS Pháp: ..........
- Đảng CS Anh: ..........
- Đảng CS I ta lia: .......
Bài 3: Viết chữ Đ ( đúng ) hoặc S ( sai ) vào các ô trống dưới đây.
 Quốc tế cộng sản thành lập ngày 3/2/ 1919
 Tại đại hội II, quốc tế CS thông qua luận cương về vấn đề DT và thuộc địa của Lên Nin.
 Nguyễn ái Quốc dự đại hội V của quốc tế cộng sản ( 1924 )
 Năm 1945, quốc tế cộng sản tuyến bố giải tán.
 d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
	- Về nhà học bài cũ đầy đủ – biết liên hệ với phong trào CM VN.
	- Bài tập:
 	1, Cách mạng 11/ 1918 ở Đức có những kết quả và hạn chế gì?
 	2, Quốc tế CS được thành lập trong hoàn cảnh nào? Vai trò của quốc tế CS.
	- Đọc và tìm hiểu nội dung bài mới: Tiếp II – Châu âu những năm 1929 – 1939.
Ngày soạn : 29/11/2009
 Ngày dạy: 02/12/2009
 Bài 17: Châu âu giữa hai cuộc chiến tranh 
thế giới ( 1918 – 1939 ) (tiếp)
Tiết 26: II – Châu Âu trong những năm 1929 – 1939
 1 . Mục tiêu 
 a. Về kiến thức 
 Giúp học sinh hiểu được:
 	- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1929 và tác động của nó đối với Châu Âu, thế giới.
	- CN phát xít ra đời trên thế giới, điển hình là phát xít Đức, ý, Nhật.
	- HS giải thích được tại sao CN PX thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp.
b. Về kĩ năng
 	- Rèn luyện cho hs kỹ năng tư duy lô gíc để hiểu rõ bản chất các sự kiện.
	- Sử dụng bản đồ và hiểu bản đồ
	c. Về thái độ
 	- HS cần thấy rõ bản chất phản động và nguy hiểm của CN PX là thủ tiêu mọi quyền dân chủ và đe doạ an ninh loài người.
	- Bồi dưỡng hs ý thức căm ghét và ra sức ngăn chặn, tiêu diệt CN PX, bảo vệ hoà bình thế giới.
 2. chuẩn bị của gv & hs
 a. Chuẩn bị của GV : - Biểu đồ sản xuất thép của Anh và Liên Xô ( 1929 - 1931 )
 	 - Tranh ảnh về phong trào mặt trận ND Pháp và Tây Ban Nha.
 - Soạn giáo án
 	b. Chuẩn bị của HS : Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK
 3. Tiến trình bài dạy (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
	Câu hỏi:Trình bày hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Quốc tế CS thành lập?
Đáp án:
 * Hoàn cảnh:
 - Phong trào CM Châu âu phát triển mạnh.
 - Nhiều đảng CS được thành lập ở nhiều nước.
 => 2/3/ 1919 quốc tế CS ra đời ( quốc tế thứ III ).
 * Hoạt động:
 + Từ 1919 – 1923: tiến hành 7 đại hội.
 + Trong đại hội II ( 1920 ) thông qua luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
 * Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu của tiết học......
 b. Dạy nội dung bài mới (36’)	 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- HS đọc “ Từ đầu -> đói khổ ” ( sgk – 90 )
? Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 – 1933 ) là gì
G:+ Năm 1929 cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới TB kéo dài đến năm 1933.
+ Đây là cuộc khủng hoảng thừa do sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận dẫn đến hàng hoá ế thừa, trong khi người lao động không có tiền mua.
G.- Cuộc khủng hoảng bắt đầu nổ ra ở Mĩ vào ngày 24/10/ 1929 -> gọi là “ngày thứ năm đen tối” Sau đó lan nhanh ra các nước TB khắp thế giới.
- Mức sx của toàn thế giới giảm 42%, tư liệu sản xuất giảm 53% ...
- Riêng ở Mĩ: 13 vạn công ty phá sản, 10.000 ngân hàng phải đóng cửa, sản lượng thép sụt 76%.
=> Đây là cuộc khủng hoảng kéo dài nhất, tàn phá nặng nề nhất, gây nên những hậu quả tại hại nhất trong lịch sử CNTB.
? Cuộc khủng hoảng kinh tế ( 1929 - 1933) đưa đến ảnh hưởng như thế nào?
