Giáo án Lịch sử 8 tuần 7

Giáo án Lịch sử 8 tuần 7

TIẾT 13:

BÀI 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XI X ĐẦU THẾ KỈ XX (TIẾP)

 1 . MỤC TIÊU

 a. Về kiến thức

 Giúp học sinh hiểu được:

- Những nét chính về cuộc đời và hoạt động CM cuả Lê- nin; Những đặc trưng chủ yếu của đảng công nhân xã hội dân chủ Nga để hiểu đó là đảng kiểu mới.

- Nguyên nhân, nét diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc CM Nga 1905- 1907.

b. Về kĩ năng

- Tiếp tục bồi dưỡng các kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử để rút ra những nhận định lịch sử.

- Tìm hiểu những nét cơ bản về khái niệm “ chủ nghĩa cơ hội ” “ CM DCTS kiểu mới ”.

 

doc 13 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28/10/2009
 Ngày dạy: 31/10/2009
TIẾT 13:
BÀI 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XI X ĐẦU THẾ KỈ XX (TIẾP)
 1 . MỤC TIÊU 
 a. Về kiến thức 
 Giúp học sinh hiểu được:
- Những nét chính về cuộc đời và hoạt động CM cuả Lê- nin; Những đặc trưng chủ yếu của đảng công nhân xã hội dân chủ Nga để hiểu đó là đảng kiểu mới.
- Nguyên nhân, nét diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc CM Nga 1905- 1907.
b. Về kĩ năng
- Tiếp tục bồi dưỡng các kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử để rút ra những nhận định lịch sử.
- Tìm hiểu những nét cơ bản về khái niệm “ chủ nghĩa cơ hội ” “ CM DCTS kiểu mới ”...
	c. Về thái độ
- Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về cuộc đấu tranh cuả g/c VS, chống g/c TS vì quyền tự do và tiến bộ xã hội.
- Củng cố thêm tinh thần CM, tinh thần quốc tế VS, lòng biết ơn các lãnh tụ CM thế giới.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : Bản đồ: ĐQ Nga cuối TK XIX đầu TK XX; tranh ảnh tư liệu về Lê- Nin.
 - Soạn giáo án
 	b. Chuẩn bị của HS : Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
- Hỏi: ? Vì sao quốc tế thứ hai tan rã ? 
- Đáp án: 
+ Ăng ghen mất ( 1895 ) là tổn thất lớn cho quốc tế thứ 2 -> khuynh hướng cơ hội trong quốc tế đã thắng thế, nội bộ quốc tế bị phân hoá, tan rã. Các nghị quyết của quốc tế ko còn hiệu lực ....
+ Năm 1914 chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ ( gây nên nhiều thảm hoạ cho toàn thể nhân loại, trong đó g/c VS chịu nhiều đau khổ nhất ).
=>Quốc tế thứ 2 tan rã.
* Giới thiệu bài : Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu vì sao các đảng trong quốc tế thứ 2 bị tan rã. Ngọn cờ đấu tranh cho sự nghiệp của giai cấp công nhân, cho sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác, từ đây đã thuộc về đảng công nhân XH DC Nga, với lãnh tụ là Lê- Nin. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những nét chính về cuộc đời hoạt động của Lê- Nin và những điểm nổi bật của đảng công nhân XHDC Nga, để hiểu tại sao đó là đảng kiểu mới.
b. Dạy nội dung bài mới (36’)	 
- HS đọc 6 dòng đầu ( sgk – 48 ).
? Em có hiểu biết gì về Lê- Nin.
( GV tóm tắt tiểu sử của Lê- Nin SGV – 123 ).
? Lê Nin có vai trò như thế nào đối với sự ra đời của đảng XHDC Nga.
- GV khẳng định: Lê Nin đóng vai trò quyết định:
+ 1895 Hợp nhất các tổ chức Mác- xít thành hội liên hiệp đấu tranh giải phóng công nhân, mầm mống của chính đảng VS Nga.
