Giáo án Lịch sử 8 tuần 3

Giáo án Lịch sử 8 tuần 3

BÀI 3: TIẾT 5

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI TOÀN THẾ GIỚI

 1 . MỤC TIÊU

 a. Về kiến thức

 Giúp học sinh hiểu được:

- Cách mạng công nghiệp: nội dung, hệ qủa.

- Sự xác lập của CNTB trên phạm vi thế giới

b. Về kĩ năng

- Khai thác nội dung và sử dụng kênh hình sgk.

- Biết phân tích sự kiện để rút ra kl, nhận định, liên hệ thực tế.

 c. Về thái độ

- Sự áp bức bóc lột của CNTB đã gây nên bao nhiêu đau khổ cho ND lao động trên thế giới

- Nhân dân thực sự là người sáng tạo, chủ nhân của các thành tựu kỹ thuật sx.

 

doc 13 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23/09/2009
 Ngày dạy: 26/09/2009
BÀI 3: TIẾT 5
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI TOÀN THẾ GIỚI
 1 . MỤC TIÊU 
 a. Về kiến thức 
 Giúp học sinh hiểu được:
- Cách mạng công nghiệp: nội dung, hệ qủa.
- Sự xác lập của CNTB trên phạm vi thế giới
b. Về kĩ năng
- Khai thác nội dung và sử dụng kênh hình sgk.
- Biết phân tích sự kiện để rút ra kl, nhận định, liên hệ thực tế.
	c. Về thái độ
- Sự áp bức bóc lột của CNTB đã gây nên bao nhiêu đau khổ cho ND lao động trên thế giới
- Nhân dân thực sự là người sáng tạo, chủ nhân của các thành tựu kỹ thuật sx. 
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
 a. Chuẩn bị của GV : - Tìm hiểu nội dung các kênh hình trong bài, lược đồ nước Anh giữa TK XVIII và nửa đầu TK XIX.
- Sưu tầm tài liệu tham khảo cho bài giảng. - Soạn giáo án
 b. Chuẩn bị của HS : Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
- Hỏi: ? ý nghĩa lịch sử của CMTS pháp cuối TK XVIII ?
- Đáp án: - Trong nước: + Lật đổ CĐPK đưa g/c TS lên cầm quyền 
+ Xoá bỏ những trở ngại trên con đường phát triển của CNTB.
+ Quần chúng ND là động lực chủ yếu đưa CM đến thắng lợi
- Ngoài nước: Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh cho mục tiêu dân tộc dân chủ ở nhiều nước Châu âu và thế giới
= >CMTS Pháp (1798- 1794) là cuộc CMTS triệt để.
* Giới thiệu bài : CM công nghiệp khởi đầu ở Anh và lan nhanh ra các nước TB khác ( Pháp, Đức ) CM công nghiệp ra đời làm cho kt TB phát triển mạnh và => hệ qủa hình thành 2 g/c của XHTB....
b. Dạy nội dung bài mới (36’)
H/s đọc mục1 ( sgk18-19) 
? Máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên ở nước nào? vào thời gian nào? từ ngànnh gì?
? nguyên nhân của việc phát minh ra máy móc ở Anh cuối TK XVIII là gì?
( H/s thảo luận ).
GV nhận xét+ phân tích:
+ Nước Anh CM đã thành công vào TK XVII và đưa nước này phát triển đi lên TBCN.
+ ở Anh máy móc đã được sử dụng trong sx thời trung đại, song còn thô sơ ( Cần trục nhỏ, động cơ chạy bằng sức gió...) máy móc lúc đó thay thế phần nào lao động chân tay.
g/c TS cầm quyền cần phát triển nên phải cải tiến và phát minh nhiều máy móc để đẩy nhanh sx, tạo ra nhiều sản phẩm -> khi thị trường TBCN mở rộng thì nó không còn đáp ứng nhu cầu ngày 1 tăng => Từ sản xuất công trường thủ công chuy ển đã chuyển sang sx bằng máy móc.
