Tập đọc
Người thầy cũ
I.Mục tiêu:
-Biết ngắt hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
-Hiểu nội dung: Người thầy đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
II.Đồ dùng:
-Tranh . Sgk.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ : (5)
- 2 HS đọc bài Ngôi trường mới:
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:(28)
1.Giới thiệu bài: HS quan sát tranh SGK và trả lời.
Tuần 7 Thứ 2 ngày 5 tháng 10 năm 2009 Tập đọc Người thầy cũ I.Mục tiêu: -Biết ngắt hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài. -Hiểu nội dung: Người thầy đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. II.Đồ dùng: -Tranh . Sgk. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ : (5’) - 2 HS đọc bài Ngôi trường mới: - GV nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới:(28’) 1.Giới thiệu bài: HS quan sát tranh SGK và trả lời. ?Bức tranh vẽ gì - GV ghi mục bài: 2. Luyện đọc: a. GV đọc mẫu toàn bài. b. Đọc từng câu: - HS tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài. - Luyện đọc: Cổng trường, xuất hiện, lễ phép, mắc lỗi. c. Đọc từng đoạn trước lớp. - Cho HS đọc câu dài. - Giải nghĩa từ. d. Đọc từng đoạn trong nhóm. đ.Thi đọc giữa các nhóm. e.Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. Tiết 2:(35’) 3.Tìm hiểu bài: HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi. ?Bố Dũng đến trường làm gì? ?Khi gặp thầy giáo cũ bố của Dũngthể hiện sự kính trọng như thế nào? -Hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời. ?Bố Dũng nhớ nhất kĩ niệm gì về thầy? - HS đọc thầm đoạn 3. ? Dũng nghĩ gì khi bố ra về? 4. Luyện đọc lại: - GV chia nhóm 4 em tự phân vai để đọc toàn bộ bài. - HS đọc bài theo nhóm - GV nêu nội dung bài : Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. 5.Củng cố dặn dò:(2’) -GV nhận xét giờ học. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết giải bài toán về nhiều hơ, ít hơn. II .Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: (2’) 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’) Bài 1: HS khá giỏi đọc yêu cầu và trả lời miệng - Trong hình tròn có 5 ngôi sao. - trong hình vuông có 7 ngôi sao. ........................................................ - GV nhận xét, chữa bài. Bài 2:HS đọc bài toán theo tóm tắt sau: Anh : 16 tuổi Em kém anh : 5 tuổi Em : ... tuổi? -HS giải vào vở, GV cùng lớp chữa bài: Đáp số : 11 tuổi. Bài 3:Giải bài toán theo tóm tắt sau:HS làm vào vở E m : 11 tuổi Anh hơn em : 5 tuổi Anh : ....tuổi? -HS đọc bài toán và phân tích ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán thuộc dạng nhiều hơn hay bài toán về ít hơn Bài giải Số tuổi Anh là: 11+5=16 (tuổi) Đáp số : 16 tuổi -GV cùng HS nhận xét: Bài 4: HS đọc bài toán và trả lời miệng: -GV ghi bảng: Bài giải Toà nhà thứ hai có số tầng là: 16 - 4 = 12 (tầng) : Đáp số: 12 tầng - HS nộp bài : - GV chấm một số bài, nhận xét. 3.Củng cố dặn dò :(1’) - Nhận xét giờ học. Thứ 3 ngày 14 tháng 10 năm 2008 Thể dục Động tác toàn thân I.Mục tiêu : -Biết thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn , bụng. -Bước đầu thực hiện động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung. -Bắt đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. II.Địa điểm : -Trên sân trường. III.Hoạt động dạy học: 1.Mở đầu : (5’) -HS tập hợp 3 hàng dọc. -GV phổ biến nội dung giờ học. -HS khởi động. -Trò chơi”Diệt các con vật có hại” 2.Phần cơ bản : (25’) *Ôn 5 động tác: Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng: 2lần (2x8 nhịp) +Lớp trưởng điều khiển. -Cả lớp thực hiện. -GV theo giỏi, nhận xét. *Học động tác toàn thân : 5 lần. -GVnêu tên động tác, vừa làm mẩu, vừa giải thích và cho HSbắt chước. -Lần 3, 4 GV hô nhịp, không làm mẫu, lần lượt Gv sữa sai -Lần 5 : Thi đua giữa các tổ. *Ôn 6 động tác đẵ học: 2 lần mỗi lần 2 x 8 nhịp. -Lần 1 GV hô và làm mẫu. -Lần 2 GV hô không làm mẫu. 3.Phần kết thúc : (5’) -HS nhảy thae lỏng 5 lần -GV cùng HS hệ thống lại bài. Toán Ki - lô - gam I.Mục tiêu: -Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa hai vật. -Biết ki-lô -gam là đơn vị đo khối lượng; đọc, viết tên và ký hiệu của nó. -Biết dụng cụ cân đĩa, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc. -Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số kèm đơn vị đo kg. II.Đồ dùng: -Cân đĩa với các quả cân 1kg, 2kg, 5kg. -Một số đồ vật: Túi gạo 1kg, 1quyển sách toán, 1quyển vở. III.Hoạt động dạy học: A.Bài mới: 1.Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn (5’) -Cho HS lấy ra 1quyển vở và 1 quyển sách. -HS nhận xét quyển nào nặng hơn, nhẹ hơn? -HS nhấc 1quyển vở và 1 quả cân 1 kg và trả lời: (quả cân nặng hơn) -GV kết luận: Trong thực tế có vật “nặng hơn” hoặc “nhẹ hơn” vật khác. Muốn biết vật nặng nhẹ thế nào ta phải cân vật đó. 2.Giới thiệu cái cân đĩa và cách cân đồ vật. (5’) -GV cho HS quan sát cân đĩa thật và giới thiệu cái cân đĩa đó. -GV để gói kẹo lên một đĩa và gói bánh lên một đĩa khác. -Nếu cân thăng bằngthì ta nói “ gói kẹo bằng gói bánh” khi đó kim chỉ ở chính giữa và nếu cân nghiêng về gói kẹo thì ta nói gói kẹo nặng hơn gói bánh. -GV cho HS lên đặt vật lên cân và nói. 3.Giới thiệu ki-lô-gam, quả cân 1kg .(5’) GV nêu: Cân các vật để xem mức độ nặng(nhẹ) thế nào ta dùng đơn vị đo là ki-lô gam ; ki-lô-gam viết tắt là kg. -GV ghi bảng : ki-lô-gam :kg. -1 số đọc lại. GV cho HS xem quả cân 1kg, 2kg, 5kg . 4.Thực hành: (15’) Bài 1: HS nêu yêu cầu và làm miệng : Đọc, viết (theo mẫu) -HS lên bảng và làm. -Lớp nhận xét. -Đọc :Hai ki-lô-gam. Viết 2kg. Bài 2: HSnêu yêu cầu:Tính (theo mẫu) -GVhướng dẫn mẫu: 1kg + 2kg = 3kg. Khi ở sau kết quả nhớ viết tên đơn vị -HS làm vào vở; 1HS lên bảng làm: 6kg + 20kg = 10kg – 5kg = 47kg + 12kg = 24kg – 13kg = - GV chấm bài : - HS nộp bài ,GV chấm và nhận xét. Bài 3: HS khá giỏi đọc bài toán và giải vào vở Bài giải Hai bao gạo nặng là: 25 + 10 = 35 (kg) Đáp số : 35 kg 3.Củng cố dặn dò: (2’) -HS đọc lại nội dung bài. -GV nhận xét. Thủ công Gấp thuyền phẳng đáy không mui I.Mục tiêu : Hs biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui và gấp được thuyền phẳng đáy không mui . Rèn kĩ năng gấp giấy . II.Chuẩn bị : Mẩu gấp, tranh quy trình III.Hoạt động dạy học : A.Bài cũ :(3’) Kiểm tra đồ dùng của Hs -GV nhận xét B.Bài mới : 1.Giới thiệu bài :(2’) 2.Hướng dẫn quan sát mẫu và nhận xét (5’) -Gv phát cho mỗi nhóm 1 cái thuyền và cho Hs mở và hỏi . + Tờ giấy gấp thuyền phẳng đáy không mui hình gì ?Có tác dụng gì? -Hs trả lời 3.Hướng dẫn mẫu :(7’) Bước 1:Gấp các nếp gấp cách đều . -Gv treo tranh quy trình lên và chỉ vào tranh và nói : +Đặt tờ giấy hình chữ nhật nằm ngang (H2).Gấp đôi tờ giấy theo chiều dọc (H3).Gấp đôi mặt trước theo đường dấu gấp ở (H3 )được (H4) +Lập mặt sau hình 4,gấp đôi như mặt trước được (H5). Bước 2:Gấp tạo thân và mũi thuyền. +Gấp theo đường dấu gấp hình 5sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài dược hình 6.Tương tự,gấp theo đường dấu gấp được hình 7. +Lật( H7) ra sau gấp 2 lần giống (H5),được (H8.) +Gấp theo dấu gấp của hình 8 được hình 9.Lật mặt sau (H9,), gấp giông như mặt trước ta được (H1) Bước 3:Tạo thuyền phẳng đáy không mui +Lách hai ngón tay cái vào trong hai mép giấy, các ngón còn lại cầm ở hai bên phía ngoài,lồng các mép vừa gấp vào trong lòng thuyền(H11).Miết dọc theo 2 cạnh thuyền vừa lộn cho phẳng sẽ được thuỳên(H12) -Gv thao tác và làm lại lần 2. -Hs làm ở giấy nháp .Gv theo dõi và uốn nắn 4.Củng cố dặn dò (3’) -Gv nhận xét giờ học . -Về nhà ôn lại và chuẩn bị cho tiết sau . Kể chuyện Người thầy cũ I. Mục tiêu : - Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện (BT1). - Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện (BT2). II.Hoạt động dạy học : 1. Bài cũ (5’) - 4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “Mẩu giấy vụn” - GV nhận xét ,ghi điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài :(2’) b. Hướng dẫn kể chuyện (25’) * Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện ? ? Câu chuyện “Người thầy cũ” có những nhân vật nào (Thầy giáo, chú bộ đội, Dũng *Kể lại từng đoạn câu chuyện -GV hướng dẫn HS kể theo các bước sau : +Kể trong nhóm +Thi kể trước lớp -GV theo dỏi *Dựng lại phần chính(đoạn 2) theo vai -HS khá giỏi kể toàn bộ câu chuyện -Phân vai dựng lại câu chuyện -Hấ chia thành 3 nhóm tập dựng chuyện -Các nhóm thi dựng lại đoạn chính câu chuyện 3.Củng cố,dặn dò :(2’) -GV nhận xét giờ học -HS nhắc lại tên bài -Về nhà kể cho mọi người nghe Thứ 4 ngày 15 tháng 10 năm 2008 Toán Luyện tập I.Mục tiêu : -Biết dụng cụ đo khối lượng: cân đĩa, cân đồng hồ (cân bàn). -Biết làm tính cộng, trừ và giải toán với các số kèm tên đơn vị kg. II.Đồ dùng: -Một cái cân đồng hồ , cân bàn . -Túi gạo, sách vở, .... III.Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ :(5’) -HS làm bảng con: 15kg – 5kg = 7kg + 3kg = -GV nhận xét 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài (2’) b.Hướng dẫn làm bài tập (28’) Bài 1:a.Cái cân đống hồ -GV nói :cân đống hồ gồm có đĩa cân, mặt cân đồng hồ cố một chiếc kim quay được và trên đó có có ghi các số ứng với các vạch chia .Trên đĩa chưa có đồ vật thì kim chỉ số 0. *Cách cân :Đặt đồ vặt trên đĩa cân,khi đó cân sẽ quay .Kim dừng lại ở vạch nào thì ứng với vạch ấy cho biết vật đặt đĩa cân nặng bấy nhiêu kg. -GV đặt vật lên cân HS đọc:VD: Túi gạo nặng 1kg. Bài 2:HS khá giỏi quan sát tranh và trả lời miệng Câu nào đúng , câu nào sai? a, Quả cam nặng hơn 1 kg :sai -GV nhận xét, chữa bài. Bài 3:Tính 3kg + 6kg –4kg = 15kg –10kg + 7kg = -HS đọc yêu cầu và nêu cách tính :Lấy số thứ nhất cộng (trừ )số thứ hai được kết quả cộng (trừ )số thứ 3 đựợc bao nhiêu viết kết quả sau dấu bằng. -HS làm bài vàovở GV chữa bài Bài 4:HS đọc bài toán và trả lời +Bài toán cho biết gì? +Bài toán hỏi gì? -HS làm vào vở,1Hs lên bảng làm -GV chữa bài :Bài giải Bài giải Số ki lô gam gạo tẻ là: 26 – 16 = 10 (kg) Đáp số :10 kg Bài 5:HS khá giỏi đọc bài toán và làm vào vở,1 HS lên bảng chữa bài. Bài giải Con ngỗng nặng là: 2 + 3 =5 (kg) Đáp số :5 kg -GV nhận xét và chấm bài. 3.Củng cố, dặn dò (2’) -HS nhắc lại nội dung tiết học -GV0 nhận xét tiết học . Mĩ thuật (Gv chuyên trách dạy ) Tập đọc Thời khoá biểu I.Mục tiêu : -Đọc rõ ràng, dứt khoát thời khoá biểu; biết ngắt nghỉ hơi sau từng cột, từng dòng. -Hiểu: Tác dụng của thời khoá biểu. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4) II.Đồ dùng : -Bảng kẻ sẵn thời khoá biểu . III.Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ:(5’) -2 HS đọc bài Người thầy cũ và trả lời câu hỏi ở SGK. -GV nhận xét. 2.Bài mới:(28’) a.Giới thiệu bài(2’):GV mở bảng ra , HS trả lời (Thời khoá biểu) b.Luyện đọc : *GV đọc mẫu toàn bài :(đọc đến đau chỉ đến đó ) -GV hướng dẫn đọc :đọc từng ngày (Thứ - buổi - tiết) *GV hướng dẫn HS luyện đọc theo mẫu gợi ý ; -Luyện đọc trình tự :Thứ - buổi - tiết +1HS đọc thành tiếng TKB của ngày thứ 2 theo mẫu +HS đọclần lượt TKB các ngày còn lại theo thước chỉ của GV. +HS đọc theo nhóm +Các nhóm thi đọc *Các nhóm thi tìm môn -Cách chơi :1HS xứơng tên ngày (vd:thứ 2,tiết 3)Ai tìm được đội đó thắng . +GV chia lớp thành 3 đội . +HS chơi ,GV nhận xét c.Hướng dẫn tìm hiểu bài: ?Đọc thời khoá biểu từng ngày -HS trả lời ?Đọc thời khoá biểu theo buổi ?.Đọc và ghi lại số tiết học chính,số tiết bổ sung,số tiết tự học . -HS khá giỏi trả lời :2 ... mệt mõi,yếu,làm việc và học tập kém hiệu quả . Hoạt động 3:Trò chơi “Đi chợ”(5’) -GV hướng dẫn cách chơi :Các em đi chợ mua thức ăn để bữa ăn đủ chất, đủ lượng . -HS chơi theo nhóm .GV cùng HS kiểm tra và nhận xét 3.Củng cố, dặn dò:(3’) ?Vì sao chúng ta cần ăn no, uống sạch sẽ và cách thực hiện ăn sạch -HS trả lời -GV :Vì ăn no ,uống sạch thì không bị bệnh tật và không khí trong lành làm cho môi trường trong lành là đã vệ môi trường Thứ 5 ngày 16 tháng 10 năm 2008 Thể dục Động tác nhảy – Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” I.Mục tiêu : -Học động tác nhảy, biết thực hiện động tác tương đối chính xác . -Học trò chơi “Bịt mắt bắt dê” II.Địa điểm, phương tiện : Trên sân trường, 1còi, ba chiếc khăn. III.Hoạt động dạy học : 1.Mở đầu :(5’) -Gv phổ biến nội dung tiết học:Học động tác nhảy, trò chơi Bịt mắt bắt dê. -Hs khởi động :Xoay khớp cổ tay, xoay khớp bã vai, -Hs ôn 6 động tác đã học :1 lần 2.Phần cơ bản:(25’) *Học động tác nhảy:5 lần -Lần 1:Gv làm mẫu và giải thích +Nhịp 1:Bật nhảy lên :(tách chân), sau đó rơi xuống đứng hai chân rộng bằng vai, hai bàn tay vỗ vào nhauphía trước (cao ngang tầm vai). +Nhịp 2: Bật nhảy lên về TTCB. +Nhịp 3: Bật nhảy lên cao như nhịp, hai tay vỗ vào nhau trên cao . +Nhịp 4: Bật nhnhảy về TTCB. +Nhịp 5,6,7,8:Như trên . -Lần 2:Hs làm theo Gv -Làn 3,4,5 :G v hô Hs làm -G v nhận xét, sữa sai . -Hs thi đua tập theo tổ,Hs cùng Gv nhận xét. *Ôn 3 động tác :Bụng, Toàn thân, Nhảy :1 lần 2x8 nhịp -HS làm cả lớp .GV nhận xét . *Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” -GV hướng dẫn HS cách chơi:Khi có lệnh chơi, hai em di chuyển trong vòng tròn,em đóng vai : “Dê”bị lạc thỉnh thoảng bắt chước tiếng dê kêu “be.....be.....be”, em kia đóng người đi tìm . -HS chơi thử 2lần. -Lần 3 HS chơi thật.GV theo dõi nhận xét . 3.Phần kết thúc:(5’) -HS đứng thả lỏng người -GV cùng HS hệ thống bài Toán 6 cộng với một số :6+5 I.Mục tiêu : -Biết cách thực hiện phép cộng dạng 6 + 5, lập được bảng 6 cộng với một số. -Nhận biết trực giác về tính chát giao hoán của phép cộng. -Dựa vào bảng 6 cộng với một số để tìm được số thích hợp điền vào ô trống. II.Đồ dùng: Bộ que tính, bảng cài III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ (5’) -HS làm bảng con 27 47 79 + + + 16 9 20 -GV nhận xét 2.Bài mới: a.Giới thiệu phép cộng 6 + 5 (10’) -GV nêu bài toán :Có 6 que tính thêm 5 que tính nữa.Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? -HS lấy que ra và làm để tìm ra kết quả :6 + 5= 11 -HS thao tác trên que tính . -Tính theo cột dọc 6 + 5 1 1 -HS nhắc lại . -HS thao tác trên que tính bảng cộng. GV ghi bảng từng pháp tính :6 + 5 =11 6 + 6 =12, ........., 6 + 9 =15 -HS đọc thuồc bảng cộng b.Thực hành :(20’) Bài 1:HS nêu yêu cầu .Tính nhẩm -HS trả lời kết quả (miệng) 6 + 6 =12 6 + 5 =11 6 + 7 =13 6 + 8 =14 6 + 9 =15 -HS nhận xét Bài 2:HS nêu yêu cầu .Tính -HS làm bảng con 6 + 4 10 -GV cùng HS nhận xét. Bài 3:HS nêu yêu cầu :Số ? HS làm vào vở 6+=11 + 6 = 12 6 + =13 -1Hs lên bảng làm .Gv chữa bài . Bài 4:HS khá giỏi nêu yêu cầu -HS trả lời: Có 6 điểm trong hình tròn.; Có 9 điểm ngoài hình tròn. -GV chữa bài. Bài 5:Điền >,<,=? 7 + 6.6 + 7 8 + 8 7 + 8 -HS nêu cách làm :tính kết quả của hai vế rồi so sánh hai kết quả đó và điền dấu -HS khá giỏi làm vào vở .HS cùng GV chữa bài. -GV chấm bài và nhận xét 3.Củng cố,dặn dò:(2’) -HS đọc bảng cộng 6 cộng với một số -GV nhận xét giờ học. Âm nhạc Ôn bài hát :Múa vui I.Mục tiêu: -Thuộc bài hát, kết hợp hát, múa với động tác đơn giản -Tập biểu diễn bài hát . II.Chuẩn bị :Một vài động tác phụ hoạ. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động 1:(15’) -Hs ôn bài hát theo nhóm .Gv theo dỏi nhận xét. -Hs kết hợp vỗ tay theo tiết tấu. -Gv nhận xét Hoạt động 2:Hát kết hợp với múa phụ hoạ (15’) -Gv cho Hs đứng thành vòng tròn vừa hát vừa múa -Gv làm mẫu, Hs bắt chước -Hs làm theo nhóm .Gv cùng Hs nhận xét lẫn nhau. *Gv nhận xét giờ học Chưa sẳ Tập viết Chữ hoa E, Ê I.Mục tiêu : -Rèn kĩ năng viết chữ : -Biết viết hai chữ cái viết hoa :E,Ê theo cỡ vừa và nhỏ . -Biết viết câu ứng dụng :Em yêu trường em theo cỡ nhỏ.Viết đúng mẫu,đều nét và nối chữ đúng quy định . II.Đồ dùng: -Mẫu chữ E, Ê III.Hoạt động dạy học : A.Bài cũ : -Hs viết bảng con:Đ, Đẹp -Gv nhận xét, Ghi điểm. B.Bài mới : 1.Giới thiệu bài(2’) 2.Hướng dẫn viết chữ hoa :(7’) *Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét hai chữ :E Ê -Chữ E: +Gv gắn bảng mẫu chữ E và hỏi -Độ cao của chữ hoa E? -Gồm mấy nét -?Đó là những nét nào? Gv nêu cách viết :Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới gần giống chữ C hoa nhưng hẹp hơn,rồi chuyển hướng viết tiếp 2 nét cong trai tạo vàng xoãn to ở đầu chữ và vàng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ,phần cuối nét cong trái thứ 2 lượn xuống dừng bút ở đường kẻ 2) -Gv viết mẫu và nhắc lại. -Chữ Ê(tương tự như chữ E khác thêm dấu mũ trên đầu). E Ê E Ê *Hướng dẫn Hs viết bảng con -Hs viết trên không . -Hs viết bảng con :E, Ê -Gv nhận xét . 3.Hướng dẫn viết ứng dụng (5’) -Hs đọc :Em yêu trường em. *Hướng dẫn Hs nhận xét . -Những con chữ nào có độ cao 1li, 2.5li, 1,25li? -Cách đặt dấu thanh . -Gv viết mẫu chữ EM và nét móc của chữ m nối liền với thân chữ E. 4.Hs viết vào vở(15’) -Hs viết bài,Gv theo dõi và chấm bài và nhận xét. 5.Củng cố, dặn dò:(2’) -Gv nhận xét giờ học . -Nhắc nhở Hs viết còn chưa đẹp về luyện viết đẹp hơn . Thứ 6 ngày 17 tháng 10 năm 2008 Chính tả (Nghe viết ) Cô giáo lớp em I.Mục tiêu : -Hs nghe viết đúng khổ thơ 2,3 của bài thơ “Cô giáo lớp em”.Trình bày đúng các khổ thơ 5 chữ (Chữ đầu dòng cách lề vở 3 ô,giữa 2 khổ thơ cách 1 dòng). -Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có vần ui/uy, âm đầu tr/ch. III.Đồ dùng: Bảng phụ kẻ sẳn bài tập 2. III.Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ :(3’) -Hs viết bảng con,2 Hs lên bảng viết :huy hiệu, tiếng nói. -Hs và Gv nhận xét . 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài :(2’) b.Hướng dẫn nghe –viết (20’) *Hướng dẫn chuẩn bị : -Gv đọc đầu bài và hai khổ thơ cuối bài thơ “Cô giáo lớp em”. Hs đọc bài viết ở SGK -Gv nêu câu hỏi,Hs trả lời. ?Khi cô giáo dạy viết, gió và nắng thế nào ?Câu thơ nào cho thấy bạn Hs rất thích điểm mười cô cho -Hướng dẫn Hs nhận xét : ?Mỗi dòng thơ có mấy chữ (5 chữ ) ?Các con chữ đầu của mỗi dòng thơ viết thế nào (viết hoa ) -Hs viết bảng con :dạy, giảng, thoảng, ngắm mãi. -Hs lấy vở ra viết .Gv hướng dẫn cách trình bày:Khi viết các lùi vào 3ô tính từ ngoài lề vào. -Gv đọc, Hs viết bài . -Gv đọc thong thả để Hs khảo bài -Gv chấm bài và nhận xét . c.Hướng dẫn Hs làm bài tập :(7’) Bài 2:(miệng) Tìm các tiếng và từ ngữ thích hợp ở bảng sau : -Gv treo bảng phụ lên . -Hs trả lời .Gv chữa bài vd:th-uy-hỏi-thuỷ-thuỷ thủ Bài 3b:Tìm 2 từ ngữ có mang vần iên, 2 từ ngữ có tiếng mang vần iêng. M: con kiến, miếng mồi. -Hs làm vào vở .Gv chữa bài . 3.Củng cố, dặn dò:(2’) -Gv nhận xét giờ học . Toán 26 + 5 I.Mục tiêu : Giúp Hs :-Biết thực hiện phép cộng dạng 26 + 5(cộng có nhớ dưới dạng viết ). -Củng cố giải toán đơn về nhiều hơn, ít hơn và cách đo độ dài đoạn thẳng. II.Đồ dùng: -Bộ đồ dùng học toán III.Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ :(5’) -3Hs đọc thuộc bảng cộng 6 cộng với một số. -Gv nhận xét,ghi điểm. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài :(2’) b.Giới thiệu phép cộng dạng 26 + 5(10’) -Gv nêu bài toán :Có hai mươi sáu que tính, thêm năm que tính nữa .Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ? -Hs lấy que tính ra đặt lên bàn và trả lời câu hỏi . ?Hai mươi sáu gồm mấy chục và mấy đơn vị (Hai mươi sáu gồm hai chục và sáu đơn vị ) -Gv nói:Lấy thêm 5 que tính nữa đặt dưới 6 que tính rời và cho biết kết quả. -Hs thực hiện thao tác trên que và nêu cách làm. -Gv hướng dẫn cách tính cột dọc. 26 + 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1. 5 2 thêm 1 bằng 3, viết 3. 31 -Hs nhắc lại -Vậy 26 + 5 =31 c.Thực hành (15’) Bài 1:Tính 16 36 46 + + + 4 6 7 Hs làm bảng con.2Hs lên bảng làm ,Lớp và Gv chữa bài. Bài 2(Giảm tải) Bài 3:Hs đọc bài toán ?Bài toán cho biết gì(Tháng trước được 16 điểm mười , tháng sau nhiều hơn tháng trước 5 điểm mười) ?Bài toán hỏi gì(Hỏi tháng này tổ em được bao nhiêu điểm mười?) -Hs làm vào vở, 1Hs lên bảng làm -Gv chữa bài Bài giải Số điểm mười của tháng này là: 16 + 5 =21(điểm mười) Đáp số:21 điểm mười Bái 4:Hs làm (miệng ) -Ha đọc yêu cầu :Đo độ dài các đoạn thẳng AB, BC, AC: A B C 3.Chấm bài(5’) -Hs nộp bài .Gv chấmbài. 4.Củng cố,dặn dò:(2’) -Hs nhắc lại cách tính -Gv nhận xét giờ học. Tập làm văn Kể ngắn theo tranh .Luyện tập về thời khoá biểu I.Mục tiêu: 1.Rèn kĩ năng nghe và nói : -Dựa vào 4 tranh vẽ liên hoàn,kể được một câu chuyện đơn giản có tên “Bút của cô giáo”. -Trả lời một số câu hỏi về thời khoá biểucủa lớp. 2.Rèn kĩ năng viết :Biết viết t6hời khoá biểu ngày hôm sau của lớp theo mẫu đã học . II.Đồ dùng :Bảng phụ, bút . III.Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ :(5’) -Tiết trước ta học bài gì? -Hs trả lời .Gv nhận xét. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài :(2’) Hôm nay ta học bài Kể ngắn theo tranh .Luyện tập về thời khoá biểu . b.Hướng dẫn làm bài tập (25’) Bài 1:miệng -Hs mở SGK trang 62 và quan sát tranh ,đọc lời nhân vật ở mỗi tranh. -Gv cho Hs nêu nội dung của từng bức tranh. Tranh 1:Tường và Vân đang chuẩn bị làm bài.Tường nói tớ quên bút rồi.Vân nói nhưng tớ chỉ có một bút . Tranh 2:Cô giáo cho Tường mượn bút .Tường nói em cảm ơn cô ạ! Tranh 3:Hai em tiếp tục làm bài . Tranh 4:Tường được điểm mười .Mẹ rất vui. Tường liền nói bút của cô giáo -Hs kể lại toàn bộ câu chuyện .Gv cùng Hs nhận xét. Bài2:(Viết):Viết thời khoá biểu ngày hôm sau của lớp -Hs làm theo nhóm -Gv phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy, bút dạ -Hs các nhóm viết và đọc lên .Các nhóm nhận xét lẫn nhau -Gv nhận xét. Bái 3:Dựa vào bài tập 2, trả lời câu hỏi sau: ?Ngày mai có mấy tiết ?Đó là nhữngtiết nào ?Em cần mang những quyển sách gì -Gv nhận xét 3.Củng cố, dặn dò:(2’) -Hs nhắc lại nội dung tiết học -Gv nhận xét giờ học. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I.Mục tiêu: -Đánh giá hoạt động của tuần 6 về :Vệ sinh, nề nếp,học tập . -Kế hoạch tuần tới. -Làm vệ sinh lớp học. II.Hoạt động dạy học: 1.Đánh giá:(10’) -Các tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận . -Gv theo dõi. -Các tổ trưởng lên báo cáo trước lớp -Lớp trưởng nhận xét chung. -Gv nhận xét : +Về nề nếp :Các tổ đã thực hiện tốt . +Về học tập :Các em đạt điểm tốt như em :Hiệp, Trang, Hà, Báu và một số em còn chậm tiến như :Hải, Nhiên, Thái, Vương 2.Kế hoạch tới:(5’) -Tiếp tục duy trì nề nếp. -Học tập :Dành nhiều điểm tốt để chào mừng ngày 20/10 -Vệ sinh luôn sạch sẽ. 3.Làm vệ sinh lớp học :(15’) -Hs quét dọn lớp học, quét vàng nhện, Lau bàn ghế . -Gv nhận xét .
Tài liệu đính kèm: