BÀI 11:TIẾT 17
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX.
1 . MỤC TIÊU
a. Về kiến thức
Giúp học sinh hiểu được:
- Sự thống trị, bóc lột của CNTD là nguyên nhân làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày cảng phát triển ở các nước Đông Nam á nói riêng.
- Trong khi g/c PK trở thành công cụ tay sai cho CNTD, thì g/c TS dân tộc ở các nước thuộc địa, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo các phong trào đấu tranh. Đặc biệt g/c công nhân ngày càng trưởng thành, từng bước vươn lên nắm giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu vào cuối TK XIX- đầu Tk XX diễn ra ở các nước Đông Nam á, trước tiên là In- đô- nê- xi –a; Phi – líp – Pin, Cam- pu- chia, Lào, Việt Nam.
Ngày soạn : 11/11/2009 Ngày dạy: 14/11/2009 Bài 11:Tiết 17 Các nước đông nam á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 1 . Mục tiêu a. Về kiến thức Giúp học sinh hiểu được: - Sự thống trị, bóc lột của CNTD là nguyên nhân làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày cảng phát triển ở các nước Đông Nam á nói riêng. - Trong khi g/c PK trở thành công cụ tay sai cho CNTD, thì g/c TS dân tộc ở các nước thuộc địa, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo các phong trào đấu tranh. Đặc biệt g/c công nhân ngày càng trưởng thành, từng bước vươn lên nắm giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - Những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu vào cuối TK XIX- đầu Tk XX diễn ra ở các nước Đông Nam á, trước tiên là In- đô- nê- xi –a; Phi – líp – Pin, Cam- pu- chia, Lào, Việt Nam. b. Về kĩ năng - Biết sử dụng bản đồ ĐNA cuối TK XIX để trình bày những sự kiện tiêu biểu. - Phân biệt những nét chung, riêng của các nước trong khu vực ĐNA cuối TKXIX- đầu TK XX. c. Về thái độ - Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống CNĐQ, CNTD. - Có tinh thần đoàn kết hữu nghị ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ của nd các nước trong khu vực. 2. chuẩn bị của gv & hs a. Chuẩn bị của GV : - Bản đồ ĐNA cuối TK XIX. - Tư liệu về sự đoàn kết , đấu tranh của nd ĐNA chống CNTD. - Soạn giáo án b. Chuẩn bị của HS : Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK 3. Tiến trình bài dạy (45’) a. kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi: Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối TK XIX- đầu TK XX ? Đáp án: * Nguyên nhân: - Mâu thuẫn ko điều hoà giữa ND TQ với các ĐQ và triều đình PK Mãn Thanh. * Phong trào đấu tranh tiêu biểu cuối TK XIX - Đầu TK XX. - Cuộc vận động Duy Tân. + Lãnh đạo là: Khang Hữu Vi, Lương Khả Siêu, và vua Quang Tự đứng đầu. + Chủ trương ( mục đích ): Củng cố về chính trị, thay thế CĐ quân chủ chuyên chế bằng CĐ quân chủ lập hiến. + Kết quả: thất bại. - Phong trào Nghĩa Hoà đoàn.