Giáo án Lịch sử 8 tuần 5

Giáo án Lịch sử 8 tuần 5

CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC ÂU MĨ

 CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX.

 BÀI 5- TIẾT 9: CÔNG XÃ PA- RI 1871

 1 . MỤC TIÊU

 a. Về kiến thức

 Giúp học sinh hiểu được:

- Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến của công xã Pa- ri: Cuộc khởi nghĩa 18/3/1871 là cuộc CM VS đầu tiên trên thế giới.

- Nhận thức rõ những việc làm của công xã Pa- Ri trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, quân sự, qua đó hiểu rõ công xã Pa- ri là nhà nước của dân do dân và vì dân.

- Thông qua nhận thức những việc làm của công xã khẳng định công xã Pa- ri là nhà nước kiểu mới.

b. Về kĩ năng

- Nâng cao khả năng trình bày, phân tích đánh giá 1 sự kiện lịch sử.

- Sưu tầm, phân tích tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học, liên hệ kiến thức đã học với cuộc sống hàng ngày.

 

doc 18 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 06/10/2009
 Ngày dạy: 10/10/2009
CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC ÂU MĨ
 CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX.
 BÀI 5- TIẾT 9: CÔNG XÃ PA- RI 1871
 1 . MỤC TIÊU 
 a. Về kiến thức 
 Giúp học sinh hiểu được:
- Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến của công xã Pa- ri: Cuộc khởi nghĩa 18/3/1871 là cuộc CM VS đầu tiên trên thế giới.
- Nhận thức rõ những việc làm của công xã Pa- Ri trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, quân sự, qua đó hiểu rõ công xã Pa- ri là nhà nước của dân do dân và vì dân.
- Thông qua nhận thức những việc làm của công xã khẳng định công xã Pa- ri là nhà nước kiểu mới. 
b. Về kĩ năng
- Nâng cao khả năng trình bày, phân tích đánh giá 1 sự kiện lịch sử.
- Sưu tầm, phân tích tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học, liên hệ kiến thức đã học với cuộc sống hàng ngày.
	c. Về thái độ
- Giáo dục lòng tin tưởng vào năng lực, quản lí của nhà nước g/c VS.
Bồi dưỡng chủ nghĩa anh hùg CM thông qua những tấm gương chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ công xã Pa- ri.
- Lòng căm thù đối với g/c bóc lột.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : - Bản đồ Pa- ri và vùng ngoại ô, nơi diễn ra công xã Pa- ri.
 - Sơ đồ bộ máy hội đồng công xã.
 - Soạn giáo án
 	b. Chuẩn bị của HS : Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
- Hỏi: ? Trình bày vai trò của quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế ?
 - Đáp án: - Đấu tranh những tư tưởng sai lệch 
 - Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.
* Giới thiệu bài : Trong những năm cuối TK XIX g/ c VS Pháp đã vùng dậy đấu tranh làm nên 1 kì tích trong lịch sử đấu tranh của g/c VS thế giới: Đó là thành lập ra nhà nước VS đầu tiên trên thế giới- Công xã Pa- ri. Hoàn cảnh nào => Sự ra đời của công xã Pa- ri., quá trình đấu tranh => sự thành lập công xã, những việc làm của công xã khẳng định Công xã Pa – ri là nhà nước kiểu mới, ý nghĩa lịch sử của công xã Pa- ri như thế nào.......
b. Dạy nội dung bài mới (36’)	 
- GV phân tích: Sang TK XIX, CNTB thắng lớn và xác lập trên phạm vi toàn thế giới, với CM công nghiệp mở rộng và củng cố vững chắc hơn sự thắng lợi của g/c TS trên địa hạt chính trị, càng thắng lợi CNTB càng tăng cường bóc lột NDLĐ, đặc biệt là g/c công nhân.