? Tại sao máy móc được phát minh và sử dụng trước tiên là ngành dệt?
Ngành dệt là ngành sx chủ yếu của Anh, nên máy móc được phát minh và cải tiến sớm
? H/s đọc thầm đoạn chữ in nghiêng ( sgk – 18 )
? Loại máy đầu tiên ra đời là loại máy gì? vào năm nào? Do ai sáng chế.
GV giới thiệu hình 13: máy kéo sợi Gien- ni
H/s quan sát hình 12 + 13 ( sgk- 18+ 19 ).
? Quan sát hình 12 và 13 em hãy cho biết việc kéo sợi đã thay đổi ntn?
+ ở hình 12: có rất nhiều phụ nữ kéo sợi để cung cấp cho chủ bao mua.
+ máy kéo sợi Gien- ni ( H. 13) so với chiếc xa cổ truyền từ chỗ 1 người kéo sợi với 1 cọc sợi đã tăng lên 16 cọc sợi làm cho năng suất tăng lên nhiều lần ( lúc đầu 8, sau tiếp tục tăng nhiều hơn nữa )
? Theo em điều gì sẽ sảy ra trong ngành dệt khi máy kéo sợi Gien- ni được sử dụng rộng rãi.
( Phát minh này ko chỉ giải quyết nạn “ Đói sợi ” trước đây mà còn => tình trạng thừa sợi ).
GV nêu: Sợi kéo ra nhiều đòi hỏi phải cải tiến máy dệt.
? Máy dệt ra đời đưa tới năng suất ntn?
Năng suất tăng nhanh ( gấp 40 lần của thợ dệt trước đó ).
GV p tích mặt hạn chế: Do máy dệt chạy = sức nước nên các nhà máy phải đặt gần những khúc sông chảy xiết. Về mùa đông, máy phải ngừng hoạt động vì nước đóng băng rất bất tiện.
GV giới thiệu hình 14: Giêm – oát ( 1736- 1819 ).
? Máy hơi nước ra đời có ưu thế gì so với máy chạy bằng sức nước.
( Các nhà máy có thể XD ở bất cứ nơi nào thuận tiện )
GV nêu: 20 năm trước đó, 1 người thợ Nga Pôn- Du – Nốp đã chế tạo ra máy hơi nước nhưng không sử được sử dụng.
Lúc đầu máy móc được sử dụng trong ngành dệt vải về sau đã được đưa vào các ngành kt khác đặc biệt ->
? Vì sao máy móc được sử dụng trong giao thông vận tải.
( Nhu cầu chuyển vật liệu, hàng hoá, hành khách tăng).
Đầu TK XIX, tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước thay thế dần thuyền; xe lửa và đường sắt bắt đầu phục vụ đời sống XH
? H/s đọc thầm chữ in nghiêng ( sgk- 19 ).
GV cho HS quan sát H 15 ( sgk ) 
GV tường thuật buổi lễ khánh thành đường sắt đầu tiên ở Anh. ( sgk – 29 ).
? Vì sao vào giữa TK XIX, Anh đẩy mạnh sx gang thép và than đá.
 Máy móc và đường sắt phát triển đòi hỏi công nghiệp nặng phát triển: 1850 Anh sản xuất được 1 nửa số gang, thép, than đá của thế giới.
? Tất cả những phát minh sáng chế trên đưa đến kết quả gì của CM công nghiệp ở Anh.
- Từ 1760 đến 1840 , ở Anh diễn ra quá trình chuyển biến -> 
GV Phân tích :
+ CM công ngiệp đã làm cho sx phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào.
+ Công nghiệp hoá diễn ra đầu tiên ở Anh, sớm hơn các nước khác khoảng 60 -> 100 năm 
? Vì sao công nghiệp hoá diễn ra đầu tiên ở Anh – ( H/S thảo luận ).
Anh có đầy đủ tiền đề cho 1 cuộc CM công nghiệp.
+ Vốn : Anh sớm tích luỹ đựơc 1 số TB khổng lồ bằng buôn bán nô lệ, cướp bóc thuộc địa.
+ Nhân công: g/c tư sản cướp đoạt 
