Giáo án Lịch sử năm 2008

Giáo án Lịch sử năm 2008

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

Giúp học sinh hiểu được lịch sử là một bộ môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Vì vậy, học lịch sử là cần thiết.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích học tập bộ môn.

3- Kĩ năng:

Bước đầu học sinh có kĩ năng liên hệ thực tế.

 

doc 50 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1, Tiết: 1
Ngày soạn: 20/8/ 2008
Bài: 1
Sơ lược về môn lịch sử
A- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được lịch sử là một bộ môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Vì vậy, học lịch sử là cần thiết.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích học tập bộ môn.
3- Kĩ năng:
Bước đầu học sinh có kĩ năng liên hệ thực tế.
B- chuẩn bị:
- Tranh, ảnh lớp học trường làng xưa.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Tư liệu Lịch sử 6.
- Hỏi - Đáp Lịch sử 6.
- Bài tập Lịch sử 6.
C- Tiến trình tổ chức dạy và học:
1- ổn định và tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra sách giáo khoa, vở ghi của học sinh.
3- Giới thiệu bài mới:
- Giáo viên giới thiệu qua về chương trình lịch sử lớp 6 vả cả bậc THCS.
- Khẳng định: Để học tốt và chủ động trong các bài học lịch sử cụ thể, các em phải hiểu lịch sử là gì, học lịch sử để làm gì?Đó là nội dung bài hôm nay.
4- Dạy và học bài mới:
Lịch sử là gì?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Theo em, cây cỏ, muôn loài ngay từ khi xuất hiện đã có hình dạng như ngày nay không? Vì sao?
- Giáo viên lịch sử mà chúng ta sẽ học là lịch sử xã hội loài người.
? Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người với lịch sử xã hội loài người?
- Giáo viên: Một con người chỉ có hoạt động riêng mình, còn xã hội loài người ở phạm vi rộng có liên quan tới tất cả đối tượng.
? Vậy, theo em lịch sử còn có nghĩa là gì?
- Giáo viên ghi bảng.
- Giáo viên lịch sử phong phú và đa dạng như vậy nên cần có quá trình nghiên cứu, tìm tòi, học tập.
- Học sinh trả lời:
Sự vật, cỏ cây, làng xóm, đất nước con người có được như ngày hôm nay đều phải trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi.
- Học sinh trả lời:
+ lịch sử một con người là quá trình hình thành- tồn tại và phát triển- tiêu biến.
+ lịch sử xã hội loài người là quá trình hình thành- tồn tại và phát triển- liên tục biến đổi.
- Học sinh trả lời:
- Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu, nghiên cứu toàn bộ những hoạt động của con người, xã hội loài người trong quá khứ.
Học lịch sử để làm gì?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1 (sách giáo khoa trang 3)
? Em quan sát được gì từ hình 1. Lớp học trong làng thời xưa có giống lớp học ngày nay không? Vì sao có sự khác nhau đó?
? Chúng ta có cần biết những thay đổi đó không? Tại sao lại có những thay đổi đó?
- Giáo viên: Không phải ngẫu nhiên mà có những thay đổi như chúng ta nhận thấy, vì vậy chúng ta phải tìm hiểu để biết những gì đã có trong quá khứ và quý trọng những gì hiện có.
? Vậy học lịch sử để làm gì?
Giáo viên: Liên hệ cội nguồn dân tộc Việt Nam, lấy ví dụ trong cuộc sống, gia đình, quê hương
- GV: Mỗi con người cần biết mình thuộc dân tộc nào, tổ tiên, cha ông mình là ai, con người đã làm gì có như ngày hôm nay.
- Học sinh trả lời:
- Học sinh thảo luận:
- Học sinh trả lời (Dựa theo sách giáo khoa):
- Biết cội nguồn tổ tiên, dân tộc.
- Truyền thống lịch sử dân tộc.
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Dựa vào đâu để biết lịch sử và dựng lại lịch sử?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- GV: Hướng dẫn HS đọc SGK.
-? Dựa vào đâu để biết lịch sử?
-? Em có thể kể tên các truyền thuyết đã học và đọc?
-? Để biết và dựng lại lịch sử ta có thể dựa vào đâu?
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1-2 (SGK- Tr3, 4).
-? Theo em chúng ta có thể xếp chúng vào loại tư liệu nào?