? Bằng kiến thức đã học em hãy nhắc lại những nét chính trong phong trào công nhân ở Châu âu những năm 1848- 1870.
( Trong những năm CM 1848- 1870, đặc biệt trong những năm 1848- 1849 g/c công nhân ở nhiều nước châu âu đã đứng lên đấu tranh quyết liệt chống áp bức bóc lột).
? Trong bối cảnh chung đó, nước Pháp đã diễn ra sự kiện nào đáng chú ý.
( 23/6/18148, công nhân, nông dân lao động Pa- ri lại khởi nghĩa chống lại TS Pháp song bị đàn áp đẫm máu).
- GV PT: Sau cuộc đụng độ dữ dội 6/ 1848 này g/c TS Pháp đã trưởng thành vượt bậc về tinh thần đấu tranh chống g/c TS, điều này đã làm cho g/c TS hoảng sợ, mâu thuẫn giữa g/c TS và VS ngày càng sâu sắc - > ko điều hoà được trong XH Pháp.) 
? Nguyên nhân nào => mâu thuẫn sâu sắc ấy.
( Do sự phát triển mạnh mẽ của đại công nghiệp dưới thời đế chế II ( 1852- 1870 )).
- G/c TS Pháp đại diện là Na- Pô- Nê- ông III đã thống trị đất nước dưới nhiều hình thức 1 nền quân chủ phản động.
- Trong khoảng 20 năm ấy + hàng ngũ g/c VS tăng nhanh ( Riêng Pa- ri cuối thập niên tập chung 450.000 công nhân).
+ Họ bị vắt kiệt mồ hồi phải lao động từ 12 h -> 14h / ngày ( kể cả trẻ em ) có những trẻ em dưới 10 tuổi phải chịu sức dưới lòng đất làm việc như người lớn, cả gđ bán sức lao động mà ko đủ sống vì lương thấp.
=> Họ liên tiếp bãi công, biểu tình đòi cải thiện đời sống , điều kiện lao động.
=> Qua thử thách đấu tranh, ý thức giác ngộ CM và đoàn kết của g/c VS ngày càng cao -> g/c TS rất lo sợ.
GV: Trong bối cảnh đó -> 
- GV giải thích nước Phổ: Thời đó nước Đức bị chia ra làm 38 công cuốc ( bang ) trong đó Phổ là vương quốc lớn nhất ở Đức có lực lượng quân sự hùng mạnh và hiếu chiến giữ vai trò chủ đạo trong ct với Pháp.
? Pháp đánh Phổ nhằm mục đích gì? 
+ Giảm nhẹ mâu thuẫn trong nước.
+ Ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức.
- GV PT: 
+ Giảm nhẹ mâu thuẫn trong nước: Vì trong XH Pháp tồn tại rất nhiều mâu thuẫn: TS mâu thuẫn với PK; VS mâu thuẫn với PK; TS mâu thuẫn với VS ...... nhưng trong đó mâu thuẫn giữa TS và VS là mâu thuẫn sâu sắc nhất ( Đã phân tích ở trên ) => Chúng lợi dụng chiến thắng bên ngoài để đè bẹp tư tưởng phản kháng của công nhân, NDLĐ.
+ Ngăn cản sự thống nhất đất nước Đức: Do nước Đức bị chia 38 bang, nên kinh tế phát triển ko đồng nhất, đất nước bị chia cắt. Trong khi đó nước Pháp đã là 1 nước TB phát triển , lúc này thủ tướng Bi- Xi – Mac Phổ đang tìm mọi cách để thống nhất 38 bang thành 1 nước Đức hùng mạnh => Pháp ko muốn bên láng giềng của mình là 1 cường quốc lớn mạnh, phát triển hơn mình – ngăn cản sự thống nhất đất nước Đức.
+ Mặt khác: Còn để lấn chiếm đất đai ở phía tây nước Đức, giáp với Pháp.
-> xâm lược Pháp.
- HS đọc phần chữ in nghiêng ( Sgk- 35 ).
? Qua phần đọc, em có nhận xét gì?
( Nổ ra trong điều kiện ko có lợi cho Pháp ).
- GVPT: + Trong khi vua Pháp Na- pô - nê ông III lại tuyên bố “ Ta đã chuẩn bị đến cái ghệt cuối cùng cho người lính cuối cùng ”.
+ Về phía Phổ: Lúc đó thủ tướng Bi- Xi – Mác muốn gây chiến tranh để gạt bỏ Pháp, đồng thời củng cố quyền lực. Mục đích thu phục nốt các bang phía Nam nước Đức -> Thống nhất nước Đức => Phổ rất tích cực chuẩn bị cho chiến tranh 