( Cuối TK XIX - đầu TK XX ) + Phong trào bùng nổ Sơn Đông sau lan rộng nhiều nơi trong toàn quốc. - Kết quả: Phong trào thất bại - Phong trào mang tính dân tộc -> thúc đẩy nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh chống ĐQ. * Giới thiệu bài : “ Đông Nam á cuối TK XIX, đầu TK XX trở thành miếng mồi béo cho sự xâm lược của CNTD Phương Tây, tại sao như vậy? Cuộc đấu tranh giải phóng DT của nhân dân ĐNA đã diễn ra như thế nào ............... b. Dạy nội dung bài mới (36’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV :sử dụng bản đồ các nước ĐNA cuối TK XX giới thiệu khái quát về khu vực ĐNA: ( SGK – 63 – phần đoạn chữ in nhỏ ) ? Qua quan sát trên bản đồ.Em có nhận xét gì về vị trí địa lí của các quốc gia ĐNA ( ĐNA có vị trí chiến lược quan trọng, là ngã ba đường cho giao lưu, chiến lược từ bắc xuống nam, từ đông sang tây). ? Tại sao ĐNA lại trở thành đối tượng của các nước TB Phương Tây ( HS thảo luận ) - HS nhận xét ,đánh giá. - GV bổ xung . => Với vị trí đặc điểm trên => ĐNA là “miếng mồi béo bở” cho các nước TB phương Tây xâm lược. ? Các nước TB Phương Tây đã phân chia xâm lược ĐNA ntn? - GV dùng bản đồ ĐNA cuối TK XIX - đầu TKXX, yêu cầu HS lên bảng chỉ trên lược đồ các nước ĐNA đã bị các nước TB xâm chiếm. + Anh xâm chiếm Mã Lai, Miễn Điện. + Pháp xâm chiếm Việt Nam, Lào, Cam-Pu-chia. + Tây Ban Nha rời Mĩ chiếm Phi- Líp – Pin. + Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In- Đô- Nê- Xi – a. + Anh , Pháp chia nhau “ khu vực ảnh hưởng ” của Xiêm ( Thái Lan ). => Như vậy duy nhất chỉ có Xiêm là thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa. - GV tổ chức HS thảo luận nhóm. ? Tại sao trong các nước ĐNA chỉ có Xiêm ( Thái Lan ) lại giữ được phần chủ quyền của mình. H: Thảo luận Vì- Cũng có những điều kiện giống các nước trong khu vực bị TD Phương Tây dòm ngó. - G/C TS Xiêm có chính sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp => đã giữ được phần chủ quyền của mình. - Là nước “ đệm ” của Anh và Pháp, song thực chất Xiêm bị phụ thuộc chặt chẽ vào Pháp, Anh. - HS đọc đoạn từ: “ Sau khi thôn tính -> đàn áp phong trào yêu nước ” ( sgk- 64 ). - GV phân nhóm HS thảo luận. ? Cho biết đặc điểm chung nổi bật trong chính sách thống trị của TD phương tây đối với ĐNA là gì + Tuỳ từng bước tình hình cụ thể của mỗi nước mà các nước TD có cách cai trị , bóc lột khác nhau. Song điểm chung nổi bật nhất là: - Chính trị: Cai trị chính trị , chia rẽ DT, tôn giáo, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, đàn áp nhân dân, bắt lính. - Kinh tế: + Vơ vét bóc lột kinh tế, tài nguyên đưa về chính quốc. + Kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa: không mở mang công nghiệp nhất là công nghiệp nặng, tăng các loại thuế, mở đồn điền.... ? Vì sao nhân dân ,dân tộc các nước ĐNA tiến hành cuộc đấu tranh chống CNTD.? ? Mục tiêu chung các cuộc đấu tranh của các nước ĐNA đặt ra là gì. - Đấu tranh để giải phóng DT, thoát khỏi sự thống trị của CNTD => Ngay từ TD Phương tây xâm lược, nhân dân các nước ĐNA đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ tổ quốc. - GV :dùng bản đồ giới thiệu đôi nét về đất nước In-Đô- nê- xi – a: Là đất nước lớn nhất ở ĐNA, là một quần đảo rộng lớn hàng nghìn đảo nhỏ, hình thù của In- đô- nê-xi- a giống như “ một chuỗi ngọc quấn vào đường xích đạo” ? Phong trào giải phóng dân tộc ở In- đô- nê- xi- a có điểm gì nổi bật. * GV thuật: ( sgk+ sgv ): - Cuối TK XIX thực dân Hà Lan xâm lược In- đô- nê- xi- a.-> XH biến đổi: Xuất hiện các giai cấp mới: g/c công nhân và g/c TS. - ý thức được yêu cầu độc lập DT, các g/c đã tích cực tổ chức và tham gia các phong trào đấu tranh : + Phong trào do g/c TS khởi xướng + Phong trào công nhân do Sa- Min phát động - Đầu TK XX phong trào giải phóng dân tộc ở In- đô- nê- xi- a lại phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là sự trưởng thành của g/ c công nhân qua phong trào 1905 : công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập; 1908: Hội liên hiệp công nhân In- đô- nê- xi – a ra đời truyền bá tư tưởng dân chủ, đấu tranh đòi độc lập dân tộc. - GV giới thiệu đất nước Phi- Líp- Pin: Phi- líp- Pin là 1 quốc gia hải đảo, được ví như 1 “ dải lửa” trên biển vì sự hoạt động của nhiều núi lửa. ? Cuộc đấu tranh của nhân dân Phi- Líp- Pin đã diễn ra như thế nào. - 1571 TD Tây Ban Nha hoàn thành xâm lược Phi- Líp- Pin => phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh. - Đặc biệt sang TK XIX các cuộc khởi nghĩa của nông dân càng phát triển mạnh, nhưng vì thiếu tổ chức và phân tán nên đều thất baị. - Cuộc CM 1896- 1898 bùng nổ= > sự ra đời của nước CH Phi- líp- pin. - Núp dưới danh nghĩa giúp đỡ nhân dân Phi- líp- pin. Mĩ đã từng bước gây chiến tranh với Tây- Ban – Nha rồi thôn tính Phi- Líp- pin. Chúng đưa 70.000 quân đến đàn áp, giết 60.000 người yêu nước => phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lắng xuống một thời gian rồi lại tiếp tục bùng phát ở đầu TK XX để giành độc lập dân tộc. - GV giới thiệu vị trí 3 nước đông dương trên bản đồ: 3 nước Việt Nam, Lào, Cam – Pu- Chia cùng năm trên bán đảo đông dương, có mối quan hệ mật thiết với nhau, liên minh chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống TD Pháp. ? Nêu những nét cơ bản về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Cam- pu- chia, Lào và Việt Nam. - GV thuật DB ( sgk – 65 ). - Đầu TK XX một cao trào chống thuế, chống bắt lính, chống bắt phu lan rộng khắp Cam- pu- chia. - GV trình bày diễn biến ? Qua phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của 3 nước Đông Dương, hãy rút ra những nhận xét chung nổi bật của phong trào. -H: Cùng có kẻ thù chung là TD Pháp -> đấu tranh chống Pháp để dành độc lập dân tộc. - Các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra liên tục khi thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược. - Trong cuộc đấu tranh chống Pháp, có sự phối hợp đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông Dương => Đây là biểu hiện đầu tiên của liên minh chiến đấu của 3 dân tộc trên bán đảo Đông Dương vì độc lập tự do của mỗi nước. ? Kể tên 1 vài sự kiện chứng tỏ phối hợp đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương. + Khởi nghĩa của A- Chu- Xoa lập căn cứ ở Bảy Núi ( Châu Đốc ) liên minh với nghĩa quân Thiên Hộ Dương. + Pu- Côm- Bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh liên kết với nghĩa quân của Trương Quyền, Thiên hộ Dương. + Khởi nghĩa của nhân dân Lào ở Cao Nguyên Bô- Lô- Ven lan rộng sang Việt Nam. - GV giới thiệu đất nước Miễn Điện. - Trình bày DB ( sgk- 65 ). ? Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNA cuối TK XIX đầu thế kỷ XX. - Phong trào giải phóng DT nổ ra liên tục, mạnh mẽ, anh dũng. - Lực lượng tham gia đông đảo: chủ yếu là công nhân và nông dân. ? Cho biết kết quả đấu tranh của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ĐNA. -Các phong trào đều thất bại ). ? Vì sao các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ĐNA lại thất bại. + Lực lượng bọn TD xâm lược còn mạnh. + Chính quyền PK ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai cho giặc => phản bội dân tộc. + Chưa có đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu tổ chức, thiếu kiên quyết. I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam á. (11’) * Vị trí: ( sgk- 63 ). * Nguyên nhân các nước TB xâm lược ĐNA. - Tư bản phát triển cần thuộc địa và thị trường. - ĐNA có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên. - CĐPK suy yếu. * Quá trình xâm lược của CNTD Phương Tây. - Cuối TK XIX TB Phương Tây hoàn thành xâm lược Đông Nam á. II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. (25’) * Nguyên nhân: - Do chính sách thống trị và bóc lột của CNTD. => Mâu thuẫn giữa các DT thuộc địa ĐNA với thực dân ngày càng gay gắt. => Các phong trào bùng nổ. * Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ĐNA. * In- Đô- nê- xi- a. - Cuối TK XIX- đầu TK XX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh với nhiều tầng lớp tham gia: TS, công nhân, nông dân. - 5/ 1920 Đảng CS In đô thành lập. * Phi- líp – pin. - Cuộc CM 1896 – 1898 => sự ra đời của nước CH Phi- Líp- Pin. - Nhân dân Phi- Líp – Pin không ngừng đấu tranh giành độc lập dân tộc. * Cam- pu- chia: - Nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra: + Khởi nghĩa A- Cha- Xoa ở Ta- Keo ( 1863- 1867 ). + Khởi nghĩa của nhà sư Pu- Côm- Bô. ở Cra- chê ( 1866- 1867 ). * Lào: - 1901 khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Xa- van- na- khét. - Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô- lô-ven * Việt Nam: - Phong trào giải phóng diễn ra liên tục, quyết liệt: Phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế ( 1884- 1913 ). * Miến Điện: - Cuộc kháng chiến chống TD Anh ( 1885 ) diễn ra quyết liệt c. Củng cố, luyện tập (3’) - ĐNA có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, kinh tế, CĐPK suy yếu vì vậy do nhu cầu thuộc địa các nước TB Phương Tây lần lượt đánh chiếm các nước này biến thành ... n cầm quyền; thi hành chính sách giáo dục bắt buộc..... + Quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương tây, công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng ..... * Kết quả: - Đưa nước Nhật từ nước PK nông nghiệp => nước TBCN phát triển. * Tính chất: - Là cuộc CMTS do liên minh quí tộc TS tiến hành “ từ trên xuống ” ( có nhiều hạn chế ) -> Mở đường cho CNTB phát triển đưa nước Nhật thoát khỏi bị biến thành thuộc địa. II. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. (12’) * Kinh tế: - Đẩy mạnh công nghiệp hoá, sự tập chung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. - Sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế TBCN -> sự tập chung các công ty độc quyền. ( Mít- Xưi ; Mít- su- bi- si ....) giữ vai trò lớn lao bao trùm lên đời sống kinh tế XH Nhật Bản. -> Nhật Bản chuyển sang gia đoạn CNĐQ. * Chính sách đối ngoại: - Tìm mọi cách xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng. - Tiến hành chiến tranh xâm lược các nước láng giềng. III. Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản. (12’) * Nguyên nhân: - Do bị áp bức bóc lột nặng nề, công nhân Nhật Bản đã đấu tranh quyết liệt. * Phong trào đấu tranh: ( SGK – 69 ). * Nhận xét: - Phong trào diễn ra liên tục, sôi nổi, với nhiều hình thức phong phú do các tổ chức nghiệp đoàn lãnh đạo. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV sử dụng lược đồ: “ Đế quốc Nhật cuối TK XIX - đầu TK XX ”- giới thiệu khái quát về nước Nhật: Là một quốc gia đảo nằm ở vùng Đông bắc Châu á, trải dài theo hình cánh cung gồm 4 đảo chính: Hôn- su; Hốc- cai - đô; Kiu- su; Si- cô- cư, diện tích khoảng 374.000 km2. Tài nguyên nghèo nàn, về cơ bản vẫn là 1 nước PK nông nghiệp. - HS đọc thầm “ từ đầu đến ...... quân sự ”. ? Tình hình nước Nhật cuối TK XIX có điểm gì giống với các nước Châu á nói chung. - GV phân tích: + Giữa TK XIX tình hình nước Nhật cũng giống như các nước Châu á nói chung: CĐPK Nhật rơi vào tình trạng bế tắc, suy thoái, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của các nước TB Âu Mĩ. + Từ nửa sau TK XIX, tình hình đó càng trở nên nghiêm trọng: CĐPK Nhật do Sô- Gun đứng đầu khủng hoảng bế tắc không thể cứu vãn được với chích sách đối ngoại bảo thủ “ đóng cửa, bế quan, toả cảng ”. Các nước TB Phương Tây đứng đầu là Mĩ quyết định dùng vũ lực buộc Sô- Gun phải “mở cửa” để chiếm lĩnh thị trường và dùng Nhật làm bàn đạp tấn công Triều Tiên và Trung Quốc. ? Trước tình hình đó đặt ra yêu cầu gì cho đất nước Nhật. Nhật bản cần có sự lựa chọn: + Hoặc tiếp tục duy trì CĐPK mục nát để trở thành miếng mồi cho TD Phương Tây. + Hoặc tiến hành cải cách để canh tân đất nước. ? Thiên hoàng Minh Trị là ai? Ông có vai trò ntn? đối với cuộc cải cách Duy Tân Minh trị. ( Thiên Hoàng Minh trị: Vua Mút- Hu- Hi- Tô lên kế vị vua cha 11/1867 khi mới 15 tuổi. Ông là người thông minh, dũng cảm, biết theo thời thế và biết dùng người ). - Lên ngôi trước tình hình khủng hoảng bế tắc của nước Nhật, ông đã quyết định sáng suốt: Truất quyền Sô- Gun (bảo thủ lạc hậu) Thành lập chính quyền mới, thủ tiêu chế độ Mạc Phủ lấy hiệu Minh Trị ( Vua trị vì sánh suốt ) và tiến hành cuộc cải cách Minh trị Duy Tân, bắt chước Phương Tây để canh tân đất nước. - HS đọc thầm phần chữ in nhỏ ( sgk- 67 ). ? Thiên Hoàng Minh trị đã tiến hành những cải cách ntn? Nội dung của các cải cách đó. - GV phân tích theo nội dung ( sgk- 67 ) về các mặt: Kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự. - GV cho HS học các nội dung của cuộc cải cách Minh Trị ( sgk- 67 ). ? Cho biết kết quả của cuộc Duy Tân Minh trị. + Mở đường cho CNTB phát triển. + Giữ vững được độc lập chủ quyền trước sự xâm lược của CNĐQ. - GV đặt câu hỏi - phân nhóm HS thảo luận. ? Vì sao Nhật có sức cuốn hút các nước Châu á noi theo? Liên hệ thực tế với cuộc Duy Tân theo tư tưởng Nhật Bản ở Việt Nam. + HS nhận xét. + GV bổ xung: - Cải cách Duy Tân đưa nước Nhật phát triển mạnh theo con đường TBCN => Nhật không bị biến thành thuộc địa hay nửa thuộc địa như các nước Châu á. - Cải cách Duy Tân đưa nước Nhật từ 1 nước PK lạc hậu trở thành 1 nước TB phát triển => Các nước Châu á cần noi theo. - ở Việt Nam Duy Tân theo tư tưởng Nhật Bản diễn ra đầu TK XX do các sĩ phu yêu nước tiến bộ khởi xướng ( tiêu biểu là Phan Bội Châu ). ? Cuộc Duy Tân Minh Trị có phải là cuộc CM TS không? Tại sao? - Là cuộc CM TS vì: + Chấm dứt CĐPK ( từ đầu 1868 ) của Sô- Gun, thành lập