Giáo án Lớp 2 Tuần 32 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh

Giáo án Lớp 2 Tuần 32 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh

 Tập đọc

 Chuyện quả bầu

I.Mục tiêu:

-Đọc mạch lạc toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng

-Hiểu nội dung câu chuyện: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà , mọi dân tộc có chung một tổ tiên. (trả lời đựơc câu hỏi 1, 2, 3, 5).

-HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.

II.Đồ dùng :

-Tranh SGK, bảng phụ chép sẵn câu dài.

III.Hoạt động dạy học:

A.Bài cũ: (5)

?Tiết tập đọc trước ta học bài gì

-HS đọc thuộc lòng bài Cây và hoa bên lăng Bác và trả lời câu hỏi ở SGK

-GV nhận xét ghi điểm

 

doc 20 trang Người đăng vultt Lượt xem 1712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 Tuần 32 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 32
 Thứ 2 ngày 23 tháng 4 năm 2012
 Tập đọc
 Chuyện quả bầu
I.Mục tiêu:
-Đọc mạch lạc toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng 
-Hiểu nội dung câu chuyện: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà , mọi dân tộc có chung một tổ tiên. (trả lời đựơc câu hỏi 1, 2, 3, 5).
-HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.
II.Đồ dùng :
-Tranh SGK, bảng phụ chép sẵn câu dài.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
?Tiết tập đọc trước ta học bài gì
-HS đọc thuộc lòng bài Cây và hoa bên lăng Bác và trả lời câu hỏi ở SGK
-GV nhận xét ghi điểm
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: (2’)
-GV cho HS tranh ở SGK và hỏi
?Bức tranh vẽ gì (Bác Hồ và chú bộ đội, cây đa)
-GV nói : Tiết học hôm nay ta học bài Chuyện quả bầu là một chuyện cổ tích nói về dân tộc Khơ - mú..
2.Hướng dẫn luyện đọc: (28’)
a.GV đọc mẫu toàn bài: Giọng kể chậm rãi.
b.Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ .
-Đọc từng câu:
+HS đọc nối tiếp từng câu.
+GV ghi bảng : Hmông, Ê -đê, Khơ- mú, con dúi,..
+GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh.
-Đọc đoạn trước lớp:
-GV treo bảng phụ:
 .Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, / mây đen ùn ùn kéo đến. // Mưa to, / gió lớn, / nước ngập mênh mông .// Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. //
+HS đọc lại câu dài, GV nhận xét.
+HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp.
+GV nhận xét, sửa sai.
+HS đọc chú giải
 -Đọc đoạn trong nhóm:
+HS đọc theo nhóm 3, mỗi em đọc một đoạn.
+GV theo dỏi, nhận xét.
+HS nhận xét lẫn nhau trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm. (đoạn 3)
+HS đọc đồng thanh đoạn 1.
+GV cùng HS nhận xét.
 Tiết 2:
3.Tìm hiểu bài: (25’)
-HS đọc thầm và trả lời lần lượt câu hỏi sau.
?Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bắt (Lạy van xin tha, hứa sẽ nói điều bí mật)
?Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì (Sắp có lũ lớn.....)
?Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt 
?Có chuyện gì xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt (người vợ sinh ra một quả bầu, ...)
?Những con người đó là tổ tiên những dân tiịc nào (Khơ mú, Thái, Mường, Dao, Hmông, Ê- đê, ba na, Kinh ...) 
-HS khá, giỏi trả lời câu sau
?Hãy kể thêm tên một số dân tộc mà em biết trên đất nước ta 
-HS cả lớp suy nghỉ trả lời.
?Hãy đặt tên cho câu chuyện (Cùng là anh em)
4.Luyện đọc lại: (10’)
-GV nhắc lại cách đọc.
-HS đọc lại bài theo phân vai 