-> mảnh đất cuối cùng của người dân, phá sản hàng loạt thợ thủ công -> biến họ thành 1 đội quân VS đông đảo.
+ Kỹ thuật: Nước Anh tiếp thu cải tiến kỹ thuật ngay trong các công trường thủ công => Anh có đủ ĐK để tiến hành công ngiệp hoá -> công nghiệp hoá ra đời đầu tiên ở Anh.
? CM công nghiệp có ý nghĩa ntn với Anh.
Thời bấy giờ, nước Anh được gọi là “ công xưởng của thế giới ”.
? Em hiểu CM công nghiệp là gì? 
Bước phát triển của CNTB, diễn ra đầu tiên ở Anh rồi lan sang các nước khác, nó thúc đẩy việc phát minh ra máy móc đẩy mạnh sx và hình thành 2 g/c TS và VS.
H/ s đọc “ Từ đầu -> Châu Âu”.
? CM công nghiệp ở Pháp được bắt đầu từ bao giờ.
VD: Sản lượng gang, sắt tăng 3 lần 
-> độ dài đường sắt tăng 100 lần ( Từ 30 km -> 3000 km ) giữa TK XIX Pháp có trên 5000 máy hơi nước, đến 1870 có khoảng 27.000 chiếc.
? Vì sao ở pháp CM công nghiệp bắt đầu muộn ( 1830) nhưng phát triển nhanh hơn? Nhờ đẩy mạnh sx gang sắt, sử dụng nhiều máy hơi nước 
? Cho biết Kết quả CM công nghiệp ở Pháp ?
GV phân tích: khác với Anh và Pháp ở Đức cuộc CM diễn ra khi đất nước chưa thống nhất, đất nước còn đang chia cắt.
? Cho biết thời gian diễn ra CM công nghiệp ở Đức.
H/s đọc chữ in nghiêng ( sgk - 21)
? Ngành công nghiệp nào có vai trò chủ đạo trong nền kt Đức?
Công nghiệp hoá chất và luyện kim.
? Nguyên nhân nào khiến cho CM công nghiệp ở Đức bắt đầu muộn mà đạt hiệu qủa cao về tốc độ và năng suất.
( Do tiếp nhận thành tựu kt ở Anh )
-GV nêu và phân tích.
+ ở các nước tiến hành công nghiệp máy móc cũng được sử dụng trong nông nghiệp máy cày, máy bừa, máy gặt đập. 
( kênh hình 16 sgk )
+ Phân hoá học được sử dụng rộng rãi -> làm tăng năng xuất cây trồng.
=>Những điều này dưới chế độ PK không thể có được.
? Nhận xét, đánh giá về sự ra đời của các cuộc CM công Nghiệp?
Gv Kết luận: 
CM công nghiệp diễn ra khởi đầu ở Anh và nhanh chóng lan ra các nước TB phát triển ( Pháp , Đức )
CM công nghiệp ra đời làm cho nền kt TBCN phát triển nhanh chóng 
=> Sự phát triển mạnh mẽ đó đã đưa đến hệ quả gì?
GV dùng 2 lược đồ ( sgk – 22 ) cho H/s quan sát
Gv dùng phiếu học tập bằng bảng thống kê ( để trống phần nội dung ) – Dựa vào câu hỏi sgv học sinh điền vào chỗ trống.
? Dựa vào 2 lược đồ H 17 , 18 em hãy nêu những biến đổi của nước Anh sau hoàn thành CM công nghiệp.
I. cách mạng công nghiệp (36’)
1. CM công nghiệp ở Anh. (14’)
- Từ những năm 60 của TK XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên ở Anh. ( Trước hết là nghành dệt ).
* Quá trình công nghiệp hoá:
+ 1764 Giêm Ha – gri- vơ sáng chế máy kéo sợi Gien –ni.
+ 1769, Ac- Crai- tơ- chế ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
+ 1785 Et- Mơn - các- Rai chế tạo máy dệt đầu tiên.
+ 1784 Giêm – oát phát minh ra máy hơi nước.
+ Máy móc được sử dụng trong giao thông vận tải.
* Kết quả:
- Từ những sản xuất nhỏ thủ công sang sx lớn máy móc => ( gọi là cuộc CM công nghiệp hay công nghiệp hoá việc sx. )
- Từ 1 nước nông nghiệp => nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.
2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp - Đức. (12’)
* ở Pháp:
- CM công nghiệp ở Pháp bắt đầu từ 1830.
- 1830- 1850 các ngành sx phát triển mạnh
=> Công nghiệp đứng thứ 2 sau Anh.
*ở Đức:
- CM công nghiệp Đức diễn ra vào những năm 40 của TK XIX ( Tức từ những năm 1840 )
- 1850 - 1860: kinh tế phát triển nhanh đạt được nhiều kết quả.
3. Hệ quả của CM công nghiệp. (10’)
Nước Anh giữa thế kỷ XVIII
Nước Anh nửa đầu TK XIX.
 - Chỉ có 1 số trung tâm sản xuất thủ công
Xuất hiện vùng công nghiệp mới bao trùm hầu hết nước Anh.
Xuất hiện các trung tâm khai thác than đá.
 - Có 4 thành phố trên 50.000 dân
- Có 14 thành phố trên 50.000 dân.
- Chưa có đường sắt.
- Có mạng lưới đường sắt nối liền các thành phố, hải cảng, khu công nghiệp
? Căn cứ vào bảng thống kê về những biến đổi của nước Anh, theo em CM công nghiệp đã đưa đến những hệ quả gì.
? CM công nghiệp đã làm cho cơ cấu XH thay đổi ntn?
? Cho biết mối quan hệ giữa 2 g/ c này.
+ G/c TS có thế lực về kinh tế, thống trị XH.
+ G/c VS làm thuê bị áp bức bóc lột.
=> 2 g/c này mâu thuẫn với nhau, ko điều hoà được. Họ đã đứng lên đấu tranh chống lại áp bức bóc lột của G/cTS với nhiều hình thức khác nhau: Đập phá máy móc, nêu yêu cầu về quyền lợi khởi nghĩa vũ trang.
- CM công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước TB.
+ Nền kinh tế công nghiệp lớn, thành phố mọc lên.
+ Cư dân thành thị tăng.
- XH: Hình thành 2 g/c TS và VS. 
c. Củng cố, luyện tập (3’)
Cuộc CM công nghiệp khởi đầu ở Anh lan rộng ra nhiều nước TB làm cho sản xuất TBCN phát triển do, máy móc được phát minh và sử dụng rộng rãi. Đồng thời cuộc CM CN cũng => việc phân chia XH TB thành 2 g/c cơ bản, đối lậpp TS –VS.
Bài 1:Bảng giới đây ghi thời gian phát minh. Em hãy viết các phát minh và tên người phát minh vào các ô trống còn lại.
Thời gian
Phát minh
Tên người phát minh
1764
.......................
.................................
1769
1785
1784
Bài 2: Vì sao CM công nghiệp ở Pháp bắt đâù muộn nhưng lại phát triển mạnh.
Hãy khoanh tròn trước câu trả lời em cho là đúng:
Do tiếp thu thành tựu kỹ thuật của Anh.
Nhờ đẩy mạnh sx gang sắt.
Nhờ sử dụng nhiều máy hơi nước.
Do ở pháp làm CM XH triệt để.
Bài 3: Cách mạng công nghiệp ở những nước Anh – Pháp- Đức đã đưa đến các hệ quả sau: 
Nhiều thành phố đông dân ( trên 50.000 người ) và các khu công nghiệp lớn ra đời
XH hình thành 2 g/c chính TS và VS.
G/c TS thống trị XH TB.
G/c VS bị áp bức bóc lột.
đ. Cuộc đấu tranh của g/c VS chống g/c TS bắt đầu.
Trong các hệ quả trên thì hệ quả nào là nguyên nhân làm cho cuộc CM TS tiếp tục bùng nổ.
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Về nhà học bài đầy đủ. Hoàn thành các bài tập ở lớp các câu hỏi SGK.
- Đọc và tìm hiểu tiếp phần II: CNTB xác lập trên phạm vi thế giới.
Ngày soạn : 27/09/2009
 Ngày dạy: 30/09/2009
BÀI 3 :TIẾT 6
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI TOÀN THẾ GIỚI (TIẾP)
 1 . MỤC TIÊU 
 a. Về kiến thức 
 Giúp học sinh hiểu được:
- Sang TK XIX do sự phát triển mạnh mẽ của KTế TBCN, phong trào đấu tranh dân chủ diễn ra sôi nổi ở Châu Âu và Bắc Mĩ => CNTB được xác lập trên phạm vi thế giới.
- Sự xâm lược của CNTB Phương Tây đối với các nước á Phi.
b. Về kĩ năng
- Khai thác nội dung và sử dụng kênh hình sgk.
- Biết phân tích sự kiện để rút ra kl, nhận định, liên hệ thực tế.
	c. Về thái độ
- Sự áp bức , bóc lột của CNTB đã gây bao đau khổ cho nd lao động thế giới.
- ND thực sự là người sáng tạo, chủ nhân của các thành tựu kĩ thuật sản xuất.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
 a. Chuẩn bị của GV : Lược đồ khu vực Mĩ La Tinh đầu TK XIX
 Lược đồ CM 1848- 1849 ở Châu Âu
 Tìm hiểu nội dung các kênh hình sgk
- Sưu tầm tài liệu tham khảo cho bài giảng. - Soạn giáo án
 b. Chuẩn bị của HS : Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
- Hỏi: ? Hệ quả của cuộc CM công nghiệp ?
- Đáp án: - CM công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước TB.
+ Nền kinh tế công nghiệp lớn, thành phố mọc lên.
+ Cư dân thành thị tăng.
- XH: Hình thành 2 g/c TS và VS. 
* Giới thiệu bài : Cách mạng CN khởi đầu ở Anh và lan ra các nước TB khác. Đồng thời CMTS tiếp tục thành công ở nhiều nước với những hình thức khác nhau, đánh dấu sự thắng lợi của CNTB trên phạm vi thế giới.
b. Dạy nội dung bài mới (36’)	
- HS đọc đoạn 1 mục 1.( SGK- 23)
? Tại sao sang TK XIX, phong trào dtdc ở các nước Âu- Mĩ ngày càng dâng cao.
=> PT DTộc DC ở Châu Âu và Châu Mĩ ngày càng dâng cao, tấn công mạnh mẽ vào thành trì của CĐPK.
? H/c nào đưa đến sự ra đời của 1 loạt quốc gia TS ở MLT
( Cuối TK XVIII đầu TK XIX dưới tác động của chiến tranh giành độc lập và lợi dụng sự suy yếu của TBN và BĐN => Các thuộc địa ở 2 nước này đã nổi dạy đấu tranh giành độc lập).
- GV cho hs quan sát lược đồ hình 19: Lược đồ khu vực Mĩ La Tinh đầu TK XIX.
- GV giới thiệu sơ lược về khu vực này: Là thuộc địa Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha
? ND các thuộc địa của 2 nước này đã nổi dậy đâu tranh và đưa đến kq gì?
( Các nước lần lượt giành độc lập)
- GV dùng bảng thống kê.
? Dựa vào lược đồ (hình 19- SGK). Em hãy lập bảng thống kê các quốc gia TS Mĩ- La –Tinh theo thứ tự thời gian thành lập.
STT
Năm giành được độc lập.
Quốc gia TS
1
1810
Ac- hen –ti- na.
2
1818
Chi - lê
3
..............
4
..............
....
...............
15
1830
Vê- nê- xu- ê- la.
? Việc ra đời của 1 loạt các quốc gia TS mới ở Mĩ - LA –Tinh có ý nghĩa gì?
( Xoá bỏ 1 hậu phương bao la của các thế lực PK ở đây.)
- GV nêu và PT: 7/1830 phong trào CM TS lại nổ ra ở Pháp, lật đổ nền thống trị của triều đại Buốc- Bông ( từng lật đổ trong CM 1789, được phục hồi 1815 ) sau đó CM, lan nhanh sang các nước Bỉ, Đức, Ba lan, I- Ta- li – a, Hi lạp.
