Giáo án Lịch sử 8 tuần 6

Giáo án Lịch sử 8 tuần 6

TIẾT 11: BÀI 6 CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, MĨ , ĐỨC

CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX

I- TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ. ( TIẾP)

II- CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG Ở CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC.

 1 . MỤC TIÊU

 a. Về kiến thức

 Giúp học sinh hiểu được:

- Quá trình nước Mĩ chuyển lên giai đoạn ĐQCN. Đặc điểm của nước Mĩ.

- Những đặc điểm nổi bật của CNĐQ.

b. Về kĩ năng

- Bồi dưỡng và nâng cao kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu được đặc điểm và vị trí của CNĐQ.

- Rèn luyện khae năng sưu tầm tài liệu về CNĐQ để phục vụ cho học tập.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát bản đồ.

 

doc 13 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25/10/2009
 Ngày dạy: 28/10/2009
TIẾT 11: BÀI 6 CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, MĨ , ĐỨC
CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX
I- TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ. ( TIẾP)
II- CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG Ở CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC.
 1 . MỤC TIÊU 
 a. Về kiến thức 
 Giúp học sinh hiểu được:
- Quá trình nước Mĩ chuyển lên giai đoạn ĐQCN. Đặc điểm của nước Mĩ.
- Những đặc điểm nổi bật của CNĐQ.
b. Về kĩ năng
- Bồi dưỡng và nâng cao kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu được đặc điểm và vị trí của CNĐQ.
- Rèn luyện khae năng sưu tầm tài liệu về CNĐQ để phục vụ cho học tập.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát bản đồ.
	c. Về thái độ
- Nâng cao nhận thức về bản chất của CNĐQ.
- Đề cao ý thức cảnh giác CM, đấu tranh chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hoà bình.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : - Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa thế kỷ XX.
 - Tư liệu về tình hình kinh tế , chính trị , xã hội của nước Mĩ. 
 - Soạn giáo án
 	b. Chuẩn bị của HS : Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
- Hỏi: ? Hãy cho biết quá trình Anh chuyển sang giai đoạn ĐQCN ? Nêu đặc điểm nổi bật của CNĐQ Anh.
- Đáp án: 
* Kinh tế: 
- Cuối TK XIX công nghiệp phát triển chậm, mất dần vị trí độc quyền , xuống hàng thứ 3 trên thế giới .
- Là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu TB thương mại, thuộc địa.
- Đầu TK XX nhiều công ty độc quyền và tài chính ra đời.
=> Chi phối toàn bộ hệ thống kinh tế chính trị của nước Anh.
* Chính trị: 
- Là nước quân chủ lập hiến , 2 đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
- Đối ngoại, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
=> CNĐQ Anh là “CNĐQ thực dân”.
* Giới thiệu bài : Cuối TK XIX - Đầu TK XX CNTB chuyển mạnh sang CNĐQ ở một số nước lớn ( trong đó có nước Mĩ ) để tìm hiểu xem qúa trình nước Mĩ chuyển sang giai đoạn ĐQCN diễn ra ntn. Đặc điểm riêng của CNĐQ Mĩ , và đặc điểm nổi bật của CNĐQ ra sao..........?
b. Dạy nội dung bài mới (36’)	 
HS đọc “ từ đầu – châu âu ” ( sgk – 42 ).
- GV tổ chức HS thảo luận nhóm với câu hỏi 
? Các công ty độc quyền ở Mĩ hình thành trong tình hình ntn.
