Giáo án Lịch sử 9 - Trường THCS Đăk Môn

Giáo án Lịch sử 9 - Trường THCS Đăk Môn

A/ MỤC TIÊU:

 Giúp HS:

- Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuậtcủ chủ nghĩa xã hội.

- Khẳng định những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô từ năm 1945 đến đầu những năm 70 đã tạo cho Liên Xô một thật lực để chống lại âm mưu phá hoại và bao vây của chủ nghĩa đế quốc.

- Rèn kỹ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử.

- Giáo dục truyền thống đoàn kết hữu nghị đẩy mạnh sự hợp tác phát triển phục vụ đất nước.

B/ CHUẨN BỊ:

 GV: Bản đồ Liên Xô hoặc Châu Âu, tranh ảnh về Liên Xô.

 HS: Đọc bài và sưu tầm tranh ảnh về Liên Xô.

 

doc 86 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 - Trường THCS Đăk Môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 	 	 NS: 16/08/09
Tiết: 01 	 	 ND: 19 / 08/09
Phần Môt. 
lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay
Chương I. 
Liên xô và các nước đông âu sau chiến tranh trế giới thứ hai
Bài 1: Liên xô và các nước đông âu từ năm 1945 đến giưa những năm 70 của thế kỷ xx
a/ mục tiêu:
	Giúp HS:
Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuậtcủ chủ nghĩa xã hội.
Khẳng định những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô từ năm 1945 đến đầu những năm 70 đã tạo cho Liên Xô một thật lực để chống lại âm mưu phá hoại và bao vây của chủ nghĩa đế quốc.
Rèn kỹ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử.
Giáo dục truyền thống đoàn kết hữu nghị đẩy mạnh sự hợp tác phát triển phục vụ đất nước.
B/ chuẩn bị:
	GV: Bản đồ Liên Xô hoặc Châu Âu, tranh ảnh về Liên Xô.
	HS: Đọc bài và sưu tầm tranh ảnh về Liên Xô.
C/ các bước lên lớp:.
1/ ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Bài mới. 
- GV nêu Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai bị thiệt hại nặng nề, để khắc phục hậu quả, Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1. HS hiểu kế hoạch, phương hướng,kết quả của kế hoạch năm năm lần thứ IV của Liên Xô.
- GV gọi HS đọc mục 1 SGK.
- Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ II Liên Xô phải khôi phục kinh tế ?
- Trong chiến tranh thế giới thứ II Liên Xô bị thiệt hai như thế nào ?
- HS đọc phần chữ in nghiêng SGK.
- Công cuộc khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô đã diễn ra và đạt kết quả như thế nào ?
- HS độc lập suy nghĩ trả lời - GV chốt ý.
- Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa gì ? (Phá vỡ thế đọc quyền của Mỹ về bom nguyên tử)
* Hoạt động 2. HS hiểu kế hoạch dài hạn của Liên Xô, phương hướng chính, thành tựu mà Liên Xô đã đạt được.
- HS đọc mục 2 SGK.
Em hiểu thế nào về khái niệm "Cơ sở vật chất - kỹ thuật" ?
- Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trong hoàn cảnh nào ?
- Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế Liên Xô đã làm gì ?
- HS trả lời - GV chốt ý.
- Phương hướng chính của kế trên là gì ?
- Nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ 1950 đến năm 70 của thế kỷ XX ?
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày - nhận xét.
- GV nhận xét chốt ý.
- Liên Xô đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào ?
- Những thành tựu mà Liên Xô đã đạt được có ý nghĩa gì ?
- HS: Trả lời - nhận xét. GV chốt ý.
I/ Liên Xô.
1/ Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 - 1950).
 - Sau chiến tranh thế giới thứ II Liên Xô là nước thắng trận nhưng chịu nhiều tổn thất nặng nề về người và của.
- Đầu năm 1946 Đảng và nhà nước Xô Viết đã đề ra kề hoạch khôi phục và phát triển kinh tế, kế hoạch năm năm lần thứ tư (1946 - 1950).
- Kết quả:
+ Kinh tế: Hoàn thành kế hoạch năm năm trước thời hạn chín tháng.
+ Khoa học - kỹ thuật: Phát triển vượt bậc, năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử.
2/ Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cuat CNXH (từ 1950 đến đầu những năn 70 của thế kỷ XX).
- Thực hiện kế hoạch dài hạn như: Kế hoạch năm năm lần thứ năm (1951 - 1955), lần thứ sáu (1956 - 1960) và kế hoạch 7 năm (1959 - 1965).
- Phương hướng chính:
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
+ Tăng cường sức mạnh quốc phòng.
- Thành tựu:
+ Kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới.
+ Khoa học - kỹ thuật: năm 1957 là nước đầu tiên phóng vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ. Năm 1961đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất.
+ Đối ngoại: Hoà bình quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
ð Liên Xô là trụ cột của các nước XHCN là thành trì của hoà bình, là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
4/ Củng cố:
Em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế ?
5/ Kết thúc bài học.
Học bài cũ theo câu hỏi SGK.
Chuẩn bị tiếp phần II &III bài 1.
* Rút kinh nghiệm.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 02 	 	 NS: 22/08/09
Tiết: 02 	 	 ND: 26/ 08/09
Bài 1: Liên xô và các nước đông âu từ năm 1945 đến giưa những năm 70 của thế kỷ xx (tiếp theo)
a/ mục tiêu:
	Giúp HS:
Hoàn cảnh và quá trình ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu từ 1945 - 1949 các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ và tiến hành công cuộc xây dựng CNXH từ 1950 đến đầu năm 70 của thế kỷ XX.
Sự hình thành hệ thống XHCN trên thế giới.
Khẳng định những thành tựu lớn của nhân dân Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH của nước này đã có sự biến đổi sâu sắc.
Rèn cho HS kỹ năng phân tich, nhận định so sánh các sự kiện, các vấn đề lịch sử cụ thể và sử dụng bản đồ.
B/chuẩn bị:
	GV: Bản đồ các nước Đông Âu, SGK, SGV.
	HS: Đọc bài và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
C/ các bước lên lớp:
1/ ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
- Hãy nêu những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ 1947 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX ?
3/ Bài mới. 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1. HS hiểu hoàn cảnh ra đời, nhiệm vụ của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
- GV treo bảng đồ của các nước Đông Âu.
- Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- HS: Trả lời - nhận xét. GV chốt ý.
- Tai sao gọi là nhà nước dân chủ nhân dân ? (Khái niệm dân chủ nhân dân để chỉ chế độ chính trị xã hội của các quốc gia theo chế độ dân chủ, hai gia cấp công nhân và nông dân nắm chính quyền cách mạng dưới sự lãnh đạo của gia cấp công nhân và chính đảng củ nó, hướng phát triển đất nước đi theo CNXH).
- Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu trong những năm 1945 - 1949 có ý nghĩa như thế nào ?
( Cùng với sự ra đời của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa, thắng lợi của CM dân chủ nhân dâncác nướn Đông Âu đánh dấu việc CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và bước đầu hình thành hệ thông CNXH ).
- Để tiến hành cuộc CM dân chủ các nước Đông Âu đã thực hiện nhiệm vụ gì ?
- HS thảo luận nhóm.
- HS: trình bày - nhận xét. GV chốt ý.
* Hoạt động 2: HS hiểu nhiệm vụ chính, thành tựu của các nước Đông Âu.
- Nêu những nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ?
- HS: Trả lời- nhận xét. GV: Chốt ý.
- Các nước Đông Âu xây dựng CNXH trong điều kiện như thế nào ?
- GV: Cơ sở- vật chất kỹ thuật lạc hậu, các nước đế quốc bao vây kinh tế, chống phá về chính trị, bọn phản động trong nước ra sức phá hoại gây ra cuộc bạo loạn ở Hung ga ri (1956), Tiệp khắc(1968) và sự không ổn định kéo dài ở ba Lan. Nhân dân lao động nhiệt tình, sự giúp đỡ to lớp của Liên Xô.
- Nêu những thành tựu mà các nước Đông Âu đạt được trong công cuộc XD CNXH thời kỳ này ?
- HS thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét. GV chốt ý.
- HS đọc phần chữ nhỏ SGK.
* Hoạt động 2: Hiểu hoàn cảnh, cơ sở hình thành, mục đích, thành tích của hội đồng tương trợ kinh tế
- Hệ thống các nước XHCN ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- HS trả lời - nhận xét. Gv chốt ý
- Hệ thống các nước XHCN hình thành trên cơ sở nào ?
- HS đọc phần chữ in nghiêng SGK.
- Sự hợp tác tương trợ giữa Liên Xô và Đông Âu được thể hiện như thế nào ?
- HS trả lời - nhận xét. Gv chốt ý
- Mục đích ra đời và những thành tựu của hội đồng tương trợ kinh tế trong những năm 1951 - 1973 ?
- HS trả lời - nhận xét. Gv chốt ý
- HS đọc phần chữ nhỏ SGK.
- Hãy nêu những hạn chế chủa khối SEV ?
- HS trả lời - nhận xét. Gv chốt ý
Ii/ Đông âu.
1/ Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
- Khi hồng quân Liên Xô truy kích tiêu diệt quân đội Phát xít Đức đến tận sào huyệt Béc lin, nhân dân và các lực lượng vũ trang các nước nổi dậy giành chính quyền dân chủ nhân dân.
à Một loạt các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời từ cuối năm 1944 - 1946.
- Từ năm 1945 -1949 hoàn thành nhiệm vụ CM dân chủ nhân dân:
+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Cải cách ruộng đất quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của tư bản.
+ Thực hiện các quyền tự do dân chủ cải thiện đời sống nhân dân.
2/ Tiến hành xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ xx).
a. Nhiệm vụ chính:
- Xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản.
- Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể.
- Tiến hành công nghiệp hoá, xoá boẻ nghèo nàn, lạc hậu.
- Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH.
b/ Thành tựu.
- Đầu những năm 70 các nước Đông Âu trở thành những nước công - nông nghiệp.
- Bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước được thay đổi căn bản và sâu sắc.
Iii/ sư hình thành hệ thống cnxh.
* Hoàn cảnh:
- Các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng CNXH đòi hỏi có sự hợp tác cao hơn với Liên Xô.
- Có sự phân công và chuyên môn hoá trong sản xuất công, nông nghiệp.
* Cơ sở hình thành:
- Cùng chung mục tiêu là xây dựng CNXH
- Cùng chung hệ tư tưởngcủa chủ nghĩa Mác Lê Nin.
- Đều do Đảng cộng sản lãnh đạo.
* 8-1-1949 hội đồng tương trọ kinh tế được thành lập nhằm đẩy mạnh sự hợp tác giúp đỡ nhau.
- Thành tích của SEV.
+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 10%/năm.
+ Thu nhập quốc dân tăng 5,7 %/ lần.
Liên Xô cho các nước trong khối vay 13 tỷ rúp, viện trợ không hoàn lại 20 tỷ rúp.
4/ Củng cố:
Trình bày mục đích và thành tựu của hội đồng tương trợ kinh tế ?
5/ Kết thúc bài học.
Học bài cũ theo câu hỏi SGK.
Chuẩn bị bài 2 " Liên Xô và các nước Đông Âu .... ".
* Rút kinh nghiệm.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 03 	 	 NS: 22/08/09
Tiết: 03 	 	 ND: / 09/09
Bài 2: Liên xô và các nước đông âu từ giữa ... n và hải quân của Mĩ.
- Sự phối hợp giữa cách mạng hai miền Nam - Bắc, giữa tiền tuyến và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc.
- Sự phối hợp chiến đấu giữa ba dân tộc ở Đông Dương chống kẻ thù chung.
- Hoạt động lao động sản xuất xây dựng miền Bắc trong điều kiện chống chiến tranh phá hoại.
- Bồi dưỡng lòng yêu nước gắn với CNXH, tình cảm ruột thịt bắc - Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. 
 - Rèn kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của địch trong chiến lược xâm lược miền Nam và phá hoại miền Bắc, tinh thần đấu trang sản xuất, kĩ năng sử dụng lược đồ.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGV, SGK, các tài liệu liên quan, tranh ảnh.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: Hãy trình bày diễn biến và ý nghĩa cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất.
- Hậu phương miền Bắc đã chi viện những gì và bằng cách nào cho tiền tuyến miền Nam đánh Mĩ ?
- Tổ chức HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét. 
- GV chốt ý.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu chiến đấu chống chiến lược " Việt Nam háo chiến tranh" và " Đông Dương hóa chiến tranh " của Mĩ ( 1969 - 1973 ).
- Em hiểu thế nào là Việt Nam hóa chiến tranh và đông Dương hóa chiến tranh ?
- HS trả lời - Nhận xét. GV chốt ý. 
- Mĩ thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì trong việc tiến hành chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh" ?
- HS trả lời - Nhận xét. GV chốt ý. 
- Chiến lược " Chiến tranh cục bộ " và " Việt Nam hóa chiến tranh " của Mĩ có điểm gì giống và khác nhau ?
- HS trả lời - Nhận xét. GV chốt ý. 
- Nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Cam - pu chia đã giành được những thắng lợi chung nào trên mặt trận quân sự và chính trị chống chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh " ?
 - Tổ chức HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét. 
- GV chốt ý.
- Cuộc tiến công chiến lược 1972 diễn ra trong điều kiện lịch sử nào ?
- HS trả lời - Nhận xét. GV chốt ý. 
- Tóm tắt diễn biến của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ?
- HS trả lời - Nhận xét. GV chốt ý. 
- Kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ?
- HS trả lời - Nhận xét. GV chốt ý. 
3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn:
- Miền Bắc phấn đấu" Mỗi người làm việc bằng hai ", " Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người" tất cả vì miền nam ruột thịt.
- Tuyến đường vận chuyển chiến lược bắc- Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ, và trên biển khai thông tháng 5- 1959.
- Chi viện hơn 300000 cán bộ, bộ đội, hàng chục vạn tấn vũ khí, lương thực, đạn dược.....
 III. Chiến đấu chống chiến lược 
" Việt nam hóa chiến tranh" và 
" Đông dương hóa chiến tranh" của Mĩ ( 1969 - 1973 ).
1. Chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh" và 
" Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ.
- Chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh" tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ và vẫn do cố vấn chỉ huy bằng cố vấn quân sự.
- Âm mưu: dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam.
- Thủ đoạn: Sử dụng quân đội Sài Gòn bằng lực lượng xung kích ở Đông Dương, tiến hành xâm lược Cam pu Chia và Lào, thực hiện âm mưu 
" dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương" 
2.Chiến đấu chống chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh " và " Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ.
- Thắng lợi trên mặt trận chính trị:
+ Ngày 6 - 6- 1969 Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam ra đời.
+ Ngày 24-> 25 - 4 -1970 hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Cam- pu- chia họp quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống đế quốc Mĩ ra toàn Đông Dương.
-Thắng lợi trên mặt trận quân sự:
+ Ngày 30 - 4-> 30 -6- 970 ta phối hợp với Cam-pu-chia đập tan 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn xâm lược Cam-pu- chia.
+ Từ ngày 12 -> 23 -3- 1971 quân đội Việt Nam phối hợp quân dân Lào đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 tai đường 9 nam Lào.
3. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
* Diễn biến:
- Bước vào năm 1972, từ ngày 30 - 3 ta mở cuộc tiến công đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tấn công phát triển ra khắp chiến trường miền Nam.
- Quân ta tiến công với quy mô lớn, quân ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ giành được giải phóng.
* ý nghĩa: Giáng đòn nặng nề vào chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh ", buộc Mĩ tuyên bố Mĩ hóa trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh ".
4/ Củng cố:
-Trình bày diễn biến cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ?
5/ Kết thúc bài học. 
- Chuẩn bị bài mới "Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước" ( TT)
* Rút kinh nghiệm.
................................................................................................................................................................ 
Tuần: 32	 	 	 Ngày soạn: 14/4/2010
Tiết: 45	 	 Ngày dạy: 15/ 4/2010	
Bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ,
 cứu nước ( 1965 - 1973 ). ( Tiết 3)
A. Mục tiêu: Giúp HS;
 - Nắm được cuộc chiến đấu của quân dân ta ở miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ lần thứ hai.
- Sự phối hợp giữa cách mạng hai miền Nam - Bắc, giữa tiền tuyến và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc.
 - Hoạt động lao động sản xuất xây dựng miền Bắc trong điều kiện chống chiến tranh phá hoại.
- Thắng lợi quân sự buộc Mĩ kí Hiệp định Pa ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và rút hết quân về nước.
- Bồi dưỡng lòng yêu nước gắn với CNXH, tình cảm ruột thịt bắc - Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. 
 - Rèn kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của địch trong chiến lược xâm lược miền Nam và phá hoại miền Bắc, tinh thần đấu trang sản xuất, kĩ năng sử dụng lược đồ.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGV, SGK, các tài liệu liên quan, tranh ảnh.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã diễn ra như thế nào ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung.
*Hoạt động 4: Tìm hiểu miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế- văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ ( 1969- 1973 ).
- HS đọc mục 1 SGK.
- Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa ? 
- Tổ chức HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét. 
- GV chốt ý.
- Vì sao Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân ohá hoại miền Bắc lần thứ hai ?
- HS trả lời - Nhận xét. GV chốt ý. 
- Cuộc chiến tranh lần thứ hai giống và khác chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở điểm nào ?
- HS trả lời - Nhận xét. GV chốt ý. 
- Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai vào thời gian nào ?
- HS trả lời - Nhận xét. GV chốt ý. 
- Mĩ đã đề ra kế hoạch gì ?
- HS trả lời - Nhận xét. GV chốt ý. 
- Quân dân miền Bắc đã giành được những thắng lợi gì trong trận chiến đấu chống cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 cuối năm 1972 của Mĩ ?
- HS trả lời - Nhận xét. GV chốt ý. 
- Nêu ý nghĩa lịch sử của trận Điện Biên Phủ trên không của quân và dân ta ?
*Hoạt động 5: Tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của hiệp định Pari.
- Nêu tóm tắt diễn biến của hội nghị Pari ? 
- HS trả lời - Nhận xét. GV chốt ý. 
- Hoàn cảnh kí kết và nội dung cơ bản của Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam ?
- Tổ chức HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét. 
- GV chốt ý.
- ý nghĩa của hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam là gì ?
Iv. Miền bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của mĩ ( 1969 - 1973 ). 
1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa.
* Thành tựu về kinh tế:
- Nông nghiệp: + Nhiều hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc, một số hợp tác xã đạt 6-> 7 tấn/ hecta. 
+ Sản lượng lương thực năm 1970 tăng 60 vạn tấn so với năm 1968.
- Công nghiệp: + Khôi phục nhanh các xí nghiệp TU và địa phương, nhà máy thủy điện Thác Bà phát điện tháng 10 - 1971, ngành than....đều phát triển.
+ Sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142% so với năm 1968.
- Giao thông vận tải: được phục hồi.
* Thành tựu về văn hóa: văn hóa, giáo dục, y tế nhanh chống được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân ổn định.... 
2. Miền bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất và làm nhiệm vụ hậu phương.
- Ngày 6- 4- 1972 Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi từ Thanh Hóa vào Quảng Bình.
- Ngày 16 - 4- 1972 Nich - xơn tuyên bố chính thức chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền bắc lần thứ hai.
- Gần hai tháng Nich- xơn phê chuẩn mở cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng tư 18-> 29- 12- 1972.
- Quân và dân miền Bắc đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích không quân của Mĩ làm nên trận 
" Điện biên phủ trên không ". 
- ý nghĩa: Buộc Mĩ trở lại hội nghị Pari và kí hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
V. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
* Hoàn cảnh: Thất bại trên chiến trường, quyết định thất bại của chúng trên bàn hội nghị buộc Mĩ phải kí dự thảo Hiệp định Pari do ta đưa ra vào ngày 21 - 1 -1973 giữa bốn Bộ trưởng tham gia hội nghị. 
* Nội dung:
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đội đồng minh, phá hết các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không dính líu quân sự, công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Các bên để cho nhân dân Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ không qua tổng tuyển cử tự do.
- Các bên công nhận miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội. Hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gán vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
* ý nghĩa:
- Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền.
- Buộc Mĩ công nhận quyền dân tộc của nhân dân ta và rút quân về nước.
- Là thắng lợi quan trọng tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
4/ Củng cố:
-Trình bày nội dung của Hiệp định Pari 1973 ?
5/ Kết thúc bài học. 
- Chuẩn bị bài mới "Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước" ( T1)
* Rút kinh nghiệm.
................................................................................................................................................................ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an su 9.doc