? Cho biết nội dung chính của thời kỳ CM 1848 – 1849 ở Châu âu.
- GV giải thích: Thời kỳ CM 1848- 1849 là củng cố chế độ TB ở những nước đã làm CMTS, làm rung chuyển chế độ PK ở các nước chưa làm CMTS. 
- GV giới thiệu:
+ lược đồ h 20: CM 1848- 1849 ở Châu âu
+ Lược đồ h21: Khởi nghĩa 2/1848 ở Pa- ri ( diễn tả cuộc đàn áp đẫm máu của quân đội chống quần chúng trong CM 2/1848 ở Pa- ri).
=> CMTS diễn ra ở nhiều nước châu âu.
- HS đọc đoạn chữ in nghiêng ( sgk – 24 )
- GV PT nhiệm vụ CM ở các nước.
- GV nêu: 10 năm sau CM 1848- 1849 cơn bão táp CM mới lại bùng lên ở Châu âu.
- GV lược thuật diễn biến quá trình thành lập vương quốc I- ta –li –a 
- Giới thiệu h22 ( sgk –25 ) cảnh đoàn quân Ga- ri –ban đi tiến vào Pa- léc- mô ngày 27/5/1860 được ND đón chào.
? Cho biết quá trình độc lập nước Đức.
- ở Đức cũng diễn ra quá trình đấu tranh thống nhất nước dưới sự lãnh đạo của quí tộc phổ đứng đầu là Bi- Xmac => Đức thất bại bằng biện pháp từ trên xuống.
- GV giới thiệu h 23: tuyên bố thống nhất nước Đức 1/1871 tại cung điện Véc- xai.
- GV Phân tích nhỏ:
+ Cùng với cuộc đấu tranh thống nhất vương quốc I- ta- li –a. và Đức thì ở nước Nga chế độ cải cách nông nô, Nga cũng khủng hoảng ( đây là thành trì vững chắc của CĐ PK).
? Tại sao Nga hoàng phải tiến hành cải cách nông nô
? Để tránh nguy cơ trên chính phủ Nga hoàng phải làm gì?
? Tại sao Nga hoàng phải tiến hành cải cách, giải phóng nông nô.
( Do sự phản ánh mạnh mẽ của nd, dưới áp lực của cuộc bạo động của nông nô 1858 – 1860 có khả năng chuyển thành khởi nghĩa).
? Cuộc cải cách nông nô của Nga hoàng 1861 mang tính chất gì?
+ Cuộc cải cách mang tính chất TS.
+ Mở đường cho nước Nga chuyển nhanh sang CNTB.
=> CĐPK lại mất thêm 1 trận địa quan trọng.
? Vì sao nói cuộc đấu tranh thống nhất ở I-ta- li- a, Đức , cuộc cải cách nông nô ở Nga điều là CMTS.
( Đều mở đường cho CNTB phát triển ).
? Em có đánh giá, nhận xét gì về cuộc CM mà em đã học (Từ CM Hà Lan => cải cách nông nô ở Nga )?
* Kết luận => CMTS được diễn ra dưới những hình thức. Song nguyên nhân sâu xa và mục đích cơ bản đều giống nhau, đó là sự mở đường cho CNTB phát triển.
? Vì sao các nước TB phương tây đẩy mạnh việ xâm chiếm thuộc địa.
- GV dùng lược đồ thế giới.
- HS đọc đoạn chữ in nghiêng ( sgk- 26 – 27 )
- Yêu cầu vừa nghe đọc + quan sát trên lược đồ.
? Hãy xác định những quốc gia ở châu á bị thực dân phương tây xâm chiếm trên lược đồ.
+ Cuối TK XVIII, Anh hoàn thành chinh phục ấn độ.
+ Anh, Pháp, Đức. Mĩ... xâm lược Trung Quốc.
+ Hà lan chiếm In- đô- nê- xi- a 
+ Tây – ban – nha chiếm Phi- lip- bin 
+ Anh chiếm Miễn điện ( My an ma)
+ Anh chiếm Mã- lai ( Ma- lai- xi- a )
+ Pháp chiếm Việt Nam , Lào , Cam – Pu- chia.
+ Anh , Pháp tranh chấp Thái lan.
-HS đọc từ “ Châu phi.... đất liền ”sgk- 27)
? Xác định những quốc gia ở châu phi bị thực dân phương tây xâm chiếm trên lược đồ.
+ Anh có thuộc địa Kíp ở Nam phi.
+ Pháp có thuộc địa An- giê- ri ở Bắc Phi.