- Song bằng thủ đoạn ngoại giao khôn khéo Phổ tạo duyên cớ để Pháp gây chiến trước.
? Cho biết kết quả của chiến tranh Pháp – Phổ.
( 2/9/1870 Hoàng đế Na- Pô- Nê- ông III cùng quân chủ lực, 10 vạn người dân bị Phổ bắt làm tù binh ).
? Với sự kiện nước Pháp bại trận đã gây ra phản ứng gì trong nhân dân.
( Căm phẫn trong nhân dân ).
? Họ đã có những hành động gì.
( Công nhân, tiểu TS khởi nghĩa ).
- GV: + trước làn sóng yêu nước “ Chính phủ vệ quốc ” buộc phải giao khí giới cho quần chúng => quần chúng được vũ trang.
+ Với Phổ, ý nguyện của Bi- Xmac hình thành, nước Đức được thống nhất, theo đà chiến thắng Phổ tiến sâu vào nước Pháp, bao vây Pa- ri => Tổ quốc Pháp lâm nguy.
- GV cho HS thảo luận nhóm với câu hỏi:
? Khi tổ quốc bị lâm nguy thì thái độ của “ chính phủ vệ quốc ” và ND Pháp thể hiện ntn? 
+ 28/1/1871 Chính phủ đình chiến bắt tay với Đức.
+ Nhân dân kiên quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
? Nhận xét gì về thái độ của “ Chình phủ vệ quốc ” và của nhân dân Pháp.
( trái ngược nhau => khác nhau ).
? Tại sao lại có thái độ khác nhau đó
- g/c TS vì sợ mất quyền lợi của mình.
- TS Pháp sợ nhân dân được vũ trang hơn sợ quân Đữc xâm lược => đầu hàng để rảnh tay chống lại nhân dân.
-> Nhân dân họ là những người yêu nước -> hết mình chiến đấu bảo vệ tổ quốc lâm nguy.
- GVPT: “ Chính phủ vệ quốc ” lẽ ra phải bảo vệ tổ quốc khi lâm nguy thì lại ko bảo vệ tổ quốc mà lại phản quốc ( đầu hàng )
chúng sợ nhân dân được vũ trang hơn sợ giặc vì chúng e rằng 1 khi thắng quân xâm lược nhân dân sẽ chĩa vũ khí vào chúng ( GV trích câu nói của Hồ Chí Minh – SGV- 42 ).
=> Bộ mặt phản dân hại nước của g/c TS bị phân bầy -> nhân dân vô cùng căm phẫn. Họ đã đứng lên khởi nghĩa để chống lại sự đầu hàng của TS Pháp để bảo vệ tổ quốc.
GV khẳng định => nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cuộc khởi nghĩa 18/3/1871 .
- GV trình bày: 
+ Lúc này theo đòi hỏi, sức ép của Đức, Pháp đã bầu ra 1 quốc hội để thông qua hoà ước ( 8/2 ). Ngay từ phiên đầu tiên, quốc hội ko chịu thừa nhận nền cộng hoà đưa Chi- E một kẻ thù điên cuồng của nhân dân lao động lên cầm đầu chính phủ chính thức.
- Quốc hội ko chịu về Pa- ri mà đóng ở Véc- xai, điều động quân đội uy hiếp thủ đô . Trước thái độ thù địch ấy “ Vệ quốc quân ” bèn bầu ra cơ quan lãnh đạo của mình –Uỷ ban trung ương quốc dân quân -> Cơ quan này nhanh chóng có uy tín lớn trong nhân dân thủ đô -> được xem như chính quyền thứ 2.
- Mâu thuẫn giữa chính phủ TS với nhân dân Pa- ri ngày càng tăng, hoảng sợ Chi – E ra lệnh tước vũ khí của quốc dân quân, bắt các uỷ viên của UBTƯ.
- Gv dùng lược đồ Pa- ri và vùng ngoại ô để thuật diễn biến ( SGk- 36 ).
? Kết quả của cuộc khởi nghĩa 18/3/1871 .
? Mục đích của cuộc CM này là gì? ( lật đổ chính quyền ).
? g/c lãnh đạo cuộc CM này là ai. ( g/c VS – công nhân ).
? Động lực CM ( lực lượng tham gia CM ). ( Công nhân – ND lao động ).
? Kết qủa của cuộc CM này ( lật đổ chính quyền TS pháp; xây dựng chính quyền mới : chính quyền g/c VS ).
? Hãy so sánh với các cuộc CMTS đã học ( Anh- Pháp )
? Qua so sánh với cuộc CM TS trước thì cuộc khởi nghiã 18/3 1871 có phải là cuộc CM TS ko ? ( Không ).
