Giáo án Lớp 1 tuần 29

Giáo án Lớp 1 tuần 29

TẬP ĐỌC

ĐẦM SEN (3 tiết )

A- MĐYC:

 1. HS đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu: s hoặc x (sen, xanh, xoè); có âm cuối t (mát, ngát, khiết, dẹt).

Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy.

2.- Ôn các vần en, oen; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần en, oen.

3.- Hiểu các từ ngữ trong bài: đài sen, nhị (nhuỵ), thanh khiết, thu hoạch, ngan ngát.

- Nói được vẻ đẹp của hoa, lá và hương sen.

 

doc 27 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
 Thứ hai, ngày 01 tháng 4 năm 2013
TẬP ĐỌC
ĐẦM SEN (3 tiết )
A- MĐYC: 
 1. HS đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu: s hoặc x (sen, xanh, xoè); có âm cuối t (mát, ngát, khiết, dẹt). 
Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy.
2.- Ôn các vần en, oen; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần en, oen.
3.- Hiểu các từ ngữ trong bài: đài sen, nhị (nhuỵ), thanh khiết, thu hoạch, ngan ngát.
- Nói được vẻ đẹp của hoa, lá và hương sen.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh minh họa bài. Bộ chữ rời.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 	Tiết 1
I/ KTBC:	 HS đọc bài Vì bây giờ mẹ mới về, trả lời câu hỏi ở SGK.
II/ BÀI MỚI:
1. GTB: GV giới thiệu và gb đề bài. 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc.
- GV đọc bài ở bảng, HS dò từng chữ một. Bài văn có mấy câu?
GV giao nhiệm vụ cho từng tổ: Tìm tiếng có âm s, x; vần oach, iêt. 
- HS tìm tiếng, đọc và phân tích các tiếng: xanh, sen, hoạch, khiết, ...
- GV hd đọc từ: (gạch chân)xanh mát, đài sen, thu hoạch, thanh khiết. GV giải nghĩa từ khó: đài sen (bộ phận phía ngoài cùng của hoa sen), nhị (nhuỵ: bộ phận sinh sản của hoa), thanh khiết (trong sạch), thu hoạch (lấy), ngan ngát (mùi thơm dịu, nhẹ). 
- Luyện đọc câu: mỗi câu đọc 2 em. HS tiếp nối đọc mỗi em một câu. GV chỉ câu bất kì cho HS đọc.
- Luyện đọc đoạn, bài: ? Bài chia làm mấy đoạn? (3 đoạn). Mỗi đoạn đọc 2 em. HS đọc nối tiếp đoạn. HS đọc theo nhóm và nhận xét.
 1 số HS đọc toàn bài. Lớp và GV nhận xét. Lớp đọc ĐT cả bài 1 lần.
 TiÕt 2
LuyÖn ®äc toµn bµi 
3. Ôn các vần en, oen.
- HS đọc yc 1: Tìm tiếng trong bài có vần en: sen. HS phân tích rút ra vần en, GV gb, HS đọc và pt: e + n. GV viết oen làm tương tự. 
- HS đọc yc 2. HS thi tìm nhanh tiếng ngoài bài có vần en, oen.
- HS đọc yc 3: Nói câu có chứa vần en, oen. HS xem tranh và đọc mẫu:
Những cây non em trồng đã bén rễ. Cái hố này đào nông choèn choẹt. 
HS tự tìm, đọc câu của mình. GV chữa cho HS nói trọn câu.
Tiết 3
4. Tìm hiểu bài và luyện nói.
a) Luyện đọc SGK: Luyện đọc câu, đoạn và cả bài.
b) Tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc bài. Lớp đọc thầm, TLCH: 
+ Khi nở, hoa sen trông đẹp như thế nào? (Cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhị vàng).
+ HS đọc câu văn tả hương sen. (Hương sen ngan ngát, thanh khiết.)
- GV đọc diễn cảm lại bài văn.
- 2 - 3 HS đọc lại. GV nhắc các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu: chấm, phẩy.
c) Luyện nói: (Nói về sen).
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- 1 HS nhìn tranh và mẫu trong SGK, thực hành nói tiếp về sen. (Cây sen mọc trong đầm. Lá sen màu xanh mát. Cánh hoa màu đỏ nhạt, đài và nhị màu vàng. Hương sen thơm ngát, thanh khiết nên sen thường được dùng để ướp trà.)
- Nhiều HS thực hành luyện nói.
VD: Cây sen mọc giữa đầm lầy. Lá màu xanh mát. Cánh hoa đỏ nhạt, khi nở thì xoè ra, phô đài sen và nhị vàng. Hương sen thơm - mùi thơm ngan ngát, thanh khiết. Vì vậy, người ta thường nói sen là một loài hoa "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
- Lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua.
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và tuyên dương HS.
- VN luyện đọc cho thật lưu loát, trôi chảy bài Hoa ngọc lan.
Chuẩn bị bài sau Ai dậy sớm
*********************
 TOÁN
Tiết 110: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100 (Cộng không nhớ)
A- MỤC TIÊU: Bước đầu giúp HS:
- Biết đặt tính rồi làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100.
- Củng cố về giải toán và đo độ dài. - Giáo dục HS yêu thích môn Toán.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Các bó, mỗi bó 1 chục que tính và 1 số que tính rời.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I/ KTBC: Đặt tính rồi tính: 20 + 50; 80 - 30.
II/ BÀI MỚI: GV giới thiệu bài và gb đề bài.
1. Giới thiệu cách làm tính cộng (không nhớ)
a) Dạng 35 + 24: (số có hai chữ số cộng với số có hai chữ số)
B1: GV và HS cùng thực hiện que tính:
+ Lấy 3 bó và 5 que rời. ? Có mấy chục và mấy đơn vị? - GV ghi bảng. ? Có 3 chục, 5 đơn vị ta ghi số bao nhiêu? - 35.
+ Lấy 2 bó và 4 que tính - Cách tiến hành như trên.
+ Gộp lại ta có: 5 chục và 9 đơn vị. GV viết bảng cho HS xem. 
B2: Hướng dẫn HS thực hành viết ở bảng lớp.
 	Viết hàng chục thẳng với hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị
	Cộng từ phải sang trái: 5 + 4 = 9 viết 9, 3 + 2 = 5 viết 5.
b) Dạng 35 + 20 (số có hai chữ số cộng với số tròn chục) HS làm tương tự.
c) Dạng 35 + 2 (số có hai chữ số cộng với số có một chữ số) Tương tự.
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính theo cột dọc.
- HS làm mẫu 1 số bài ở bảng sau đó làm vào vở. GV theo dõi, sửa sai.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
- HS làm mẫu: 6 + 43. Sau đó tiếp tục làm vào vở. GV theo dõi, sửa sai.
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu: Giải bài toán.
- HS đọc bài toán, phân tích sau đó giải vào vở. GV theo dõi.
- Chữa bài: 1 HS làm bảng lớp. Lớp nhận xét.
Bài 4: 	
- HS nêu yêu cầu: Đo đoạn thảng, viết đoạn dài ...
- HS tiến hành đo và ghi đt dài, ngắn: 5cm và 3cm. 
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chấm bài, nhận xét.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. VN học bài và xem bài sau.
ĐẠO ĐỨC
Bài 13: CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT.-(Tiết 2 )
A- MỤC TIÊU: 1.HS hiểu:- Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay
- Cách chào hỏi, tạm biệt. - Ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt.
- Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt, đối xử của trẻ em.
2. HS có thái độ: - Tôn trọng, lễ độ với mọi người.
- Quý trọng những bạn biết chào hỏi, tạm biệt đúng.
3. HS có kĩ năng, hành vi:
- Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng.
- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Vở bài tập đạo đức. Điều 2 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
 Tiết 2
Khởi động: HS hát bài "Con chim vành khuyên".
HĐ1: HS làm bài tập 2.
- GV nêu yêu cầu bt. HS làm bài rồi chữa bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kl: T1: Các bạn cần chào hỏi thầy giáo, cô giáo.
	T2: Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách.
HĐ2: Thảo luận nhóm (bài tập 3).
- GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận bài tập 3.
- HS thảo luận. Đại diện nhóm trình bày. Lớp trao đổi, bổ sung.
- GV kết luận: Không nên chào hỏi một cách ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện, trong rạp hát, rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn. trong những tình huống như vậy, em có thể chào bạn bằng cách ra hiệu gật đầu , mỉm cười và giơ tay vẫy.
HĐ3: Đóng vai theo bài tập 1.
- GV giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm.
- HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai. -Các nhóm lên đóng vai.
- HS thảo luận, rút kinh nghiệm về cách đóng vai của các nhóm.
- GV chốt lại cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống.
HĐ4: HS tự liên hệ.
- GV yêu cầu HS liên hệ.
- HS tự liên hệ.
- GV khen những HS đã thực hiện tốt bài học và nhắc nhở những em còn chưa thực hiện tốt.
GV nhận xét tiết học. VN xem tiết sau.	
********************
ĐẠO ĐỨC
Bài 13: CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT.-(Tiết 2 )
A- MỤC TIÊU: 1.HS hiểu:- Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay
- Cách chào hỏi, tạm biệt. - Ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt.
- Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt, đối xử của trẻ em.
2. HS có thái độ: - Tôn trọng, lễ độ với mọi người.
- Quý trọng những bạn biết chào hỏi, tạm biệt đúng.
3. HS có kĩ năng, hành vi:
- Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng.
- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Vở bài tập đạo đức. Điều 2 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
 Tiết 2
Khởi động: HS hát bài "Con chim vành khuyên".
HĐ1: HS làm bài tập 2.
- GV nêu yêu cầu bt. HS làm bài rồi chữa bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kl: T1: Các bạn cần chào hỏi thầy giáo, cô giáo.
	T2: Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách.
HĐ2: Thảo luận nhóm (bài tập 3).
- GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận bài tập 3.
- HS thảo luận. Đại diện nhóm trình bày. Lớp trao đổi, bổ sung.
- GV kết luận: Không nên chào hỏi một cách ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện, trong rạp hát, rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn. trong những tình huống như vậy, em có thể chào bạn bằng cách ra hiệu gật đầu , mỉm cười và giơ tay vẫy.
HĐ3: Đóng vai theo bài tập 1.
- GV giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm.
- HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai. -Các nhóm lên đóng vai.
- HS thảo luận, rút kinh nghiệm về cách đóng vai của các nhóm.
- GV chốt lại cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống.
HĐ4: HS tự liên hệ.
- GV yêu cầu HS liên hệ.
- HS tự liên hệ.
- GV khen những HS đã thực hiện tốt bài học và nhắc nhở những em còn chưa thực hiện tốt.
GV nhận xét tiết học. VN xem tiết sau.
***********************************************************
 Thứ ba , ngày 02 tháng 4 năm 2013
MÜ thuËt:
 VÏ tranh ®µn gµ con
 Gi¸o viªn bé m«n
*****************
TOÁN
Bài 111: LUYỆN TẬP (Trang 156)
A- MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố về làm tính cộng các số trong phạm vi 100 (cộng không nhớ). Tập đặt tính rồi tính.
- Tập tính nhẩm (trong trường hợp phép cộng đơn giản) và nhận biết bước đầu về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Củng cố về giải toán và đo độ dài đoạn thẳng.
- Giáo dục HS yêu thích học Toán.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh ở SGK.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I/ KTBC: Đặt tính rồi tính: 34 + 25; 67 + 2.
II/ BÀI MỚI: GV giới thiệu và ghi bảng đề bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu rồi làm vào vở. GV theo dõi uốn nắn.
- Chữa bài: 3 HS làm bảng lớp. Lớp nhận xét.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu: Tính nhẩm.
- HS suy nghĩ rồi tiếp nối trả lời kết quả.
- GV nhận xét. HS nào sai thì dừng lại sửa ngay.
Bài 3: 
- HS đọc bài toán, phân tích. GV tóm tắt bài toán lên bảng.
- HS giải bài toán vào vở. 1 HS làm bảng lớp. Lớp nhận xét.
Tóm tắt:	Bài giải:
Có:	21 bạn gái	Số bạn lớp em là:
Và:	14 bạn trai	21 + 14 = 35 (bạn)
Có tất cả: ... bạn?	35 bạn.
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm.
- HS vẽ vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- Chữa bài: 2 HS vẽ bảng lớp. Lớp nhận xét.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS khá giỏi.
- VN học bài và xem trước bài sau.
****************
CHÍNH TẢ
HOA SEN
A- MĐYC:
- HS chép lại chính xác, trình bày đúng bài ca dao Hoa sen.
- Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần en hay oen, điền chữ g hay gh.
- Nhớ quy tắc chính tả: gh + i, ê, e.
- Giáo dục HS giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Bảng phụ, bảng nam châm. VBT.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I/ KTBC:
GV kiểm tra bài viết ở nhà của HS. 
2 HS làm bài tập 2: Điền vần iêu hay yêu? Bài tập 3: Điền chữ c hay k.
II/ BÀI MỚI:
1. GTB:
GV giới thiệu và gb đề bài.
2. Hướng dẫn HS tập chép.
- GV treo bảng bài ca dao Hoa sen.
- 2, 3 HS nhìn bảng đọc lại bài. 
- Lớp đọc thầm lại đoạn văn, tìm những tiếng các em dễ viết sai.
- HS chỉ bảng đọc những tiếng mà HS dễ viết sai: trong, trắng, chen, xanh,... HS viết b ...  ra sự giống nhau (khác nhau) giữa các cây; giữa các con vật.
- HS làm việc. GV giúp đỡ và kiểm tra.
B2: - Từng nhóm cử đại diện lên trình bày. Các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm đang trình bày.
Kl:- Có nhiều loại cây như cây rau, hoa, gỗ. Các loại cây này khác nhau về hình dạng, kích thước ... Nhưng chúng đều có rễ, thân, lá, hoa.
- Có nhiều loại ĐV khác nhau về hình dạng, kích thước, nơi sống ... Nhưng chúng đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển.
HĐ2: Trò chơi: "Đố bạn cây gì, con gì?".
 Mục tiêu: - HS nhớ lại những đặc điểm chính của các cây và con vật đã học.
	 - HS được thực hành kĩ năng đặt câu hỏi.
Tiến hành: B1: - GV hướng dẫn cách chơi:
+ 1 HS được GV đeo cho 1 tấm bìa có hình vẽ 1 cây rau (1 con) ở sau lưng, em đó không biết cây hay con gì nhưng cả lớp biết rõ.
+ HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi (đúng/ sai) để đoán xem đó là gì. Lớp trả lời đúng hoặc sai.
B2: GV cho HS chơi thử.
B3: HS chơi theo nhóm để nhiều em được tập đặt câu hỏi.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- HS mở SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. VN học bài và xem bài sau.
*****************
SINH HOẠT
	LỚP
A- MỤC TIÊU:
- Đánh giá ưu, khuyết điểm trong tuần.
- Kế hoạch cho tuần tới.
- Giáo dục HS có ý thức xây dựng tập thể.
B- SINH HOẠT.
1. Đánh giá:
- Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, bố mẹ và người lớn. Việc nói tục, chửi bậy giảm hẳn
- Học tập: Các em đã đi vào nề nếp học bài ở nhà trước khi đến lớp, làm bài đầy đủ. Việc ôn bài 15' đầu giờ thường xuyên, có kết quả.
 -TD, vệ sinh: Đã đi vào khuôn khổ song 1 số em ra còn chậm. Tập họp ra vào lớp đôi lúc ch­a nhanh. Vệ sinh c¸ nh©n ch­a tèt l¾m.
2. Phương hướng:
- Tiếp tục duy trì nề nếp, khắc phục những tồn tại mắc phải. 
- Học chương trình tuần 30
- Vệ sinh lớp cũng như cá nhân sạch sẽ, áo quần gọn gàng sạch sẽ.
 NhËn xÐt cña tæ chuyªn m«n
 Chiều thứ tư
TIẾNG VIỆT
BÀI TẬP (Mời vào)
A- MỤC TIÊU:
- Giúp HS làm đúng các dạng bài tập. 
- Luyện HS đọc bài thành thạo.
- Giáo dục HS tính chịu khó, cẩn thận khi làm bài.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I/ KTBC: HS đọc thuộc bài Mời vào.
HS tìm tiếng mới có vần: ong viết vào bảng con. GV gb luyện đọc cho HS.
II/ BÀI MỚI: GV giới thiệu bài và gb đề bài.
1. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài: Viết tiếng trong bài có vần ong?
- HS đọc bài và làm mẫu: trong. HS làm bài tập vào vở.
- Chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu: Viết tiếng ngoài bài:
+ Có vần ong: mong ước, nòng súng, cổ họng, ...
+ Có vần oong: boong tàu, cái xoong, ba toong ...
- HS nêu mẫu 1 vài từ sau đó làm vào vở bt. GV theo dõi, sửa sai cho HS
- Chữa bài: HS đọc lại bài. 
Chú ý: Các từ có vần oong gặp rất ít.
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu: Ghi dấu x vào trước ý trả lời đúng.
- HS đọc bài, đánh dấu. GV theo dõi, chữa bài.
- HS đọc bài. Lớp nhận xét.
+ Thỏ. 	+ Nai. 	+ Gió.	
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu: Gió được chủ nhà mời vào để:
- HS ghi dấu x vào ô trống có ý đúng..
- HS đọc trước lớp ý của mình. Lớp nhận xét.
Chữa bài: Ý 2 và 3.
2. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học bài và chuẩn bị bài sau.
CHÍNH TẢ
MỜI VÀO
A- MỤC TIÊU:
- Giúp HS viết đúng lỗi chính tả của bài. Làm đúng các dạng bài tập.
- Luyện HS viết đúng, đều và đẹp.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Chép bài tập ở bảng phụ.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I/ KTBC: 
 HS đọc thuộc bài Mời vào.
II/ BÀI MỚI: GV giới thiệu và gb đề bài.
1. Hướng dẫn HS viết chính tả.
- GV đọc đoạn cần viết cho cả lớp nghe. 
- HS đọc thầm tìm tiếng khó viết vào bảng con: xem gạc, kiễng chân, soạn sửa, quạt mát, buồm thuyền. GV sửa sai cho HS.
- GV đọc chậm cho từng cụm từ cho HS viết vào vở. Chú ý tư thế ngồi viết.
- GV đọc lại bài, HS dò bài, lấy bút chì gạch chân chữ sai.
- HS đổi vở dò bài nhau.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
GV chép bài tập ở bảng phụ.
- HS nêu yêu cầu: Điền ong hay oong?
- HS làm bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- Chữa bài: boong tàu, mong.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét, tuyên dương.
- VN viết lại bài và chuẩn bị bài sau.
 TOÁN
BÀI TẬP (Luyện tập)
A- MỤC TIÊU:
- Giúp HS làm đúng các dạng bài tập
- Luyện cho HS giải thành thạo các bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS yêu thích môn Toán.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bút, vở bài tập. Tranh ở vở bài tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI MỚI: GV giới thiệu bài và gb đề bài.
1.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính.
- HS tính kết quả vào vở. GV theo dõi, sửa sai.
- Chữa bài: HS đọc bài của mình. Lớp nhận xét.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu: Tính.
- HS tính nhẩm rồi viết kết quả vào vở, chú ý viết cả tên đơn vị cm.
- Chữa bài: 2 HS làm bảng lớp. Lớp và GV nhận xét.
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu: Đúng ghi đ, sai ghi s.
- HS tính lại các phép tính, quan sát cách đặt tính xem phép nào đúng thì điền đ, phép nào sai thì điền s.
- Chữa bài: HS đọc bài. Lớp nhận xét.
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu: Giải bài toán.
- HS đọc bài toán, phân tích đề toán, tìm cách giải vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn. 1 HS làm bảng lớp.
- HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
Bài giải:
	Cả hai đoạn thẳng dài là:
	15 + 14 = 29 (cm)
	Đáp số: 29 cm.
2. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét, tuyên dương những HS làm tốt.
- VN học bài, làm lại bài. Xem bài sau.
THỦ CÔNG
Bài: CẮT, DÁN HÌNH TAM GIÁC (T2)
A- MỤC TIÊU: 
- HS biết cách kẻ, cắt, dán hình tam giác.
- HS cắt, dán được hình tam giác theo 2 cách.
- Giáo dục HS cẩn thận khi thực hành. 
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
1.GV: 1 hình tam giác bằng giấy màu dán trên nền tờ giấy trắng kẻ ô.
2.HS: 1 tờ giấy màu có kẻ ô, 1 tờ giấy vở HS, vở thủ công. Bút chì, thước kẻ, hồ dán.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC: 
GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
II/ BÀI MỚI: GV giới thiệu bài và gb đề bài.
GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. HS thực hành:
- GV nhắc lại cách kẻ hình tam giác (theo 2 cách)
- HS thực hành kẻ, cắt, dán hình giác theo trình tự:
HS kẻ hình chữ nhật có độ dài các cạnh dài là 8 ô và cạnh ngắn 7 ô, sau đó kẻ hình tam giác như hình mẫu (theo 2 cách).
Cắt rời và dán sản phẩm vào vở thủ công.
- GV nhắc HS phải ướm thử sản phẩm vào vở thủ công trước, sau đó bôi lớp hồ mỏng, đặt dán cân đối và miết phẳng. GV theo dõi, giúp đỡ.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập của HS.
- VN chuẩn bị giấy màu, giấy kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để học bài "Cắt, dán hàng rào đơn giản".
Chiều thứ hai
TIẾNG VIỆT
BÀI TẬP (Đầm sen)
A- MỤC TIÊU:
- Giúp HS làm tốt các dạng bài tập.
- Luyện HS đọc bài thành thạo.
- Giáo dục HS tính chịu khó, cẩn thận khi làm bài.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I/ KTBC: - HS đọc bài Đầm sen.
	- Viết bảng con: xanh mát, thanh khiết, xanh thẫm.
II/ BÀI MỚI: GV giới thiệu bài và gb đề bài.
1. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài: Viết tiếng trong bài có vần en?
- HS đọc thầm và làm bài.
- Chữa bài: HS đọc bài làm của mình: sen. Lớp nhận xét.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu: Viết tiếng ngoài bài có vần en, oen.
- HS tìm và làm vào vở.
- Chữa bài: HS tiếp nối đọc bài. Lớp nhận xét. GV chon từ hay luyện đọc cho HS.
En: men rượu, ven đê, khen ngợi, ...
Oen: hoen rỉ, nhoẻn cười, ...
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu.
- HS chọn ý đúng đánh vào ô trống. GV theo dõi, nhắc nhở.
- HS đọc bài. Lớp nhận xét. (Cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhị vàng.)
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc lại bài tìm câu văn tả hương sen trong bài viết vào vở.
- HS đọc bài của mình. Lớp nhận xét.
2. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học bài và chuẩn bị bài sau.
CHÍNH TẢ
HOA SEN
A- MỤC TIÊU:
- Giúp HS viết đúng lỗi chính tả của bài. Làm đúng các dạng bài tập.
- Luyện HS viết đúng, đều và đẹp.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I/ KTBC: 
 HS đọc bài Đầm sen.
II/ BÀI MỚI: GV giới thiệu và gb đề bài.
1. Hướng dẫn HS viết chính tả.
- GV đọc đoạn cần viết cho cả lớp nghe.
- HS đọc thầm và tìm tiếng khó viết vào bảng con: bông trắng, chen, lá xanh, hôi tanh, ... GV chữa sai.
- GV đọc chậm cho từng câu thơ cho HS viết vào vở. Chú ý tư thế ngồi viết.
- GV đọc lại bài, HS dò bài, lấy bút chì gạch chân chữ sai.
- HS đổi vở dò bài nhau.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Tìm từ, tiếng có chứa vần en, oen.
- HS tìm và viết vào vở, mỗi vần 3 đến 5 từ.
- HS đọc các từ mình tìm được.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét, tuyên dương.
- VN viết lại bài và chuẩn bị bài sau.
 TOÁN
BÀI TẬP (Phép cộng trong phạm vi 100)
A- MỤC TIÊU:
- Giúp HS làm đúng các bài tập
- Giáo dục HS yêu thích môn Toán.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bút, vở bài tập. Tranh ở vở bài tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI MỚI: GV giới thiệu bài và gb đề bài.
1.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc lại bài làm của mình. 3 HS làm bảng. Lớp nhận xét.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính (theo mẫu):
- HS quan sát mẫu rồi làm các bài còn lại vào vở. GV theo dõi.
- 4 HS làm bảng. Lớp nhận xét.
Bài 3:
- HS đọc bài toán, phân tích đề toán.
- GV ghi bảng tóm tắt.
- HS giải vào vở. GV theo dõi.
- Chữa bài: HS đọc bài giải của mình. Lớp nhận xét.
Tóm tắt:	Bài giải:
Có:	38 cây cam	Số cây tất cả là:
Và: 	20 cây bưởi	38 + 20 = 58 (cây)
Có tất cả: ... cây?	Đáp số: 58 cây.
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu: Đo độ dài các đoạn thẳng rồi viết số đo.
- HS thực hành đo. GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng lớp.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
2. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét, tuyên dương những HS làm tốt.
- VN học bài, làm lại bài. Xem bài sau.
SINH HOẠT
LỚP
A- MỤC TIÊU:
- Đánh giá ưu, khuyết điểm trong tuần.
- Kế hoạch cho tuần tới.
- Giáo dục HS có ý thức xây dựng tập thể.
B- SINH HOẠT.
1. Đánh giá:
- Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, bố mẹ và người lớn. Việc nói tục, chửi bậy giảm hẳn. Một số em đưa đồ chơi đến lớp làm lớp mất tập trung 
- Học tập: Các em đã đi vào nề nếp học bài ở nhà trước khi đến lớp, làm bài đầy đủ. Việc ôn bài 15' đầu giờ thường xuyên, có kết quả.
 -TD, vệ sinh: Đã đi vào khuôn khổ song 1 số em ra còn chậm. Tập họp ra vào lớp đôi lúc còn lộn xộn. Vệ sinh còn bẩn, nhác vệ sinh.
2. Phương hướng:
Tiếp tục duy trì nề nếp, khắc phục những tồn tại mắc phải. Thu nộp tiền tháng 4 và tiền còn thiếu đúng chỉ tiêu của trường đề ra. Vệ sinh lớp cũng như cá nhân sạch sẽ, áo quần gọn gàng. Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29s.doc