Giáo án Lớp 1 Tuần 6

Giáo án Lớp 1 Tuần 6

TIẾNG VIỆT (51-52)

P – PH – NH

I/ Mục tiêu:

 Học sinh dọc và viết được p, ph, nh, phố xá, nhà lá.

 Đọc được câu ứng dụng: Nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù

 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.

II/ Chuẩn bị:

 Giáo viên: Tranh.

 Học sinh: Bộ ghép chữ, sách, bảng con.

III/ Hoạt động dạy và học:

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:aa

-Học sinh đọc viết: s, r, ch, kh, k, x, rổ khế, sở thú, thi vẽ, cá kho, kẻ vở, xe chỉ, củ sả, lụ khụ (Đăng, Thuỳ, Dờm)

-Đọc bài SGK. (Trâm, Phụng).

 

doc 25 trang Người đăng vultt Lượt xem 1788Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
 Ngày soạn: 9 / 10 / 2006
	Ngày dạy: Thứ hai 9/ 10 / 2006
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
( Chào cờ đầu tuần)
**************************************
TIẾNG VIỆT (51-52) 
P – PH – NH
I/ Mục tiêu:
v Học sinh dọc và viết được p, ph, nh, phố xá, nhà lá.
v Đọc được câu ứng dụng: Nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù
v Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Tranh.
v Học sinh: Bộ ghép chữ, sách, bảng con.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:aa
-Học sinh đọc viết: s, r, ch, kh, k, x, rổ khế, sở thú, thi vẽ, cá kho, kẻ vở, xe chỉ, củ sả, lụ khụ (Đăng, Thuỳ, Dờm)
-Đọc bài SGK. (Trâm, Phụng).
 3/Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Tiết 1:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài: p, ph, nh.
*Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm 
+ Âm p :
-Giới thiệu bài và ghi bảng: p ,cho HS nhận diện
- Ghi bảng chữ p, cho HS nhận diện.
- Cho HS so sánh âm p và chữ p
-Giáo viên phát âm mẫu p (Uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh),
-Hướng dẫn học sinh phát âm p
-Hướng dẫn học sinh gắn bảng p
+Âm ph :
-Giới thiệu và ghi bảng ph.
H: Chữ ph gồm mấy âm ghép lại?
-Hướng dẫn học sinh gắn bảng : ph
-Hướng dẫn gắn tiếng phố
-Hướng dẫn học sinh phân tích tiếng phố.
-Hướng dẫn học sinh đánh vần: phờ – ô – phô – sắc – phố.
-Gọi học sinh đọc : phố.
-Hướng dẫn học sinh đọc phần 1.
+ Âm nh :Hướng dẫn tương tự
- - Gọi học sinh đọc: nhà.
-Gọi học sinh đọc toàn bài
*Trò chơi giữa tiết:
* Viết bảng con.
-Giáo viên vừa viết vừa hướng dẫn qui trình: p, ph, nh, phố, nhà (Nêu cách viết).
-Giáo viên nhận xét, sửa sai.
-Hướng dẫn học sinh đọc
*Hoạt động 3: Ghép chữ và đọc 
 phở bò	nho khô	
 phá cổ	nhổ cỏ
-Gọi học sinh phát hiện tiếng có âm ph – nh, giáo viên giảng từ.
-Hướng dẫn học sinh đọc từ.
-Hướng dẫn học sinh đọc toàn bài.
*Nghỉ chuyển tiết:
Tiết 2:
*Hoạt động 4: Luyện đọc.
-Học sinh đọc bài tiết 1.
-Treo tranh
H : Tranh vẽ gì?
Giới thiệu câu ứng dụng : Nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.
-Giảng nội dung câu ứng dụng.
H: Tìm tiếng có âm vừa học?
-Gọi học sinh đọc câu ứng dụng. 
*Hoạt động 5: Luyện viết.
-Giáo viên viết mẫu vào khung và hướng dẫn cách viết: p, ph, nh, phố, nhà
-Giáo viên quan sát, nhắc nhờ.
-Thu chấm, nhận xét.
*Trò chơi giữa tiết:
*Hoạt động 6: Luyện nói theo chủ đề: Chợ, phố, thị xã.
-Treo tranh:
H: Tranh vẽ gì?
H: Chợ là nơi để làm gì?
H: Chợ có gần nhà em không, nhà em ai hay đi chợ?
H: Em được đi phố chưa? Ở phố có những gì?
H: Em có biết, nghe ở Tỉnh ta có thị xã gì? Em đã đến đó chưa?
H: Em đang ở thuộc thị xã, thị trấn hay vùng nông thôn?
-Nhắc lại chủ đề : Chợ, phố, thị xã.
* Đọc bài trong sách giáo khoa.
Nhắc đề.
- HS nhận diện
- HS nhận diện
- HS so sánh
- HS theo dõi
Đọc cá nhân,lớp.
 Gắn bảng p.
Hai âm : p+ h
 Gắn bảng: phố
ph đứng trước, ô đứng sau, dấu sắc trên âm ô: cá nhân,lớp 
Đọc cá nhân, lớp.HS yếu đọc nhiều lần
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Hát múa.
Lấy bảng con.
p : Viết nét xiên phải, nối nét xổ thẳng, rê bút viết nét móc 2 đầu.
ph: viết chữ pê (p), nối nét viết chữ hát (h).
nh: Viết chữ en nờ (n), nối nét viết chữ hát (h).
 phố: viết chữ pê (p), nối nét viết chữ hát (h), lia bút viết chữ o, lia bút viết dấu mũ trên chữ o, lia bút viết dấu sắc trên chữ ô.
nhà: Viết chữ en nờ (n), nối nét viết chữ hát (h), lia bút viết chữ a, lia bút viết dấu huyền trên chữ a.
Học sinh viết bảng con.
Đọc cá nhân, lớp.
Học sinh lên gạch chân tiếng có ph - nh: phở, phá, nho, nhổ (2 em đọc).
Đọc cá nhân, lớp.
Đọc cá nhân, lớp.
Hát múa.
Đọc cá nhân, lớp.
Quan sát tranh.
Nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.
Đọc cá nhân: 2 em
Lên bảng dùng thước tìm và chỉ âm vừa mới học(nhà, phố)
Đọc cá nhân, lớp.
Lấy vở tập viết.
Học sinh viết từng dòng.
Chợ, phố, thị xã.
Mua, bán các hàng hóa phục vụ đời sống.
Tự trả lời.
Tự trả lời. Ở phố có nhiều nhà cửa, xe cộ, hàng quán...
Thị xã Bảo Lộc.
Tự trả lời. Đang ở vùng nông thôn .
Đọc cá nhân, lớp.
Đọc cá nhân, lớp.
 4/ Củng cố:
 -Chơi trò chơi tìm tiếng mới có p – ph – nh: Sa Pa, phì phò, nha sĩ...
 5/ Dặn dò:
 -Dặn HS học thuộc bài p – ph – nh.
***********************************
ĐẠO ĐỨC(6)
GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (T2)
I/ Mục tiêu:
v Học sinh hiểu trẻ em có quyền học hành.
v Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình.
v Học sinh hiểu biết và giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Sách, tranh.
v Học sinh: Sách bài tập, màu.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn địn lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng(Nhoèn, Dọi)
H: Tuần trước học bài gì? (Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập)
H: Cần phải giữ gìn đồ dùng học tập như thế nào? (Không làm giây bẩn, viết vẽ bậy ra sách vở, không xé sách vở, không lấy đồ dùng để nghịch).
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Hoạt động 1: Thi sách vở ai đẹp 
Yêu cầu học sinh để sách vở lên bàn để thi.
-Giáo viên và lớp trưởn g đi chấm, công bố kết quả và khen những em giữ gìn sách vở, đồ dùng sạch đẹp.
*Hoạt động 2:Sinh hoạt văn nghệ 
-Giáo viên hát bài: “Sách bút thân yêu ơi”.
-Hướng dẫn học sinh hát từng câu, cả bài.
-Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các em.
*Hoạt động 3:Đọc thơ 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu thơ:
 Muốn cho sách vở đẹp lâu
Đồ dùng bền mãi, nhớ câu giữ gìn.
-Giáo viên đọc mẫu.
-Tuyên dương em đọc thuộc.
*Hoạt động 4: Nêu kết luận chung.
+Cần phải giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
+Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của chính mình.
-Gọi học sinh nhắc lại từng ý.
Học sinh để sách vở, đồ dùng lên bàn để thoi4
Vở sạch đẹp, đồ dùng đầy đủ giữ gìn còn mới là đạt yêu cầu.
- HS theo dõi
Hát đồng thanh, cá nhân.
Cả lớp hát lại toàn bài 2 lần.
- HS theo dõi, Đọc theo
- Đọc cá nhân.
Lắng nghe.
-Mỗi ý cho 4 em nhắc lại.
1 em nhắc lại kết luận chung.
4/ Củng cố:
H: Các em phải giữ gìn sách vở và đồ dùng như thế nào? 
5/ Dặn dò:
-Cần thực hiện tốt việc giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.	
****************************************
TOÁN(21)
SỐ 10
I/ Mục tiêu:
v Học sinh có khái niệm ban đầu về số 10.
v Biết đọc, viết số 10. Đếm và so sánh số trong phạm vi 10. Nhận biết số lượng trong phạm vi 10. Vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
v Giáo dục cho học sinh ham học toán.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Sách, các số 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 – 10, 1 số tranh, mẫu vật.
v Học sinh: Sách, bộ số, vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Nus, Thương, Thích)
0 . 9 0 . 6	 8  0
	 0 . 0
0 . . . . 5 . . 8 .	. . 7 . . 4 . . 1 .
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Giới thiệu bài: Số 10.
*Hoạt động 1:
-Treo tranh:
H: Có mấy bạn làm rắn?
H: Mấy bạn làm thầy thuốc?
H: Tất cả có mấy bạn?
-Hôm nay học số 10. Ghi đề.
*Hoạt động 2: Lập số 10.
-Yêu cầu học sinh lấy 10 hoa.
-Yêu cầu gắn 10 chấm tròn.
-Giáo viên gọi học sinh đọc lại.
H: Các nhóm này đều có số lượng là mấy?
-Giới thiệu 10 in, 10 viết.
-Yêu cầu học sinh gắn chữ số 10.
-Nhận biết thứ tự dãy số: 0 -> 10.
-Yêu cầu học sinh gắn dãy số 0 -> 10, 
10 -> 0.
-Trong dãy số 0 -> 10. 
H: Số 10 đứng liền sau số mấy?
*Hoạt động 3: Vận dụng thực hành.
-Hướng dẫn học sinh mở sách.
Bài 1:
 Hướng dẫn viết số 10.
Viết số 1 trước, số 0 sau.
Bài 2: 
 Viết số thích hợp vào ô trống
-Hướng dẫn học sinh đếm số cây nấm trong mỗi nhóm rồi điền kết quả vào ô trống.
 - Gọi HS lên bảng làm, cho lớp làm bài vào vở 
- GV nhận xét, sửa
 Bài 3: 
-Nêu yêu cầu.
-Cho học sinh nêu cấu tạo số 10.
H: Ô 1, nhóm bên trái có mấy chấm tròn? Nhóm bên phải có mấy chấm tròn? Cả 2 nhóm có mấy chấm tròn?
-Vậy 10 gồm mấy và mấy.
-Các ô sau gọi học sinh nêu cấu tạo số 10.
 Bài 4: 
Viết số thích hợp vào ô trống.
-Điền số theo dãy số đếm xuôi và đếm ngược.
- Gọi HS lên bảng làm, cho lớp làm bài vào vở Bài 5: 
Khoanh tròn vào số lớn nhất theo mẫu.
- Gọi HS lên bảng làm, cho lớp làm bài vào vở.
-Thu 1 số bài chấm, nhận xét.
Quan sát.
9 bạn.
1 bạn.
10 bạn.
Nhắc lại.
Gắn 10 hoa: Đọc cá nhân.
Gắn 10 chấm tròn.
Gắn 10 hoa và đọc.
Đọc có 10 chấm tròn.
Là 10.
Gắn chữ số 10. Đọc: Mười: Cá nhân, đồng thanh.
Gắn 0 1 2 3 4 5 67 8 9 10	Đọc.
 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0	Đọc.
Sau số 9.
Mở sách làm bài tập.
Viết 1 dòng số 10.
Nghe hướng dẫn.
Làm bài.
HS làm bài
Điền số.
Ô 1: 9 chấm tròn.
Ô 2: 1 chấm tròn.
Có tất cả: 10 chấm tròn.
10 gồm 1 và 9, gồm 9 và 1.
10 gồm 2 và 8, gồm 8 và 2.
10 gồm 3 và 7, gồm 7 và 3.
10 gồm 4 và 6, gồm 6 và 4.
10 gồm 5 và 5.
Học sinh làm, đọc lại.
- HS làm bài, nhận xét bài của bạn
- HS làm bài
Nhận xét và khoanh số.
	10 	và	 6
4/ Củng cố:-Chơi trò chơi “Nhận biết số lượng là 10”
5/ Dặn dò:-Dặn học sinh về học ********************************************************************************
 Ngày soạn:9/10/2005
	Ngày dạy: Thứ ba 10 /10/2006
TIẾNG VIỆT(53-54)
G – GH
I.Mục tiêu:
-Học sinh dọc và viết được g, gh, gà ri, ghế gỗ.
-Nhận ra các tiếng có âm g - gh. Đọc được từ, câu ứng dụng: Nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đe ...  cắn vật cứng...
*Trò chơi giữa tiết:
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh cách đánh răng.
-Giáo viên thực hiện trên mô hình răng
- Gọi 1 số em lên thực hiện đánh răng trên mô hình
Đọc đề.
2 học sinh 1 nhóm.
2 em quay vào nhau, xem hàm răng của nhau. Nhận xét xem răng của bạn như thế nào?
Các nhóm trình bày.
Lắng nghe, nhắc lại.
Mở sách xem tranh trang 14, 15.
2 em trao đổi. Việc nào đúng, việc nào sai? Tại sao?
Lên trình bày.
Đánh răng vào buổi tối, buổi sáng...
Vì dễ bị sâu răng.
Đi đến nha sĩ khám...
Nhắc lại.
Hát múa.
Quan sát.
1 số em lên thực hành đánh răng trên mô hình răng.
4/ Củng cố:
-Học sinh nêu cách chăm sóc, bảo vệ răng.
5/ Dặn dò:
-Thực hành hàng ngày bảo vệ răng.
***************************************
TOÁN (23) 
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
v Giúp học sinh củng cố về nhận biết số lượng trong phạm vi 10.
v Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10, thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 
0 -> 10.
v Giáo dục cho học sinh ham học toán.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Sách, số, tranh.
v Học sinh: Sách.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Don, Như, Lục)
 10.9 9 >..< 10 1.3..5..7..9.
 10 10 8 >.> 6 10.863..0
3/ Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Giới thiệu bài: Luyện tập chung.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa.
Bài 1:
Nối mỗi nhóm mẫu vật với số thích hợp
.-GV ghi bảng, gọi HS lên bảng làm, cho lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, sửa
Bài 2: 
-Hướng dẫn học sinh viết các số từ 0 – 10.
- Gọi HS lên bảng làm, cho lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, sửa
Bài 3: 
-Hướng dẫn học sinh viết các số trên toa tàu theo thứ tự từ 10 -> 1. Viết số theo thứ thứ tự từ 0 -> 10.
*Trò chơi giữa tiết:
*Hoạt động 2:
Bài 4: 
Viết các số 6, 1, 7, 3, 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
Bài 5: 
-Yêu cầu học sinh xếp 2 hình vuông, 1 hình tròn và cứ tiếp tục như vậy.
Mở sách, theo dõi, làm bài.
Đếm và nối với số tương ứng ở mỗi hình.
- HS làm bài, lớp nhận xét
Viết số, đọc.
- HS làm bài, nhận xét bài làm của bạn
Viết số thích hợp:
Viết số.
Đọc kết quả.
Hát múa.
Viết số bé nhất vào vòng đầu tiên:
1 3 6 7 10
Dựa kết quả trên viết ở dưới:
10 7 6 3 1
Xếp hình theo mẫu.
Lấy hình và xếp.
4/ Củng cố:
-Thu chấm, nhận xét.
-Chơi trò chơi : Xếp số.
5/ Dặn dò:
-Dặn học sinh về ôn bài.
*******************************************************************************
 Ngày soạn:12/10/2006
 Ngày dạy: Thứ sáu/13/10/2006
TIẾNG VIỆT(59-60)
Y – TR
I/ Mục tiêu:
 v Học sinh đọc và viết được y – tr, y tá, tre ngà.
v Nhận ra các tiếng có âm y – tr. Đọc được từ, câu ứng dụng: Bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã.
v Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà trẻ.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Tranh.
v Học sinh: Bộ ghép chữ, sách, bảng con.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:(Jun, Hè, Đăng )
-Học sinh đọc viết: ng, ngh, ngõ nhỏ, nghi ngờ, té ngã, ngô nghê, nghé ọ...
-Đọc bài SGK. 
3/Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Tiết 1:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài: y – tr.
*Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm:
* Âm y.
-Giới thiệu, ghi bảng y.
H: Đây là âm gì?
-Giáo viên phát âm mẫu: y
-Yêu cầu học sinh gắn âm y.
-Hướng dẫn học sinh đọc y.
-Giới thiệu tiếng y trong từ y tá.
-Luyện đọc phần 1.
* Ââm tr.
-Ghi bảng giới thiệu tr.
H: Đây là âm gì?
H: tr có mấy âm ghép lại?
-Giáo viên phát âm mẫu: tr.
-Yêu cầu học sinh gắn âm tr.
-So sánh: tr – t.
-Hướng dẫn học sinh đọc tr
-Yêu cầu học sinh gắn tiếng tre.
-Hướng dẫn phân tích tiếng tre.
-Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng tre.
-Hướng dẫn học sinh đọc tiếng tre.
-Cho học sinh quan sát tranh.
H: Đây là cây gì?
-Giáo viên giới thiệu từ tre ngà.
Giảng từ tre ngà
-Giáo viên ghi bảng, đọc mẫu gọi học sinh đọc từ: tre ngà
-Luyện đọc phần 2.
-Hướng dẫn học sinh đọc toàn bài.
*Nghỉ giữa tiết: 
* Viết bảng con.
-Giáo viên vừa viết vừa hướng dẫn qui trình: y – tr – y tá - tre ngà (Nêu cách viết).
-Giáo viên nhận xét, sửa sai.
-Hướng dẫn học sinh đọc bảng con.
*Hoạt động 3: Ghép chữ và đọc: 
 y tế cá trê
chú ý	trí nhớ
-Giáo viên giảng từ.
-Gọi học sinh phát hiện tiếng có âm y – tr.
-Đánh vần tiếng, đọc trơn từ
-Hướng dẫn học sinh đọc toàn bài.
*Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi nối.
*Nghỉ chuyển tiết: 
Tiết 2:
*Hoạt động 4: Luyện đọc.
-Học sinh đọc bài tiết 1.
-Treo tranh
H : Tranh vẽ gì? 
Giới thiệu câu ứng dụng : Bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã.
-Giảng nội dung tranh.
H: Tìm tiếng có âm vừa học?
-Gọi học sinh đọc câu ứng dụng. 
*Hoạt động 5: Luyện viết.
-Giáo viên viết mẫu vào khung và hướng dẫn cách viết: y – tr – y tá – tre ngà.
-Giáo viên quan sát, nhắc nhở.
-Thu chấm, nhận xét.
*Trò chơi giữa tiết:
*Hoạt động 6: Luyện nói theo chủ đề: Nhà trẻ.
-Treo tranh:
H: Trong tranh vẽ gì?
H: Các em đang làm gì?
H: Người lớn nhất trong tranh gọi là gì?
H: Nhà trẻ khác lớp 1 ở chỗ nào.
-Nhắc lại chủ đề : Nhà trẻ.
* Đọc bài trong sách.
Nhắc đề.
- HS theo dõi
y.
Học sinh phát âm: y: Cá nhân, lớp
Thực hiện trên bảng gắn. Đọc cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Đọc từ: Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, lớp.
tr
2 âm: t + r.
Cá nhân, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
So sánh.
+Giống: đều có t
+Khác: tr có thêm r ở sau.
Cá nhân, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Tiếng tre có âm tr đứng trước, âm e đứng sau: Cá nhân.
trờ – e – tre: Cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
- HS quan sát tranh
Cây tre.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Hát múa.
y: Viết nét xiên phải, nối nét nét móc ngược, rê bút viết nét khuyết dưới.
tr: Viết chữ tê (t), nối nét viết chữ e rờ (r).
y tá: Viết chữ y. Cách 1 chữ o. Viết chữ tê (t), lia bút viết chữ a, lia bút viết dấu sắc trên chữ a.
tre ngà: Viết chữ tê (t), nối nét viết chữ e rờ (r), nối nét viết chữ e. Cách 1 chữ o. Viết chữ en nờ (n), lia bút viết chữ giê (g), lia bút viết chữ a, lia bút viết dấu huyền trên chữ a.
Đọc cá nhân.
y, ý, trê, trí.
Đọc cá nhân, lớp.
Đọc cá nhân, lớp.
Thi đua 2 nhóm.
Hát múa.
Đọc cá nhân, lớp.
Quan sát tranh.
Vẽ trạm y tế và 1 người mẹ bế 1 em bé.
Đọc cá nhân: 2 em
Lên bảng dùng thước tìm và chỉ âm vừa mới học (y)
Đọc cá nhân, lớp.
Lấy vở tập viết.
Học sinh viết từng dòng.
Hát múa.
Quan sát tranh. Thảo luận nhóm, gọi nhóm lên bảng lớp trình bày.
Các em bé ở nhà trẻ.
Vui chơi.
Cô trong trẻ.
Bé vui chơi, chưa học chữ như ở lớp 1.
Đọc cá nhân, lớp.
Đọc cá nhân, lớp.
4/ Củng cố:
-Chơi trò chơi tìm tiếng mới có y – tr: cố ý, trí nhớ...
5/ Dặn dò
:-Dặn HS học thuộc bài y – tr.
****************************************
TOÁN (24) 
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
v Học sinh củng cố về thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 -> 10, sắp xếp theo thứ tự đã xác định.
 v So sánh các số trong phạm vi 10.
v Nhận biết hình đã học.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Sách, bộ số.
v Học sinh: Sách, vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Biơn, Lụk, Jun)
 + Tìm số liền sau 
 8 . 9. 5..
 + Tìm số liền trước 
 .3 4 .8
 +Điền dấu 
.3 5..4 9.8 3..1
Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Giới thiệu bài: Luyện tập chung.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: 
-Nêu yêu cầu.
-Gọi 1 em lên bảng làm.
- GV nhận xét, sửa
Bài 2: 
-Cho học sinh tự làm. 
- Gọi HS lên bảng làm
Bài 3: Điền số.
- GV ghi bảng bài tập.
- Chia lớp thành 2 nhóm, cho HS thi làm tiếp sức.
- GV nhận xét, sửa
*Trò chơi giữa tiết:
*Hoạt động 2:Trò chơi 
Bài 4: 
Sắp xếp các số 8, 5, 2, 9, 6 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- GV cho HS làm bài vào vở
-Gọi học sinh đọc kết quả.
Bài 5: 
Nhận dạng và tìm số hình tam giác.
-Giáo viên vẽ hình lên bảng.
Viết số thích hợp vào ô trống.
Nêu yêu cầu,
HS làm bài, nhận xét bài của bạn.
Điền dấu thích hợp.
Nêu yêu cầu, làm bài.
-Nhận xét bài của bạn
- HS 2 nhóm làm tiếp sức, nhận xét, sửa
Hát múa.
Từ bé đến lớn: 2 5 6 8 9
Từ lớn đến bé: 9 8 6 5 2
HS làm bài vào vở
1 em đọc kết quả.
Học sinh lên chỉ: 3 hình tam giác.
4/ Củng cố:
-Thu chấm, nhận xét.
5/ Dặn dò:
-Dặn học sinh về làm bài tập.
***************************************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP – VUI CHƠI
I/ Mục tiêu:
 v Học sinh biết ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua.
v Biết khắc phục, sửa chữa và phấn đấu trong tuần.
v Giáo dục học sinh nghiêm túc trong học tập.
II/ Hoạt động dạy và học:
*Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét ưu khuyết điểm của học sinh qua tuần 5.
-Đạo đức: Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, đi học chuyên cần. 
 Biết giúp nhau trong học tập.
-Học tập: Học và chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp. 
 Sôi nổi trong học tập. 
 Đạt được nhiều hoa điểm 10.
 Bên cạnh đó vẫn còn 1 số em lười học, đọc bài chậm,hay nói chuyên trong lớp như:Toes, Jun,.
-Vệ sinh cá nhân: Sạch sẽ, gọn gàng,.
-Hoạt động khác: Nề nếp ra vào lớp nghiêm túc.
 2/ Hoạt động 2: Cho học sinh vui chơi trò chơi: “Thụt thò”...
3/ Hoạt động 3: Phương hướng thực hiện trong tuần 6.
-Thi đua đi học đúng giờ.
-Thi đua học tốt làm theo lời Bác dạy.
-Thực hiện ra vào lớp nghiêm túc.Đi học chuyên cần.
 -Thực hiện đồng phục 
******************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 1 tuan 6.doc