? Cuộc CM này mang tính chất gì.
- GV: Tại sao nói nó là cuộc CM VS đầu tiên: Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính quyền TS bị lật đổ 1 trong những thủ đô lớn nhất => ngày 18/3/1871 là ngày CM VS thắng lợi đầu tiên trên thế giới.
+ UBTƯ quốc dân trở thành chính phủ VS lâm thời.
+Trong cuộc CMVS này g/c đóng vai trò 
quan trọng là lực lượng quyết định đến thắng lợi của CM.
- GVPT: Rõ ràng Chi- E là người châm ngòi lửa cuộc nội chiến giữa TS và VS. Nhưng UBTƯ quốc dân quân đã ko tận dụng thắng lợi ngày 18/3. Đáng lẽ phải lập tức tiến quân -> Véc- xai đập tan sào huyệt của bọn phản động , khi chúng đang hoang mang -> cực điểm, thì lại tỏ ra ngần ngại, vội vã chuyển chính quyền cho 1 cơ quan dân cử ( tức HĐ công xã - gọi tắt là công xã ).
=> Đây là những hạn chế của UBTƯ quốc dân quân ( làm CM chưa triệt để ).
? Sau khi khởi nghĩa thắng lợi nhân dân Pa- ri đã có những việc làm gì.
+ Bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
+ Nhân dân ăn mặc như ngày hội nô nức đi bỏ phiếu – họ thực hiện quyền công dân.
+ 86 đại biểu đã trúng cử hầu hết là công nhân và tri thức tiến bộ đại diện cho nd lao động thủ đô.
- GV thuật buổi lễ ra mắt của HĐ công xã ( sgk- 45 ).
- Gv CMác đánh giá sự ra đời của công xã Pa- ri “ Công xã là điềm báo trước vẻ vang của XH mới, là kì công của những người dám tấn công trời ”.
- GV nêu: Sau khi dành được chính quyền , công xã xúc tiến xây dựng bộ máy nhà nước mới.
- GV dùng bảng phụ: Sơ đồ bộ máy hội đồng công xã ( sgk- 37 ).
? Nhìn vào sơ đồ, em hãy giải thích tổ chức bộ máy của công xã.
- GV nhận xét + giải thích sơ đồ: 
+ Khung lớn hình tròn “ hoạt động công xã ” là cơ quan cao nhất của nhà nước mới vừa ban bố pl vừa lập các uỷ ban thi hành pl.
+Dưới hội đồng công xã có ban chấp hành và 9 uỷ ban 
- Ban chấp hành: giúp công xã điều hành và giải quyết các công việc hàng ngày, được coi như cơ quan thường trực của công xã.
- 9 Uỷ ban ( GV nên lần lượt các uỷ ban trên sơ đồ ) với nhiệm vụ giúp hoạt động công xã thi hành pháp luật do hoạt động công xã b ...  là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.
? Vì sao g/c TS Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa.
Vì: Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, đầu tư ở các nước thuộc địa mang lại lợi nhuận lớn ở thuộc địa giá nguyên liệu và nhân công rẻ .
HS đọc đoạn 2 : ( SGK – 39 )
- GV cho HS thảo luận nhóm với câu hỏi.
? Cho biết quá trình ra đời của các công ty độc quyền ở Anh và vai trò của nó.
- HS nhận xét – GV bổ sung.
+ Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp -> 
+ GV dẫn chứng chứng minh: - Những nhà băng ( ngân hàng ) lớn nhất của Anh tập chung ở khi Xi- Ti – trung tâm Luân Đôn cho vay tiền khắp thế giới ( chiếm 40 % số vốn đầu tư ở nước Anh ).
Số TB xuất khẩu sang các nước TB tăng:
+ 1850 : 200 triệu Li- vơ xtéc –ling 
+ 1875 : 1. 100 triệu Li- vơ xtéc –ling 
+ 1900 : gần 2 tỷ Li- vơ xtéc –ling
+ 1913 : gần 4 tỷ Li- vơ xtéc –ling
-> Tiền cho vay lãi và bóc lột thuộc địa đem lại cho TB Anh những lợi nhuận lớn.
( trước đây là tiền bán hàng hoá và mua rẻ nguyên liệu ).
- Nhờ buôn bán + chuyên chở vật liệu từ các thuộc địa làm cho ngành hàng hải phats triển ( 48 % tàu bè trên biển mang cờ Anh ).