-? Em có biết những câu chuyện lịch sử nào? Câu chuyện đó em được đọc ở đâu?
- GV kết luận: 
 + Đó chính là các loại tư liệu chữ viết.
 + Để dựng lại lịch sử, phải có những bằng chứng cụ thể mà chúng ta có thể tìm thấy được. Đó là tư liệu- bằng chứng đảm bảo độ tin cậy về lịch sử.
- Học sinh quan sát hình 1-2 (SGK- Tr3, 4).
-HS trả lời: Tư liệu hiện vật.
-HS trả lời:
- Tư liệu truyền miệng.
- Tư liệu hiện vật.
- Tư liệu chữ viết.
D- Củng cố bài học:
-? Em thu nhận được gì qua tiết học này?
-? Tại sao nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?
* Hướng dẫn về nhà:
- HS nắm chắc lịch sử là gì, sự cần thiết phải học lịch sử, những căn cứ để hiểu và dựng lại lịch sử.
- Đọc trước bài 2 “Cách tính thời gian trong lịch sử”:
+ Chuẩn bị tìm hiểu bài theo các câu hỏi cuối bài.
+ Mỗi học sinh chuẩn bị một tờ lịch treo tường.
Tuần: 2, Tiết: 2
Ngày soạn: 25 / 8 / 2008
Bài: 2
Cách tính thời gian trong lịch sử
A- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Tầm quan trọng của tính thời gian trong lịch sử. Thế nào là âm lịch, dương lịch, Công lịch. Biết cách đọc, ghi và tính năm- tháng theo Công lịch.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Giúp học sinh biết quý thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác, khoa học.
3- Kĩ năng: 
Giúp HS biết cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỉ với hện tại.
B- Chuẩn bị:
- Tranh, ảnh “ Ga hàng cỏ” (Xưa và nay)
- Lịch treo tường.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Tư liệu Lịch sử 6.
- Hỏi - Đáp Lịch sử 6.
- Bài tập Lịch sử 6.
C- Tiến trình tổ chức dạy và học:
1- ổn định và tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
? Lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì?
? Dựa vào đâu để biết lịch sử? Theo em, giữa các tư liệu và lịch sử có mối liên hệ với nhau như thế nào?
3- Giới thiệu bài mới:
Trong tiết học trước, các em đã biết lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ. Vậy tính thời gian trong lịch sử như thế nào?
4- Dạy và học bài mới:
1- Tại sao phải xác định thời gian?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Em có nhớ hình 1-2 trong bài 1 không? Em hãy nhắc lại nội dung hai bức ảnh?
-? Em có biết trường làng và bia đá được dựng cách đây bao nhiêu năm không?
- GV nói thêm về Văn Miếu: Nơi đào tạo nhân tài, hiện có 82 bia ghi tên người đỗ tiến sĩ.
-? Vậy, dựa vào đâu và bằng cách nào, con người sáng tạo ra cách tính thời gian?
- GV gọi HS đọc đoạn cuối SGK.
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS đọc đoạn cuối SGK.
 Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.
2- Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
-? Người xưa dựa vào đâu để làm ra lịch?
- GV hướng dẫn HS quan sát bảng ghi những ngày lịch sử và kỉ niệm (SGK- Tr6).
-? Hãy liệt kê những đơn vị thời gian và các loại lịch có trong bảng?
-? Ngày nay chúng ta tính thời gian dựa vào những loại lịch nào?
- GV cho HS quan sát tờ lịch để minh hoạ rõ hơn kiến thức.
- GV giải thích âm lịch và dương lịch.
- HS trả lời: Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời và làm ra lịch.
- HS quan sát bảng ghi những ngày lịch sử và kỉ niệm (SGK- Tr6).
- HS liệt kê:
+ Ngày, tháng, năm.
+ Âm lịch, dương lịch.
- HS liên hệ thực tế và lấy dẫn chứng cụ thể.
- Các đơn vị thời gian: phút, giờ, ngày, tháng, năm.
- Có hai loại lịch:
+ Âm lịch.
+ Dương lịch.
3- Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
-? Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không? Vì sao?
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 (SGK- Tr7).
-? Em hiểu thế nào là Công lịch?
-? Theo Công lịch người ta tính đơn vị thời gian như thế nào? Vì sao có năm nhuận?
- GV: Như vậy, cứ 4 năm có một năm nhuận (thêm 1 ngày cho tháng 2)
- Gv cùng HS xác định: Thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ
+ 10 năm = 1 thập kỉ.
+ 100 năm = 1 thế kỉ.
+ 1000 năm = 1 thiên niên kỉ.
- GV vẽ trục thời gian lên bảng và giải thích cho HS.
- HS trả lời:
- HS đọc đoạn 2 (SGK- Tr7).
- HS trả lời:
+ 1 năm = 12 tháng.
+ 1 năm = 365 ngày 6 giờ.
(tháng 2 có 28 ngày, 4 năm thêm 1 ngày thành 29)
- HS vẽ trục thời gian vào vở.
- Do nhu cầu phát triển, giao lưu giữa các nước, các khu vực. Con người có nhu cầu thống nhất cách tính thời gian.
- Dương lịch được hoàn chỉnh thành Công lịch.
- Cách ghi thứ tự thời gian: 
(SGK- Tr7)
D- Củng cố bài học:
-? Hãy tính khoảng cách thời gian của các sự kiện ghi trên bảng dưới đây so với năm nay (2006) là bao nhiêu năm (hoặc bao nhiêu thế kỉ)?
Năm
Sự kiện lịch sử
Kết quả ( theo năm và theo thế kỉ)
179 TCN
Triệu Đà xâm lược Âu Lạc
= 2185 năm (hoặc 21 thế kỉ 85 năm)
111 TCN
Nhà Hán chiếm Âu Lạc
= 2117 năm (hoặc 21 thế kỉ 17 năm)
40
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
= 1966 năm (hoặc 19 thế kỉ 66 năm
542
Khởi nghĩa Lý Bí
= 1464 năm (Hoặc 14 thế kỉ 64 năm)
938
Ngô quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
= 1068 năm (hoặc 10 thế kỉ 68 năm)
* GV hướng dẫn HS cách tính:
+ Tính năm TCN: Lấy năm đó + năm hiện tại.
+ Tính năm sau CN: Lấy năm hiện tại – năm đó.
* HS thực hành tính.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3 – sách bài tập trang 9 và10.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc thế nào là âm lịch, dương lịch, Công lịch và cách tính thời gian trong lịch sử.
- Đọc và chuẩn bị bài 3: “ Lịch sử thế giới cổ đại”.
Tuần: 3, Tiết: 3
Ngày soạn: 3 / 9 / 2008
Bài: 3
Xã hội nguyên thuỷ
A- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
HS hiểu và nắm được những đặc điểm chính sau:
- Nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người cổ thành người hiện đại.
- Đời sống vật chất và tổ chức của xã hội nguyên thuỷ.
- Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Bước đầu hình thành ở học sinh ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người.
3- Kĩ năng:
Bước đầu rèn luyện ở học sinh kĩ năng quan sát tranh, ảnh.
B- Chuẩnbị:
- Tranh “Quá trình chuyển hoá từ vượn đến người”
- Tranh “Cảnh sinh hoạt của người nguyên thuỷ”
- Các hiện vật phục chế, tranh ảnh công cụ lao động: Đá- đồng- gốm.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Hỏi - Đáp Lịch sử 6.
- Bài tập Lịch sử 6.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
1- ổn định và tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
-? Tại sao phải xác định thời gian? Thế nào là âm lịch, dương lịch, công lịch?
-? Hãy tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện sau so với năm nay (2006)?
+ Năm 179 TCN – Triệu Đà xâm lược nước ta.
(= 2185 năm- 21 thế kỉ, 85 năm.)
+ Năm 40 - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
(= 1966 năm- 19 thế kỉ, 66 năm)
3- Giới thiệu bài mới:
Để có được như ngày hôm nay, loài người đã phải trải qua rất nhiều thời kì. Mỗi thời kì là một quá trình lao động, sáng tạo của loài người để hoàn thiện chính mình. Vậy trong buổi đầu sơ khai, con người đã xuất hiện như thế nào? Họ đã sống và tổ chức xã hội như thế nào? Chúng ta đi tìm hiểu nội dung của bài.
IV- Dạy và học bài mới:
1- Con người đã xuất hiện như thế nào?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- G ... ởng, tình cảm, thái độ:
Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác với kẻ thù.
3- Kĩ năng:
Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.
Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Tranh, ảnh, sơ đồ thành Cổ Loa.
- Lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Tần
- Một số câu chuyện cổ tích.
Tiến trình tổ chức dạy và học:
I- ổn định và tổ chức:
II- Kiểm tra bài cũ:
-? Điểm lại những nét chính về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang?
-? Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang?
III- Giới thiệu bài mới:
Chính tình cảm cộng đồng đã là cơ sở nảy sinh của lòng yêu nước và nó tiếp tục được phát huy cùng lịch sử của dân tộc. Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu cuộc kháng chiến đầu tiên của dân tộc lòng yêu nước được phát huy như thế nào, nước Âu Lạc ra đời như thế nào, đất nước có gì thay đổi
IV- Dạy và học bài mới:
1- Cuộc kháng chiến chống quân Tần diễn ra như thế nào?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK mục 1
-? Trình bày tình hình nước Văn Lang cuối thế kỉ II TCN?
- GV dùng lược đồ diễn tả cuộc tiến quân của nhà Tần theo SGK.
-? Ai trực tiếp đương đầu với quân xâm lược?
-? Họ đã kháng chiến như thế nào? Tại sao họ không đầu hàng?
-? Em có nhận xét gì về thế của giặc trước và sau cuộc chiến? Tại sao giặc thua?
- GV kết luận chốt vấn đề.
- HS đọc SGK.
- Bộ lạc Tây Âu – Lạc Việt.
- Họ kháng chiến kiên cường.
- Quân Tần: năm 218 TCN tấn công xuống phương Nam
- Bộ tộc Tây Âu – Lạc Việt đã kiên cường chống giặc
- Kết quả: sau 6 năm đã đại phá quân Tần.
2- Nước Âu Lạc ra đời
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK từ đoạn 1 mục 2.
-? Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
-? Em biết gì về Tên nước Âu Lạc?
-? An Dương Vương đóng đô ở đâu? Tại sao An Dương Vương lại chọn vùng đất đó?
-? Bộ máy nhà nước Âu Lạc được tổ chức như thế nào? Em hãy vẽ sơ đồ và giải thích?
- GV về cơ bản giống nhà nước Văn Lang nhưng quyền lực của nhà vua lúc này cao hơn.
- HS đọc SGK.
- Hoàn cảnh:
- Là sự hợp nhất của 2 bộ lạcthể hiện sự đoàn kết chống ngoại xâm.
- Là trung tâm đất nước, cư dân đông đúc, gần các con sông lớn, thuận lợi đi lại.
- HS vẽ sơ đồ.
- Năm 207 TCN Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi cho mình và hợp nhất 2 bộ lạc (Tây Âu và Lạc Việt) thành Âu Lạc.
- Thục Phán tự xưng là An Dương Vương.
- Kinh đô: Phong Khê.
* Sơ đồ nhà nước.
(HS tự vẽ)
3- Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
-? Từ khi thành lập nước Văn Lang cho đến sự ra đời của nhà nước Âu Lạc trải qua bao nhiêu thế kỉ?
- GV: trong suốt thời gian hơn 4 thế kỉ đất nước có nhiều thay đổi.
- Yêu cầu HS đọc SGK mục 3.
-? Đất nước đã thay đổi ở những mặt nào?
- Yêu cầu HS quan sát hình 39, 40.
-? Trong kinh tế đã có tiến bộ nào? Theo em, vì sao có sự tiến bộ này?
-? Bên cạnh những tiến bộ trong kinh tế, xã hội thời Âu Lạc có thay đổi như thế nào?
- HS đọc SGK.
- 4 thế kỉ.
- Kinh tế, xã hội
* Kinh tế:
- Nông nghiệp phát triển hơn trước.
- Lưỡi cày đồng được cải tiến và dùng phổ biến.
- Chăn nuôi, trồng trọt, đánh bắt, các nghề thủ công đều phát triển.
- Công cụ bằng sắt ngày càng nhiều.
* Xã hội: Sự phân biệt giữa các tầng lớp sâu sắc.
D- Củng cố bài học:
-? Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
-? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Âu Lạc và giải thích?
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc hoàn cảnh ra đời nước Âu Lạc, những thay đổi về kinh tế, xã hội.
- Đọc và chuẩn bị bài tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.
- Sưu tầm tranh ảnh về thời kì Âu Lạc. (Thành Cổ Loa)
Tuần: 17
Ngày soạn: 23 / 12 / 2006
Tiết: 17
Ngày dạy: / 12 / 2006
Bài: 15
Nước âu lạc
( Tiếp theo )
mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Giúp học sinh thấy rõ giá tri của thành Cổ Loa:
Thành Cổ Loa là trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước.
Thành Cổ Loa là công trình quân sự độc đáo, thể hiện tài năng quân sự của cha ông ta.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác với kẻ thù.
3- Kĩ năng:
Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.
Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Tranh, ảnh, sơ đồ thành Cổ Loa.
- Lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Tần
- Một số câu chuyện cổ tích.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Tư liệu Lịch sử 6.
- Hỏi - Đáp Lịch sử 6.
- Bài tập Lịch sử 6.
Tiến trình tổ chức dạy và học:
I- ổn định và tổ chức:
II- Kiểm tra bài cũ:
-? Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
-? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Âu Lạc và giải thích?
III- Giới thiệu bài mới:
Đứng trước hoạ ngoại xâm Thục Phán ADV đã làm gì liệu ADV có giữ được dân tộc? Bài học cho dân tộc qua sự kiện đó?
IV- Dạy và học bài mới:
Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
-? Sau khi Thục Phán An Dương Vương lên ngôi đã thực hiện những công việc gì?
- GV treo sơ đồ thành Cổ Loa phóng to.
-? Dựa vào phần chú giải SGK, em hãy cho biết thành Cổ Loa có mấy vòng thành? Cơ quan đầu não của nhà nước Âu Lạc ở chỗ nào?
-? Em có nhận xét gì về cách bố trí của thành, về việc xây dựng thành?
-? Vì sao nói thành Cổ Loa là một “quân thành”?
-? Em có biết thành Cổ Loa hiện còn dấu tích ở đâu?
-? Em thử nêu những điểm giống và khác nhau giữa nhà nước văn Lang và nhà nước Âu Lạc?
- HS đọc SGK.
- Xây thành Cổ Loa.
- 3 vòng thành khép kín
- Cách bố trí thể hiện sự tài giỏi, là công trình to lớn, đồ sộ cách nay trên 2000 năm.
- Là nơi có lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thuỷ binh, nhiều vũ khí đồng
- Giống bộ máy nhà nước.
- Khác: Kinh đô, thành Cổ Loaquyền lực của ADV tập trung hơn
- Thành Cổ Loa:
(SGK)
 Thành vừa là kinh đô vừa là công trình quân sự lớn
- Lực lượng quốc phòng: gồm bộ binh và thuỷ binh, nhiều vũ khí bằng đồng
5. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh như thế nào?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK mục 5.
-? Nước Triệu được thành lập trong hoàn cảnh nào?
-? Triệu đà đem quân xâm lược Âu Lạc như thế nào? kết quả?
-? Theo em, yếu tố nào làm nên chiến thắng của quân ta?
GV: Triệu Đà không từ bỏ âm mưu xâm lược Âu Lạc.
-? Theo em, truyện Mỵ Châu- Trọng Thuỷ nói lên điều gì?
-? Triệu Đà có đạt được âm mưu của mình không?
-? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của ADV? Sự thất bại ấy để lại cho đời sau bài học gì?
- GV: Do chủ quan, ADV đã mắc mưu địch để “cơ đồ đắm biển sâu” đất nước rơi vào thời kì đen tối kéo dài hơn 1000 năm.
- HS đọc SGK.
- HS trả lời theo SGK.
- Nhân dân dũng cảm, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố
- Không đánh được phải dùng mưu kế.
- Chia rẽ nội bộ sau đem quân đánh
- Do chủ quan, quá tin vào lực lượng của mình nên ADV mắc mưu kẻ thù, nội bộ không thống nhất. Đó là bài học lớn về chống ngoại xâm của dân tộc.
- Năm 207 TCN Triệu Đà lập ra nước Nam Việt.
- Năm 181- 180 TCN Triệu Đà đem quân đánh xuống Âu Lạc
 thất bại.
- Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc
 Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của Triệu Đà.
V- Củng cố bài học:
- GV khái quát lại vấn đề.
VI- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc nội dung của bài.
- Ôn tập toàn bộ chương trình chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì I.
Tuần: 18
Ngày soạn: 30 / 12/2006
Tiết: 18
Ngày dạy: / 01 / 2007
Kiểm tra học kì I
mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Hệ thống, củng cố lại những kiến thức cơ bản trong học kì I (chương trình lịch sử thế giới cổ đại và phần lịch sử Việt Nam chương 1 và 2).
- Phát hiện những sai lệch trong việc nắm kiến thức của HS.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Giúp học sinh rèn các kĩ năng tư duy, phân tích khi làm bài kiểm tra.
- HS có ý thức tự giác trong quá trình làm bài và bổ sung kiến thức làm tăng thêm vốn hiểu biết của mình.
3- Kĩ năng:
- Giúp học sinh rèn các kĩ năng tư duy, phân tích khi làm bài kiểm tra.
- Rèn kĩ năng làm bài, trình bày các vấn đề lịch sử.
chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV:
+ Ra đề, đáp án, biểu điểm.
+ Phô tô đề phát cho từng học sinh.
- HS: Ôn tập toàn bộ chương trình.
Tiến trình tổ chức dạy và học:
I- ổn định và tổ chức:
II- Kiểm tra: Việc chuẩn bị của học sinh
III- Đề bài:
phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Mỗi câu dưới đây có kèm theo câu trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh tròn trước những câu trả lời em cho là đúng nhất:
Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược Âu Lạc cách nay (2006) bao nhiêu năm?:
A.
1827 năm
C.
2185 năm
B.
2181 năm
D.
2006 năm
Các quốc gia cổ đại xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người ở:
A.
Phương Đông
C.
Cả phương Đông và phương Tây
B.
Phương Tây
D.
Em không biết.
Xã hội cổ đại phương Tây gồm 2 giai cấp chính:
A.
Quý tộc và nông dân công xã.
C.
Chủ nô và nông dân.
B.
Chủ nô và nô lệ.
D.
Quý tộc và nô lệ.
Chế độ thị tộc là:
A.
Những người có cùng huyết thống sống chung với nhau.
B.
Làm chung – mọi của cải đều là của chung.
C.
Tôn người mẹ lớn tuổi làm chủ.
D.
Cả 3 ý trên.
Vườn treo Babilon là thành tựu văn hoá của:
A.
Âi Cập
C.
La Mã
B.
Lưỡng Hà
D.
Hy Lạp
Thành tựu văn hoá tiêu biểu thời Văn Lang là:
A.
Trống đồng
C.
Thạp đồng
B.
Lưỡi cày đồng
D.
Thành Cổ Loa
Câu2 (1 điểm)
Hãy kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông đã ra đời ở lưu vực những con sông lớn dưới đây:
Tên sông
Tên các quốc gia
1. Sông Nin
1
2. Sông Ơphơrat và Tigơrơ
2
3. Sông ấn và sông Hằng
3
4.Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.
4
B- phần tự luận (6 điểm)
Câu3 (6 điểm)
 a) Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh (nguyên nhân)nào?
 b) Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang. Nêu nhận xét về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?
IV- Đáp án, biểu điểm:
Câu 1 (3 điểm) (mỗi ý đúng 0,5 điểm)
1- ý đúng C 4- ý đúng D
2- ý đúng A 5- ý đúng B
3- ý đúng B 6- ý đúng A
Câu 2 (1 điểm) 
1. Ai Cập (0,25 điểm)
2. Lưỡng Hà (0,25 điểm)
3. ấn Độ (0,25 điểm)
4.Trung Quốc (0,25 điểm) 
Câu3 (4 điểm)
Hoàn cảnh, nguyên nhân: (3 điểm)
- Thế kỉ VIII- VII TCN, ven các con sông lớn ở Bắc bộ, Bắc trung bộ xuất hiện các bộ lạc lớn. (0,75 điểm)
- Cuộc sống định cư của người dân tạo điều kiện cho các làng chạ được mở rộng. (0,75 điểm)
- Sản xuất phát triển, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo, mâu thuẫn xã hội nảy sinh. (0,75 điểm)
- Nhu cầu đoàn kết làm thuỷ lợi để phát triển sản xuất; đoàn kết chống giặc ngoại xâm. (0,75 điểm)
- Vẽ sơ đồ: như SGK trang 37 – Lịch sử 6 (2 điểm)
 - Nhận xét: Nhà nước còn đơn giản, sơ khai, chưa có quân đội, luật pháp mở ra thời kì dựng nước của dân tộc. (1 điểm) 
V- Thu bài, nhận xét:
VI- Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục ôn tập toàn bộ chương I và II chuẩn bị cho tiết ôn tập .
Đọc và chuẩn bị bài 11 tìm hiểu những chuyển biến về mặt xã hội.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an su.doc