=> Nửa sau TK XIX, Anh, Pháp đã vươn tới châu phi để xâm lược.
? Sự xâm lược của CNTB phương tây đưa đến kết quả gì?
* GV kết luận: Khoảng cuối TK XIX các nước TB phương tây đã chia nhau xâm chiếm và thống trị các nước ở á, Phi, Mĩ –la- tinh => CNTB đã được xác lập trên phạm vi thế giới.
1. Các cuộc CM TS TK XIX (21’)
* Nguyên nhân: 
- Do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế TBCN
- Tác động của CMTS Pháp và cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
* Các cuộc CMTS tiêu biểu.
- ở Mĩ –la tinh: 
- Đầu TK XIX xuất hiện 1 loạt quốc gia TS mới.
- ở châu âu:
+ CM 1848- 1849 củng cố sự thắng lợi của CNTB pháp, làm rung chuyển chế độ PK ở Đức, I- ta- li- a, áo hung.
+ Từ 1859- 1870 quần chúng nhân dân đấu tranh thống nhất vương quôc I-ta- li- a.
+ Từ năm 1864 – 1871 nước Đức thống nhất.
+ Tháng 2/1861 Nga hoàng thực hiện cải cách nông nô.
2. Sự xâm lược của TB phương tây đối với các nước á phi.(15’)
* Nguyên nhân: 
- Kinh tế TBCN phát triển 
- Nhu cầu về nguyên liệu và thị trường tăng mạnh.
* Quá trình xâm lược thuộc địa.
- ở châu á.
- ở châu phi.
* Kết quả: Hầu hết các nước á, Phi lần lượt trở thành thuộc địa, phụ thuộc của thực dân Phương Tây.
c. Củng cố, luyện tập (3’)
CMTS lần lượt nổ ra ở nhiều nước âu mĩ, đánh đổ chế độ PK và xác lập CNTB trên phạm vi thế giới.
CM công nghiệp ở Anh khởi đầu sau lan rộng ra nhiều nước TB làm cho sx TBCN phát triển. Đồng thời CM công nghiệp => việc phân chia XHTB thành 2 g/c cơ bản, đối lập: TS và VS.
CNTB phát triển do nhu cầu nguyên liệu, nhân công, thị trường tiêu thụ => bọn thực dân tăng cường xâm chiếm các nước ở á phi. ,Mĩ- la- Tinh
Làm thuộc địa gay nhiều tội ác với ND nước này.
Bài 1: Viết niên đại vào chỗ trống của bảng dưới đây cho đầy đủ niên biểu các CM TS ở châu âu trong những năm 60 của TK XIX 
Niên đại
Các cuộc CMTS
............................................
Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a
.................................................
Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức
.....................................................
Cải cách nông nô ở Nga
Bài 2: Khi CNTB thắng lợi trên phạm vi thế giới thì nhiều nước ở châu á, phi trở thành mục tiêu xâm lược của các nước TB.
a. TB cần thị trường để tiêu thụ hàng hoá của mình 
b. Cần nguyên liệu để cung cấp cho nhu cầu sx trong nước.
c. Thuộc địa vốn là những nơi có tài nguyên thiên phong 
phú để làm giàu cho TB.
d.Thuộc địa còn là nơi cung cấp nguồn nhân công lao động 
rẻ mạt cho TB.
e. Tất cả lí do trên.
Hãy đánh dấu X vào ô trống em cho là đúng 
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Về nhà học bài đầy đủ biết trả lời đầy đủ các câu hỏi sgk
- Làm bài tập 1, 2 ( sgk- 27 )
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài mới: bài 4 phần I: Phong trào công nhân nửa đầu TK XIX.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 3.doc