=> Sự ra đời của các công ty độc quyền và tài chính ở Anh đầu TK XX đánh dấu nước Anh chuyển sang giai đoạn đế quốc.
HS đọc thầm đoạn còn lại ( sgk- 40 ).
? Trình bày chính trị ở Anh có đặc điểm gì đáng chú ý.
? Vì sao 2 đảng lại thay nhau cầm quyền qua bầu cử 
- Đây là thủ đoạn lợi hại của gc TS Anh nhằm 2 tay thâu tóm chính quyền tạo nên lớp sơn dân chủ nhằm lừa gạt và xoa dịu quần chúng nhân dân.
- Tuy có 2 đảng khác nhau thậm chí có những chính sách mâu thuẫn nhau, song đều là các đảng phục vụ quyền lợi của g/c TS chống lại nhân dân.
? Cho biết chính sách đối ngoại của Anh.
- GV nhấn mạnh: Việc xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền Anh.
- GV dùng bản đồ thế giới chỉ cho HS các thuộc địa trên khắp thế giới mà Anh xâm lược:
+ Năm 1941, khi thế giới đã bị các ĐQ chia xong thuộc địa của Anh rộng tới 33 triệu km2 với 400 triệu dân chiếm 1/4dân số thế giới ( gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp).
+Hệ thống thuộc địa rộng lớn của Anh được gọi là “ ĐQ mà mặt trời ko bao giờ lặn ” trải dài từ Niu - Đi –Lân, Ô - xây- li- a , ấn độ , ai cập , Xu đăng ,Nam phi , Ca- na- đa, cùng nhiều vùng đất khác ở châu á, châu phi và các đảo trên đại dương.
? Nêu đặc điểm của CNĐQ Anh.
? Vì sao gọi là CNĐQ thực dân.
( Vì Anh có 1 hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới và lợi nhuận thu được nhờ chủ yếu vào bóc lột các thuộc địa ).
- HS đọc “ Từ đầu - > ngân hàng ” ( sgk – 40 ). 
? Cho biết tình hình nước Pháp sau cuộc chiến tranh Pháp Phổ ( 1871 ).
Là nước thua trận .
Phải bồi thường chiến tranh và diễn ra cuộc CM VS
? Tình hình đó có ảnh hưởng đến nền kinh tế nước Pháp ở cuối TK XIX ko?
Giữa TK XIX Pháp còn là nước công nghiệp tiên tiến sau Anh thế mà ->
? Sau những nước nào.
? Nguyên nhân nào làm cho công nghiệp Pháp phát triển chậm lại.
( Do nghèo tài nguyên hơn các nước TB khác, nên Pháp chú ý xuất cảng TB hơn là XD, phát triển công nghiệp trong nước ).
? Các tổ chức độc quyền ở Pháp ra đời trong điều kiện kinh tế ntn?
+ Đầu TK XX các ngành đường sắt, khai mỏ luyện kim, thương mại được phát triển.
+ Các ngành công nghiệp mới ra đời và tăng trưởng nhanh: điện khí, hoá chất, chế tạo ô tô.....
+ Nông nghiệp vốn trong tình trạng sx nhỏ, gặp khó khăn .
=> Trong bối cảnh này thì ->
- GV chứng minh: 
+ 2/3 số TB trong nước thuộc về 5 ngân hàng, phần lớn đầu tư ra nước ngoài 
+ 1914, Pháp xuất khẩu 60 tỷ Ph- răng, trong đó hơn 1 nửa cho nước Nga vay còn lại cho Thổ Nhĩ Kì, các nước cận đông, Trung âu, và Mĩ La Tinh vay chỉ có 2->3 tỷ là đưa vào thuộc địa.
? So sánh hình thức xuất cảng TB giữa Anh và Pháp có điểm gì khác nhau.
+ ĐQ Anh: đầu tư TB chủ yếu vào các nước thuộc địa.
+ ĐQ Pháp: hâù hết TB đều đầu tư cho các nước chậm tiến ( như Nga ) vay .
- Gv kết luận: => Nước Pháp chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
? Tại sao noi: CNĐQ Pháp là “CNĐQ cho vay lãi”. 
Vì: Tập chung TB ngân hàng cao, phần lớn số TB được xuất cảng ra nước ngoài chủ yếu các nước chậm phát triển dưới hình thức cho vay lấy lãi.
VD: Từ 1880-> 1914: Số tiền Pháp cho vay từ 15 tỷ Phrăng lên 60 tỷ ( gấp 4 lần ).
- GV trình bày tình hình chính trị nước Pháp