+ 7/ 1963 tại đại hội lần thứ 2 của đảng XH dân chủ Nga ở Luân - Đôn đã đấu tranh kiên quyết chống phái cơ hội Ni cô- - sê- vích.
- GV giải thích “ chủ nghĩa cơ hội ” – khuynh hướng tư tưởng chính trị trong phong trào công nhân từ cuối TK XIX, chủ chương từ bỏ những nguyên tắc của CMVS, thoả hiệp những nguyên tắc với g/c TS.
=> Đảng công nhân XH dân chủ Nga được thành lập.
- HS đọc thầm đoạn chữ in nhỏ ( sgk- 49 ).
- GV tổ chức HS thảo luận nhóm.
? Tại sao nói đảng công nhân XH DC Nga là đảng kiểu mới.
- HS nhận xét- GV bổ xung đi đến kết luận: 
- GV dựa vào phần chữ in nghiêng phân tích.
- GV giải thích: “ Đảng kiểu mới ” là đảng CM Mác – xít của g/c công nhân ( khác với đảng cải lương của quốc tế thứ 2 ) Đảng này đặt cho mình nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh cho CM XHCN chuyên chính VS. ( gọi là phái Bôn- xê- vích ).
- Đảng kiểu mới ở Nga do Lê- Nin sáng lập.
? Đảng kiểu mới ở Nga được thành lập có ý nghĩa như thế nào.
- Đánh dấu sự thắng lợi của khuynh hướng Mác- xít và CM chân chính trong phong trào công nhân Nga và thế giới.
- Lần đầu tiên, giai cấp công nhân có một tổ chức đảng có đủ khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh tất thắng chống g/c TS.
- GV dùng bản đồ: Giới thiệu đôi nét về ĐQ Nga cuối TK XIX đầu TK XX.
+ Là nước lớn nhất trong liên bang Xô viết trước đây: diện tích = 17,075,000 Km2 
+ CNTB đã phát triển ở Nga sau cuộc cải cách 1861, nhưng kết quả còn hạn chế vì nhiều tàn dư của CĐ nông nô lạc hậu.
+ Đầu TK XX nước Nga đã trở thành 1 đế quốc PK quân phiệt tồn tại nhiều mâu thuẫn: - VS mâu thuẫn với TS.
 - PK mâu thuẫn với Nông dân.
 - Dân tộc nga mâu thuẫn với ĐQ Nga.
- HS đọc thầm 5 dòng đầu mục 2 ( sgk – 49 ).
? Nguyên nhân nào => cuộc CM 1905- 1907.
- GV lấy dẫn chứng sgk chứng minh ( 49 ).
- GV nhấn mạnh: tình hình kinh tế, chính trị, xã hội khủng hoảng trầm trọng => đẩy những mâu thuẫn trong XH Nga Hoàng ngày càng gay gắt. Đặc biệt sau thất bại trong cuộc đấu tranh Nga – Nhật ( 1904- 1905 )= > phong trào phản chiến đấu tranh đòi lật đổ CĐ chuyên chế Nga Hoàng là tất yếu.
- HS đọc đoạn chữ in nhỏ ( sgk- 49 ).
- Giới thiệu hình 36: Thuỷ thủ tàu Pô- Jen- Kin.
? Em có nhận xét gì về DB CM Nga 1905- 1907.
+ Cuộc đấu tranh vũ trang quyết liệt của g/c VS Nga ( công nhân, nông dân, binh lính ) tấn công vào nền thống trị của đảng chuyên chính TS, làm suy yếu chế độ Nga Hoàng. 
? Cuộc khởi nghĩa thất bại do những nguyên nhân nào.
+ Sự đàn áp của kẻ thù.
+ Đặc biệt g/c VS Nga còn thiếu khởi nghĩa đấu tranh vũ trang, thiếu vũ khí, không được chuẩn bị kỹ càng, thiếu sự thống nhất phối hợp trong toàn quốc.
=> Nga Hoàng có đủ lực lực lượng quân sự để dìm CM trong bể máu.
- Ngày 19/12/1907 Ban CH đảng bộ Mác- Xcơva và Xô viết kêu gọi công nhân ngừng cuộc đấu tranh vũ trang để tránh tổn thất.
- GV dẫn lời nhận xét của Nguyễn ái Quốc trong tác phẩm đường Kách mệnh “ Nhờ chuyến thất bại 1905 của thợ thuyền mới hiểu rằng : 1 là phải tổ chức vững vàng, 2 là phải liên lạc với dân cày, 3 là phải vận động binh lính, 4 là ko tin đươch tụi đề huề, 5 là biết TB và vua cùng là 1 tụi, muốn đuổi vua thì phải đuổi cả TB. CM 1905 thất bại làm gương cho CM 1907 thành công ”.