-3nhóm HS đọc 
-1HS đọc toàn bài
-GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò: (2’)
?Câu chuyện cho ta biết điều gì
-HS trả lời: Các dân tổctên đất nước ta đều là anh em một nhà, có chung một tổ tiên.
-GV nhận xét giờ học
-Về nhà đọc lại bài và tập kể câu chuyện để tiết sau học.
 =========***===========
 Toán
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
-Củng cố kĩ năng làm phép cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100.
-Củng cố kĩ năng nhân chia trong bảng.
-Củng cố về so sánh số có 3 chữ số; giải toán có lời văn
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’) 
-Để các em củng cố kiến thức kĩ năng về cộng, trừ và giải toán cô cùng các em ta sang bài Luyện tập chung
2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài 1: HS đọc yêu cầu: Tính
 361
+
 425
 93
-
 23
 80
-
 59
 25
+
 68
 43
+
 47
-HS làm bảng con, GV chữa bài
Bài 2: Tính
4 x 5 + 12 = ...; b) 20 : 4 x 6 = .; 
c) 36km : 4 = .; d) 46km – 14 km + 19 km = 
- HS đọc yêu cầu 
? Biểu thức có mấy dấu phép tính ? Đó là những phép tính nào
? Trong biểu thức có nhân(chia) và cộng (trừ) t làm như thế nào
-HS trả lời và làm vào vở
-2 HS lên chữa bài 
Bài 3: > , <, = ?
 624 542 ; 389 . 399 ; 400 + 50 +7 .457
-HS nêu cách so sánh 
- HS thảo luận và nối tiếp nhau nêu 
-GV chữa bài
Bài 4: Thùng thứ nhất chứa được 156l nươc, thùng thứ hai chứa được nhiều hơn thùng thứ nhất 23l nước. Hỏi thùng thứ hai chứa được bao nhiêu l nước? 
HS đọc bài toán và tóm tắt , giải vào vở
?Bài toán cho biết gì 
?Bài toán hỏi gì 
-1HS lên bảng làm 
 Bài giải
 Thùng thứ hai chứa số lít nước là:
 156 +23 = 179 (l)
 Đáp số : 179 l nước
-HS cùng GV nhận xét
-GV chấm bài 
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS cùng GV hệ thống lại bài học.
-GV nhận xét giờ học.
-Về ôn lại bài và xem bài sau. 
 ==========***============
 Đạo đức
 Ô nhiểm môi trường
I.Mục tiêu:
-HS hiểu: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
-Hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững.
II.Đồ dùng:
-Tranh sưu tầm
III.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Hoạt động 1:(10’) Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
-GV cho HS quan sát tranh ảnh
-GV nêu câu hỏi HS trả lời câu hỏi
?Bức tranh vẽ gì (nguồn nước)
?Nguồn nước bị bẩn có gây ô nhiễm môi trường không
?Bức tranh 2 vẽ gì (Vẽ người đang đỗ rác bừa bãi)
?Đỗ rác có gây ô nhiễm môi trường không 
?Mọi người đang làm gì (phun thuốc trừ sâu)
?Việc làm đó có ảnh hưởng đến môi trường không
-GV kết luận: Tất cả những việc làm đó đều là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống và rất có hại cho sức khoẻ con người và gây ra các bệnhằnh còi cọc, ung thư ... khi ở trường các em tiếp thu bài kém.
3.Hoạt động 2:(15’) Bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm
?Muốn cho môi trường không bị ô nhiễm chúng ta phải làm gì
-HS làm theo nhóm lớn
-GV theo dỏi
-Đại diện nhóm trình bày
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung 
-GV nhận xét: Các em nên bỏ rác đúng quy định, rơi thông cống rãnh, không thải nước chưa qua xử lí xuống sông,......
4.Củng cố, dặn dò: (5’)
?Em đã làm gì để bảo vệ môi trường không ô nhiễm
-HS trả lời.
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà thực hiện tốt.
 ===========***===========
 Thứ 3 ngày 24 tháng 4 năm 2012
 Toán
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
-Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
-Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị.
-Biết giải bài toán về nhiều hơn.
II.Đồ dùng 
-Phiếu bài tập 1.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’) 
-Để các em củng cố kiến thức kĩ năng so sánh, phân tích số có ba chữ số và giải toán cô cùng các em ta sang bài Luyện tập chung.
2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài 1: HS đọc yêu cầu: Viết số và chữ thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
-GV hướng dẫn mẫu và phát phiếu cho các nhóm
 Đọc số
viết số
Trăm
Chục
Đơn vị
Một trăm hai mươi ba
123
1
2
3
Bốn trăm mười sáu
5
0
2
299
9
4
0
-HS thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày
-HS cùng GV nhận xét
Bài 2:Số?( dành cho HS khá, giỏi)
HS khá, giỏi nêu miệng kết quả
 M: 389 390 391
 899 ..	..
-GV nhận xét
Bai3 : >, < , = ? 
-HS đọc yêu cầu và nêu cách so sánh
875 ... 785 321 .... 298
697 .... 699 900 + 90 + 8 ... 1000
599 .... 701 732 .... 700 + 30 + 2
-HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
- HS cùng GV nhận xét.
Bài 4: Dành cho HS khá .giỏi(miệng)
-HS khá, giỏi đọc yêu cầu: Hình nào đã khoanh vào số hình vuông
-HS trả lời hình a. đã khoanh vào 
 a, 
-GV chấm bài 
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS cùng GV hệ thống lại bài học.
-GV nhận xét giờ học.
-Về ôn lại bài và xem bài sau. 
 ===========***===========
 Thể dục
 (Cô Vân dạy)
 ==========***=============
 Kể chuyện 
 Chuyện quả bầu
I.Mục tiêu:
-Dựa theo tranh , theo gợi ý, kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT1, BT2).
-HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện theo mở đầu cho trước (BT3).
II.Đồ dùng:
-Tranh ở SGK.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
-HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Chiếc rễ đa tròn
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
- Tiết học hôm nay chúng ta kể lại câu chuyện :Chuyện quả bầu
2.Hướng dẫn kể chuyện: (28’)
a.1HS đọc yêu cầu 1:Kể lại các đoạn 1,2 (theo tranh), đoạn 3 (theo gợi ý )
-GV hướng dẫn HS quan sát tranh ,nêu nội dung từng tranh:
-HS trả lời nội dung tranh
+Tranh 1: Hai vợ chồng người đi rừng bắt được một con dúi.
 +Tranh 2:Khi hai vợ chồng chui ra từ khúc gỗ khoét rỗng, mặt đất vắng tanh không còn một bóng người.
-HS kể từng đoạn câu chuyện.
-Thi kể từng đoạn câu chuyện
b.Kể toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu mới.(HS khá, giỏi)
-1HS đọc yêu cầu và đoạn mở đầu ở SGK.
-GV: Đây là đoạn mở đầu giúp các em hiểu câu chuyện hơn.
-3HS khá kể chuyện theo cách mở đầu mới
-Lớp cùng GV nhận xét.
-3HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-GV nhận xét về cử chỉ, điệu bộ
3.Củng cố, dặn dò: (2’)
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà tập kể lại câu chuyện
 Chính tả (Nghe viết)
 Chuyện quả bầu
I.Mục tiêu:	
-Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt Chuyện quả bầu; viết hoa tên riêng Việt Nam trong bài chính tả. 
-Làm được bài tập 2b.
II.Đồ dùng:
-Bảng phụ viết bài tập 2b.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
-GV đọc, HS viết bảng con: suy nghĩ, bé ngủ.
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’): Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn nghe, viết: (20’)
a.GV đọc bài chính tả một lần, 2HS đọc lại.
?Hãy tìm tên riêng trong bài chính tả
? Tên riêng ta phải viết như thế nào
-HS viết bảng con: Khơ - mú, Mường, Ê- đê, Hmông.
-GV nhận xét.
b.GV đọc cho HS nghe và viết.
-HS nghe và viết bài vào vở.
-HS viết xong trao đổi vở cho nhau.
c.Chấm chữa bài:
-GV nhận xét.
3.Hướng dẫn làm bài tập: (8’)
Bài tập 2b: HS đọc yêu cầu: Điền v / d
 Đi đâu mà .....ội mà .... àng
-HS làm vào vở, GV nhận xét.
4.Dặn dò: (1’)
-Về nhà luyện viết thêm.
 ==========***=========== 
 Thứ 4 ngày 25 tháng 4 năm 2012
 Toán
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
-Biết sắp xếp thứ tự các số có ba chữ số.
-Biết cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số.
-Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm có kèm tên đơn vị.
-Biết sắp xếp hình đơn giản.
II.Đồ dùng
-Các hình tam giác.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’) 
-Để các em củng cố kiến thức kĩ năng trừ không nhớ trong phạm vi 1000 cô cùng các em sang tiết 2 bài: Luyện tập chung.
2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài 1: Dành cho HS khá, giỏi (> , <, =?)
-HS khá, giỏi trả lời miệng
 937 > 973 500 + 60 +7 < 597
-GV cùng HS nhận xét
Bài 2: Viết các số 857, 678, 599, 1000, 903 theo thứ tự từ .
a.Từ bé đến lớn: ...............................................................
b.Từ lớn đến bé: ...............................................................
-HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm
-HS cùng GV nhận xét.
Bài 3: HS đọc yêu cầu: Đặt tính rồi tính
 635 + 241; 970 + 29; 896 - 133; 295 - 105 , 
-HS nêu cách đặt tính và làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
-Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 4: Tính nhẩm
-HS làm miệng
 600m + 300m = 900m; 1000 km - 200 km = 800km
-GV chấm bài
Bài5: Thi ghép hình 
-Từ 4 hình tam giác nhỏ các em hãy ghép nó thành 1 hình tam giác lớn.
-HS làm theo nhóm 3, GV kiểm tra và nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS cùng GV hệ thống lại bài học.
-GV nhận xét giờ học.
-Về ôn lại bài và xem bài sau. 
 ============***===========
 Luyện từ và câu
 Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy.
 I.Mục ... ng bút ở đường kẻ 6, lia bút viết một nét cong xuống đường kẻ thứ nhất dưới thân chữ có nét xoắn, dừng bú đường kẻ 2.
 q 
-HS nhắc lại quy trình viết,
-HS viết trên không chữ q hoa.
-HS viết bảng con: q
-GV nhận xét, sửa sai.
3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng: (5’)
-GV viết câu ứng dụng lên bảng: quân dân một lòng
-HS đọc câu ứng dụng.
-GV quân dân đoàn kết, gắn bó với nhau.
-HS nhận xét về độ cao các chữ cái trong câu ứng dụng.
?Độ cao các con chữ trong câu ứng dụng
?Dấu thanh đặt ở các con chữ nào
?Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng như thế nào
-HS trả lời, GV nhận xét.
-HS viết bảng con: quân
4.Hướng dẫn HS viết vào vở: (15’)
-GV hướng dẫn cách đặt bút viết ở vở tập viết.
-HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dỏi uốn nắn.
5.Chấm, chữa bài :(7’)
-HS ngồi tại chỗ GV đi từng bàn chấm và nhận xét.
6.Củng cố, dặn dò: (1’)
-1HS nhắc lại cách viết chữ q hoa
-GV nhận xét giờ học
-Về viết lại cho đẹp hơn
 ===========***==========
 Âm nhạc
 (Cô Loan dạy)
 ===========***===========
 Thứ 5 ngày 26 tháng 4 năm 2012	
 Tập đọc 
 Tiếng chổi tre
I.Mục tiêu:
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng khi đọc các câu theo thể thưo tự do. 
-Hiểu nội dung bài: Chị lao công lao động vất vả để giữ cho đường phố luôn sạch đẹp (trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 2 khổ cuối bài thơ).
II.Đồ dùng:
-Tranh ở SGK.
III.Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: (5’)
-2HS đọc bài Chuyện quả bầu và trả lời câu hỏi ở SGK.
-GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
-Bức tranh vẽ gì? 
-HS trả lời: 
-GV: Để biết được việc làm của chị lao công có lợi ích gì và vất vả không? mời các em đọc bài Tiếng chổi tre.
2.Luyện đọc: (20’)
a.GV đọc mẫu toàn bài: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
b.Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ mới.
-Đọc từng ý thơ:
+HS tiếp nối từng ý thơ.
+GV ghi bảng: lặng ngắt, quét rác.
+GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, lớp.
-Đọc từng đoạn thơ trước lớp:
+GV chia bài thành 3 đoạn: Đoạn 1: từ dầu đến Quét rác; Đoạn 2: những đêm đông .... Quét rác; Đoạn 3 : phần còn lại
+HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn , GV cùng HS nhận xét.
+GV nêu câu hỏi để HS trả lời những từ ở phần chú giải
-GV giải thích thêm: sạch lề: sạch lề đường vỉa hè; đẹp lối: đẹp lối đi, đường đi.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
+HS đọc theo nhóm ba.
+GV theo dỏi.
-Thi đọc giữa các nhóm
-Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài: (7’)	
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những lúc nào?(đêm hè rất muộn, khi ve cũng đã mệt... )
?Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công (chị lao cộng / như sắt / như đồng....)
?Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua bài thơ(Chị lao công làm việc vất vả.. Nhớ ơn chị lao công , em hãy giữ cho đường phố luôn sạch đẹp)
4.Học thuộc lòng 2 khổ cuối bài thơ:(10’)
-GV hướng dẫn HS cách đọc.
-HS đọc đồng thanh cả bài 2 lượt..
-HS đọc đọc thầm cho thuọoc bài.
-HS đọc thuộc lòng bài thơ
-GV nhận xét, ghi điểm.
5.Củng cố, dặn dò: (2’)
-GV nhận xét giờ học
-Về đọc lại bài.
 =============***======== 
 Toán
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu:	
-Củng cố kĩ năng tính cộng và trừ các số có 3 chữ số (không nhớ).
-Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ
-Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’) 
-Để các em củng cố kiến thức kĩ năng trừ không nhớ trong phạm vi 1000 và tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ cô cùng các em sang tiết Luyện tập chung (tiết 3).
2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài 1: HS đọc yêu cầu: Đặt tính rồi tính
- HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính
-HS làm vào vở.
 456 + 323; 897 - 253 ; 357 + 621
-1HS lên bảng làm
-HS cùng GV nhận xét.
Bài 2: HS đọc yêu cầu: Tìm x
 300 + = 800 - 600 = 100
-HS nêu tên thành phần .
-Nêu cách tìm số bị trừ, số hạng
-HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
-Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 3: >, < , =
- HS đọc yêu cầu và làm bảng con
 60 cm + 40cm ..=.. 1m
 1km ..>.. 800 m
-HS nêu kết quả, GV ghi bảng
-GV chấm bài và nhận xét.
Bài4: (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS đọc yêu cầu Vẽ hình theo mẫu
- HS quan sát hình ở SGK và vẽ vào vở nháp
-GV nhận xét 
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS cùng GV hệ thống lại bài học.
-GV nhận xét giờ học.
-Về ôn lại bài và xem bài sau. 
 ==========***=============
 Chính tả(Nghe viết)
 (Cô Minh dạy)
 ============***========
 Mĩ thuật
 (Cô Tâm dạy)
 ==========***============
 Tự nhiên và xã hội
 Mặt trời và phương hướng
I.Mục tiêu: 
-Nói được tên 4 phương chính và kể đước phương Mặt Trời mọc và lặn.
- HS khá, giỏi :Dựa vào Mặt Trưòi , biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào.
II.Đồ dùng:
-Hình ở SGK trang 66, 67
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
?Mặt Trời có hình dạng như thế nào
?Vì sao ta không được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời , đặc biệt là lúc giữa trưa
-HS trả lời, GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 2’
Hoạt động 1:(15’) Kể 4 phương chính và biết quy ước Mặt Trời mọc ở phương Đông
-Mục tiêu: HS biết kể tên 4 phương chính và biết quy ứơc Mặt Trời mọc ở phương Đông.
-Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS mở SGK trang 66 và đọc câu hỏi
?Hằng ngày Mặt Trời mọc vào lúc nào, lặn vào lúc nào
?Trong không gian có mấy phương chính đó là những phương nào
?Mặt Trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào
-HS thảo luận nhóm đôi
-Đại diện một số nhóm trình bày
-GV kết luận: Người ta quy ước : phương Mặt Trời mọc là phương Đông, phương Mặt Trời lặn là phương Tây.
Hoạt động 2:(15’) Biết được phương hướng bằng Mặt Trời
-Mục tiêu: HS biết được nguyên tắc xác định phương hưống bằng Mặt Trời; HS thực hành xác định phqương hướng bằng Mặt Trời 
Bước 1: Hoạt động theo nhóm
-HS quan sát trnah ở SGK để nói cách xác định phương hướng Mặt Trời theo nhóm
Bước 2: Hoạt động cà lớp
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
-GV nhắc lại quy tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời
Bước 3: Chơi trò chơi Tìm phương hướng Mặt Trời
-GV nêu luật chơi
-7 em tạo thành 1 nhóm: 1 em làm trục, 1 em làm Mặt Trời , 4 em mỗi em làm một phương Đông, Tây, Nam, Bắc
-HS chơi và tìm phương hướng.
-GV theo dỏi và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS cùng GV hệ thống lại bài.
-GV nhận xét giờ học.
 ===========***=========== 
 Thứ 6 ngày 30 tháng 4 năm 2010 
 Tập làm văn
 Đáp lời từ chối. Đọc sổ liên lạc.
I.Mục tiêu:
- Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn (BT1, BT2).; biết đọc và nói lại nội dung 1 trang sổ liên lạc (BT3).
II.Đồ dùng:
-Tranh minh hoạ , sổ liên lạc.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
-2HS đối thoại nói lời khen ngợi
-HS trả lời
-GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’) GV nêu yêu cầu, nội dung tiết học.
2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài tập1: (miệng)
-1HS đọc yêu cầu của bài tập:Đọc lời các nhân vật trong tranh 
-HS quan sát tranh ở SGK và đọc thầm lời đối thoại. 
-HS thực hành đối đáp lời của hai nhân vật
VD: 1.Cho tớ mượn quyển truyện của cậu với.
 2.Xin lỗi nhưng tớ chưa đọc xong.
 1.Thế thì tớ mượn sau vậy.
-HS cùng GV nhận xét.
Bài tập 2: (miệng)
-HS đọc yêu cầu: Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau
a.Em mượn bạn quyển truyện . Bạn bảo: “Truyện này tớ cũng đi mượn.”
VD: Đáp : Tiếc quá nhỉ
-HS thảo luận theo nhóm đôi theo trường hợp b, c
-Đại diện một số nhóm trình bày.
-Lớp cùng GV nhận xét.
Bài tập 3: (đọc) Đọc và nói lại nội dung một trang trong sổ liên lạc của em
-GV hướng dẫn cách đọc và nói lại chân thật nội dung. 
-HS đọc sổ liên lạc và nói cho cả lớp nghe.
-GV nhận xét
4.Củng cố, dặn dò: (1’)
-GV cùng HS hệ thống lại bài
-GV nhận xét giờ học.
 ============***===========
 Toán 
 Kiểm tra
I.Mục tiêu:
-Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
+Thứ các số trong phạm vi 1000.
+So sánh các số có ba chữ số.
+Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
+Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ).
+Chu vi các hình đã học.
II.Đề ra:
Bài 1: Số?
 255, ... , 257 ; 258, ..... , 260 ; 798 , ....., 800
Bài 2: >, < , = 
 357 ... 400 301 ..... 297
 601 .... 263 999 ... 1000
 238 .... 259 900+ 90 + 8 ..... 1000
Bài 3: Đặt tính rồi tính
 423 + 325 872 - 320 251 + 346 786 - 136
Bài 4: Tính
 25 m - 17 m = 700 đồng - 300 đồng =
 900 kn - 200 km = 200 đồng + 500 đồng =
 63mm - 8 mm =
Bài 5: Viết các số sau thành tổng
 873 , 457, 602
Bài 6: Tính chu vi hình tam giác ABC
 24 cm 32 cm
 40cm
III.Biểu chấm:
 Bài 1: 1 điểm Bài 3: 2 điểm Bài 5: 1 điểm
 Bài 2: 2 điểm Bài 4: 2 điểm Bài 6 : 2 điểm
 ========***==========
 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt Sao
I.Mục tiêu:
-HS biết được ưu, nhược điểm của Sao mình trong tháng.
- Có ý thức khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
-Kế hoạch trong tháng tới.
-HS làm vệ sinh lớp học.
II.Hoạt động dạy-học:
1.Đánh giá:
-GV cho HS sinh hoạt theo tổ.
-Sao trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận.
-Sao trưởng lên báo cáo những ưu điểm, nhược điểm của Sao mình ở sổ theo dỏi các thành viên.
-Sao khác nhận xét.
-GV nhận xét chung: - Nề nếp; -Học tập; -Vệ sinh
2.Kế hoạch tuần tới:
-Duy trì nề nếp.
-Thi đua học tốt dành nhiều điểm 10 .
-Tiếp tục rèn đọc và viết cho em : Thuý, át 
 -Vệ sinh sạch sẽ.
3.Làm vệ sinh lớp học:
-GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ:; Tổ 1: Quét mạng nhện, lau bảng; Tổ 2: Lau tủ, các cánh cửa. Tổ 3: quét phòng học
-Tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thực hiện.
-GV theo dỏi
-HS nhận xét lẫn nhau. 
-GV nhận xét chung.
? Các em thấy lớp học bây giờ như thế nào
-HS trả lời
-GV : Các em biết giữ vệ sinh sạch sẽ là giữ môi trường xanh, sạch, đẹp để có một không khí trong lành. 
 Chính tả (nghe viết) 
 Tiếng chổi tre
I.Mục tiêu:	
-Nghe viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối của bài Tiếng chổi tre. Qua bài chính tả hiểu cách trình bày một bài thơ tự do chữ đầu các dòng thơ viết hoa, bắt đầu viết từ ô thứ 3 .
-Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có vần it / ich .
II.Đồ dùng:
-Bảng phụ viết bài tập 3b.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
-GV đọc, HS viết bảng con: lỗi lầm, nấu cơm, lội nước.
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’): Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn nghe, viết: (20’)
a.GV đọc bài chính tả một lần, 2HS đọc lại.
?Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa
-HS viết bảng con: quét, lặng ngắt, lối.
-GV nhận xét.
b.GV đọc cho HS nghe và viết.
-GV hướng dẫn HS cách trình bày.
-HS nghe và viết bài vào vở.
-HS viết xong trao đổi vở cho nhau.
c.Chấm chữa bài:
-GV nhận xét.
3.Hướng dẫn làm bài tập: (8’)
Bài tập 3b: HS đọc yêu cầu: Tìm các tiếng khác nhau ở vần it hoặc ich
 M: thịt gà - thình thịch
-HS làm vào vở, GV nhận xét.
4.Dặn dò: (1’)
-Về nhà luyện viết thêm.
 ----------***-------- 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan32.doc