- GV giải thích “ cộng hoà ” : Thể chế chính trị của 1 nước ko có vua đứng đầu nhà nước, mà do đại biểu được nhân dân bầu ra cầm quyền ( bằng phổ thông đầu phiếu hay 1 số người đại diện ).
+ Nền cộng hoà thứ 1 ra đời trong thời kỳ CM 1789.
+ Nền CH thứ 2 ra đời trong CM 1848- 1849 ở Pháp.
+ Nền CH TS ở Pháp được thành lập từ sau CM 4/9/1870.
- GV phân tích: Tuy thành lập nền CH thứ 3 nhưng xu hướng phản động ngày càng thắng thế trong đời sống chính trị của Pháp, thể hiện rõ nét nhất là việc các chính phủ CH ( dù ôn hoà hay cấp tiến ) đều chung mục đích không ngần ngại đưa quân đội đàn áp cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.
? Tại sao quan hệ trong nước Pháp lại diễn ra căng thẳng.
( Pháp phải đàn áp các cuộc đấu tranh của nd để bảo vệ nền CHTS ).
? Cho biết chính sách đối ngoại của Pháp.
? Pháp đã tăng cường xâm chiếm thuộc địa trên thế giới mà Pháp xâm lược .
+ ở châu phi: An- giê- ri, Tuy- ni- Di , Ma- Rốc , Ma- đa- ga- xca.
+ ở châu á: Việt nam, Lào, Cam pu chia, và một số đảo trên thái bình dương.
=> Pháp có hệ thống thuộc địa đứng thứ 2 trên thế giới sau Anh 
? Cách mạng công nghiệp ở Đức trong những năm 1840 , 1860 có đặc điểm gì.
( CM công nghiệp diễn ra muộn ( so với Pháp, Anh ) song lại thu được những kết quả đáng kể nhất là công nghiệp hoá chất và luyện kim ).
? Từ khi thống nhất quốc gia ( 18/1/1871) tình hình kinh tế nước Đức diễn ra ntn.
- GV lấy d/c chứng minh cụ thể trong những năm 1890-1914 .
+ Than đá tăng gần 2,5 lần ( Pháp , Anh tăng chưa được 2 lần ).
+ Gang tăng 5 lần ( Anh hơn 1 lần ; Pháp hơn 2 lần ).
+ Thép tăng 11 lần ( Anh tăng 2 lần ; Pháp tăng 8 lần ).
=> Đức đã vượt Pháp , đuổi kịp rồi vượt Anh.
? Vì sao công nghiệp Đức lại tăng nhanh như vậy .
( Thống nhất được thị truờng DT: Tiền bồi thường chiến tranh của Pháp; giàu than đá ; ứng dụng tiên tiến mới nhất của khoa học kỹ thuật vào sx )
? Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Đức => hiện tượng gì. 
Cuối TK XIX, quá trình tập trung sx, tập trung TB đã diễn ra ở Đức => các công ty độc quyền được ra đời ở Đức.
- GV chứng minh: Điển hình là công ty than đá vùng Rai – nơ - Ve- xpha- len. ( sgk- 49 ).
- GV trình bày tình hình chính trị ở Đức.
+ Mặc dù có hiến pháp có quốc hội, Đức vẫn là nước chuyên chế dưới sự thống trị của quí tộc đảng chuyên chính và TS độc quyền
+ Qúy tộc quân phiệt và TB độc quyền đã cấu kết với nhau để thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động.
- Gv giải thích: Đức tiến sang gđ ĐQ CN khi phần đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh, Pháp, như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” => giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới.
=> Mâu thuẫn ko tránh khỏi và ngày càng gay gắt giữa Đức với Anh, Pháp để chia lại thế giới, vì Đức quá ít thuộc địa.
? Nêu những đặc điểm của CNĐQ Đức.
? So sánh điểm giống và khác nhau giữa 3 nước 3 Anh, Pháp , Đức ( Kinh tế , đặc điểm ). 
1. Anh. (12’)
* Kinh tế: 
- Cuối TK XIX công nghiệp phát triển chậm, mất dần vị trí độc quyền , xuống hàng thứ 3 trên thế giới .
- Là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu TB thương mại, thuộc địa.
- Đầu TK XX nhiều công ty độc quyền và tài chính ra đời.
