Giáo án Lớp 2 Tuần 25 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh

Giáo án Lớp 2 Tuần 25 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh

 Tập đọc

 Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

I.Mục tiêu:

-Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

-Hiểu nội dung câu chuyện: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt.(trả lời được CH1, 2, 4, 5)

-HS khá, giỏi trả lời được CH3.

II.Đồ dùng :

 

doc 39 trang Người đăng vultt Lượt xem 1283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 Tuần 25 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần25 
 Thứ 2 ngày 27 tháng 2 năm 2012
 Tập đọc
 Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
I.Mục tiêu:
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
-Hiểu nội dung câu chuyện: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt.(trả lời được CH1, 2, 4, 5)
-HS khá, giỏi trả lời được CH3.
II.Đồ dùng :
-Tranh SGK, bảng phụ câu dài.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ : (5’)
?Tiết trước ta học bài gì
-HS trả lời
-2HS đọc bài Voi nhà
-GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: (2’)
-GV cho HS xem tranh chủ đề sông biển và tranh bài học
?Bức tranh vẽ gì 
-GV nói : Tiết học hôm nay ta học bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
2.Hướng dẫn luyện đọc: (28’)
a.GV đọc mẫu toàn bài.
b.Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ .
-Đọc từng câu:
+HS đọc nối tiếp từng câu.
+GV ghi bảng : dâng lên, lễ vật, lũ lụt, cuồn cuộn,
+GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh.
-Đọc đoạn trước lớp:
+GV treo bảng phụ ghi sẵn câu dài và hướng dẫn HS cách đọc.
.Một người là Sơn Tinh,/ chúa miền non cao, / còn người kia là Thuỷ Tinh, /vua vùng nước thẳm. //
.Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp, / hai trăm nệp bánh chưng, / voi chín ngà, / gà chín cựa , / ngựa chín hồng mao. //
+GV : Khi đọc thấy một gạch ngắt hơi, hai gạch chúng ta nghỉ hơi.
+HS đọc lại câu dài, GV nhận xét.
+HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp.
+GV nhận xét, sửa sai.
-Đọc đoạn trong nhóm:
+HS đọc theo nhóm 3, mỗi em đọc một đoạn.
+GV theo dỏi, nhận xét.
+HS nhận xét lẫn nhau trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
+HS đọc.
+GV cùng HS nhận xét.
 Tiết 2:
3.Tìm hiểu bài: (25’)
-HS đọc bài trả lời câu hỏi sau
?Những ai đã đến cầu hôn Mị Nương( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.)
?Em hiểu chúa miền non cao là thần gì (Thần núi)
?Vua vùng nước thẳm là thần gì (Thần nước)
?Vua Hùng phân xử việc hai vị cùng cầu hôn như thế nào (Vua hẹn ai mang được lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương )
?Lễ vật gồm những gì (Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng.)
-HS khá, giỏi kể
?Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai thần
+Thuỷ Tinh đánh bằng cách nào ( Hô mưa, gọi gió)
+Sơn Tinh đánh bằng cách nào (Bốc từng quả đồi, dời từng quả núi)
+Cuối cùng ai thắng (Sơn Tinh thắng)
+Người thua đã làm gì (Hàng năm dâng nước lên để đánh Sơn Tinh)
-HS cả lớp suy nghĩ
?Câu chuyện nói lên điều gì có thật (Nhân dân ta chống lũ kiên cường)
4.Luyện đọc lại: (10’’)
-GV nhắc lại cách đọc.
-HS đọc lại toàn bài.
-GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò: (2’)
-1HS đọc lại bài.
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà đọc lại bài.
 ===========***===========
 Toán 
 Một phần năm
I.Mục tiêu:
-Nhận biết( bằng hình ảnh trực quan) “:Một phần năm ”; đọc, viết và làm BT1.
II.Đồ dùng:
-Bìa vẽ hình vuông, Bìa vẽ hình ở BT1
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
-5HS đọc bảng chia 5.
-GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giơi thiệu bài: (2’)
2.Giới thiệu “Một phần năm ” :(10’)
-GV gắn các tấm bìa.
-HS quan sát và nhận xét: Hình vuông chia thành 5 phần bằng nhau.Lấy một phần, được một phần năm hình vuông.
-GV : Một phần năm viết 
-HS viết bảng con : và đọc Một phần năm.
-GV kết luận: Chia hình vuông thành 5 phần bằng nhau, tô màu đi một phần, được hình vuông.
3.Thực hành: (20’)
Bài 1: (miệng)
-1HS đọc yêu cầu: Đã tô màu hình nào?
 A
- GV phát phiếu cho các nhóm và nêu yêu cầu	 
-HS thảo luận nhóm. 
- Nhóm khác nhận xét
-GV : Vì sao em cho A, B, C đã tô màu một phần năm?
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS nhắc lại tên bài.
-GV nhận xét giờ học.
 ===========***===========
 Đạo đức 
	Thực hành kĩ năng giữa học kì 2
I. Mục tiờu :
- HS thực hành giải quyết một số tình huống cụ thể 
- HS biết nhận xét những hành vi, việc làm đúng, sai.
- 
II. Cỏc hoạt động dạy học 
A. Bài cũ :(5’)
-HStrả lời cõu hỏi : Vỡ sao chỳng ta phải lịch sự khi gọi và nhận điện thoại ? 
B. Bài mới : 
- GVnhận xột cho điểm
1. Giới thiệu :(2’) Ghi mục bài 
* Hoạt động 1 :(10’) Đúng vai 
- HS theo và đúng vai theo cặp cỏc tỡnh huống sau 
+Tỡnh huống 1: Giờ ra chơi An nhặt được một tờ tiền 5000 đồng ở giữa sân trường.
+Tỡnh huống 2: Trong giờ ra chơi Hà và Hiệp nhặt được chiếc bút rất đẹp. Các em hãy đoán xem hai bạn sẽ làm gì? Nếu em là bạn ấy em sẽ làm gì 
-GV mời HS lờn đúng vai .
-Cả lớp thảo luận về cỏch ứng xử qua trả lời cõu hỏi 
 GV kết luận: Khi các em nhặt được của rơi các em cần tìm người trả lại cho người đánh mất là đem lại niền vui cho bnả thân mình và người mất.
 *Hoạt động 2 :(12’) Xử lý tỡnh huống 
?Khi em muốn đi ra ngoài khi có bạn bênh cạnh 
?Khi em muốn mượn bút của bạn em làm gì
?Nếu em muốn bạn lấy cho cái bút
-HSthảo luận theo cặp
-Một số cặp lên trình bày ý kiến.
-Cả lớp nhận xét.
 GV nhận xét: Khi muốn nhờ hoặc mượn gì của người khác phải biết nói lời yêu cầu, đề nghị. 
*Hoạt động 3 :Thực hành nhận và gọi điện thoại (7’)
-GV nêu tình huống
+Bạn Hà gọi điện hỏi thăm bà ngoại 
+Bạn An gọi cho Linh nhưng bị nhầm số máy
+Khi có người gọi điện cho bố đi vắng
-Từng đôi lên thể hiện
-Lớp nhận xét.
-GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dũ :(2’)
- GV nhận xột tiết học
 ============***========== 
 Thứ 3 ngày 28 tháng 2 năm 2012
 Toán 
 Luyện tập
I.Mục tiêu:
-Thuộc bảng chia 5.
-Biết giải toán có một phép chia (trong bảng chia 5).
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
?Tiết trước ta học bài gì (học Một phần 5)
-2HS đọc bảng chia 5
-Lớp viết bảng con 
-GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
-Để củng cố kĩ năng, kiến thức về lập bảng chia và tính nhẩm trong bảng ta chuyển sang tiết luyện tập.
2.Hướng dẫn là bài tập: (28’)
Bài 1: Tính nhẩm
- HS đọc yêu cầu. GV yêu cầu HS thảo luận.
-HS thảo luận nhóm và nêu kết qảu , GV ghi kết quả lên bảng.
 10 :5 = 2 ; 30 : 5 = 6 ; 15 : 5 = 3 ; 45 : 5 = 9
-HS đọc lại bài tập 1
Bài 2: Tính nhẩm
-HS đọc yêu cầu, HS nêu kết quả, GV ghi kết quả.
 5 x 2 = ; 5 x 3 = 
 10 : 2 = ; 15 : 3 =
 10 : 5 = ; 15 : 5 =
-HS lên nhận xét: Từ phép nhân 5 x 2 = 10 ta lập hai phép chia tương ứng
-GV nhận xét.
Bài 3: HS đọc bài toán và phân tích bài toán
?Bài toán cho biết gì (có 35 quyển vở chia đều cho 5 bạn)
?Bài toán hỏi gì (Hỏi mỗi bạn có mấy quyển vở?)
-HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
 Bài giải
 Mỗi bạn có số quyển vở là:
 35 : 5 = 7 (quyển)
 Đáp số: 7 quyển vở
Bài 4: HS khá, giỏi đọc bài toán và trả lời câu hỏi
?Bài toán cho biết gì (Có 25 quả cam, mỗi đĩa 5 quả.)
?Bài tóan hỏi gì (Hỏi xếp được mấy đĩa?)
-HS giải vào vở, 1 HS lên bảng làm
 Bài giải:
 Số đĩa cam có là:
 25 : 5 = 5 (đĩa)
 Đáp số: 5 đĩa 
-GV chấm và nhận xét.
Bài 5 Hình nào đã khoanh vào số con voi?
-GV treo bảng phụ lên
-HS khá, giỏi trả lời, GV nhận xét: Hình a
3.Củng cố, dặn dò: (2’)
?Tiết học hôm nay ta ôn lại những kiến thức gì
-HS trả lời.
-Về ôn lại bài.
 ===========***========
 Thể dục
 ( Cô Vân dạy)
 ==========***=========
 Kể chuyện 
 Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
I.Mục tiêu:
- Sắp xếp đúng thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện (BT1). Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT2).
-HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2).
*KNS: Giáo tiếp: ứng xử văn hoá .Lắng nghe tích cực.
II.Đồ dùng:
-Tranh ở SGK.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
-3HS kể lại câu chuyện: Quả tim Khỉ.
-GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
-Hôm nay chúng ta kể câu chuyện :Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
2.Hướng dẫn kể chuyện: (28’)
a.1HS đọc yêu cầu 1: Sắp xếp lại thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện
+HS cả lớp quan sát từng tranh minh hoạ ở SGK và sắp xếp.
+Một số HS nêu nội dung từng tranh và nói thứ tự đúng.
+ Tranh 1 : Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh
+Tranh 2 : Sơn Tinh mang ngựa đến đón Mị Nương về núi.
+Tranh 3 : Vua Hùng tiếp thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
-Thứ tự đúng là: 3- 2 – 1
b.HS đọc yêu cầu 2: Kể từng đoạn theo tranh đã sắp xếp lại
-HS kể từng đoạn theo nhóm.
-Đại diện các nhóm thi kể: 3HS kể, mỗi HS một đoạn.
-3HS đại diện kể lại đoạn 3
c.HS khá, giỏi đọc yêu cầu 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
+HS khá, giỏi kể lại câu chuyện
+HS nhận xét lẫn nhau : về cử chỉ, điệu bộ, lời nói.
+Bình chọn bạn kể hay nhất.
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
?Câu chuyện nói lên điều gì có thật.
-HS trả lời: Nhân dân ta chiến đấu chống lũ lụt rất kiên cường từ nhiều năm.
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà kể lại câu chuyện.
 Chớnh tả :(Tập chép)
 Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
I.Mục tiêu:
-Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi.
-Làm bài tập 2b, 3b.
II. Đồ dựng đạy học :
-Bảng phụ chép sẵn bài tập
III. Cỏc hoạt động dạy học
 A. Bài cũ: (5’)
- GV đọc- HS viết bảng con: sung sướng, gỗ mục, xẻ gỗ, rút dây.
- GV nhận xột. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV ghi mục bài.
2. Hướng dẫn HS tập chép:(20’)
a. Hướng dấn HS chuẩn bị
-GV đọc đoạn chép trên bảng lớp.
-2 HS đọc lại bài chép.
?Tìm tên riêng trong bài chính tả
?Tên riêng phải viết như thế nào
-HS viết bảng con : Hùng Vương, Mị Nương, tuyệt trần, kén
-GV nhận xét.
-HS chép bài vào vở, GV theo dỏi vầ uốn nắn.
-Chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập: (7’)
Bài 2 b):Ghi vào những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
số chăn - chăm chi - mệt moi
số le -lỏng leo - buồn ba
-HS làm bài, GV nhận xét, chữa bài: số chẵn, số lẻ, chăm chỉ, lỏng lẽo, mệt mỏi, buồn bã.
Bài tập 3b):
- 1HS đọc yờu cầu:Tìm tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã
-HS thi nhau tìm và đọc lên
-GV nhận xét
4.Củng cố, dặn dũ:(3’)
-GV nhận xột tiết học - chuẩn bị baỡ sau
 ==========***==========
 Thứ 4 ngày 29 tháng 2 năm 2012
 Toán
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
-Biết tính giá trị biểu thức hai dấu phép tính nhân, chia trong trường hợp đơn giản.
-Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5).
-Biết tìm số hạng của một tổng; tìm thừa số.
II.Đồ dùng:
-12 hình tam giác.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
-3HS đọc bảng nhân 5
-2HS đọc bảng chia 5
-GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
-GV nêu yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn là bài tập: (28’)
Bài 1: Tính (theo mẫu)
-HS đọc yêu cầu và làm vào vở , 1HS lên bảng.
-GV làm mẫu: 3 x 4 : 2 = 12 : 2 	
 = 6
 5 x 6 : 3 = 6 : 3 x 5 = 2 x 2 x2 = 
- HS nhận xét, GV chữa bài.
?Khi thực hiện dãy tính vừa có nhân vừa có chia như phép tính trên ta thực hiện từ đâu qua đâu (từ trái sang phải) 
Bài 2: Tìm x
-HS đọc yêu cầu.
 x + 2 = 6 x x 2 = 6 3 + x = 15 3 x x = 15
-HS nêu tên thành phần trong phép nhân và phép cộng
?Muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta làm thế nào
?Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào
-HS nêu quy tắc.
 -Làm vào bảng con, 1HS lên bảng làm
-GV nhận xét.
Bài 3 : HS khá, giỏi đọc yêu cầu và trả lời miệng: Hình nào đã được tô màu
. số ô vuông?
. số ô vuông? A B
. ... Hôm nay ta học thêm một đơn vị đo thời gian khác, đó là phút. Một giờ có 60 phút.
-GV viết bảng 1 giờ = 60 phút
-GV cho HS quan sát mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ 8 giờ. GV hỏi đồng hồ đang chỉ mấy giờ?
-HS trả lời.
-GV quay tiếp kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói: Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15 phút và viết lên bảng: 8 giờ 15 phút.
-GV tiếp tục quay kim đồng hồ để kim phút chỉ vào số 6 và nói: Lúc này đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi.
-GV ghi: 8 giờ 30 phút hay là 8 giờ rưỡi.
-GV cho HS làm lại các công việc như nêu trên ở mô hình đồng hồ để HS theo dõi và nhận xét.
3.Thực hành: (20’)
Bài 1: (miệng)
-HS đọc yêu cầu: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
-HS quan sát đồng hồ trên bàn và trả lời:A: 7 giờ 15 phút ; B . 2 giờ 30 phút hay 2 rưỡi ; C. 11 giờ 30 phút ; D. 3 giờ
Bài 2: HS đọc yêu cầu: Mỗi tranh vẽ ứng với đồng hồ nào.
-GV phát phiếu cho các nhóm và yêu cầu các nhóm nối.
-Các nhóm làm việc.
-Đại diện các nhóm đọc kết quả.
 Đồng hồ A hình 4 ; Đồng hồ B hình 3 ; 
-GV nhận xét.
Bài 3 : Tính (theo mẫu)
-GV làm mẫu 1 giờ + 2 giờ = 3 giờ 5 giờ – 2 giờ = 3 giờ
 5 giờ + 2 giờ = 9 giờ – 3 giờ =
 4 giờ + 6 giờ = 12 giờ – 8 giờ = 
 8 giờ + 7 giờ = 16 giờ – 10 giờ =
-HS làm vào vở, một HS lên bảng làm.
-GV chấm và nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
?Một giờ có mấy phút
-GV nhận xét giờ học.
-Về ôn lại bài.
 ----------***----------
 Tập viết
 Chữ hoa V
I.Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng viết chữ:
+Biết viết chữ V hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
+Biết viết câu ứng dụng vượt suối băng rừng theo cỡ nhỏ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối đúng quy định.
II.Đồ dùng:
-Mẫu chữ V hoa.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
-Tiết trước ta học viết chữ hoa gì?
-HS trả lời và viết chữ hoa vào bảng con: ư, ươm 
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
-Hôm nay ta học viết chữ hoa và câu ứng dụng : Vượt suối băng rừng.
2. Hướng dẫn viết chữ hoaV: (5’)
a.Hướng dẫn HS quan sát mẫu và nhận xét chữ hoaV 
-GV gắn bảng chữ v hoa, HS nhận xét.
?Chữ V hoa có mấy nét? Đó là những nét nào
?Độ cao mấy li 
-HS trả lời.
-GV hướng dẫn HS cách viết và viết mẫu.
+Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong lượn ngang, giống như nét 1 của chữ hoa H, dừng bút trên đường kẻ 6.
+Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiêù bút , viết nét lượn dọc từ trên xuống dưới, dừng bút ở đường kẻ 1.
+Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút viết nét lượn dọc, nét móc xuôi phải, dừng bút ở đường kẻ 5 
-GV viết mẫu
-HS nhắc lại quy trình viết,
-HS viết trên không chữ V hoa.
-HS viết bảng con.
-GV nhận xét, sửa sai.
3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng: (5’)
-GV viết câu ứng dụng lên bảng: Vượt suối băng rừng
-HS đọc câu ứng dụng.
-GV : Vượt qua nhiều đoạn đường không quản ngại khó khăn, gian khổ
-HS nhận xét về độ cao các chữ cái trong câu ứng dụng.
?Độ cao các chữ cái
?Dấu thanh đặt ở các chữ cái nào
?Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng như thế nào
-HS trả lời, GV nhận xét.
4.Hướng dẫn HS viết vào vở: (15’)
-GV hướng dẫn cách đặt bút viết ở vở tập viết.
-HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dỏi uốn nắn.
5.Chấm, chữa bài :(7’)
-HS ngồi tại chỗ GV đi từng bàn chấm và nhận xét.
6.Củng cố, dặn dò: (1’)
-1HS nhắc lại cách viết chữ V hoa
-GV nhận xét giờ học
-Về viết lại cho đẹp hơn
 -----------***----------
 Thủ công
 Cô ngọc dạy
 Tự nhiên và xã hội
 Một số loài cây sống trên cạn
I.Mục tiêu:
-HS biết nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống trên cạn.
-Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
II.Đồ dùng:
-Hình vẽ ở SGK trang 52, 53.
-Cây ở sân trường, vườn trường, phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (3’)
-Tiết trước ta học bài gì?
-HS kể tên loài cây và nơi sống của chúng?
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
1Giới thiệu bài: (2’)
Hoạt động1: Hình thành kĩ năng quan sát, mô tả: (20’)
Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét mô tả.
Cách tiến hành:
Bước 1. Làm việc theo nhóm ở ngoài sân.
Nhóm 1: Quan sát cây cối ở vườn trường và nêu ích lợi của chúng.
Nhóm 2: Quan sát cây cối ở vườn trường và nêu ích lợi, đặc điểm.
-GV Phát phiếu quan s át.
1. Tên cây đó?
2. Đó là loại cây cho bóng mát hay cây hoa, cây cỏ?
3. Thân cây vả cành lá có gì đặc biệt?
4. Có thể nhìn thấy phần rễ cây không? Vì sao?
-Các nhóm thảo luận.
-GV bao quát các nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Đại diện các nhóm lên, mmô tả đặc điểmvà nói lợi ích của các cây.
-GV khen ngợi các nhóm có khả năng quan sát và nhận xét.
Hoạt động 2: Nhận biết một số cây sống trên cạn, nêu ích lợi của chúng: (10’)
*Mục tiêu: Nhận biết một số cây sống trên cạn và ích lợi của chúng.
*Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo cặp.
+ HS quan sát tranh ở SGK: Nêu tên và ích lợi của những cây có trong hình
+ HS trả lời : Hình 1: Cây mít; Hình 2: Cây phi lao ; Hình 3: Cây ngô;
Hình 4: Cay đu đủ ; Hình 5: Cây thanh long ; Hình 6: Cây sả ; Hình 7: Cây lạc
-GV theo dỏi.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Đại diện một số nhóm lên chỉ và thình bày.
?Cây nào cây ăn quả? Cây nào toả bóng mát? Cây nào dùng làm da vị?
-GV kết luận: Có nhiều loài cây sống trên cạn: Chúng cung cấp ăn quả cho người, động vật và ngoài ra chúng còn nhiều lợi ích khác.
C. Củng cố, dặn dò: (1’)
-HS nêu tên các loài cây sống trên cạn?
-GV nhận xét.
 -----------***-----------
 Thứ 6 ngày 6 tháng 3 năm 2009
 Chính tả (Nghe viết)
 Bé nhìn biển
I.Mục tiêu:
-Nghe viết chính xác, trình bày đúng 3 khổ thơ đầu của bài Bé nhìn biển.
-Làm bài tập phân biệt tiếng có âm đầu ch / tr, thanh ngã, thanh hỏi.
II.Đồ dùng :
- Bảng phụ chép sẵn bài tập 3b.
II.Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: (5’)
-Tiết trước ta học bài gì?
-HS viết bảng con : Bé ngã, đỡ, bé ngủ.
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
-GV: Hôm nay ta viết 3 khổ thơ đầu của bài thơ bé nhìn biển.
2.Hướng dẫn nghe viết: (20’)
-GV đọc bài chính tả1 lần.
-2HS đọc lại bài chính tả.
-GV hỏi: ? Mỗi dòng thơ có mấy tiếng (có 4 tiếng)
 ? Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở 
-HS trả lời:
-GV đọc bài, HS lắng nghe và viết vào vở chính tả.
-HS viết xong.
-GV đọc thong thả, HS khảo bài.
-GV chấm, chữa bài.
-GV đi chấm từng bàn và nhận xét.
3.Hướng dẫn làm bài tập: (8’)
Bài 2: HS đọc yêu cầu: Tìm tên các loài cá 
b.Bắt đầu bằng tr
-HS làm vào vở, GV theo dỏi sửa sai.
Bài 3b: Tìm tiếng có thanh ngã, thanh hỏi.
+Trái nghĩa với khó. 
+Chỉ bộ phận cơ thể ở ngay bên dưới đầu.
+Chỉ bộ phận cơ thể dùng để ngửi
-HS trả lời miệng: dễ- cổ- mũi.
-GV nhận xét
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS nhắc lại bài viết.
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà nhớ luyện viết lại cho đẹp.
 -----------***-----------
 Toán 
 Thực hành xem đồng hồ
I.Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng xem đồng hồ (khi kim đồng hồ chỉ số 3 và số 6)
-Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian: giờ, phút, phát triển biểu tượng về các khoảng thời gian15 phút và 30 phút.
II.Đồ dùng:
-Đồng hồ, phiếu học tập bài tập 2.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
-Hôm trước ta học bàigì? (giờ phút)
-GV cho HS xem đồng hồ và xem giờ, HS đọc lên.
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
-Hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập.
Bài1: Đồng hồ chỉ mấy giờ.?
-GV cho HS quan sát và đọc lên.
 a. 4giờ 15phút ; b. 1giờ rưỡi (1giờ 30 phút) ; c.9giờ 15phút ; 8giờ 30phút.
-GV cùng HS nhận xét.
Bài 2: Mỗi câu dưới đây ứng với đồng hồ nào?
-GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập.
-Các nhóm làm bài.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
Câu a : ứng với đồng hồ A
Câu b: ứng với đồng hồ D
Câu c: ứng với đồng hồ B
Câu d: ứng với đồng hồ E
Câu e: ứng với đồng hồ C
Câu g: ứng với đồng hồ G
-HS cùng GV nhận xét.
Bài 3: Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:
 2giờ, 1giờ 30phút, 6giờ 15phút, 5giờ rưỡi.
-HS thực hành quay kim trên mặt đồng hồ.
-HS cùng GV nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS nhắc lại nội dung tiết học.
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà nhớ xem đồng hồ. 
 ----------***----------
 Tập làm văn
 Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh trả lời câu hỏi
I.Mục tiêu:
-Biết đáp lời đồng ý trong giao tiếp thông thường.
-Quan sát tranh cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong tranh.
II.Đồ dùng:
-Tranh, Bảng phụ viết 4 câu hỏi.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
-Từng cặp HS hỏi- đáp về câu phủ định.
-HS1: Cậu đã bao giờ nhìn thấy một con voi chưa?
-HS2: Chưa bao giờ.
-HS1: Thật đáng tiếc đấy.
-GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’) 
-Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài1: (miệng)
-HS đọc yêu cầu: Đọc đoạn đối thoại sau.(SGK)
-HS đọc đoạn đối thoại theo từng cặp.
GV hỏi: Hà cần nói với thái độ như thế nào? (lễ phép)
 Bố Dũng nói thái độ thế nào? (niềm nở)
-HS nhắc lại lời của Hà khi gặp bố Dũng.
-GV nhận xét.
Bài 2: (mệng)
-1HS đọc yêu cầu: Nói lời đáp trong đoạn đối thoại sau:
a.Hương cho tớ mượn cái tẩy nhé?
 - ừ
 - Bạn tuyệt quá!
b.Em cho anh chạy thử cái tàu thuỷ của em nhé?
 - Vâng
-HS trả lời: Đáp lời đồng ý.
GV nhận xét: a. Cảm ơn bạn; b. Em ngoan quá!
?Lời của bạn Hương cần nói với thái độ như thế nào? (biết ơn)
?Lời của Anh cần nói với thái độ như thế nào? (vui vẻ biết ơn)
Bài 3: (miệng)
-GV cho HS đọc yêu cầu: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-GV treo bảng phụ viết sẵn 4 câu hỏi:
-HS quan sát tranh và đọc kĩ 4 câu hỏi để trả lời.
a.Tranh vẽ cảnh gì? (Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng khi mặt trời mọc)
b.Sóng biển như thế nào? (Sóng biển xanh nhấp nhô)
c.Trên mặt biển có những gì? (Những cánh buồm đang lướt sóng, những chú hải âu đang chao lượn)
d.Trên bầu trời có những gì? (Mặt trời đang dâng lên, những đám mây đang trôi bồng bềnh)
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS nhắc lại nội dung tiết học.
-GV nhận xét giờ học.
-Về sưu tầm thêm tranh về biển.
 ----------***----------
 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu:
-HS biết được ưu, nhược điểm của tổ mình cũng như các thành viên trong tổ. trong tuần.
-Qua đó HS có ý thức hơn ở tuần sau.
-Kế hoạch trong tuần tới.
-HS làm vệ sinh lớp học.
II.Hoạt động dạy-học:
1.Đánh giá:
-GV cho HS sinh hoạt tổ.
-Ba tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận.
-Tổ trưởng của từng tổ lên báo cáo những ưu điểm, nhược điểm của tổ mình ở sổ theo dỏi các thành viên.
-Tổ khác nhận xét.
-GV nhận xét chung: - Nề nếp; -Học tập
+Vệ sinh:
2.Kế hoạch tuần tới:
-Duy trì nề nếp.
-Nhớ học tốt các bài tập đọc để dành nhiều điểm 10 chào mừng ngày lễ lớn.
-Vệ sinh sạch sẽ.
-Tiếp tục rèn đọc và viết cho em : Hải, Nhiên, Hiếu...
3.Làm vệ sinh lớp học:
-GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ.
-Tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thực hiện.
-GV theo dỏi
-HS nhận xét lẫn nhau. 
-GV nhận xét chung.
-GV : Các em biết giữ vệ sinh sạch sẽ chính là chúng ta đã boả vệ môi trường trong sạch đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan25.doc.doc