- Mĩ từ vị trí thứ 4 ( sau Anh, Pháp , Đức ) nay đã nhảy vọt lên đứng đầu thế giới.
- GV nêu: Dựa vào kiến thức đã học trong tiết 1 của bài ( ĐQ Anh , Pháp, Đức + nay là Mĩ )
? Sự phát triển của các nước ĐQ thường giống nhau hay khác nhau.
( Khác nhau phát trỉên ko đều giữa các nước ).
=> Đây là biểu hiện đặc trưng của qui luật phát triển ko đêù của CNTB ở thời kỳ ĐQ.
? Nguyên nhân nào khiến công nghiệp Mĩ tiến vượt bậc.
+ Tài nguyên phong phú, thị trường trong nước rộng lớn.
+ ứng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lí hoá sx.
+ Lợi dụng được vốn của Châu âu và hoàn cảnh đất nước hoà bình.
? Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các “ Ông vua công nghiệp ”.
- Đứng đầu các công ty là “ Ông vua ” ví dụ: ->
- GV lấy dẫn chứng chứng minh:
+ Công ty thép của Moóc – Gan thành lập năm 1903 kiểm soát 60 % sản lượng thép. Ngoài công ty còn có 5000 ha mỏ than, 1600 km đường sắt , 100 tàu thuỷ.
+ Công ty dầu mỏ Rốc- Phe- Lơ kiểm soát 90 % ngành sx dầu mỏ, với 70.000 km đường ống dẫn dầu, hàng trăm tàu biển và kho hàng ở trong và ngoài nước, đồng thời có tài sản lớn trong các ngành hơi đốt , điện khí , luyện kim..........
- GV nêu sự kiện cụ thể về hoạt động của Tơ Rớt “ Vua dầu mỏ ” ( SGV – 49+ 50 ) 
=> 2 tập đoàn trên lũng đoạn ngành ngân hàng , nắm trong tay 1/3 số vốn ngân hàng nước Mĩ.
 ? Với thế lực kinh tế như vậy , bọn TB tài chính sẽ làm gì.
? Tình hình nông nghiệp ở Mĩ phát triển như thế nào.
( Nông nghiệp đạt được những thành tựu to lớn, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi ( đất đai bao la màu mỡ ), phương thức canh tác hiện đại ( trang trại, chuyên canh , cơ giới hoá ) Mĩ đã trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho Châu âu ).
? Em có hiểu biết gì về chính sách đối nội của Mĩ ? Có điểm gì giống và khác Anh ?
- GV trình bày tình hình đối nội, đối ngoại của nước Mĩ .
+ 2 đảng cầm quyền đều nhằm phục vụ mục đích của g/c TS.
? Cho biết chính sách đối ngoại của Mĩ.
- GV dùng bản đồ chỉ những nước Mĩ tiến hành xâm chiếm.
+ Cuối TK XIX: Chinh phục miền trung và miền tây của người In - Đi – An và đẩy họ vào hoạ diệt chủng.
+ Cuối TK XIX: Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực thái bình dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mĩ bằng sức mạnh của vũ lực và đồng đô la Mĩ.
- GV liên hệ tình hình hiện nay trong chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ.
+ Từ 1992- 2000 ông Bin – C- Lin – Tơn thay mặt cho đảng dân chủ lên làm tổng thống, hết 2 nhiệm kỳ Đảng cộng hoà thắng cử và bầu ông Bút lên làm tổng thống. Dù ở thời tổng thống nào thì bản chất của họ vẫn là bảo vệ quyền lợi cho TB tài chính và tăng cường quân sự để xâm lược, qui phục nước khác.
+ VD: Tiếp tay cho IxraEn để gây chiến với Pa- len – xTin 
+ Tấn công Ap- ga- Ni- xtan để lật đổ phe Ta- li – ban để bắt trùm Bi – La - Đen.
+ Dùng sức ép để bắt liên hợp quốc đồng ý cho Mĩ tấn công I Rắc, nhằm tìm vũ khí hạt nhân ( nhưng thực chất là chiếm vùng dầu mỏ vô tận của I Rắc ).
=> Với chính sách mở cửa, bằng chính sách cái gậy lớn kết hợp với chính sách ngoại giao đó là Mĩ từng bước thực hiện CNĐQ của mình vào việc chinh phục các nước nhằm thoả mãn âm mưu bá chủ thế giới của mình.
? Theo em, CNĐQ Mĩ mang đặc điểm gì .
=> Giới cầm quyền Mĩ cũng thể hiện tính chất thực dân, tham lam thuộc địa như các nước ĐQ Tây Âu.
- GV cho HS thảo luận nhóm với câu hỏi.
? Qua việc học lịch sử các ĐQ Anh, Pháp , Đức, Mĩ cuối TK XIX - đầu TK XX em nhận thấy trong sx có chuyển biến ntn?
( Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty TB, dẫn đến tình trạng TB lớn “nuốt” TB nhỏ tập trung sx, các tổ chức độc quyền ra đời .....
? Hiện tượng này có sảy ra trước năm 1870 hay ko? ( không ).
? Trước năm 1870 thì sảy ra hiện tượng gì .
( Trước 1870, chỉ có tự do cạnh tranh ở các nước TB ).
- GV cho HS tìm hiểu + quan sát bức tranh hình 32 ( sgk – 43 )
? Quan sát H 32 em hãy cho biết quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mĩ được thể hiện ntn? 
- GV nhận xét – giải thích nội dung bức tranh “ con rắn khổng lồ , có cái đuôi quấn chặt vào trụ sở chính quyền ( nhà trắng cuả Mĩ ), há to mồm đe doạ , nuốt sống người dân ( đối với các nhà tư tưởng TS ở Châu Âu và Mĩ , người phụ nữ tượng trưng cho tự do ).”
+ HS thảo luận với câu hỏi:
? Các công ty độc quyền ra đời có vai trò ntn trong đời sống kinh tế các nước ĐQ.
( Bước sang đầu TK XX các công ty độc quyền chiếm ưu thế và chi phối toàn bộ đời sống kinh tế ở các nước ĐQ. Các công ty độc quyền đã cấu kết chặt chẽ và chi phối nhà nước TS để thống trị và khống chế cuộc sống nd ).
- GVKL: Khác với thời kì trước, bước sang tk XX.
=> Tạo ra chuyển biến quan trọng sự phát triển của CNTB chuyển hẳn sang giai đoạn CNĐQ:
+ Công ty độc quyền là đặc điểm quan trọng đầu tiên của CNĐQ, cho nên giai đoạn này được gọi là giai đoạn CNTB độc quyền.
+ CNĐQ là giai đoạn phát triển cao nhất và cuối cùng của CNTB.
- HS quan sát hình 33 ( sgk-44) + Bản đồ thế giới.
? Bằng kiến thức đã học em hãy ghi tên các thuộc địa của Anh, Pháp, Mĩ, Đức trên lược đồ.
- GV nhận xét, bổ xung đi đến kết luận:
? Em có nhận xét gì về sự phân chia thuộc địa giữ các nước ĐQ.
( Đó là sự phân chia không đều).
? Sự phân chia không đều về thuộc địa giữa các nước ĐQ sẽ xảy ra điều gì.
( Các nước ĐQ ít thuộc địa đòi chia lại thuộc địa => Hậu quả đưa đến ct thế giới thứ 1).
?. Tại sao các nước ĐQ tăng cường xâm chiếm thuộc địa.
- Nền kinh tế các nước ĐQ phát triển mạnh=> nhu cầu về nguyện liệu và thị trường cao buộc các nước ĐQ tăng cường xâm lược thuộc địa.
- Xuất khẩu TB đem lại lợi nhuận cao=> Cần có nhiều thuộc địa.
4. Mĩ (12’)
* Kinh tế.
- Trong những năm cuối TK XIX , kinh tế mạnh, vươn lên đứng đầu thế giới về sx xuấ0t công nghiệp.
( gấp đôi Anh và bằng 1/2các nước tây âu gộp lại ).
- Cuối TK XX , đầu TK XX các công ty độc quyền khổng lồ được thành lập.
+ Vua dầu mỏ- Rốc- Phe- Lơ
+ Vua thép – Moóc- Gan.
+ Vua ôtô - Pho .
=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế, chính trị nước Mĩ.
* Chính trị:
- Đối nội: 
+ Mĩ đề cao vai trò tổng thống do 2 đảng : đảng CH và đảng dân chủ thay nhau cầm quyền.
+ Đàn áp bóc lột NDLĐ.
- Đối ngoại: Tăng cường quân sự để xâm chiếm thuộc địa thực hiện ý đồ bá chủ thế giới.
=> CNĐQ Mĩ là CNĐQTD, hiếu chiến.
II. Chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc. (24’)
1. Sự hình thành các tổ chức độc quyền.
- SX công nghiệp phát triển => sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty TB => Tập trung sx vào TB .
=> Các công ty độc quyền ra đời.
Các công ty độc quyền chiếm ưu thế và chi phối toàn bộ đời sống kinh tế – XH ở các nước ĐQ.
2. Tăng cường xâm lược thuộc địa – chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
 Từ giữa TK XIX các nước phương tây tăng cường xâm lược thuộc địa.
- Đến đầu TK XX thế giới đã được phân chia xong.
c. Củng cố, luyện tập (3’)
- Nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh với việc hình thành các ông “ vua” thâu tóm, chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ.
- Những nét nổi bật chung của các nước ĐQ. Sự chuyển biến quan trọng đời sống kinh tế và chính sách tăng cường xâm chiếm thuộc địa, gây chiến tranh phân chia lại thế giới.
* Bài tập củng cố bài :
Bài 1: Dưới đây là bảng so sánh về vị trí của các nước Anh, Pháp ,Đức, Mĩ trong sx xuất công nghiệp ở 2 thời điểm: 1870-> 1913.
Hãy điền vào ô trống tên các nước như nội dung đã học.
Vị trí
Năm
Thứ nhất 
Thứ hai
Thứ 3
 Thứ 4
1870
Anh
Pháp
Đức
Mĩ
1913
Mĩ
Đức
Anh
Pháp
Bài 2: Nguyên nhân nào làm cho nền công nghiệp Mĩ phát triển vượt bậc, em hãy khoanh tròn trước câu trả lời em cho là đúng.
a. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
b. Thị trường trong nước rộng lớn.
c. ứng dụng khoa kỹ thuật và hợp lí hoá sx.
d. Thị trường bên ngoài ngày càng mở rộng.
đ. Lợi dụng vốn của châu âu, đất nước hoà bình.
Bài 3: Đặc điểm chung nổi bật trong đời sống kinh tế của các nước Anh, Pháp , Đức , Mĩ cuối TK XIX đầu TK XX là gì. Em hãy đánh dấu X vào ô trống có câu trả lời đúng.
a. Tập trung sx TB .
b. Xuất khẩu TB.
c. Hình thành các công ty độc quyền lớn.
d. Các công ty độc quyền chi phối đời sống kinh tế.
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Về nhà học bài đầy đủ, nắm được đặc điểm riêng của từng nước ĐQ và những đặc điểm nổi bật của CNĐQ.
- Bài tập về nhà: 2, 3 ( sgk – 45 ).
Đọc và tìm hiểu nội dung bài mới: Bài 7- Phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX đầu TK XX.
Ngày soạn : 25/10/2009
 Ngày dạy: 28/10/2009
BÀI 7 :PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ
CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX
TIẾT 12 I- PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI TK XIX - QUỐC TẾ THỨ HAI.
 1 . MỤC TIÊU 
 a. Về kiến thức 
 Giúp học sinh hiểu được:
- Cuối TK XIX đầu TK XX, CNTB chuyển biến mạnh mẽ sang giai đoạn ĐQCN. Mâu thuẫn gay gắt giữa TS và VS đã => các phong trào công nhân phát triển => Quốc tế thứ 2 được thành lập.
- Công lao và vai trò to lớn của Ăng Ghen đối với sự phát triển của phong trào.
b. Về kĩ năng
- Bước đầu hiểu được những nét cơ bản về khái niệm “ chủ nghĩa cơ hội ” ; “ CM dân chủ TS kiểu mới ”.
- Biết phân tích các sự kiện cơ bản của bài bằng các thao tác tư duy lịch sử đúng đắn.
	c. Về thái độ
- Nhận thức đúng đắn về cuộc đấu tranh của g/c VS chống g/c TS vì quyền lợi tự do, vì sự tiến bộ của thế giới.
- Giáo dục tinh thần CM, tinh thần quốc tế vô sản, lòng biết ơn đối với sự lãnh tụ thế giới và niềm tin vào thắng lợi của CM VS.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : - Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa thế kỷ XX.
 - Tư liệu về tình hình kinh tế , chính trị , xã hội của nước Mĩ. 
 - Soạn giáo án
 	b. Chuẩn bị của HS : Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
- Hỏi: Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ ?
- Đáp án: 
- Đối nội: 
+ Mĩ đề cao vai trò tổng thống do 2 đảng : đảng CH và đảng dân chủ thay nhau cầm quyền.
+ Đàn áp bóc lột NDLĐ.
- Đối ngoại: Tăng cường quân sự để xâm chiếm thuộc địa thực hiện ý đồ bá chủ thế giới.
=> CNĐQ Mĩ là CNĐQTD, hiếu chiến.
* Giới thiệu bài : Sau thất bại của công xã Pa- ri 1871, phong trào công nhân thế giới tiếp tục phát triển hay tạm lắng xuống ? Sự phát triển của phong trào đã đặt ra yêu cầu gì cho sự thành lập và hoạt động của quốc tế thứ 2.
b. Dạy nội dung bài mới (36’)	 
? Công xã Pa- ri thành lập có ý nghĩa như thế nào?
- Là hình ảnh cuả CĐ mới, XH mới, là sự cổ vũ cuả nd lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho 1 tương lai tốt đẹp hơn.
- Công xã để lại nhiều bài học quí báu: CMVS muốn thắng lợi phải có đảng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông , phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân , do dân và vì dân.
- GV đặt vấn đề: Vậy phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX diễn ra ntn?
- GV phân tích: 30 năm cuối của TK XIX , do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp ở các nước TB làm cho g/c VS các nước tăng nhanh về số lượng, chất lượng => mâu thuẫn giữa TS và VS ngày càng trở nên sâu sắc => g/c công nhân đã tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại mọi thủ đoạn áp bức bóc lột của g/c TS.
- HS đọc đoạn chữ in nghiêng ( sgk – 46 ).
? Những sự kiện nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối TK XIX.
+ ở Anh : 1899 những cuộc bãi công lớn nổ ra, đặt biệt là cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân - Đôn buộc chủ phải tăng lương.
+ ở Pháp: 1893 công nhân thắng lớn trong bầu cử quốc hội.
+ ở Mĩ: Đầu 1886 nhiều cuộc bãi công nổ ra trong toàn quốc ngày 1/5/1886 hơn 350.000 công nhân đình công xuống đường biểu tình, đòi ngày làm 8h. Đặc biệt là cuộc biểu biểu tình của 40 vạn công nhân Si- Ca- Gô.
- GV giới thiệu H 34: Cuộc biểu tình của công nhân Niu- Oóc ( 1882 ).
? Em có nhận xét gì về cuộc đâú tranh của g/c công nhân cuối TK XIX.
+ Số lượng các phong trào nhiều hơn, lôi cuốn hàng trục nghìn công nhân tham gia.
+ Qui mô và phạm vi đấu tranh lan rộng ở nhiều nước TB.
+ Tính chất: là những cuộc đấu tranh quyết liệt giữa g/c công nhân và g/c TS. Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
? So với thời kỳ trước công xã Pa- ri 1871 thì phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX có điểm gì nổi bật.
? Vì sao phong trào công nhân sau thất bại của công xã Pa- ri vẫn phát triển mạnh.
Vì: + Số lượng, chất lượng, ý thức giác ngộ của g/c công nhân tăng nhanh cùng sự phát triển của nền công nghiệp TBCN.
+ Mác và Ăng ghen với uy tín lớn tiếp tục lãnh đạo phong trào.
+ Học thuyết Mác đã thâm nhập vào phong trào công nhân -> ý thức giác ngộ của công nhân lên cao.
- HS đọc thầm đoạn còn lại ( sgk – 47 ).
? Kết quả to lớn nhất mà phong trào công nhân cuối TK XIX đạt được là gì? 
- Ngoài ra còn có 1 số nước: Hà Lan, Đa mạch, Mĩ, Tây ban nha .....
chính đảng của g/c công nhân cũng ra đời
? Sự ra đời của các chính đảng công nhân ở các nước có ý nghĩa gì.
( Đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào công nhân các nước TB ).
? Vì sao ngày 1/5 trở thành ngày quốc tế lao động.
+ Ngày 1/5/ 1886 công nhân ở Si – ca- gô đấu tranh thắng lợi buộc chủ TB thực hiện chế độ ngày làm 8h -> chứng tỏ sự đoàn kết của công nhân đã tạo nên sức mạnh giành thắng lợi.
+ Ngày 1/5 hàng năm trở thành ngày quốc tế lao động chính là để thể hiện sự đoàn kết, biểu dương lực lượng, sức mạnh của g/c VS quốc tế.
- GV phân tích: giữa lúc phong trào công nhân thế giới đang phát triển mạnh các tổ chức và đảng công nhân được thành lập thì Các Mác người sáng lập CNXH khoa học, người cổ vũ và tổ chức phong trào công nhân quốc tế đã từ trần vào ( 14/3 / 1883 ). Phong trào công nhân quốc tế mất đi 1 nhà lí luận chỉ đường, 1 lãnh tụ thiên tài, 1 tổ chức chiến đâú của g/c VS. Song tên tuổi của ông vẫn còn sống mãi.
Còn lại 1 mình lúc này Ăng ghen phải gánh lấy sự nghiệp lãnh đạo phong trào công nhân thế giới trước hết là chuẩn bị thành lập 1 tổ chức quốc tế mới – Quốc tế thứ 2.
? Quốc tế thứ nhất được thành lập vào thời gian nào? ở đâu? Vai trò của quốc tế thứ nhất.
+ Ngày 28/9/1864 quốc tế thứ nhất thành lập ở Luân - Đôn ( Anh ).
+ Quốc tế thứ nhất vừa tiến hành truyền bá CN Mác , vừa đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển.
- HS đọc 8 dòng đầu ( sgk- 47 ).
? Những yêu cầu nào đòi hỏi phải thành lập quốc tế thứ 2.
+ Sự phát triển của phong trào công nhân cuối TK XIX -> nhiều tổ chức, chính đảng của g/c công nhân ra đời đòi hỏi phải thống nhất lực lượng trong tổ chức quốc tế.
+ Quốc tế thứ nhất đã hoàn thành nhiệm vụ và giải tán -> yêu cầu cần thiết phải thành lập 1 tổ chức mới để thống nhất lực lượng và lãnh đạo phong trào VS quốc tế =>
- GV nêu thành phần tham gia đại hội: Gồm 395 đại biểu, đại diện cho hầu hết phong trào công nhân châu âu, có đại biểu Mĩ, Ac- hen - ti – na tham dự, được tiến hành vào ngày 14/7/1889, kỷ niệm 100 năm ngày nd Pháp phá ngục Ba- Xti ( 1789- 1889).
? Đại hội đã thông qua những nghị quyết quan trọng nào.
+ Sự cần thiết phải thành lập chính đảng của g/c VS ở mỗi nước.
+ Đấu tranh giành chính quyền, đòi ngày làm 8h. Lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày đoàn kết và biểu dương lực lượng của g/c VS thế giới.
? Hoạt động của quốc tế thứ 2 được chia làm mấy giai đoạn? Nội dung chính của từng giai đoạn.
- GV nêu hoạt động của quốc tế thứ 2 qua 2 giai đoạn ( sgk – 47 ) + yêu cầu HS về nhà học sgk.
- GV đặt câu hỏi HS thảo luận nhóm:
? Ăng ghen đóng góp công lao và vai trò gì cho sự thành lập của quốc tế thứ 2.
+ Chuẩn bị chu đáo cho đại hội thành lập quốc tế thứ 2 –1889 tại Pa- ri.
+ Đấu tranh kiên quyết với các tư tưởng cơ hội, thoả hiệp ủng hộ g/c TS trong nội bộ quốc tế.
+ Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển ( tiêu biểu là phong trào công nhân Đức 1890 buộc bọn phản động phải xoá bỏ “ luật đặc biệt ” và phong trào biểu dương cuả công nhân châu âu 1/5/1890 ).
? Sự thành lập quốc tế thứ 2 có ý nghĩa gì.
? Vì sao quốc tế thứ 2 tan rã.
+ Ăng ghen mất ( 1895 ) là tổn thất lớn cho quốc tế thứ 2 -> khuynh hướng cơ hội trong quốc tế đã thắng thế, nội bộ quốc tế bị phân hoá, tan rã. Các nghị quyết của quốc tế ko còn hiệu lực ....
+ Năm 1914 chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ ( gây nên nhiều thảm hoạ cho toàn thể nhân loại, trong đó g/c VS chịu nhiều đau khổ nhất ).
=>Quốc tế thứ 2 tan rã.
- GV PT: Trên thực tế, các đảng cuả quốc tế thứ 2, trừ đảng công nhân XH dân chủ Nga, đều đã ủng hộ chính phủ TSĐQ, ngọn cờ đấu tranh cho sự nghiệp của g/c công nhân, cho sự nghiệp thắng lợi của chủ nghĩa Mác, từ đây đã thuộc về đảng công nhân dân chủ Nga với lãnh đạo là Lê- Nin.
1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX. (18’)
- Phong trào công nhân cuối TK XIX phát triển rộng rãi ở nhiều nước Anh, Mĩ. Pháp...
- Đấu tranh quyết liệt chống g/c TS.
- Nhiều tổ chức chính trị độc lập của g/c công nhân được thành lập.
+ 1875 Đảng XH dân chủ Đức.
+ 1879 Đảng công nhân Pháp.
+ 1883, Nhóm giải phóng lao động Nga ra đời.
2. Quốc tế thứ hai ( 1889- 1914 ) (18’)
* Sự thành lập: (hoàn cảnh )
14/7/1889 quốc tế thứ 2 được thành lập ở Pa- ri.
* Nội dung đại hội ( sgk- 47 ).
* Hoạt động cuả quốc tế thứ 2.
- Giai đoạn 1: ( 1883- 1895 ) dưới sự lãnh đạo của Ăng ghen , có nhiều đóng góp phát triển phong trào công nhân quốc tế .
- Giai đoạn 2: ( 1895- 1914 ). Sau khi Ăng ghen từ trần, quốc tế thứ 2 phân hoá và tan rã ( 1914 ).
* ý nghĩa: 
- Khôi phục tổ chức quốc tế của phong trào công nhân, tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cho thắng lợi của CN Mác.
- Thúc đẩy phong trào công nhân thế giới đấu tranh hợp pháp đòi cải thiện đời sống, tiền lương, ngày lao động.
c. Củng cố, luyện tập (3’)
- Sau khi công xã Pa- ri, phong trào công nhân thế giới tiếp tục và đã thành lập được tổ chức chính trị của mình.
- Trên cơ sở, quốc tế thứ 2 được thành lập, chứng tỏ bước phát triển của phong trào công nhân.
* Bài tập củng cố.
Bài 1: Bảng dưới đây ghi tên nước, em hãy ghi thời gian và phong trào công nhân ở các nước đó vào ô trống còn lại của bảng.
Tên nước
Thời gian
Phong trào công nhân
Anh
.................................
..........................
Pháp
.....................................
.............................
Mĩ
....................................
..............................
Bài 2: Nghị quyết quan trọng nhất của đại hội thành lập quốc tế thứ 2
( 14/7/1889 ) là gì.
a. Sự cần thiết phải thành lập chính đảng của g/c GV ở mỗi nước.
b. Đấu tranh giành chính quyền.
c. Đòi ngày làm 8h.
d. Lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày đoàn kết và biểu dương lực lượng của g/c VS thế giới.
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Về nhà học bài cũ đầy đủ. Biết trả lời câu hỏi cuối mục sgk ; Sưu tầm tài liệu về Lê- Nin. 
Bài tập về nhà: 1. Nguyên nhân tan rã của quốc tế thứ 2.
 2. Tại sao từ năm 1914, ngon cờ đấu tranh của công nhân quốc tế lại thuộc về đảng công nhân xã hội dân chủ Nga.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài mới: Tiếp II- Phong trào công nhân Nga và cuộc CM 1905- 1907.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc