Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Kết nối tri thức - Bài 1 đến 4

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Kết nối tri thức - Bài 1 đến 4

I. Mục tiêu

1.Kiến thức:

- Biết được những sự kiện liên quan đến quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

- Biết được những việc làm của người Giecman sau khi tràn vào La Mã. Những việc làm đó đã đặt nền tảng cho sự hình thành xã hội phong kiến Tây Âu

- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.

2. Năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

 - Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Rèn luyện kĩ năng so sánh lịch sử.

+ Biết xác định các quốc gia phong kiến châu trên bản đồ.

+ Biết đọc lược đồ các vương quốc của người Giec man, đối chiếu với bản đồ Châu Âu hiện đại để xác định được khu vực Tây Âu trung đại thuộc quốc gia nào ngày nay.

3. Phẩm chất:

- Trân trọng những giá trị văn hóa thời trung đại, những cơ sở quan trọng cho sự hình thành một cộng đồng chung Châu Âu hiện tại (Những giá trị của văn hóa Thiên chúa giáo, thành thị, hội chợ )

 

docx 63 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Kết nối tri thức - Bài 1 đến 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Chương 1: TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU TK XVI
Tiết 1, Bài 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU ( Tiết 1)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Biết được những sự kiện liên quan đến quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
- Biết được những việc làm của người Giecman sau khi tràn vào La Mã. Những việc làm đó đã đặt nền tảng cho sự hình thành xã hội phong kiến Tây Âu
- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
2. Năng lực
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Rèn luyện kĩ năng so sánh lịch sử.
+ Biết xác định các quốc gia phong kiến châu trên bản đồ.
+ Biết đọc lược đồ các vương quốc của người Giec man, đối chiếu với bản đồ Châu Âu hiện đại để xác định được khu vực Tây Âu trung đại thuộc quốc gia nào ngày nay.
3. Phẩm chất: 
- Trân trọng những giá trị văn hóa thời trung đại, những cơ sở quan trọng cho sự hình thành một cộng đồng chung Châu Âu hiện tại (Những giá trị của văn hóa Thiên chúa giáo, thành thị, hội chợ)
II. Thiết bị dạy học và tài liệu
 - Giáo viên :
+ Bản đồ TG 
+ Lược đồ châu Âu thời phong kiến
 + Một số tư liệu có liên quan.
- Học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động
 a. Mục tiêu: Giúp khơi gợi tính tò mò của HS. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm: Hiệp sĩ
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên cho HS xem hình ảnh các Hiệp sĩ ở phương Tây và hỏi: Nhìn vào bức tranh em liên tưởng đến tầng lớp nào?
 - Dựa vào câu trả lời của HS. GV giới thiệu bài mới: Khi đế quốc Ro-ma suy yếu các dân tộc phía bắc ngày càng lớn mạnh trong đó người Giéc-man đã đánh xuống và làm chủ hình thành nên các vương quốc và sau này là Anh, Pháp... Họ thiết lập chế độ phong kiến và khi sản xuất phát triển ở đây hình thành nên các thành thị trung đại.
B. Hoạt động hình thành kiến thức	
1. Quá trình hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là quá trình hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu. 
b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm: Người Giec-man tràn vào Rô ma thủ tiêu chế độ cũ, thành lập các vương quốc mới. Làm biến đổi xã hội xã hội phong kiến Tây Âu.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi theo cấu trúc:
- 4W + H (When, Who, What, Where + How)
? When: Đế quốc La Mã suy yếu vào thời gian nào?
? Who: Ai đã tràn xuống chiếm đất của La Mã?
? What: Khi tiến vào lãnh thổ của La Mã người Giéc man đã làm gì?
? Where: Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẻ ở đâu?
? How: Sự hình thành các giai cấp trong xã hội phong kiến như thế nào?
 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
? When: Đế quốc La Mã suy yếu vào thời gian nào?
- Từ thế kỷ III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng.
? Who: Ai đã tràn xuống chiếm đất của La Mã?
- Từ thế kỷ V, các bộ tộc người Giéc man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ dẫn đến sự diệt vong của đế quốc La Mã
? What: Khi tiến vào lãnh thổ của La Mã người Giéc man đã làm gì?
- Người Gíec-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma. Thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glôXắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt
? Where: Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ ở đâu?
-Vương quốc Phờ-răng
? How: Sự hình thành các giai cấp trong xã hội phong kiến như thế nào?
- Xuất hiện các giai cấp mới lãnh chúa và nông nô.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
- Nửa cuối thế kỉ V, các tộc người Giéc-man xâm chiếm tiêu diệt đế quốc La Mã.
- Thành lập nhiều vương quốc mới. 
- Xã hội: chia làm 2 giai cấp:
 + Lãnh chúa phong kiến.
+ Nông nô.
=> Xã hội phong kiến ở châu Âu hình thành
2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu
a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm: Khái niệm lãnh địa và đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa: Khép kín, tự cấp tự túc
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
? Trình bày khái niệm lãnh địa phong kiến?
? Sắp xếp vị trí các sự kiện để hoàn thành bức tranh mô tả về lãnh địa?
? Quan sát bức hình và cho biết: Nhà ở của lãnh chúa và nông nô nói lên điều gì?
? Trình bày đặc điểm của lãnh địa phong kiến?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
? Trình bày khái niệm lãnh địa phong kiến?
-Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến.
? Sắp xếp vị trí các sự kiện để hoàn thành bức tranh mô tả về lãnh địa?
Lâu đài
Cối xay gió
Rừng
Đồng cỏ
Nhà thờ
Nhà ở của nông nô
Nhà ở của nông nô làm nghê thủ công
Đất canh tác nông nghiệp.
? Quan sát bức hình và cho biết: Nhà ở của lãnh chúa và nông nô nói lên điều gì?
- Sự đói khổ của nông nô
? Trình bày đặc điểm của lãnh địa phong kiến?
- Kinh tế lãnh địa mang tính tự cung tự cấp. Trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Các nhóm trình bày kết quả
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV cho HS xem 1 đoạn video về lãnh địa phong kiến để bổ trợ kiến thức cho HS
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
- Khái niệm:
+ Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến.
- Đặc điểm: Kinh tế lãnh địa mang tính tự cung tự cấp. Trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
- Quan hệ xã hội:
+ Lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động của Nông Nô.
+ Nông nô là lực lượng sản xuất chính. Nhận ruộng đất của lãnh chúa để sản xuất và nộp tô thuế.
C. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
b. Nội dung: GV mời HS tham gia trò chơi “Tây du kí”. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d.Tổ chức thực hiện:
+ GV phổ biến luật chơi cho HS: Trong khu rừng có rất nhiều yeu quái xuất hiện để cản đường thầy trò Đường tăng đi lấy kinh. Em hãy giúp thầy trò Đường tăng bằng cách vượt qua những câu hỏi của yêu quái.
Câu 1: Năm 476, đế quốc la mã bị diệt vong đánh dấu?
A. Chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu
B. Chế độ phong kiến chấm dứt
C. Chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt. 
D. Thời kỳ đấu tranh của nô lệ trong chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở tiêu
Câu 2: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến ở Tây âu cho đến thế kỷ IX là
A. Trang trại	
B. Phường hội 
C. Lãnh địa
D. Thành thị
Câu 3: Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là:
A. Quý tộc
B. Nông nô
C. Nô lệ
D. Hiệp sĩ
Câu 4: Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào ở Tây Âu?
A. Tây Gốt
B. Đông Gốt
C. Ăng-lô Xắc-xông
D. Phơ-răng
Câu 5. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là:
A. Mỗi lãnh địa có luật pháp, chế độ thuế, khóa tiền tệ riêng
B . Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp
C. Thường xuyên có sự trao đổi hang hóa với bên ngoài lãnh địa	
D. Mỗi lãnh địa đều có sự phân công lao động nông nghiệp và thủ công nghiệp
Sản phẩm dự kiến
Câu hỏi
1
2
3
4
5
ĐÁ
A
C
B
D
B
D. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
b. Nội dung: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Em hãy đóng vai lãnh chúa hoặc nông nô miêu tả về cuộc sống của mình ở Lãnh địa 
c. Sản phẩm
d. Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện.
Học sinh làm bài tập đầy đủ, học bài tốt. Xem trước phần tiếp theo của bài!
*******************************
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Chương 1: TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU TK XVI
Tiết 2, Bài 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (T2)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.
- Mô tả được sự ra đời của Thiên Chúa giáo trong thời kì trung đại.
2. Năng lực
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Rèn luyện kĩ năng so sánh lịch sử.
3. Phẩm chất: 
- Trân trọng những giá trị văn hóa thời trung đại, những cơ sở quan trọng cho sự hình thành một cộng đồng chung Châu Âu hiện tại (Những giá trị của văn hóa Thiên chúa giáo, thành thị, hội chợ)
II. Thiết bị dạy học và học liệu
 - Giáo viên:
 + Bản đồ TG 
 + Lược đồ châu Âu thời phong kiến
 + Một số tư liệu có liên quan.
- Học sinh:
+ Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động
 a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu nội dung bài mới. 
b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
c. Sản phẩm: Hồi giáo, Phật giáo ...  khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
Tín ngưỡng tôn giáo:
+ Có nhiều tín ngưỡng dân gian. Hin-du giáo và Phật giáo được đề cao
Về Chữ viết: 
+ Chữ Khơ-me ngày được hoàn thiện hơn.
+ Văn học dân gian và văn học viết phong phú
Về kiến trúc điêu khắc :
+ Phát triển và chịu ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
3. Một số nét tiêu biểu về văn hóa
Tín ngưỡng tôn giáo:
+ Có nhiều tín ngưỡng dân gian. Hin-du giáo và Phật giáo được đề cao
Về Chữ viết: 
+ Chữ Khơ-me ngày được hoàn thiện hơn.
+ Văn học dân gian và văn học viết phong phú
Về kiến trúc điêu khắc :
+ Phát triển và chịu ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo
C. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Những nét tiêu biểu về văn hóa ở Vương quốc Cam-pu-chia
 b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động
-GV cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm .Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Câu 1: Giay-a-vác-man II thống nhất lãnh thổ vào thời gian nào?
602
702
802
902
Câu 2: Nghành kinh tế nào có bước phát triển nhất ở thời Ăng-co?
Công nghiệp
Nông nghiệp
Thủ công
Thương nghiệp
Câu 3: Vào thế kỉ XV, Vương quốc Cam-pu-chia bị sự tấn công của người nào?
Mông cổ
Hán
Việt
Thái
Câu 4: Một tác phẩm sử thi nổi tiếng ở Cam-pu-chia thời kì này?
Riêm Kê
I li át
baahubali
Đăm Săn
Sản phẩm dự kiến
Câu hỏi
1
2
3
4
ĐA
C
B
D
A
D. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu 
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi GV
c. Sản phẩm: Bài làm của HS
d. Tổ chức hoạt động 
- GV yêu cầu HS : Hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu về một di sản văn hóa tiêu biểu của Cam-pu-chia mà em ấn tượng.
*******************************
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
CHƯƠNG 4: ĐẤT NƯỚC DƯỚI CÁC VƯƠNG TRIỀU THỜI NGÔ-ĐINH-TIỀN LÊ (939-1009 )
BÀI 9: ĐẤT NƯỚC BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP.
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Nêu được những nét chính về tổ chức chính quyền, đời sống xã hội và văn hóa dưới thời Ngô Quyền.
- Trình bày được công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh
GDBVMT: Đất nước giành được độc lập, song lại bị chia cắt bởi các thế lực cát cứ phong kiến.
2. Năng lực:
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt: 
+ Biết sưu tầm khai thác tư liệu kênh hình trong học tập lịch sử, rèn luyện năng lực tìm hiểu lịch sử
+ Biết trình bày suy luận , phản biện tranh luận về một vấn đề lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục ý thức độc lập tự chủ của dân tộc thống nhát đất nước của mọi người dân
III. Thiết bị dạy học và học liệu 
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. các tài liệu về Ngô Quyền & Đinh Bộ Lĩnh..
+ Một số tranh ảnh lược đồ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước, Lược đồ 12 sứ quân..
- Học sinh: 
+ SGK, đọc và tìm hiểu nội dung bài trước.
+ Tranh ảnh tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. Tiến trình dạy – học
A. Hoạt động khởi động
 a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu về nước ta buổi đầu độc lập, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Ngô Quyền
d. Tổ chức hoạt động
- GV yêu cầu HS đố : Nghe đoạn nhạc và sự hiểu biết của mình giải câu đó sau?
“Đố ai trên Bạch Đằng giang
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời
Phá quân Nam Hán tơi bời
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?”
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Ngô Quyền dựng nền độc lập.
a. Mục tiêu: Nêu được những nét chính về tổ chức chính quyền, đời sống xã hội và văn hóa dưới thời Ngô Quyền.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động dạy – học
Sản phẩm dự kiến
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 SGK
? Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì?
? Việc ngô Quyền lên ngôi vua có ý nghĩa gì?
? Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền tiếp tục làm gì?
? Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô?
? Em nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Ngô?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
? Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì?
- Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).
? Việc ngô Quyền lên ngôi vua có ý nghĩa gì?
Khẳng định độc lập dân tộc
? Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền tiếp tục làm gì?
- Xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.
? Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô?
Bỏ chức Tiết độ sứ.
+ Trung ương: Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi việc, đặt ra chức quan văn, võ; quy định lễ nghi và sắc phục của quan lại.
+ Địa phương: có các thứ sử coi giữ các châu. 
? Em nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Ngô?
-Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai
=> Thể hiện ý thức độc lập, tự chủ của nhà Ngô.
HD HS vẽ sơ đồ nhà nước thời Ngô
GV treo bảng phụ vẽ sơ đồ( để trống )
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Ngô Quyền dựng nền độc lập.
- Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).
- Xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương
- Đất nước được yên bình, văn hóa dân tộc được chú ý khôi phục
02. Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh
a. Mục tiêu: - Trình bày được công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Năm 944, Ngô Quyền mất chính quyền nhà Ngô suy yếu. Đất nước rơi vào tình trạng loạn 12 sứ quân. Với tài năng của mình, lại được nhân dân ủng hộ Đinh Bộ Lĩnh đã chấm dứt được các cát cứ, thống nhất đất nước.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động dạy – học
Sản phẩm dự kiến
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem đoạn video về loạn 12 sứ quân và yêu cầu HS kết hợp với SGK trả lời các câu hỏi sau 
? Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
? Tình hình đất nước lúc này như thế nào?
? Đứng trước tình hình trên ai là người đứng ra dẹp loạn?
? Quá trình thống nhất đất nước diễn ra như thế nào?
? Kết quả của quá trình thống nhất đất nước?
? Việc Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp được 12 sứ quân có ý nghĩa gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
? Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
- Năm 944, Ngô Quyền mất, mâu thuẫn nội bộ, uy tín nhà Ngô giảm sút => chính quyền trung ương suy yếu.
- Thổ hào địa phương nổi dậy cát cứ => chia cắt đất nước “ Loạn 12 sứ quân” => nhân dân lọan lạc, cực khổ.
? Tình hình đất nước lúc này như thế nào?
- Loạn 12 sứ quân.
- Đất nước chia cắt, loạn lạc.
- Nhà Tống có âm mưu xâm lược nước ta.
? Đứng trước tình hình trên ai là người đứng ra dẹp loạn?
- Đinh Bộ Lĩnh
? Quá trình thống nhất đất nước diễn ra như thế nào?
- Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư. Được nhân dân ủng hộ , đã dẹp các sứ quân.
? Kết quả của quá trình thống nhất đất nước?
- Năm 967 đất nước thống nhất.
? Việc Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp được 12 sứ quân có ý nghĩa gì?
- Chiến thắng của cuộc dẹp loạn Đinh Bộ Lĩnh so với các thế lực cát cứ là việc khẳng định về quyền lực, sự thống nhất. Đồng thời khẳng định thắng lợi của tinh thần đoàn kết dân tộc bản địa và ý chí độc lập mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ.
- Các sứ quân lần lượt bị chiếm đánh, chấm hết cuộc nội loạn cát cứ. Thời điểm cuối năm 967, đất nước đã trở lại bình yên thống nhất.
- Khẳng định lòng yêu nước của nhân dân ta.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
GV kết luận: Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ ; khẳng định chủ quyền quốc gia (đặt tên nước, không dùng niên hiệu phong kiến phương Bắc, chủ động bang giao với nhà Tống...). Tạo điều kiện để xây xựng đất nước vững mạnh chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù.
GDBVMT: Đất nước giành được độc lập, song lại bị chia cắt bởi các thế lực cát cứ phong kiến.
2. Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh.
- Năm 944, Ngô Quyền mất chính quyền nhà Ngô suy yếu. Đất nước rơi vào tình trạng loạn 12 sứ quân
- Với tài năng của mình, lại được nhân dân ủng hộ Đinh Bộ Lĩnh đã chấm dứt được các cát cứ, thống nhất đất nước
C. Hoạt động luyện tập
	a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về đất nước ta buổi đầu độc lập.
 b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động
-GV cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm .Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Câu 1. Bộ máy nhà nước thời Ngô, ở các địa phương do ai đứng đầu?
A. Vua. 
B. Các quan văn. 
C. Các quan võ. 
D. Các quan thứ sử.
Câu 2. Sau khi Ngô Xương Văn chết, tình hình đất nước như thế nào ?
Ổn định
Không ổn định
Loạn 12 sứ quân
Dương Tam Kha cướp ngôi
Câu 3. Loạn 12 sứ quân” gây ra nguy cơ lớn nhất nào cho đất nước?
Kinh tế suy sụp
Ngoại xâm đe doạ
Nhân dân đói khổ
Đât nước bất ổn
 Sản phẩm dự kiến
Câu hỏi
1
2
3
ĐA
D
C
B
 D. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu 
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi GV
c. Sản phẩm: Bài làm của HS
d. Tổ chức hoạt động 
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau : Có ý kiến cho rằng: “Ngô Quyền quyết định về đóng đô ở Cổ Loa để tiếp nối truyền thống cha ông”. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao?
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_ket_noi_tri_thuc_bai_1_den_4.docx