- GV treo sơ đồ so sánh sự phát triển của sx thép giữa Anh và Liên Xô trong những năm ( 1929 – 1931 ) ( đã phóng to lên bảng ).
? Qua sơ đồ trên, em có nhận xét gì về tình hình sx ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929 – 1931. ( HS thảo luận nhóm ).
- Sơ đồ cho thấy: Sản lượng thép của Liên Xô tăng nhanh, còn sản lượng thép của Anh tụt hẳn xuống, điều đó cho thấy khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 không ảnh hưởng đến Liên Xô. Ngược lại khủng hoảng kinh tế đã làm cho ngành sx thép nói riêng và các ngành kinh tế khác của Anh bị đình đốn.
? Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, hệ thống TB thế giới giải quyết ra sao?
? Vì sao trong thế giới TB lại có 2 cách giải quyết khủng khác nhau.
- Anh, pháp nhiều thuộc địa, vốn, thị trường có thế thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cải cách kinh tế – XH ôn hoà, duy trì nền dân chủ đại nghị.
- Đức, ý, Nhật ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường, cho nên phát xít hoá bộ máy chính quyền.
+ Đối nội: Đàn áp PT CM.
+ Đối ngoại: Xâm chiếm thuộc địa.
? Chủ nghĩa PX Đức ra đời như thế nào?
i ).
G.+ Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tàn phá nặng nề nền kinh tế Đức: 1932, Công nghiệp Đức giảm 59, 8% so với 1929; Ngân hàng phá sản, tài chính hỗn loạn; lương của công nhân giảm 30%; 9 triệu người thất nghiệp, mâu thuẫn XH sâu sắc. 
+ Giai cấp tư sản Đức phải phát xít hoá bộ máy chính quyền.
+ Chủ nghĩa phát xít Đức là đội xung kích của bọn phản động quốc tế, là phát xít đầu xỏ trong các nước PX Đức, ý, Nhật .....
- Lưu ý HS: Trên thế giới CN PX ra đờiđầu tiên ở ý ( 1922 ).
=> Trên thế giới hình thành phe trục phát xít ( Đức, ý, Nhật ) 
- HS đọc đoạn 1 mục 2 (sgk – 91 ) 
? Từ 1929 trở đi, trước nguy cơ của CN PX và chiến tranh thế giới, CM thế giới phát triển ntn?
( Từ 1929 trở đi, trước nguy cơ của CNPXvà chiến tranh thế giới, 1 cao trào CM lại bùng nổ dưới sự lãnh đạo của quốc tế cộng sản, PT đấu tranh thành lập MT ND chống CN phát xít lan rộng khắp Châu Âu ).
? ở Pháp , tình hình chống lại CN PX diễn ra ntn?
- GV hướng dẫn HS xem kênh hình 63: Cuộc sung đột giữa bọn PX “ thập tự lửa ” và quần chúng nhân dân tại quảng trường Công – Coóc ở Pa- ri ( 6/2 / 1934 ) .
? Trước sự phá hoại của “thập tự lửa ” Đảng CS Pháp đã làm gì?
? Mặt trận ND pháp ra đời có tác dụng gì đối 
với cách mạng.
H. Thi hành 1 số chính sách tiến bộ ở chính quốc và thuộc địa ) 
- GV: Những chính sách tiến bội của chính phủ mặt trận ND Pháp đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam
- Thời kì này 1 cao trào dân chủ rộng lớn đã diễn ra ở nước ta ( 1936 – 1939 ) -> Đây là cuộc tổng diễn tập lần thứ 2 của Đảng cho thắng lợi của CM tháng 8 – 1945, Qua cao trào này Đảng ta đã đào luyện được đội quân chính trị đông hàng triệu người chuẩn bị cho CM T 8.
? Tại sao cuộc đấu tranh chống PX thắng lợi ở Pháp ( thảo luận nhóm ).
- Vì Đảng CS Pháp huy động được đầy đủ quần chúng xuống đường đấu tranh kiẹp thời.
- Cương lĩnh của đảng phù hợp với quần chúng nhân dân, quyết định ngày nghỉ có lương cho công nhân ...
? Cuộc đấu tranh ở Tây Ba Nha chống các thế lực PX diễn ra ntn?
- HS quan sát kênh hình 64 ( sgk – 92 ).
? Vì sao cuộc đấu tranh chống PX ở Tây Ban Nha thất bại.
- Vì Đức và I Ta li a giúp đỡ các thế lực phản động, tiến hành đảo chính ở nhiều thành phố.
- Cuộc đấu tranh của Tây Ban Nha kéo dài ( 1936 – 1939 ) với sự giúp đỡ của 53 nước tình nguyện nhưng cuối cùng vẫn thất bại.
- GV giảng: Tháng 7 – 1936 bọn PX Tây Ban Nha do tướng Phơ - Răng – Cô cầm đầu đã nổi loạn khắp đất nước cuộc nổi loạn này được Đức và ý giúp đỡ.
+ Cuộc chiến tranh ở TBN đã => chiến tranh giữa 2 lực lượng dân chủ ( 53 nước tình nguyện đến Tây Ban Nha chiến đấu và lực lượng phát xít ).
? Cho biết đặc điểm giống và khác nhau giữa phong trào MT ND Pháp – Tây Ban Nha.
* Giống nhau: - Đều thành lập MT ND và chính phủ của MT nhân dân
- Mục đích chung: đấu tranh chống CNPX, các thế lực phản động chống phá CM.
* Khác: Cuộc đấu tranh của Tây Ban Nha chuyển thành chiến tranh CM và kết quả là thất bại.
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933 ) và những hậu quả của nó. (18’)
a, Cuộc khủng hoảng kinh tế thếgiới ( 1929 – 1933 ).
* Nguyên nhân: Do các nước TB chạy đua theo lợi nhuận sx ồ ạt => khủng hoảng thừa.
* DB: 
- Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mĩ và lan nhanh sang khắp thế giới.
b, Hậu quả:
- Tàn phá nặng nề nền kinh tế Châu âu và thế giới.
- Liên Xô bị đẩy lùi.
- Hàng trăm triệu người đói khổ.
- Để giải quyết hậu quả khủng hoảng:
+ Anh, Pháp .cải cách kinh tế –xã hội + Đức, ý, Nhật, PX hoá bộ máy chính quyền, gây chiến tranh phân chia lại thế giới.
+ Chủ nghĩa PX Đức ra đời 1933.
2. Phong trào mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh (18’)
( 1929 – 1939 ).
a - Tình hình chung:
--Cao trào CM mới bùng nổ với mục tiêu thành lập mặt trận nhân dân chống CN PX.
b, Phong trào đấu tranh.
* ở Pháp: 
- 6/2/ 1934 bọn PK “thập tử lửa” âm mưu lật đổ chính quyền, thành lập CĐ PX.
- Đảng CS Pháp lãnh đạo nhân dân Pháp đánh bại lực lượng phát xít.
- 5/1925 mặt trận ND Pháp đượcra đời.
- Thi hành 1 số chính sách tiến bộ.
* ở Tây Ban Nha.
2/ 1936 Mặt trận ND thu được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử, chính phủ MT ND ra đời.
- Cuộc đấu tranh chống PX ở TBN thất bại.
c. Củng cố, luyện tập (3’)
	- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 bùng nổ tàn phá nền kinh tế các nước TB ở Châu Âu, 1 số nước TB tìm cách thoát khỏi khủng hoảng với việc thành lập chính quyền PX.
	- Phong trào nd chống chiến tranh, chống PX bùng nổ mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới.
	Bài 1: Đánh dấu X vào đầu câu về nguyên nhân => khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
 a. Sản xuất ồ ạt.
 b. Chạy theo lợi nhuận.
 c. Hàng hoá thừa.
 d. Người dân không có tiền mua.
 e. Năng xuất lao động cao.
	Bài 2: Điền nội dung chủ yếu về các giai đoạn phát triển của CNTB giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới.
Giai đoạn 1919 – 1923 ......
Giai đoạn 1924 – 1929 ......
Giai đoạn 1929 – 1933 ......
	Bài 3: Viết và nối các kí hiệu lại với nhau ( bằng dấu ) sao cho đún	
a. 6/2/1934 
m.Đánh lại bọn phong kiến âm mưu thiết lập chế độ phát xít ở Pháp 
b. 5/1935. 
n.Mật trận nhân dân Pháp thành lập 
c. 5/ 1936. 
l. Chính phủ mặt trận nd Pháp thành lập.
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
Về nhà làm BT: 3,4 ( sgk - 92 )-Tìm hiểu nội dung bài 18

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13.doc