=> Chi phối toàn bộ hệ thống kinh tế chính trị của nước Anh.
* Chính trị: 
- Là nước quân chủ lập hiến , 2 đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
- Đối ngoại, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
=> CNĐQ Anh là “CNĐQ thực dân”.
2. Pháp. (12’)
* Kinh tế:
- Đến thập niên 80 công nghiệp phát triển chậm lại tụt xuống hàng thứ 4 của thế giới ( sau Mĩ, Anh, Đức , Anh ).
- Đầu TK XX, các công ty độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, nhất là ngân hàng.
=> CNĐQ Pháp là CNĐQ cho vay nặng lãi.
* Chính trị: 
- Pháp theo thể chế chính trị cộng hoà ( nền CH thứ 3 ).
- Tăng cường đàn áp ndân.
- Đối ngoại: Chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.
3. Đức. (12’)
* Kinh tế: 
- Sau khi đất nước thống nhất kinh tế phát triển nhanh.
-> Vươn lên đứng đầu châu âu và thứ 2 thế giới (sau Mĩ ) về công nghiệp.
- Cuối TK XIX các công ty độc quyền ra đời ( luyện kim, than đá , điện , hoá chất ) -> chi phối nền kinh tế Đức.
* Chính trị:
- Đức theo thể chế liên bang.
- Đối nội: thi hành chính sách phản động , đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân , truyền bá bạo lực.
- Đối ngoại: Tích cực chạy đua vũ trang dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.
=> CNĐQ Đức là “ CNĐQ quân phiệt hiếu chiến ”.
c. Củng cố, luyện tập (3’)
- Do sự phát triển của sx, các nước TB lần lượt chuyển sang giai đoạn ĐQCN với sự ra đời của các công ty độc quyền, chi phối đời sống kinh tế , xã hội các nước này.
- Do mỗi nước chuyển sang CNĐQ có những hoàn cảnh và đặc thù riêng , do đó mỗi nước có những đặc điểm riêng.
* Bài tập củng cố bài.
Bài 1: Hãy đánh dấu x vào ô trống em cho là đúng, chỉ lí do công nghiệp Anh phát triển chậm lại.
a. Máy móc, trang thiết bị lạc hậu 
b. Giai cấp TS chú trọng đầu tư sang các nước thuộc địa
c. Đẩy mạnh xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa lớn.
d. Cả 3 lí do trên . 
Bài 2: Kinh tế- XH Pháp có những đặc điểm cơ bản sau:
a. Nông nghiệp vẫn lạc hậu ko trang bị được máy móc, kỹ thuật mới.
b. Tư sản Pháp chú trọng xuất khẩu TB hơn chấn hưng công nghiệp trong nước.
c. Các công ty độc quyền về ngân hàng ra đời ( xuất khẩu hơn 6 tỷ ph răng vốn vay ).
d. Chính phủ TS đàn áp nd trong nước, đồng thời tăng cường xâm lược thuộc địa, chạy đua vũ trang.
Đặc điểm nào là đặc trưng nhất của TB Pháp? Vì sao?
..
Bài 3: Bảng dưới đây ghi tên các nước ĐQ, em hãy viết đặc điểm của các nước ĐQ đó vào ô trống còn lại của bảng.
Tên nước
Đặc điểm
Anh
......................................................................................
Pháp
.....................................................................................
Đức
.......................................................................................
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
Về nhà học bài đầy đủ, biết trả lời các câu hỏi sgk.
Bài tập về nhà: 
 1. Em hãy kể tên 1 số nước Đông Nam á là thuộc địa của Pháp
 2. Tại sao sau chiến tranh Pháp – Phổ ( 1871) CNTB Đức lại phát triển nhanh chóng .
Đọc, tìm hiểu trước nội dung bài mới: Tiết 4 ( Mĩ ) và phần : chuyển biến quan trọng của các nước ĐQ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 5.doc