chính quyền của quý tộc TS hoá đứng đầu là Nây- Gi ( Minh trị ). + Cải cách toàn diện, mang tính chất TS rõ rệt, góp phần xoá bỏ sự chia cắt “ các phiên” thống nhất thị trường dân tộc (1871) thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sở hữu ruộng đất PK ( 1871 ) thành lập quân đội thường trực theo nghĩa vụ quân sự ( 1872 ). ? So với các cuộc CMTS ở Âu Mĩ, cuộc CM TS ở Nhật có đặc điểm gì nổi bật. + Hạn chế: Do sự nắm quyền của liên minh quý tộc TS hoá, quyền lợi của nhân dân lao động bị hạn chế ...... - HS đọc mục 2 ( sgk- 69 ). ? Nhật Bản chuyển sang CNĐQ trong điều kiện nào. ( CNTB phát triển mạnh sau cuộc cải cách Duy Tân 1868 ). ? Những biểu hiện nào chứng tỏ Nhật tiến sang CNĐQ? Những biểu hiện đó có giống các nước Âu Mĩ không? -Cuối TK XIX Nhật đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược ( Triều Tiên, Trung Quốc ) vơ vét của cải, lấy tiền bồi thường chiến tranh => Đẩy mạnh kinh tế TBCN ).) + Từ 1903 – 1914 tỷ lệ công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân tăng từ 19% -> 42%. + Quá trình tập chung công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng diễn ra mạnh. + Nhiều công ty độc quyền xuất hiện: Mít- Xưi; Mít- su- bi- si. Giữ vai trò lớn lao bao trùm lên đời sống kinh tế chính trị, xã hội Nhật Bản. - GV giới thiệu 1 số nét về công ty độc quyền Mít- Xưi: là 1 tổ chức độc quyền lớn ra đời vào TK XVII từ 1 hàng buôn và ngày càng phát triển, cho vay lãi. Do tích cực ủng hộ Thiên Hoàng nên giành được nhiều đặc quyền, Đầu TK XX Mít- Xưi đã nắm được nhiều ngành kinh tế lớn quan trọng: Khai mỏ, điện, diệt .... Chi phối đời sống XH Nhật. ? Hàng hoá của hãng Mít- Xưi , Mít- su- bi- si có mặt ở VN ko? Kể 1 vài mặt hàng. => Với sự hình thành các công ty độc quyền ở Nhật đánh dấu nước Nhật chuyển sang giai đoạn CNĐQ. ? Trong giai đoạn ĐQCN tình hình chính trị Nhật có gì nổi bật. - Là nước quân chủ lập hiến, giới cầm quyền thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động. + Đối nội: Hạn chế các quyền tự do dân chủ, đàn áp nhân dân. + Đối ngoại: -> ? Dựa vào lược đồ em hãy xác định vị trí bành trướng của Nhật cuối TK XIX, đầu TK XX. ( SGK- 69 ) + ( SGV – 88, 89 ). ? Em có nhận xét gì về chính sách xâm lược và bành trướng của Nhật bản. - Chính sách ngoại giao, xâm lược bành trướng, hung hãn của Nhật bản không kém gì các nước Tây âu - GV kết luận: Tiến sang CNĐQ Nhật Bản thi hành chinh sách đối nội, đối ngoại xâm lược phản động. => CNĐQ Nhật là CN quân phệt, hiếu chiến. + Do liên minh TS hoá nắm chính quyền. + Thi hành chính sách đối ngoại, xâm lược hiếu chiến. - HS đọc mục 3( sgk- 69 ). ? Vì sao công nhân Nhật đấu tranh. + Bị áp bức bóc lột nặng nề. + Lao động cực khổ (từ 12 -> 14 giờ/ ngày) tiền lương thấp .... ? Cuộc đấu tranh của công nhân Nhật Bản đầu TK XX có đặc điểm gì nổi bật. + Sự ra đời của 1 số nghiệp đoàn tham gia lãnh đạo phong trào. + Đảng XH dân chủ Nhật Bản thành lập 1901 do Ca- tai- a- ma- xen lãnh đạo. + 1906 dưới ảnh hưởng của cuộc CM Nga 1905 phong trào công nhân phát triển mạnh, phong trào chống tô thuế và nạn đắt đỏ càng lên cao. + 1907 có 57 cuộc bãi công, hàng vạn công nhân tham gia. ? Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh của công nhân Nhật bản đầu TK XX ( đặc biệt từ 1912 -> 1917 ). I. Cuộc Duy tân Minh trị: (12’) * Nguyên nhân: - CNTB phương Tây nhòm ngó , xâm lược. - CĐPK Nhật khủng hoảng nghiêm trọng. * Nội dung: - 1/ 1868 cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên tất cả các mặt: + Kinh tế: Xoá bỏ những ràng buộc của CĐPK -> mở đường cho CNTB phát triển. + Chính trị – Xã hội: Thủ tiêu CĐ nông nô, đưa quí tộc TS hoá và đại TS lên cầm quyền; thi hành chính sách giáo dục bắt buộc..... + Quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương tây, công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng ..... * Kết quả: - Đưa nước Nhật từ nước PK nông nghiệp => nước TBCN phát triển. * Tính chất: - Là cuộc CMTS do liên minh quí tộc TS tiến hành “ từ trên xuống ” ( có nhiều hạn chế ) -> Mở đường cho CNTB phát triển đưa nước Nhật thoát khỏi bị biến thành thuộc địa. II. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. (12’) * Kinh tế: - Đẩy mạnh công nghiệp hoá, sự tập chung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. - Sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế TBCN -> sự tập chung các công ty độc quyền. ( Mít- Xưi ; Mít- su- bi- si ....) giữ vai trò lớn lao bao trùm lên đời sống kinh tế XH Nhật Bản. -> Nhật Bản chuyển sang gia đoạn CNĐQ. * Chính sách đối ngoại: - Tìm mọi cách xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng. - Tiến hành chiến tranh xâm lược các nước láng giềng. III. Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản. (12’) * Nguyên nhân: - Do bị áp bức bóc lột nặng nề, công nhân Nhật Bản đã đấu tranh quyết liệt. * Phong trào đấu tranh: ( SGK – 69 ). * Nhận xét: - Phong trào diễn ra liên tục, sôi nổi, với nhiều hình thức phong phú do các tổ chức nghiệp đoàn lãnh đạo. c. Củng cố, luyện tập (3’) - Nhật Bản là một nước PK song nhờ thực hiện những cải cách nên không chỉ thoát khỏi thân phận 1 nước thuộc điạ mà còn trở thành 1 nước TB phát triển và tiến lên CNĐQ. - Bị áp bức bóc lột, cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đặc biệt là công nhân, ngày càng 1 dâng cao. Bài 1: Chúng ta học tập được những bài học nào dưới đây từ cuộc Duy Tân Minh trị? a. Tiến hành cải cách đồng bộ trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, XH. b. Mở rộng quan hệ với các nước, không phân biệt đối sử. c. Đầu tư cho giáo dục, chú trọng phát triển khoa học, kỹ thuật. d. Tất cả các bài học trên. Bài 2: Nêu những đặc điểm nổi bật về chính sách kinh tế và đối ngoại của Nhật Bản đầu TK XX. a. Kinh tế ................ b. Chính sách đối ngoại ................. Bài 3: Viêt chữ Đ ( đúng ) hoặc chữ Sai ( sai ) vào ô trống dưới đây: Lương của công nhân Nhật thấp hơn lương công nhân các nước Âu Mĩ. Các tổ chức công đoàn lãnh đạo công nhân đấu tranh. Năm 1901, đảng CS Nhật Bản thành lập. Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng của CM Nga 1905. d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi cuối mục sgk. - Bài tập về nhà: 1. Hãy nêu 2 đặc điểm cơ bản nhất thể hiện bản chất của CNĐQ Nhật Bản. 2. Nhận xét phong trào đấu tranh của công nhân Nhật bản từ năm 1906- > 1917. - Đọc và tìm hiểu nội dung bài mới: Chương IV – bài 13:Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918 ).
Tài liệu đính kèm: