Giáo án Lớp 2 Tuần 17 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh

Giáo án Lớp 2 Tuần 17 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh

 Tập đọc

 Tìm ngọc

I. Mục tiêu:

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể chậm rải.

-Hiểu nội dung: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người. (trả lời được câu hỏi 1, 2,3)

-HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 4.

II.Đồ dùng:

-Tranh, bảng phụ ghi câu dài.

III.Hoạt động dạy học:

A.Bài cũ:(5)

-3HS đọc bài Thời gian biểu

?Thời gian biểu để làm gì

 

doc 19 trang Người đăng vultt Lượt xem 1094Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 Tuần 17 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 17
 Thứ 2 ngày 19 tháng 12 năm 2011 
 Tập đọc 
 Tìm ngọc
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể chậm rải.
-Hiểu nội dung: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người. (trả lời được câu hỏi 1, 2,3)
-HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 4.
II.Đồ dùng:
-Tranh, bảng phụ ghi câu dài.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:(5’)
-3HS đọc bài Thời gian biểu
?Thời gian biểu để làm gì
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:(2’)
-HS quan sát tranh ở SGK và nhận xét.
?Bức tranh vẽ gì
-GV ghi mục bài lên bảng.
2.Luyện đọc:(25’)
a.GV đọc mẫu.
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu:
+HS nối tiếp nhau đọc từng câu
+GV ghi bảng từ khó: rắn nước, thợ kim hoàn, quãng, tình nghĩa.
+GV đọc mẫu, HS đọc cá nhận, cả lớp.
-Đọc từng đọan:
+GV treo bảng phụ lên
.Xưa ,/ có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước,/ liền bỏ tiền ra mua rồi thả rắn đi.// Không ngờ/ con rắn áy là con của Long Vương.//
.Mèo liền nhảy tới / ngoạm ngọc / chạy biến. //
-GV hướng dẫn cách đọc câu: “Mèo........... chạy biến” ta đọc với giọng hồi hộp.
+HS đọc cá nhân, cả lớp đọc.
+HS đọc từng đoạn trước lớp.
+HS cùng GV nhận xét.
+GV giải nghĩa từ
-Đọc đoạn trong nhóm
+HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
-Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2
-GV nhận xét.
 Tiết 2
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:(15’)
-HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi sau.
?Do đâu mà chàng trai có viên ngọc quý (Chàng trai cứu con rắn nước)
?Ai đánh tráo viên ngọc (Một người thợ kim hoàn)
?Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại viên ngọc
-GV gợi ý:ở nhà thợ kim hoàn.Mèo nghĩ ra kế để lấy viên ngọc (Mèo bắt một con chuột đi tìm ngọc)
?Khi ngọc bị con cá đớp mất thì Mèo và Chó làm cách nào để lấy lại
?Khi ngọc bị quạ cướp mất, Mèo và Chó đã làm gì để lấy lại viên ngọc
-HS khá, giỏi trả lời câu hỏi sau.
?Tìm những từ khen ngợi Mèo và Chó (thông minh , tình nghiã)
4.Luyện đọc lại:(10’)
-GV nhắc lại cách đọc bài.
-HS đọc cá nhân.
-HS cùng GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò:(5’)
?Qua câu chuyện em hiểu ra điều gì (Chó Mèo là những con vật nuôi trong nhà rất có tình có nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của người)
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà đọc bài và tập kể câu chuyện.
 =========***=========
 Toán
 Ôn tập về phép cộng và phép trừ
I.Mục tiêu:
-Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
-Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phmạ vi 100.
-Biết giải bài toán về nhiều hơn. 
II.Hoạt động dạy học:
1.GV hướng dẫn HS làm bài tập:(25’)
Bài 1: Tính nhẩm
-HS đọc yêu cầu và làm miệng, GV ghi kết quả.
9 + 7 =16 16 – 9 = 7 8 + 4 = 12 12 – 8 = 4
7 + 9 = 16 16 – 7 = 9 4 + 8 = 12 6 + 5 = 11
-HS đọc lại toàn bài tập 1.
-HS nhận xét phép cộng 9 +7 và 7 + 9
Bài 2: Đặt tính rồi tính
-HS đọc yêu cầu và làm bảng con: 38 + 42 81 – 27 47 + 35
-2HS lên bảng làm 38 81 47
 42 27 35
-HS nhận xét.
-HS làm vào vở các phép tính còn lại, 2HS lên bảng làm.
-GV nhân xét.
Bài 3: HS nêu yêu cầu Số? (câu b dành cho HS khá, giỏi)
 a. + 1 + 7
 9	
-HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm .
-HS nhận xét.
-GV chữa bài.
Bài 4: HS đọc bài toán và tóm tắt rồi giải vào vở
?Bài toán cho biết gì(Lớp 2A trồng được 48 cây, lớp 2B trồng được nhiều hơn 12 cây)
?Bài toán hỏi gì ( Lớp 2B trồng được bao nhiêu cây?)
-1HS lên bảng làm bài. Bài giải
 Lớp 2B trồng được số cây là:
 48 + 12 = 60 (cây)
 Đáp số: 60 cây
-GV chữa bài.
Bài 5: Số?
 -HS khá, giỏi làm miệng 
 72 + 	= 72 85 -	 = 85
-GV chữa bài.
2.GV chấm bài:(5’) 
 -GV chấm và nhận xét
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
-HS đọc lại bài tập 1.
-GV nhận xét giờ học.
-Về ôn lại bài 
 =======***=========
 Đạo đức
 Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng (tiết 2)
I.Mục tiêu:
-Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm.
-Nhắc bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm. Và những nơi công cộng khác.
*GDKNS:Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
II.Đồ dùng:
 -Vở BT Đạo đức, bút, kéo, chổi, sọt rác, xúc rác.
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:(5’)
?Tiết trước ta học bài gì
?Emđã làm gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng
-HS trả lời, GV nhận xét.
2Bài mới :
a.Giới thiệu bài:(2’)
*Hoạt động 1:(10’)Trò chơi “Ai đúng ai sai”
Mục tiêu: HS biết được những việc làm nào đúng và những việc làm nào sai qua các tình huống cụ thể.
Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 3 tổ và cử một bạn trong tổ làm tổ trưởng
-GV nêu tình huống các tổ trưởng có tín hiệu bằng cách giơ tay để dành quyền trả lời cho tổ mình và mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.Sau khi kết thúc trò chơi tổ nào được nhiều điểm tổ đó thắng cuộc.
-GV nêu tình huống:
+Người lớn phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
+Đi nhẹ nói khẽ là giữ trật tự nơi công cộng.
+Không đựơc vứt rác bừa bãi nơi công cộng.
+Xếp hàng khi cần thiết.
+Đi vệ sinh nơi quy định.
+Đổ nước thải xuống đường .
-Các nhóm trả lời từng câu hỏi.
-Lớp cùng GV bình chọn tổ thắng cuộc và trao giải thưởng.
*Hoạt động 2:(15’) Tham gia giữ vệ sinh nơi công cộng (GDKNS)
-Mục tiêu: Giúp HS hiểu một số biểu hiện cụ thể về giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
-Cách tiến hành :
Bước 1:GV nêu nhiệm vụ cho từng tổ.
-Các em ra trước cổng trường để dọn vệ sinh.
-Cá tổ trưởng quản các bạn trong tổ thực hiện.
-GV theo dỏi HS thực hiện.
Bước 2: Thảo luận 
-GV nêu câu hỏi
?Các em đã làm những việc gì
?Giờ đây nơi công cộng này như thế nào 
?Các em có hài lòng về công việc của mình không? Vì sao
-HS trả lời.
*GV Các em đã góp phần làm sạch đẹp nơi công cộng và những công việc đó mang lại lợi ích cho mọi người trong đó có chúng ta.
-GV cùng HS về lớp.
*Hoạt động 3: Liên hệ thực tế (5’)
?Hằng ngày em ở trường học em đã làm những công việc gì để giữ trật tự, vệ sinh ở nơi này
?Vậy ngoài trường học thì ở những nơi công cộng khác em đã làm những công việc cụ thể nào để giữ trật tự, vệ sinh nơi đó
3.Củng cố, dặn dò:(3’)
-HS đọc : Những nơi công cộng quanh ta 
 Vệ sinh, trật tự mới là văn minh.
-GV nhắc nhở HS thực hiện tốt công việc giữ vệ sinh, trật tự nơi công cộng.
 =========***==========
 Thứ 3 ngày 20 tháng 12 năm 2011
 Toán 
 Ôn tập về phép cộng, phép trừ (tiếp theo)
I.Mục tiêu:
-Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
-Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phmạ vi 100.
-Biết giải bài toán về ít hơn. 
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:(2’)
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:(25’)
Bài 1: (miệng)
-HS nêu yêu cầu :Tính nhẩm
12 – 6 = 9 + 9 = 17 – 8 = 
 6 + 6 = 13 – 5 = 14 - 7 =
- HS thảo luận nhóm đôi
-HS nối tiếp trả lời, GVnhận xét .
Bài 2: Đặt tính rồi tính
 a. 68 + 27 56 + 44 82 – 48
-HS làm bảng con, 1 HS lên bảng làm.
-GV nhận xét.
Câu b HS làm vào vở.
-1HS làm bảng lớp ,GVnhận xét.
Bài 3: (miệng) Số? (câu b dành cho HS khá, giỏi)
 - 3
a.17 ........ c.16 – 9 = 16 – 6 – 3 =
-HS nêu kết quả, GV nhận xét.
Bài 4: HS đọc bài toán 
?Bài toán cho biết gì
?Bài toán hỏi gì
-HS làm vào vờ, 1HS lên bảng làm.
-GV chữa bài.
Bài 5 : Viết phép cộng có tổng bằng một số hạng ( Dành cho khá, giỏi)
-HS khá, giỏi trả lời.
3.Chấm bài: (5’)
-HS ngồi tại chỗ GV đi từng bàn chấm và nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò:(2’)
-HS hệ thống lại bài.
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhớ ôn lại bài.
 =========***========= 
 Thể dục
 (Cô Vân dạy)
 =========***========= 
 Kể chuyện
 Tìm ngọc
I.Mục tiêu:
-Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
-HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2).
II.Đồ dùng:
-Tranh ở SGK.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
-2HS tiếp nối nhau kể chuyện. Con chó nhà hàng xóm.
?Câu chuyện cho ta biết điều gì.
-GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2.Hướng dẫn kể chuyện:(27’
a.Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
-1HS đọc yêu cầu 1: Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện đã học.
-HS quan sát tranh ở SGK và cho HS dựa theo tranh kể từng đoạn.
-HS kể theo nhóm: Nội dung tranh 1 vẽ gì? Tranh 2 vẽ gì?
-GV theo dỏi, gợi ý các nhóm còn lúng túng.
-Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn câu chuyện trước lớp.
-GV cùng HS nhận xét.
b.Kể toàn bộ câu chuyện.
-HS khá, giỏi kể
-HS nhận xét về: Điệu bộ và nét mặt của bạn khi kể.
-GV nhận xét.
-Cuối giờ bình chọn người kể hay nhất.
C.Củng cố, dặn dò: (3’)
-Câu chuyện cho ta biết gì? (Con vật rất có tình cảm với người).
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà kể lại cho người thân nghe. 
 =========***=======
 Chính tả
 Tìm ngọc
I.Mục tiêu:
-Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng bài tóm tắt câu chuyện : Tìm ngọc.
-Làm đúng BT2; BT3 a
II.Đồ dùng
-Bảng phụ viết sẵn BT2
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 5'
-HS viết bảng con: vốn nghiệp, ..
-GV nhận xét
2.Hướng dẫn viết nghe viết.(30')
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị.
-GV đọc một lần đoạn văn; 2 – 3 HS đọc lại.
?Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào? (Viết hoa, lui vào 1 ô).
-HS viết bảng con: Long Vương, mưu mẹo, tình nghĩa.
-GV nhận xét.
b.Viết vào vở:
-GV đọc bài, HS nghe- viết vào vở chính tả.
-HS viết bài xong.
-GV đọc thong thả để HS khảo bài.
c.Chấm, chữa bài.
-HS ngồi tại chổ, GV đến chấm và nhận xét.
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (8’)
Bài 1: HS nêu yêu cầu: Điền vào chổ trống ui hay uy?
-GV treo bảng phụ lên bảng và HS trả lời miệng.
-GV điền vần, lớp nhận xét.
Bài 3a: Điền d / r / gi?
-HS làm vào vở BT: .......ừng núi, .......ừng lại, cây .....ang, .....ang tôm.
-1HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò: (21’)
?Hôm nay ta học bài gì? Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào?
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà luyện víêt lại. 
 =========***========== 	 
 Thứ 4 ngày 21 tháng 12 năm 2011
 Toán
 Ôn tập về phép cộng và phép trừ
I.Mục tiêu:
-Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
-Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phmạ vi 100.
-Biết giải bài toán về ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng. 
II.Hoạt động dạy-học:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Hướng dẫn HS làm bài tập: (25’)
Bài 1: (Miệng)(cột 4 dành cho HS khá, giỏi)
-HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm, HS nêu kết quả.
 5 + 9 = 14 9 + 5 = 14 14 – 7 = 7 16 – 8 = 8
-HS đọc lại bài.
Bài 2: HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.(cột 3 dành cho HS khá, giỏi)
 a. 36 + 36 100 – 75 b. 100 – 2 45 + 45 
-HS làm bảng con câu a và nêu cách tính.
-HS làm vào vở câu b, 1HS lên bảng làm.
-Lớp nhận xét.
-GV nhận xét.
Bài 3: HS nêu yêu cầu: Tìm x.
 a. x + 16 = 20 b. x – 28 = 14 c.35 – x = 15 
-x trong phép cộng gọi là gì?
-HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
Bài 4: HS đọc bài toán và giải vào vở/
-1HS lên bảng làm: Em cân nặng là: 50 – 16 = 34 (kg)
 Đáp số:  ... c từ khó: gõ mỏ, dắt, kiếm mồi, roóc roóc, nũng nịu.
-HS đọc cá nhân, cả lớp.
-Đọc từng đoạn trước lớp.
-GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS cách đọc đúng các câu dài.
-Từ khi gà con nằm trong trứng,/ gà mẹ đã nói chuyện với chúng/ bằng cách gõ mỏ lên vỏ trứng,/ còn chúng/ thì phát tín hiệu nũng nịu đáp lời mẹ//.
-Đàn con đang xôn xao/ lập tức chui hết vào cánh mẹ,/ nằm im.//
-HS đọc cá nhân, lớp.
-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài
-HS đọc chú giải ở SGK.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-HS đọc nhóm 3 em.
-Thi đọc giữa các nhóm
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài.(10’)
-HS đọc thầm, 1HS đọc thành tiếng trả lời lần lượt câu hỏi:
?Gà con biết nói chuyện với gà mẹ từ khi nào? (khi chúng còn nằm trong trứng)
?Khi đó, gà mẹ nói chuyện với gà con bằng cách nào? (gà mẹ gõ vào trứng, gà con nũng nịu đáp lời mẹ)
-HS đọc thầm các đoạn còn lại trả lời.
-Nói lại cách gà mẹ báo hiệu cho con biết “không có gì nguy hiểm” (gà mẹ kêu đều đều “Cúc, cúc, cúc”)
-Cách gà mẹ báo cho con biết”có mồi ngon , lại đây” (gà mẹ vừa bới vừa kêu nhanh “Cúc, cúc, cúc”)
-Cách gà mẹ báo cho con biết “Tai hoạ, nấp nhanh!” (gà mẹ xù lông, miệng kêu liên tục, gấp gáp”roóc, roóc”)
4.Luyện đọc lại:(5’)
-GV nhắc lại cách đọc bài: Nhịp chậm rãi khi đọc lời gà mẹ đều, đều...nhịp đọc hơi nhanh khi mẹ báo cho các con có mồi ngon, lại mau. giọng căng thẳng khi gà mẹ báo tin có tai hoạ.
-HS đọc bài.
GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò: (3’)
?Bài văn giúp em hiểu điều gì.
GV: Loại gà củng biết nói với nhau, có tình cảm với nhau, che chở, bảo vệ, thương yêu nhau như con người.
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà nhớ xem lại bài, đọc trước bài tuần 18.
 =========***=========
 Toán 
 Ôn tập về hình học 
I. Mục tiêu:
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật.
-Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
-Biết vẽ hình theo mẫu.
II.Đồ dùng:
-Các hình: tam giác, chữ nhật, hình tứ giác, hình vuông.
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:(3’)
?Tiết trước ta học bài gì (Ôn tập về phép cộng và phép trừ)
-HS làm bảng con : 12 – 9 = 19 – 7 = 
-GV nhận xét.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:(2’)
b.Hướng dẫn HS làm bài tập:(25’)
Bài 1: Mỗi hình dưới đây là hình gì?
a)	b)
-GV gắn cá hình lên bảng, HS thảo luận theo cặp.
-GV gắn bảng các hình như ở SGKvà nêu cầu hỏi.
?Đây là hình gì
 -HS đại diện trả lời.
 a.Hình tam giác; b.Hình tứ giác ; c. Hình tứ giác; d.Hình vuông; 
 e.Hình chữ nhật g.Hình vuông(để lệch).
-GV nhận xét.
Bài 2: a.Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm.
 b. Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1dm.
-HS vẽ vào vở,GV theo dỏi và nhận xét.
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi
- HS đọc yêu cầu : Nêu ba điểm thẳng hàng 
- HS nêu : A, B, E; D, E, C
- GV nhận xét
Bài 4: Trò chơi “Vẽ đúng, vẽ nhanh”
-GV vẽ mẫu lên bảng 
-2 HS lên bảng thi nhau vẽ, cả lớp vẽ vào vở nháp.
-Lớp cùng GV nhận xét.
-GV chấm bài cho HS.
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
-HS hệ thống lại bài học.
-GV nhậnn xét.
	==========***========
 Chính tả(Tập chép)
 (Cô Minh dạy)
 ========***========= 
Mĩ thuật
 ( Cô Tâm dạy)	
	 =========***====== 
 Thứ 6 ngày tháng 1 năm 2010
 Tập làm văn
 Ngạc nhiên, thích thú.Lập thời gian biểu
I.Mục tiêu:
- Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp (BT1, BT2).
-Dựa vào mẫu chuyện, lập được thời gian biểu theo cách đã học (BT3).
*GDKNS : Quản lí thời gian.
II.Đồ dùng:
-Tranh SGK.
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: (5’)
-Em hãy kể về một con vật nuôi trong nhà .
-HS kể 
-GV nhận xét.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:(2’)
b.Hướng dẫn HS làm bài tập:(27’)
Bài tập 1: (miệng)
-1HS đọc yêu cầu: Đoc diễn cảm lời bạn trong tranh(Ôi quyển vở đẹp quá ! Con cảm ơn mẹ)
-Cả lớp đọc thầm lại lời bạn nhỏ, quan sát tranh để hiểu tình huống trong tranh, từ đó hiểu lời nói của cậu con traithể hiện thái độ gì?
-HS trả lời, GV nhận xét 
-Cậu con trai thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú khi thấy món quà mẹ(Ôiquyển vở đẹp quá) Lòng biết ơn mẹ (Con cảm ơn mẹ)
-3HS đọc lại lời cậu bé.
Bài tập 2: (miệng)
-1HS đọc yêu cầu: Bố đi công tác về, tặng em một món quà. Mở gói quà ra em rất ngạc nhiên và thích thú khi thấy cái vỏ ốc biển rất to và đẹp.
?Em nói như thế nào để thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú ấy
-HS thảo luận theo cặp
-HS trả lời, GVchốt những câu trả lời đúng.
VD: Ôi , con ốc biển to và đẹp quá. Con cảm ơn bố.
 -Sao con ốc biển đẹp thế, lạ thế! Con cảm ơn bố nhiều lắm.
Bài 3: (Viết ) (GDKNS)
-GV nêu yêu cầu : Dựa vào mẫu chuyện ở SGK , em hãy viết thời gian biểu sáng chủ nhật của Hà theo cách đã học.
-HS làm vào vở bài tập và đọc lên.
-Lớp nhận xét ,GV chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
-HS hệ thống lại bài học.
-GV nhận xét giờ học.
 ========***=======
 Toán
 Ôn tập về đo lường
I.Mục tiêu:
-Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân.
-Biết xác định để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là ngày thứ mấy trong tuần.
-Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ 12.
II.Đồ dùng:
-Lịch, đồng hồ.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
-Tiết trước ta học bài gì?
-HS lên bảng vẽ một hình tam giác, 1 tứ giác.
-GV cùng HS nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Hướng dẫn làm bài tập: (25’)
Bài 1: (miệng)
2HS nêu yêu cầu: a. Con vịt nặng mấy ki lô gam? (3 kg)
 b. Gói đường nặng mấy ki lô gam?
 c. Lan cân nặng mấy ki lô gam?
-HS quan sát tranh ở SGK và trả lời.
 a. 3kg b. 4 kg c. 30 kg
-GV nhận xét.
Bài 2: (miệng) 
-HS nêu yêu cầu : Xem lịch rồi cho biết.
?Tháng 10 có mấy ngày ? Có mấy ngày chủ nhật ? Đó là những ngày nào
?Tháng 11 có mấy ngày ? có mấy ngày chủ nhật ? Có mấy ngày thứ năm
-HS quan sát lịch và trả lời.
-GV nhận xét.
Bài 3: Viết 
-HS nêu yêu cầu : Xem lịch ở bài tập 2 và cho biết.
a.Ngày 1 tháng 10 là thứ mấy ?Ngày 10 tháng 10 là thứ mấy
b.Ngày 20 tháng 11 là thứ mấy ?Ngày 30 tháng 11 là thứ mấy
-HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
-GV cùng HS nhận xét.
Bài 4: (miệng)
-HS nêu yêu cầu : 
a.Các bạn chào cờ lúc mấy giờ?
-HS quan sát đồng hồ rồi trả lời (7 giờ)
b.Các bạn tập thể dục lúc mấy giờ? (9 giờ)
3.Chấm bài :(5’)
-HS nộp bài GV chấm và nhậnn xét.
4.Củng cố, dặn dò:(2’)
-GV hệ thống lại bài học.
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà xem lại bài.
	 =========***==========
 Tự nhiên xã hội
 Phòng tránh ngã khi ở trường
I.Mục tiêu:
-Kể tên những hoạt động dễ gây ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
-Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã
*GDKNS : Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để phòng tránh ngã.
II.Đồ dùng :
-Tranh SGK.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:(3’)
-Tiết trước ta học bài gì?
-Hãy kể các thành viên trong trường?
-HS trả lời. 
-GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:(2’)
2.Hoạt động1: Làm việc với SGK để nhận biết được các hoạt động nguy hiểm cần tránh: (10’)
*Mục tiêu: Kể tên các hoạt động hay trò chơi dễ bị ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
Bước 1: Động nảo
?Hãy kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường?
-HS trả lời: Đuổi bắt, chạy, nhảy.
Bước 2: Làm việc theo cặp.
GV: Các em hãy quan sát các hình 1,2,3,4 ở SGK.
?Chỉ và nói các hoạt động của các bạn trong từng hình.
?Những hoạt động nào dễ gây nguy hiểm cho bạn và cho người khác?
-1 em hỏi, 1 em trả lời.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
-GV gọi 1 số HS trình bày.
-GV kết luận:Những hoạt động: Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trên cây, với cành cây qua cựa sổ trên gác...là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mầ đôi khi còn gây nguy hiểm cho các bạn khác.
*Hoạt động2: Thảo luận lựa chọn trò chơi bổ ích: (15’)
-Mục tiêu: +HS có ý thức trong việc lựa chọnvà chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
-Mỗi nhóm tự chọn trò chơi và chơi.
-GV theo dỏi
Bước 2: Làm việc cả lớp.
?Nhóm em chơi trò chơi gì
?Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này
?Theo em trò chơi này có gây tai nạn cho bản thân và các bạn khi chơi không.
?Em cần lưu ý điều gì khi chơi trò chơi này để khỏi gây tai nạn?
-GV nhận xét bổ sung
Hoạt động 3:(7’) Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường?
?Hãy nêu các hoạt động nên làm khi ở trường để phòng tránh tai nạn?
?Hãy nêu các hoạt động không nên tham gia?
-HS trả lời.
C.Củng cố, dặn dò:(2’)
-Em đã làm gì để phòng tránh ngã khi ở trường.
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà nhớ xem lại bài sau.
 =========***==========	
 Bài 3: Nêu tên ba điểm thẳng hàng(dùng thước để kiểm tra) HS khá, giỏi
 A. 
	 I
 . B
 D.	 E. C.
-HS dùng thước kiểm tra và nêu ba điểm thẳng hàng: A,B, E ; D, B, I
-HS khá, giỏi làm
-GV nhận xét.
 Hoạt động tập thể 
 Sinh hoạt Sao
 (Tổng phụ trách dạy )
I.Mục tiêu:
-HS tự đánh giá ưu điểm và nhược điểm trong tuần về nề nếp, học tập, vệ sinh.
-Kế hoạch tuần tới.
-HS làm vệ sinh lớp học.
II.Nội dung:
1.Đánh giá :
-GV cho lớp trưởng điếu khiển giờ học.
-Các tổ trưởng điều khiển tổ mình thảo luận ý kiến của tổ mình và đưa ra ưu điểm và nhược điểm.
-Các tổ trưởng lên báo cáo trước lớp về nề nếp, học tập, vệ sinh.
-Các tổ nhận xét lẫn nhau.
-GV nhận xét chung.
2.Kế hoạch tới:
-Tiếp tục duy trì sĩ số, vệ sinh sạch sẽ, học tập tốt để chuẩn bị thi định 
3.Làm vệ sinh lớp học:
-Tổ trưởng điều khiến tổ mình làm vệ sinh.
-GV theo dỏi nhận xét.
?Các em thấy các bạn làm như thế nào
-GV nhận xét giờ học.
 Chính tả(Tập chép)
 Gà “ tỉ tê” với gà 
I. Mục tiêu:
-Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài. Gà “tỉ tê” với gà.
-Làm bài tập điền vần dễ lẫn , âm: au / ao, r / d / gi.
II.Đồ dùng:
-Bảng chép sẵn bài viết.
-Bảng phụ.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
-HS viết bảng con: Thuỷ cung, ngậm ngùi, mùi khét.
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Hướng dẫn tập chép: (20’)
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị.
-GV đọc bài 1 lần, 2HS đọc bài.
GV hỏi:
?Đoạn văn nói điều gì. (Cách gà mẹ báo cho con biết “Không có gì nguy hiểm..”)
?Trong đoạn văn, những lời nào là lời gà mẹ nói với gà con.
?Cần dùng dấu nào để ghi lời gà mẹ. (Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép)
-HS viết bảng con: thong thả, dắt, kiếm mồi, nguy hiểm.
-GV nhận xét.
b.HS nhìn bảng và chép vào vở:
-GV theo dỏi nhắc nhở.
c.Chấm chữa bài:
-HS ngồi lặng, GV đi từng bàn chấm và nhận xét.
3.Hướng dẫn làm bài tập: (8’)
Bài 2: (miệng)
-GV treo bảng phụ, 1HS đọc yêu cầu: Điền vào chổ trống ao / au.
-HS trả lời, GV điền.
-Lớp nhận xét.
Bài 3a: Điền vào chổ trống r / d / gi?
-HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
bánh ....án, con ...án, ....án giấy, ....ành dụm, tranh ....ành, ....ành mạch.
-GV nhận xét.
C.Dặn dò: (2’)
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà viết lại các chữ còn sai.
	----------------***----------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan17.doc.doc