Giáo án Lớp 2 Tuần 10 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh

Giáo án Lớp 2 Tuần 10 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh

 Tập đọc

 Sáng kiến của bé Hà

I.Mục tiêu:

- Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.

-Hiểu nội dung: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

*KNS : Ra quyết định

II.Đồ dùng:

-Tranh SGK, bảng phụ chép sẵn câu dài.

III.Hoạt động dạy học:

A.Bài mới:

 

doc 22 trang Người đăng vultt Lượt xem 1747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 Tuần 10 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10
 Thứ 2 ngày 24 tháng 10 năm 2011
 Tập đọc
 Sáng kiến của bé Hà
I.Mục tiêu:
- Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
-Hiểu nội dung: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
*KNS : Ra quyết định
II.Đồ dùng:
-Tranh SGK, bảng phụ chép sẵn câu dài.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài mới:
1.Giới thiệu bài và chủ điểm bài học:(3’)
2.Luyện đọc :(37’)
-GV đọc mẫu.
a.Đọc từng câu:
-HS đọc tiếp nối từng câu trong bài.
-Luyện đọc từ khó: Ngày lễ, lập đông, sức khoẻ , suy nghĩ.
-GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, lớp.
b.Đọc đoạn trước lớp.
-GV hướng dẫn HS đọc câu dài
- GV treo bảng phụ.
.Con đã có ngày 1 tháng 6. // Bố là công nhân, / có ngày 1 tháng 5. // Mẹ có ngày 8 tháng 3. // Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả. //
-GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc. 
-HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn.
-1HS đọc phần chú giải SGK.
c.HS đọc từng đoạn trong nhóm.
d.Thi đọc giữa các nhóm.
e.Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2.
-Giáo viên nhận xét.
 Tiết 2
3.Tìm hiểu bài:
-HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
? Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà? Vì sao
-HS trả lời.
-HS đọc thầm đoạn 2.
? Bé Hà băn khoăn điều gì
? Ai đã gỡ bí cho bé.
? Bé Hà đã tặng bố điều gì
? Món quà của bé Hà có được ông bà thích không.
? Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào
4.Luyện đọc lại:
-4 nhóm (mỗi nhóm 4 HS ) tự phân vai và thi đọc toàn câu chuyện
-GV hướng dẫn lại cách đọc lời nhân vật.
-Các nhóm đọc bài .
-GV cùng lớp nhận xét.
-2HS đọc lại cả bài.
C.Củng cố dặn dò :(2’)
-GV nói: Là con, cháu (anh chị em) trong nhà chúng ta luôn có ý thức quan tâm đến ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình.
-Nhận xét giờ học.
-Về nhà các em nhớ xem bài sau.
 ========***========
 Toán
 Luyện tập
I.Mục tiêu
-Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a= b; a + x = b (với a, b là các số không quá hai chữ số)
-Biết giải bài toán có một phép trừ.
II.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ :(5’)
?Tiết toán trước ta học bài gì 
–HS trả lời (Tìm một số hạng trong một tổng).
?Muốn tìm một số hạng chưa biết ta làm thế nào
-HS trả lời . GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài :(2’)
2.Hướng dẫn làm bài tập:(20’)
Bài 1: HS nêu yêu cầu : Tính
 a, x + 8 = 10 b, x + 7 = 10 c, 30 + x = 58
?Muốn tìm một số hạng trong một tổng ta làm như thế nào
-HS trả lời và làm bảng con.
-GV cùng HS nhận xét.
Bài 2: HS nêu yêu cầu : (Tính nhẩm)
 9 + 1 = 10 - 9 = 8 + 2 =
-HS trả lời kết quả
-GV ghi bảng HS khác nhận xét.
 (Cột 3 dành cho HS khá, giỏi)
Bài 3: HS khá giỏi làm.
-HS đọc yêu cầu: Tính
 9 + 1 = 10 – 9 = 10 - 1 = 
-HS làm vào vở, 1 HS lên chữa bài.
-GV cùng HS nhận xét
Bài 4: HS đọc bài toán.
?Bài toán cho biết gì
?Bài toán yêu cầu tìm gì
-HS làm vào vở. 
 Bài giải 
 Số quả quýt có là:
 45 – 25 = 20(quả)
 Đáp số: 20 quả quýt
-1HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
Bài 5: HS nêu yêu cầu (Khoanh vào đặt trước kết quả đúng)
-Tìm x: biết x + 5 = 5
 A x = 5
 B x = 10
 C x = 0
-HS làm miệng: C x = 0
-HS nêu cách làm: x + 5 = 5
 x = 5 - 5
 x = 0
3.Chấm chữa bài :(5’)
-HS nộp bài, GV chấm bài và nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò:(2’)
- Nhận xét giờ học.
 ========***=========
 Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2009
 Toán
 Số tròn chục trừ đi một số
I.Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 – trường hợp số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số.
-Biết giải bài toán có một phép tính trừ (số tròn chục trừ đi một số).
II.Đồ dùng:
-Que tính, bảng cài.
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài mới:
a.Giới thiệu bài :(2’)
b.Giới thiệu cách thực hiện phép trừ 40 - 8 và tổ chức thực hành; 40-18: (15’)
-GV gắn bảng cài và cài que tính lên bảng và hướng dẫn cách thực hiện
-HS lấy 40 que tính ra.
-GV :Có mấy chục ? (4 chục)
-GV: Có 4 chục que tính. Cần lấy bớt đi 8 que tính. Em làm như thế nào để biết còn mấy que tính?
-HS thao tác trên que tính tìm ra kết quả. (40 – 8 = 32)
-GVgiúp HS tự đặt tính rồi tính.
 40
-
 8
 32
 .0 không trừ được 8, lấy 10 – 8 bằng 2, viết 2 nhớ 1
 .4 trừ 1 bằng 3 ,viết 3
 Vậy 40 - 8 = 32
-2HS nhắc lại cách trừ; HS làm phép trừ 40 -18 =? tương tự như 40 - 8.
2.Thực hành :(20’)
Bài 1: Tính.
80
 - -
 9 17
-HS làm bảng con và nêu cách tính
-GV cùng HS nhận xét.
Bài 2: HS khá giỏi làm
-HS đọc yêu cầu : Tìm x
 a, x + 9 = 30 ; b, 5 + x = 20 ; c, x + 19 = 60
-HS nêu tên thành phần trong phép cộng và cách tìm số hạng chưa biết
-HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm. 
-GV nhận xét. a, x =21 b, x = 15 c, x = 41
Bài 3: HS đọc bài toán.
?Bài toán cho biết gì 
?Bài toán hỏi gì 
?Hai chục bằng mấy
-GV tóm tắt:
 Có : 2 chục que tính =20 que tính
 Bớt : 5 que tính
 Còn : que tính?
-HS giải vào vở, 1HS lên bảng làm.
	 Bài giải
 Đổi: 2 chục = 20 que tính
 Số que tính còn lại là:
 20 - 5 = 15 (que tính)
 Đáp số : 15 que tính
3.Chấm, chữa bài :(5’)
-HS nộp bài , GV chấm và nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò:(2’)
-HS nhắc lại cách làm: Số tròn chục trừ đi một số.
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà ôn lại.
 ========***=========
 Thể dục
	 (Cô Vân dạy)
 	 ========***=========
	 Kể chuyện 
 Sáng kiến của bé Hà
I.Mục tiêu:
-Dựa vào ý cho trước, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
II.Đồ dùng:
-Bảng phụ ghi bài tập1
III.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài :(2’)
2.Hướng dẫn kể chuyện:(25’)
-GV gắn bảng phụ lên bảng và gọi HS đọc yêu cầu 1
*Kể từng đoạn câu chuyện dựa vào các ý chính.
-HS đọc yêu cầu cả bài:
 -Hướng dẫn HS kể mẫu đoạn 1 theo ý 1: GV theo dỏi giúp học sinh
- GV nêu yêu cầu hỏi gợi ý:
?Bé Hà vốn là một cô bé như thế nào
?Bé Hà có sáng kiến gì
?Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ ông bà
?Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ ông bà ?Vì sao
-HS trả lời.
*Kể chuyện trong nhóm.
-HS tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm.Hết một lượt lại quay lại từ đoạn 1, nhưng thay đổi người kể.
-GV theo dỏi giúp đỡ nhóm yếu.
*Kể trước lớp:
-Gọi HS kể từng đoạn.
-Sau mỗi lần kể GV cùng cả lớp nhận xét, về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện nét mặt, điệu bộ.
*HS khá giỏi kể toàn bộ câu chuyện:
-3HS đại diện cho 3 nhóm nối tiếp nhau kể 3 đoạn của câu chuyện.
-Lớp và GV nhận xét.
3.Củng cố dặn dò :(5’)
-Nhận xét giờ học. Bình chọn HS kể hay nhất.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 ========***=========
Mĩ thuật
(Cô Tâm dạy)
 =========***=========
 Thứ 4 ngày 28 tháng 10 năm2009
 Toạn
 11 trừ đi một số: 11 - 5
I.Mục tiêu:
-Biết cáhc thực hiện phép trừ dạng 11-5, lập được bảng 11trừ đi một số.
-Biết giải toán có một phép trừ dạng 11 - 5.
II.Đồ dùng:
-Que tính, bảng cài.
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: (5’)
 ?Tiết trước ta học bài gì
 40
-
 7
-HS làm bảng con
 50
-
 17
-GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:(2’)
b.Hướng dẫn thực hiện phép trừ dạng 11-5 và lập bảng trừ :(12’)
-GV hướng dẫn HS lấy 1 bó 1 chục que tính và 1 que tính rời.
?Có tất cả bao nhiêu que tính
-HS lấy 1 bó que tính và 1 que tính rời ra đặt lên bàn và nêu kết quả.(Có 11 que tính)
?Có 11 que tính lấy đi 5 que tính, còn lại mấy que tính
-HS thao tác trên que tính và nêu kết quả: GV đã biết kết quả là 6 que tính.
?Ta làm phép tính gì (Phép trừ)
?Vậy 11-5 bằng bao nhiêu (11 – 5 = 6)
-GVghi bảng: 11 – 5 = 6
-GV hướng dẫn cách đặt tính (Viết 11 phía trên, viết 5 phía dưới thẳng với hàng đơn vị).
-1HS nêu cách đặt tính.
 11
 -
 5
 06
-Cho HS nhắc 11-5 bằng 6 viết 6 thẳng cột với 1 và 5.
-HS tự thao tác trên que tính để lập bảng trừ.
-HS nêu phép tính và kết quả. GV ghi bảng.
 11 – 2 = 9 11 – 5 = 6 11 – 8 = 3
 11 – 3 = 8 11 – 6 = 5 11 – 9 = 2
 11 – 4 = 7 11 – 7 = 4
-HS đọc thuộc lòng bảng trừ tại lớp.
c.Thực hành:(20’)
Bài 1: HS nêu yêu cầu : Tính nhẩm.
 a, 9 + 2 = 11 11 – 9 = 2
 2 + 9 = 11 11 – 2 = 9
-Hs làm miệng:
-Gv: phép trừ là phép ngược lại của phép tính gì?
 b, 11 -1 -5 = 5 11- 1 - 9 =..
 11 - 6 = 5 11 - 10 =..
-HS nêu cách làm và nhận xét của các phép trừ.
Bài 2: HS nêu yêu cầu. (Tính)
-HS làm bảng con.
 11 11 
 - -
 8 7
 3	 4
-GV nhận xét.
-Còn 3 phép trừ còn lại làm vào vở.
-1HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
Bài 3:HS khá giỏi làm
-HS đọc yêu cầu: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
 a. 11 và 7 ; b. 11 và 9 ; c. 11và 3
-HS làm vào vở, HS lên chữa bài, GV cùng HS nhận xét.
Bài 4: HS đọc bài toán, HS giải vào vở.
-GV tóm tắt: Bài giải
 Bình có : 11 quả bóng Số quả bóng Bình còn lại là:
 Cho bạn : 4 quảbóng 11 – 4 = 7 (quả bóng)
 Bình còn : . quả bóng? Đáp số: 7 quả bóng bay
-GV cùng HS chữa bài.
-GV chấm bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
-HS nhắc lại tên bài và đọc bảng 11 trừ đi một số.
 =========***==========
	 Tập đọc 
 Bưu thiếp
I.Mục tiêu:
-Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
-Hiểu được bưu thiếp, tác dụng của bưu thiếp, cách viết một bưu thiếp, phong bì thư. (trả lời được các câu hỏi SGK)
II.Đồ dùng:
-Các tấm bưu thiếp.
-Bảng phụ ghi câu dài.
III.Hoạt động, dạy học:
A.Bài cũ:(5’)
-3HS đọc 3 đoạn bài sáng kiến của bé Hà và trả lời câu hỏi.
-GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài :(2’)
2.Luyện đọc :(16’)
a.GV đọc mẫu.
b.Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa.
-HS đọc từng câu.
+GV ghi bảng từ khó: Bưu thiếp, Vĩnh Long, Phan Thiết.
+GV đọc mẫu , HS đọc.
-Đọc trước lớp từng bưu thiếp và phần đề ngoài phong bì.
+GVgắn bảng phụ lên và đọc mẫu.
.Người gửi: // Trần Trung Nghĩa // Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận //
.Người nhận: //Trần Hoàng Ngân // 18 //đường Võ Thị Sáu // thị xã Vĩnh Long // tỉnh Vĩnh Long //
+GVnói: 1 gạch xiên ta ngắt, 2 gạch xiên ta nghỉ hơi.
+HS yếu đọc lại.
+1 HS đọc phần chủ giải.
+GV giới thiệu bưu thiếp.
-Đọc trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
-GV nhận xét.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài: (15’)
?Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai (của cháu gửi cho ông bà)
?Gửi để làm gì (gửi để chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới)
?Bưu thiếp thứ 2 là của ai gửi cho ai (của ông gửi cho cháu)
?Gửi để làm gì (Báo tin ông đã nhận được bưu thiếp của cháu và chúc tết cháu)
?Bưu thiếp dùng để làm gì
-HS viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc sinh nhật.
-1HS đọc yêu cầu bài:
-GV giải: Chúc thọ ông bà cùng nghĩa với mừng sinh nhật ông bà, nhưng chỉ nói chúc thọ với ông bà 70 tuổi.
- HS viết thiếp và phong bì thư.
-HS đọc bưu thiếp và phong bì thư của mình.
4.Củng cố dặn dò :(2’)
-Nhận xét , giờ học.
-Về nhà nhớ đọc bài.
 =========***=========
Thủ công
(Cô Ngọc dạy)
 =========***=========
 Luyện từ và câu
 Từ ngữ về họ hàng.Dấu chấm, dấu chấm hỏi
I.Mục tiêu:
-Tìm được ... ờ học.
 ==========***==========
Thể dục
(Cô Vân dạy)
 ==========***==========
 Đạo đức 
 Chăm chỉ học tập (tiết 2)
I.Mục tiêu:
-Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của HS.
-Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.
II.Đồ dùng :
-Vở bài tập Đạo đức.
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :(5’)
?Tiết trước ta học bài gì
?Em đã làm việc gì cụ thể để thể hiện mình chăm chỉ học tập 
-HS trả lời .GV nhận xét .
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài (2’)
*Hoạt động 1:(7’) ứng xử tình huống 
-Mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng ứng xử tình huống của cuộc sống 
-Cách tiến hành :
+GV nêu yêu cầu :Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận và đóng vai theo tình huống sau .
 Hôm nay,khi Hà chuẩn bị đi học cùng bạn thì bà ngoại đến chơi. Đã lâu Hà chưa gặp bà nên mừng lắm và bà cũng mừng. Hà băn khoăn không biết làm thế nào .
+Các em thảo luận và đóng vai bày tỏ cách ứng xử .
+Các nhóm lên đóng vai, lớp theo dõi và nhận xét .
+GV kết luận :Hà nên đi học. Sau buổi học sẽ về chơi và nói chuyện với bà. HS nên đi học đều và đúng giờ.
+GV nêu tình huống 2: Em đang học bài thì bạn đến rủ đi xem ti vi .
+HS đóng vai xử lý tình huống trên.
*Hoạt động 2:(7’) Bày tỏ ý kiến.
-Mục tiêu:Giúp HS bày tỏ thái độ với ý kiến liên quan đến chuẩn mực đạo đức 
-Cách tiến hành:
+GV cho HS mở VBT(trang 17) đọc yêu cầu bài tập 6: Hãy đánh dấu + vào ô 
trước ý kiến em tán thành .
+HS đọc và làm vào vở và đọc bài làm .
+GV vì sao các em không tán thành .
+HS khác bổ sung.
-GV kết luận :
a.Không tán thành vì là HS ai cũng cần chăm chỉ học tập .
b.Tán thành .
c.Tán thành .
d.Không tán thành vì thức khuya sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
*Hoạt động 3:(8’) Đánh giá hành vi chăm chỉ học tập và giải thích.
-Cách tiến hành:
+GV đọc tiểu phẩm :Một hôm trong giờ ra chơi An không ra chơi mà ngồi trong lớp làm bài tập để tối về có thời gian xem ti vi.
?Em có đồng ý với cách làm của bạn An không 
?Em có thể khuyên bạn An như thế nào
+GV kết luận :Giờ ra chơi dành cho HS vui chơi, bớt căng thẳng trong học tập. Vì vậy, không nên dùng thời gian đó để làm bài tập. Chúng ta cần khuyên bạn nên “Giờ nào việc nấy”
*Kết luận chung:Chăm chỉ học tập là bổn phận của người HS đồng thời cũng để giúp các em thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn quyền được học tập của mình.
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
?Em đã thực hiện việc chăm chỉ học tập như thế nào
-HS trả lời.
-Cả lớp đọc câu: Chăm chỉ học tập giúp các em mau tiến bộ.
-Về nhà nhớ thực hiện tốt .
 ==========***========= 
	 Tập viết 
 Chữ hoa H
I.Mục tiêu:
-Viết đúng chữ hoa H (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ),chữ và câu ứng dụng; Hai (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Hai sương một nắng(3 lần).
II.Đồ dùng:
-Mẫu chữ H
-Bảng kẻ sẵn li.
III.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài :(2’)
2.Hướng dẫn viết chữ hoa :(7’)
a.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ H.
-GV gắn mẫu chữ H lên bảng và hỏi: Chữ H gồm mấy nét? Độ cao mấy li?
-HS trả lời:
-GV viết mẫu và nêu quy trình viết.
 H
+Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, dừng bút trên đường kẻ 6.
+Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, nối liền sang nét khuyết xuôi. Cuối nét khuyết xuôi lượn lên viết nét móc phải, dừng bút ở đường kẻ 2.
+Lia bút lên quá đường kẻ 4, viết 1 nét thẳng đứng, cắt giữa đoạn nối 2 nét khuyết, dừng bút trước đường kẻ 2.
b.HS viết bảng con: H
-GV nhận xét:
c.Viết từ : Hai cở vừa.
-HS viết bảng con:H
3.Hướng dẫn cụm từ ứng dụng :(5’)
a.GV hướng dẫn, giới thiệu cụm từ: Hai sương một nắng: Nói về sự vất vả, đức tính chịu khó, chăm chỉ của người lao động.
b.Hướng dẫn quan sát nhận xét:
-Con chữ nào có độ cao 2,5li ? 1,5 li ? 1,25 li ?
-HS trả lời:
4.Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:(15’)
-HS viết 1 dòng chữ H, 1 dòng chữ nhỏ, 1 dòng chữ Hai cỡ .
-HS 3 lần cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ.
-HS viết vào vở tập viết.
-GV theo giỏi, uốn nắn
5.Chấm bài: (7’)
-HS nộp bài, GV chấm và nhận xét.
6.Củng cố dặn dò:(1’)
-Nhận xét giờ học.
 ==========***==========
 Thứ 6 ngày 30 tháng 10 năm 2009
	 Toán
 51 – 15
I.Mục tiêu:
-Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 – 15.
-Vẽ được hình tam giác theo mẫu (vẽ trên giấy ô li).
II.Đồ dùng:
-5 bó que tính và 1 que tính rời:
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:(5’)
-HS đọc thuộc lòng bảng11 trừ đi một số.
-GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài : (2’)
2.GV tổ chức cho HS tìm ra kết quả: 51 – 15 (12’)
-GV cho Hs lấy 5 bó que tính và 1 que tính rời ra đặt lên bàn rồi bớt 15 que tính.
-HS tìm kết quả và nêu cách làm.
-Có 5 bó 1 chục và 1 que tính rời (tức là 51 que tính) ta bớt 5 que tính rời ta bớt 1 que tính rời, sau đó tháo 1 bó 1 chục để được 10 que tính rời, bớt tiếp 4 que tính nữa, còn lại 6 que tính (lúc này còn 4 bó 1 chục và 6 que tính rời )
-Để bớt tiếp 1 chục que tính, ta lấy tiếp 1 bó, 1 chục que tính nữa tức là đã lấy đi “1 thêm 1 bằng 2 bó 1 chục”, 5 chục bớt 2 chục còn 3 chục vậy 3 chục thêm 6 que rời còn lại nữa là 36 que tính. Vậy 51 – 15 = 36.
-Gv ta có cách đặt phép trừ theo cột dọc, ta thực hiện từ phải sang trái: 
-HS nêu cách tính 
 -
 -
 .1không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6, viết 6 nhớ 1 
 .1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
 .Vậy 51 – 15 = 36
3.Thực hành: (22’)
Bài 1: HS nêu yêu cầu: (Tính)
 -
-
 -
-
-HS làm bảng con
-2HS lên bảng làm và nêu cách tính.
-GV cùng lớp nhận xét.
Bài 2: HS đọc yêu cầu: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ.
a. 81 và 44 ; b. 51 và 25 ; c. 91 và 9
-HS làm vào vở.
?Tính hiệu ta làm phép tính gì
 ?Khi đặt tính ta đặt như thế nào
-2HS lên bảng làm, GVcùng lớp nhận xét.
Bài 3:HS khá giỏi
-HS đọc yêu cầu : Tìm x
 a, x + 16 = 41 b,x + 34 = 81 c, 19 + x = 61
-HS nêu thành phần trong phép cộng
-HS làm vào vở, GV cùng HS nhận xét.
Bài 4: Vẽ theo mẫu
-HS vẽ vào bảng con
-GV nhận xét
4.Chấm chữa bài :(7’)
-HS nộp bài GV chấm và nhận xét.
C.Củng cố ,dặn dò:(2’)
-Nhận xét giờ học.
-Về nhà nhớ học bài. 
 ==========***=========
 Chính tả (Nghe - viết)
 (Cô Minh phó hiệu trưởng dạy)
 ==========***=========
 Tập làm văn
 Kể về người thân
I.Mục tiêu: 
- Biết kể về ông, bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý (BT1).
-Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân (BT2).
II.Đồ dùng:
-Tranh SGK
III.Hoạt động dạy học:
1Giới thiệu bài :(2’)
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:(28’)
Bài 1: (miệng)
-1HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý ở SGK: Kể về người thân (ông, bà) của em.
-GV: Các em phải kể dựa vào gợi ý chứ không phải trả lời.
-Lớp suy nghĩ kể
-1HS khá kể, dựa vào tranh ở SGK.
-HS kể trong nhóm.
-GV theo giỏi các nhóm làm việc
-Đại diện các nhóm lên kể chuyện.
-GV nhận xét.
Bài tập 2: (Viết) HS đọc yêu cầu: Dựa theo lời kể của các em ở bài tập 1 để viết một đoạn văn 3 đến 5 câu nói về người thân.
-HS viết bài vào vở. 
-GV theo dỏi gợi ý.
-HS đọc bài viết của mình.
-GVnhận xét chấm điểm.
C.Củng cố, dặn dò:(2’)
-Nhận xét giờ học.
-Về nhớ xem bài sau.
 ===========***==========
Tự nhiên và xã hội
 Ôn tập :Con người và sức khoẻ
I.Mục tiêu:
- Khắc sâu hơn một số kiến thức các hoạt động của cơ quan vận động, tiêu hoá.
-Biết sự cần thiết và hình thnàh thói quen ăn sạch, uống sạch và ở sạch.
II.Đồ dùng:
-Các hình vẽ ở SGK
-Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá.
III.Hoạt động dạy học:
1.Khởi động :Trò chơi “Nói nhanh, nói đúng” (5’)
-GV:Các em hãy nói nhanh và đúng các tên bài đã học về chủ đề sức khoẻ và con người
-HS trả lời GVnhận xét ghi bảng.
Hoạt động 1: Trò chơi “ xem cử động, nói tên các cơ, xương và khớp xương”.(10’)
-GV chia nhóm:( 3 em)1 em làm động tác các em còn lại xem tên các cơ xương và khớp xương nào phải cử động? ( HS lên làm thực hành, HS khác trong nhóm trình bày làm như thế nào để khoẻ mạnh và chóng lớn)
?Ăn uống, vận động như thế nào
-Đại diện các nhóm lên trình bày
-GV cùng lớp nhận xét.
-Muốn cho khoẻ mạnh và chóng lớn ta cần ăn, uống đầy đủ và tập luyện thể dục thường xuyên:
Hoạt động 2: Thi hùng biện(16’) GV treo tranh minh hoạ
-GV cho HS lên bốc thăm và trả lời
?Vì sao phải ăn uống sạch sẽ
?Hãy nêu tên các cơ quan vận động
?Hãy nói về sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày
?Làm thế nào để đề phòng bệnh giun
? Vì sao lại ăn sạch, uống sạch
-HS lần lượt lên bốc thăm và trả lời
-GV cùng lớp nhận xét
3. Củng cố, dặn dò :(2’)
-Nhận xét giờ học
-Về nhà nhớ thực hiện tốt
	 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu:
-Đánh giá về nề nếp, học tập, vệ sinh trong tuần.
-Kế hoạch tuần tới:
-Hs làm vệ sinh lớp học.
II.Nội dung:
1.Đánh giá:(20’)
-Lớp trước nêu yêu cầu, nội dung tiết học.
-Các tổ trưởng điều hành các thành viên trong tổ thảo luận về nề nếp, học tập, vệ sinh.
-Gv theo giỏi các tổ hoạt động.
-Tổ trưởng tổ 1 lên báo cáo.
+Nề nếp: 
+Các bạn đi học tương đối đầy đủ.
+Đồng phục đầy đủ.
+Sinh hoạt 15’ đầu giờ tốt
+Học tập:
+Điểm giỏi: San , Trang.
+Đọc còn chưa trôi chảy đó là bạn: Nam
+Vệ sinh: +các bạn đã thực hiện tốt.
-Các tổ khác nhận xét.
-Tổ 2 báo cáo:
+Nề nếp: +thực hiện tốt 
+Học tập :điểm giỏi có bạn Hà, Hiệp, Thương và điểm xấu có bạn Hải, Nhiên
+Vệ sinh :tốt
-Tổ 3:Báo cáo tương tự 
-Gv nhận xét chung 
2.Kế hoạch tuần tới:(3’)
-Tiếp tục duy trì nề nếp tốt, học tập tốt chào mừng ngày 20/11
-Vệ sinh sạch sẽ.
3.Hướng dẫn Hs làm vệ sinh:(15’)
-Hs lau bảng,quét vàng nhện, lau cửa sổ , cửa chính.
-Gv theo dõi và nhận xét.
I.Mục tiêu:
-Nghe –viết chính xác trình bày đúng bài thơ Ông và cháu. Viết đúng các dấu hai chấm, mở và đóng ngoặc kép, dấu chấm than.
-Làm đúng bài tập phân biệt c/ k, l/n, thanh hỏi/ thanh ngã.
II.Đồ dùng:
-Bảng phụ viết quy tắc chính tả với c/k, (k+i, e,ê)
-Bảng phụ bài tập 3. bút dạ
III.Hoạt động dạy học:
A.Bai cũ: (5’)
-Hs viết bảng con: Quốc khánh, Quốc tế lao động, Quốc tế Người cao tuổi.
-Gv nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài :(2’)
2.Hướng dẫn Hs nghe viết.(20’)
a.Hướng dẫn Hs chuẩn bị:
-Gv đọc toàn bài chính tả 1lượt
-2Hs đọc lại bài.
?Có phải cậu bé trong bài thơ thắng được ông của mình không? (Ông nhường cháu, giả vờ thua cho vui)
?Tìm các dấu hai chấm, dấu ngoặc kép trong bài.
-Hs trả lời:
-Hs viết bảng con; vật, keo, thua, hoan hô, chiều.
-Gv nhận xét.
b.Gv đọc từng dòng thơ (mỗi dòng 2 lần)
-Hs viết vào vở.
-Gv hướngdẫn Hs cách trình bày bài thơ.
c.Chấm chữa bài:
-Hs nộp bài Gv chấm và nhận xét.
3.Hướng dẫn làm bài tập: (8’)
Bài tập 2: tìm 3 chữ bắt đầu bằng c; 3 chữ bắt đầu bằng k?
-Gv treo bảng phụ đã viết quy tắc chính tả: k+i,ê,e.
-Hs viết vào vở, Gv theo giỏi.
Bài 3: Gv treo bảng phụ, Hs đọc yêu cầu: a,Điền l hoặc n ; b, thanh hỏi thanh ngã:
-Hs làm miệng.
-Gv chữa bài.
C.Củng cố, dặn dò:(2’)
-Nhận xét giờ học.
-Về nhà viết lại đẹp hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan10.doc.doc