? Cuộc CM 1905- 1097 ở Nga tuy thất bại nhưng có ý nghĩa lịch sử quan trọng như thế nào?
 + Đối với nước nga :
-> Nó là cuộc tổng diến tập, tạo nên điểm xuất phát cho CM 1917.
 + Đối với thế giới : - - GV phân tích: 
+ Nhờ ảnh hưởng của CM Nga 1905, các cuộc đấu tranh CM ở các nước Tây Âu và châu á đã phát triển mạnh hơn, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa bước vào một thời kỳ đấu tranh mới: “ châu á thức tỉnh ”.
? Qua tìm hiểu cuộc CM 1905 – 1907 em rút ra bài học gì ( HS thảo luận ).
+ Tổ chức đoàn kết, tập hợp g/c đấu tranh.
+ Kiên quyết chống tư bản, phong kiến.
II. Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905-1907
1. Lê- Nin và việc thành lập đảng VS kiểu mới ở Nga. (16’)
* Tiểu sử Lê- Nin và việc thành lập đảng VS kiểu mới.
- Sinh 22/4/1870 trong một gđ nhà giáo tiến bộ.
- Thông minh, sớm tham gia phong trào CM.
- 1893 trở thành người lãnh đạo nhóm công nhân Mác- xít.
- 1903 thành lập đảng công nhân XH DC Nga.
* Đặc trưng của đảng công nhân XH dân chủ Nga.
- Triệt để đấu tranh vì quyền lực của g/c công nhân, tính chiến đấu triệt để. 
- Chống chủ nghĩa cơ hội và tuân theo những nguyên lí của CN Mác.
( đánh đổ CNTB, xây dựng CNXH.)
- Dựa vào nd, lãnh đạo nd đấu tranh.
=> Đảng công nhân XH DC Nga là đảng kiểu mới của g/c VS.
2. Cách mạng Nga 1905- 1907 (20’)
* Nguyên nhân: 
- Đầu TK XX nước Nga lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng: kinh tế, chính trị, XH.
=> Các mâu thuẫn xã hội gay gắt.
+ ND chán ghét CĐ Nga Hoàng thối nát.
+ CĐ Nga Hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với nhật ( 1904- 1905 ).
=> CM Nga bùng nổ.
* Diễn biến:
- 1905 – 1907 CM Nga bùng nổ quyết liệt.
* Kết quả: 
- Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
* ý nghĩa lịch sử:
--Đối với nước Nga:
+ Là cuộc tổng diễn tập , tạo nên điểm xuất phát cho cách mạng 1917
_ Đối với thế giới 
+ Giáng đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản , làm suy yếu CĐ Nga Hoàng, chuẩn bị cho CM XHCN 1917tự học
+ Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc bước vào 1 giai đoạn đấu tranh mới.
c. Củng cố, luyện tập (3’)
- Trong khi các đảng quốc tế thứ 2 phản bội quyền lợi của g/c công nhân, thoả hiệp với g/c TS thì ở Nga, 1 đảng kiểu mới của g/c VS ở Nga được thành lập dưới sự lãnh đạo của Lê- Nin.
- Cuộc CM 1905- 1907 ở Nga tuy thất bại nhưng có ý nghĩa lịch sử rất to lớn, là bước chuẩn bị cho CM XHCN sẽ nổ ra vào năm 1917.
 Bài tập 1: Viết vào chỗ trống cho đầy đủ những mâu thuẫn phát triển gay gắt ở Nga.
- Mâu thuẫn giữa g/c TS với ...................................
- Mâu thuẫn PK với.....................................................
- Mâu thuẫn giữa ĐQ Nga với ...........................................
Bài 2: Nối diễn ra thời gian diễn ra cuộc CM 1905- 1907 với các sự kiện sao cho đúng.
Thời gian
Sự kiện
- Ngày 9/1/1905
- Nông dân nổi dậy đánh phá dinh cơ của đảng chuyên chế phong kiến.
- Tháng 5/1905
- Thuỷ thủ trên chiến hạm Pô- jen- Kin khởi nghĩa.
- Tháng 6/1905
- 14 vạn công nhân và gia đình kéo đến cung điện mùa đông đưa yêu sách
- Tháng 12/ 1905
- Khởi nghĩa vũ trang ở Mat- xcơva.
- Giữa 1907
- CM chấm dứt.
Bài 3: Trả lời các câu hỏi dưới đây về CM 1905- 1907 bằng cách viết vào chỗ trống.
- G/c lãnh đạo: ..................
- Động lực chủ yếu là g/c nào: .............
- Nhiệm vụ của CM..........
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Về nhà học bài , biết trả lời các câu hỏi sgk.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài mới: Bài 8 – Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật tk XVIII.
- Bài tập về nhà:
+ Em đã được đọc, được học những tác phẩm nào viết về lê Nin ( nêu tác phẩm)? Em có biết ở nước ta ( hay nơi em ở). Có công trình văn hoá nào mang tên Lê Nin.
+ So sánh cuộc cách mạng 1905- 1907 với cuộc CMTS Pháp 1789- 1794.
Ngày soạn : 01/11/2009
 Ngày dạy: 04/11/2009
TIẾT 14 : BÀI 8
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KĨ THUẬT, KHOA HỌC, VĂN HỌC
VÀ NGHỆ THUẬT THẾ KỈ XVIII –XIX
 1 . MỤC TIÊU 
 a. Về kiến thức 
 Giúp học sinh hiểu được:
- Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật của các nghành sx công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và quân sự ở tk XVIII- XIX và hiểu được tác dụng của nó đối với sx đời sống XH.
- Nắm được những phát minh lớn về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nghệ thuật ở tk XVIII- XIX và hiểu được tác dụng của nó đối với đời sống XH.
b. Về kĩ năng
- Phân biệt được thuật ngữ “ CNTS” với “ CM công nghiệp”.
- Hiểu và giải thích được các khái niệm và thuật ngữ “ cơ kí hoá” “ CN lãng mạn” “ chủ nghĩa hiện thực phê phán ” ......
- Bước đầu biết phân tích vai trò của kỹ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật đối với sự phát triển của lịch sử.
	c. Về thái độ
- Nhận thức được cuộc CM khoa học kĩ thuật là 1 bước tiên lơn của lịch sử, có khả năng làm thay đổi nhận thức và tạo ra cuộc sống ngày càng no đủ cho con người.
- Củng cố thêm niềm tin vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : - Tranh ảnh về thành tựu khoa học kỹ thuật thế kỷ XVIII- XIX.
 - Chân dung các nhà bác học, nhà văn, nhạc sĩ lớn ... n tại nếu không luôn CM công cụ” và “ Thế kỷ XVIII- XIX là thế kỷ của những phát minh khoa học vĩ đại về tự nhiên cũng như về lĩnh vực XH, là thế kỷ phát triển rực rỡ của những trào lưu văn học, nghệ thuật với những tên tuổi còn sống mãi với thời gian ”. Để hiểu được nhận định đó, chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung về sự phát triển của kỹ thuật, khoa học, văn học, và nghệ thuật thế kỷ XVIII- XIX trong tiết học ngày hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới (36’)	 
? Bằng kiến thức đã học em hãy nhận xét khái quát về hoàn cảnh lịch sử của thế kỷ XVIII- XIX.
Những tiết trước chúng ta đã lần lượt tìm hiểu về các cuộc CM TS ở châu âu và bắc mĩ, để hoàn toàn chiến thắng CĐPK về kinh tế, giai cấp TS cần tiếp tục cuộc CM thứ 2 sau CMTS, đó là cuộc CM công nghiệp thế kỷ XVIII- Đầu thế kỷ XIX, tiếp đó là cuộc CM KH- Kỹ thuật.
? Vậy yêu cầu của CM đó là gì ( HS thảo luận nhóm ).
Đẩy mạnh sự phát triển của nền sx ( từ sx nhỏ -> sx lớn ) 
? Vì sao g/c TS phải đẩy mạnh tiến hành cuộc CM này.( thảo luận )
( Phải tiến hành cuộc CM này vì SX TBCN quyết định sự tồn tại của g/c TS => “ g/c TS không thể tồn tại nếu không luôn luôn CM công cụ lao động ” nói cách khác, do nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống con người là động lực thường xuyên thúc đẩy kĩ thuật – khoa học phát triển phát triển )
- HS đọc thầm đoạn chữ in nhỏ ( sgk- 51) 
? Hãy kể tên những thành tựu chủ yếu của kĩ thuật ở TK XVIII- XIX. 
- GV chứng minh: 
+ Kỹ thuật luyện kim được cải tiến, tiến bộ vượt bậc ( Lò Mác- Tanh, lò Bét- xơ- ne) 
-> Thúc đẩy các ngành sx công nghiệp: Thép, chế tạo máy công cụ ( máy tiện, máy phay .....) sx than dầu hoả, sắt ..
+ Động cơ hơi nước ( Giêm oát 1784 ) được ứng dụng rộng rãi đặc biệt là trong giao thông, liên lạc.
? HS đọc thầm đoạn chữ in nhỏ ( sgk- 52).
? Việc phát minh ra máy hơi nước làm cho ngành giao thông vận tải phát triển như thế nào? 
( GV giới thiệu hình 37 ( sgk- 51 ) tàu thuỷ, Phơn tơn )
- GV dựa vào đoạn chữ in nhỏ ( sgk – 52 ) nêu dẫn chứng.
GV phân tích:
+ Trước đã có tàu chạy trên các đại dương ( chạy buồm lợi dụng sức gió ) nhưng còn nhiều hạn chế ( đi lại chậm mất nhiều thời gian .....)
+ 1807 Phơn Tơn một kỹ sư người Mĩ đã đóng tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước đầu tiên ( H 37 – SGK - 51) có nhiều ưu điểm: Đi lại nhanh chóng, không phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết ..... -> thúc đẩy hoạt động thương mại đường biển trở nên nhộn nhịp. Nước Anh dẫn đầu về hoạt động đường biển, với số lượng tàu lớn chạy khắp đại dương.
+ Đầu máy xe lửa bằng động cơ hơi nước ra đời ở Anh -> xe lửa Xti – phen- xơn 1814 với rất nhiều ưu điểm: chạy nhanh, chở được nhiều, nối nhiều trung tâm, kinh tế .....
+ Giữa TK XIX, máy điện tín được phát minh ở Nga và Mĩ ....
? Trong lĩnh vực nông nghiệp, quân sự đã được những thành tựu như thế nào.
VD: Máy kéo, máy cày, máy gặt đập.
- GV lấy VD sgk ( 52 ).
? Tại sao nói TK XIX là thế kỷ sắt, máy móc động cơ hơi nước.
Vì: Sắt là nguyên liệu chủ yếu để sx máy móc: XD đường sắt .....
Các nước TB đã đang hoàn thành CM công nghiệp, máy móc đã thay thế lao động thủ công, máy móc được sử dụng rộng rãi trong các ngành sx, máy hơi nước là nguồn động lực ngày càng phổ biến.
? Các phát minh kỹ thuật đã ảnh hưởng tới đời sống XH thế nào ( HS thảo luận nhóm).
* Kết luận: 
+ Máy móc ra đời chính là cơ sở kỹ thuật vật chất cho sự chuyển biến mạnh mẽ của nền sx từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí -> chuyển văn minh nhân loại từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
+ Làm giảm sức lao động cơ bắp, tăng năng xuất lao động, của cải vật chất làm ra nhanh hơn , nhiều hơn => đời sống XH được nâng cao => kỹ thuật, khoa học thúc đẩy sự phát triển của lịch sủ.
- HS đọc mục 1 ( sgk- 52 ).
? Kể tên các nhà bác học và các phát minh vĩ đại về khoa học tự nhiên trong TK XVIII – XIX.
- GV giới thiệu H 38: Niu tơn ( 1643- 1727 ).
? Ngoài ra còn có những thành tựu khoa học và nhà bác học nào?
+ Định luật “ vạn vật hấp dẫn ” của Niu tơn.
+ Thuyết tiến hoá của Đác – uyn ....
? Cho biết ý nghĩa cuả những phát minh lớn về khoa học tự nhiên kể trên.
- GV phân tích: 
+ Các phát minh khoa học tự nhiên ra đời giải thích rõ quy luật vận động của thế giới ( thuyết tiến hoá của Đác- uyn, giải thích quy luật tiến hoá của các loài, định luật vạn vật hấp dẫn ). Chống lại quan điểm giáo lí thần học cho rằng thượng đế sinh ra muôn loài.
+ Các phát minh khoa học được ứng dụng rộng rãi trong sx và đời sống => chuyển biến to lớn về đời sống kinh tế, XH.
- GV nêu: Cùng với sự ra đời của khoa học XH cũng có những bước tiến mạnh mẽ.
- HS tìm hiểu mục 2 ( sgk- 53 )
? Nêu học thuyết khoa học xã hội tiêu biểu.
- GV phân tích:
+ Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng -> quy luật vận động phát triển biện chứng của XH.
+ Học thuyết chính trị kinh tế học -> quy luật sx hàng hoá.
+ GV giải thích: “ CN XH ko tưởng ” là học thuyết XD 1 XHCN trong chế độ TB do Xanh- xi- Mông , Phu – ri - Ê ( Pháp ) và Ô- oen ở Anh sáng lập hồi đầu TK XIX. Tuy tố cáo mạnh mẽ việc bóc lột CNTB nhưng ko đề ra được con đường đấu tranh đúng đắn để giải phóng g/c công nhân và NDLĐ. Họ chỉ dừng ở ước mơ 1 XH mới, tốt đẹp công bằng hơn, 1 cuộc sống ko có nghèo khổ, ko có chiến tranh, song chỉ tiến hành tuyên truyền, cổ động mà không đấu tranh.
=> Công việc này chỉ là không tưởng, không thể thực hiện được trong khi CĐTB vẫn tồn tại. “ CNXH ko tưởng ” -> quy luật vận động của XH.
( XH TB áp bức, bất công -> XH tiến bộ ).
+ “CNXH khoa học” (1848 ) => quy luật vận động, đấu tranh giai cấp là tất yếu thúc đẩy XH phát triển -> nội dung chủ yếu là đấu tranh phá bỏ ý thức hệ PK. đề xướng XD 1 XH tiến bộ.
? Em có nhận xét, đánh giá gì về những học thuyết khoa học XH.
- KHXH đạt được những thành tựu to lớn, những học thuyết khoa học XH ra đời.
- Nội dung chủ yếu của các học thuyết KHXH luận bàn về các lĩnh vực XH khác nhau.
? Những học thuyết KHXH có tác dụng như thế nào đối với sự phát triển của XH.
Cụ thể: Đả phá ý thức hệ PK, tấn công vào nhà thờ, giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy XH phát triển.
- HS đọc đoạn chữ in nghiêng ( sgk – 54 ) + kiến thức đã học.
? Hãy tóm tắt các tư tưởng văn học TK XVIII- XIX. 
( HS dựa vào chữ in nhỏ tóm tắt ).
+ Các nhà tư tưởng đại diện cho trào lưu 
“ triết học ánh sáng ” của Pháp, Đức , Anh: 
- ở Pháp: Vôn- te; Mông- te- xKi –ơ; Rút xô
- Đức: Si- lơ; Gớt
- Anh: Bai- Rơn
+ Trào lưu văn học hiện thực phê phán với các đại diện ưu tú: Ban dắc ( Pháp ) Thác- cơ - rê; Đích – ken ( Anh ) Gôgôn , Lép- tôn- xtôi ( Nga ).
- GV giới thiệu H 40: Lép- tôn – xtôi ( 1828- 1910 ).
- GV giới thiệu về con người và sự nghiệp của Lép- tôn-xtôi và Vích- to- Huy – Gô.
? Nội dung tư tưởng chủ yếu của các trào lưu văn học là gì .
? Trình bày 1 tác phẩm văn học xuất sắc ( đã học ) ở Pháp hoặc Nga.
?Nêu các tư tưởng nổi bật về nghệ thuật ( âm nhạc hội hoạ )
*GV giới thiệu H 39: Mô- Da ( 1756- 1791 ).
? Cho biết vai trò của văn học và nghệ thuật trong cuộc đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của nhân dân.
- Nhiều nhà văn ,nhà thơ tiêu bi i bút của mình kịch liệt phê phán CĐ PK lỗi thời, châm biếm bọn thống trị phản động, ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân.
I. Những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật. (12’)
- Thế kỷ XVIII nhân loại đạt được nhiều thành tựu vượt bậc về kỹ thuật.
* Công nghiệp: 
+ Kỹ thuật luyện kim, sx gang, sắt thép .......
+ Động cơ hơi nước được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.
* Giao thông vận tải: Phát triển nhanh chóng.
+ Tàu thuỷ Phơn- Tơn ( Mĩ)
+ Xe hoả ( ở Anh ) chạy bằng máy hơi nước.
* Nông nghiệp: Phân hoá học và máy móc được sử dụng rộng rãi.
* Quân sự: Nhiều vũ khí mới được sản xuất.
=> Góp phần làm chuyển biến nền sx từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí.
II. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. (24’)
1. Khoa học tự nhiên.
- TK XVIII- XIX khoa học tự nhiên đã đạt được những thành tựu tiến bộ.
+ Toán học: Niu Tơn, Lép- Ních, Lô- ba- sép- Xki ...
+ Hoá học: Men- đê- lê- ép. ...
+ Vật lí: Niu Tơn ....
+ Sinh vật: Đác Uyn ...
* ý nghĩa: Thúc đẩy sản xuất phát triển.
2. Khoa học xã hội:
- Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng ( Phoi- ơ- Bách; Hê- Ghen ).
-
 Học thuyết chính trị kinh tế học của XMít và Ri- Các- Đô.
- Học thuyết của CNXH không tưởng ( Xanh -xi - mông, Phu- ri- ê ( Pháp) Ô- Oen ) ( Anh ).
- Học thuyết về CNXH của Mác và Ăng ghen.
=> Thúc đẩy XH phát triển, đấu tranh chống CĐPK, XD XH tiến bộ.
3. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật: 
* Văn học: 
Tràolưuhọc xuất hiện: Lãng mạng, trào phúng, hiện thực phê phán ( tiêu biểu là Pháp và Nga ).
- Nội dung: Dùng tác phẩm VH đấu tranh chống CĐPK, giải phóng nd bị áp bức bóc lột
* Nghệ thuật: 
Âm nhạc, hội hoạ đạt nhiều thành tựu: Mô- Da; Bét- tô- ven, Sô- Pan; Đa vít; Gôi- u .... 
c. Củng cố, luyện tập (3’)
- Thành tựu kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật thế kỷ XVIII – XIX phong phú đã thực sự là cuộc CM có tác dụng thúc đẩy XH phát triển ( về nhiều mặt cả về vật chất lẫn tinh thần.)
- Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật đưa nhân loại bước sang kỷ nguyên mới của nền văn minh công nghiệp.
Bài tập 1: Viết và nối các kí hiệu lại với nhau ( bằng các dấu - ) sao cho đúng:
a. Năm 1802
b. Năm 1807
c. Năm 1918
d. Giữa TK XIX
e. Phát minh máy điện tín.
f. Chế tạo đầu máy xe lửa chạy trên đường lát đá.
g. Đóng được tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước.
h. Chế tạo xe lửa chạy trên đường sắt.
Bài tập 2: Hãy nối ô cột I ( tên nhà bác học ) với ô ở cột II (phát minh ) bằng các mũi tên sao cho đúng:
Cột I ( Tên nhà bác học)
Cột II ( phát minh )
Niu tơn
- Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng
Đác- uyn 
Khám phá bí mật sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật 
Lô- mô- nô- xốp
Thuyết tiến hoá và di truyền 
Puốc- kim – giơ
Thuyết vạn vật hấp dẫn.
Bài 3:Tác dụng của văn học tiến bộ trong cuộc đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của nhân dân là gì?
 	Vạch trần bộ mặt của XHTB.
 	Cổ vũ phong trào đấu tranh của g/c công nhân.
 	Phản ánh nguyện vọng của g/c công nhân.
Đấu tranh chống g/c TS trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Về nhà học bài cũ đầy đủ, biết đánh giá những thành tựu về kỹ thuật, khoa học , văn hoá, nghệ thuật các TK XVIII- XIX.
- Về nhà làm bài tập 1 – 3 ( sgk- 55 ).
Mẫu bài tập 1 ( sgk - 55 )
Niên đại
Thành tựu
Kỹ thuật
 KHTN
KHXH
 Văn học
Âm nhạc
 Hội hoạ
..............
................
...............
...............
...............
................
..............
- Đọc và tìm nội dung bài mới: Chương III bài 9: ấn độ TK XVIII- đầu TK XX.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc