Giáo án Lớp 2 Tuần 34 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh

Giáo án Lớp 2 Tuần 34 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh

 Tập đọc

 Người làm đồ chơi

I.Mục tiêu:

-Đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ

-Hiểu nội dung Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. (trả lời được câu hỏi 1 ,2 , 3, 4)

-HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5

*KNS: Ra quyết định

II.Đồ dùng :

-Tranh SGK, bảng phụ chép sẵn câu dài.

III.Hoạt động dạy học:

A.Bài cũ: (5)

?Tiết tập đọc trước ta học bài gì

-HS đọc thuộc lòng bài Lượm và trả lời câu hỏi

-GV nhận xét ghi điểm

 

doc 22 trang Người đăng vultt Lượt xem 1553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 Tuần 34 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 34
 Thứ 2 ngày 7 tháng 5 năm 2012
 Tập đọc
 Người làm đồ chơi 
I.Mục tiêu:
-Đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ
-Hiểu nội dung Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. (trả lời được câu hỏi 1 ,2 , 3, 4)
-HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5
*KNS: Ra quyết định
II.Đồ dùng :
-Tranh SGK, bảng phụ chép sẵn câu dài.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
?Tiết tập đọc trước ta học bài gì
-HS đọc thuộc lòng bài Lượm và trả lời câu hỏi 
-GV nhận xét ghi điểm
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: (2’)
-GV cho HS tranh ở SGK và hỏi
?Bức tranh vẽ gì 
-GV nói : Tiết học hôm nay ta học bài Người làm đồ chơi.
2.Hướng dẫn luyện đọc: (28’)
a.GV đọc mẫu toàn bài: 
b.Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ .
-Đọc từng câu:
+HS đọc nối tiếp từng câu.
+GV ghi bảng : Thạch Sanh, bỗng, bình tĩnh, hết nhẵn
+GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh.
-Đọc đoạn trước lớp:
-GV treo bảng phụ:
 Tôi suýt khóc, / nhưng cố tỏ ra bình tĩnh: // 
 Bác đừng về. // Bác ở đây làm đồ chơi / bán cho chúng cháu. //
 Nhưng độ này / chả mấy ai mua đồ chơi của bác. //
+HS đọc lại câu dài, GV nhận xét.
+HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp.
+GV nhận xét, sửa sai.
+HS đọc chú giải
 -Đọc đoạn trong nhóm:
+HS đọc theo nhóm 3, mỗi em đọc một đoạn.
+GV theo dỏi, nhận xét.
+HS nhận xét lẫn nhau trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm. 
+HS đọc đồng thanh đoạn 1.
+GV cùng HS nhận xét.
 Tiết 2:
3.Tìm hiểu bài: (25’)
-HS đọc thầm và trả lời lần lượt câu hỏi sau.
?Bác Nhân làm nghề gì (nặn đồ chơi bằng bột màu, bán rong)
?Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác Nhân như thế nào (Các bạn xem rất đông)
?Vì sao bác Nhân định chuyển về quê (Vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện...)
?Bạn nhỏ trong truyện có thái độ như thế nào khi nghe tin bác Nhân định chuyển về quê làm ruộng (suýt khóc vì buồn ,.....) 
?Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng (đập lợn đất , đếm được hơn mười nghìn , chia nhỏ tiền ra cho các bạn trong lớp mua giúp đồ chơi.)
?Hành động của bạn nhỏ cho thấy bạn là người như thế nào (bạn nhỏ rất nhân hậu và biết chọn cách làm tế nhị , khéo léo.....)
GV: Bạn nhỏ trong truyện là một người nhân hạu , thông minh. Bạn hiểu bác hàng xóm rất yêu nghề , yêu trẻ nên đã an ủi , động viên bác, làm cho bác vui, đổi ý định bỏ nghề khi về quê.
-HS khá, giỏi trả lời câu hỏi sau
?Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng
4.Luyện đọc lại: (10’)
-GV nhắc lại cách đọc.
-HS đọc lại bài theo phân vai 
-3nhóm HS đọc 
-1HS đọc toàn bài
-GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò: (2’)
?Em thích nhân vật nào? Vì sao
-GV nhận xét giờ học
-Về nhà đọc lại bài và tập kể câu chuyện để tiết sau học
 =========***===========
 Toán
 Ôn tập về phép nhân và phép chia(Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
-Thuộc bẳng nhân và bảng chia2,3,4,5 đẻ tính nhẩm.
-Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc dấu chia ; nhân , chia trong phạm vi bảng tính đã học)
-Biết giải bài toán có một phép chia.
III.Hoạt động dạy học:
 Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài 1: HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm
-HS làm miệng kết quả
 4 x 9 = 36 : 4 = 5 x 7 = 35 : 5 = 
-Lớp cùng GV nhận xét, ghi bảng .
-HS nhận xét: phép chia là phép ngược lại của phép nhân
Bài 2: HS đọc yêu cầu: Tính
 2x 2 x 3 = 40 : 4 : 6 = 2 x 7 + 58 =
-HS cách làm .
-HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
-Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 3: HS đọc bài toán và phân tích
?Bài toán cho biết gì (có 27 cái bút chia đều cho 3 nhóm)
?Bài toán hỏi gìốmHỉ mỗi nhóm có mấy học sinh?)
-HS giải vào vở, 1 HS lên bảng làm
 Bài giải
 Mỗi nhóm có số cái bút là:
 27: 3 = 9 (cái )
 Đáp số: 9 cái bút
-HS cùng GV nhận xét. 
Bài4 : giảm tải
Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi 
-HS đọc yêu cầu: Số?
 4 + .. = 4 .x 4 = 0 4 - = 4 .. : 4 = 0
-HS trả lời miệng.
-GV chấm và chữa bài.
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS cùng GV hệ thống lại bài học.
-GV nhận xét giờ học.
-Về ôn lại bài và xem bài sau. 
 ==========***============ 
 Đạo đức
 Giá trị của rừng
I.Mục tiêu:
-HS hiểu: Giá trị và tầm quan trọng của rừng
-HS có ý thức bảo vệ rừng cùng với mọi người.
II.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:
?Tiết trước ta học bài gì
-HS trả lời, GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’) GV nêu mục đích, nội dung bài học.
*.Hoạt động 1:(7’) Các chức năng của rừng
-GV nêu câu hỏi HS trả lời câu hỏi
?Rừng có tác dụng gì đối với con người và động vật
-HS thảo luận theo nhóm 4.
-Đại diện nhóm trình bày.
-GV kết luận: Rừng cung cấp cho con người nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá.
*.Hoạt động 2:(10’) Các nguyên nhân phá hoại rừng
-HS làm theo nhóm lớn
-GV theo dỏi
-Đại diện nhóm trình bày
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung 
-GV nhận xét: đốt rừng làm rẩy, chặt phá rừng bừa bãi, ......
*.Hoạt động 3:(8’) Tác hại của việc phá rừng
-HS trả lời câu hỏi sau
?Rừng bị tàn phá sẽ gây ra những hậu quả gì đối với con người và động thực vật
-GV kết luận: phá rừng làm xói mòn đất, gây lũ lụt, hạn hán, không giữ được nước ....
*.Hoạt động 4: (6’) Bảo vệ rừng
?Muốn bảo vệ rừng chúng ta phải làm gì
-HS thảo luận nhóm đôi
-Đại diện nhóm trình bày: Trồng cây, không đốt chặt phá rừng bừa bãi..
-GV kết luận: Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi người dân và cũng là cách tốt nhất để bảo vệ chính mình. Nếu ta tiếp tục phá rừng thì đến lúc không có động vật nào sinh sống , thực vật cũng như con người không sống được . Nên chún ta cần bảo vệ và tuyên truyền mọi người hãy giữ lấy màu xanh cho rừng để có một cuộc sống lành mạnh , không khí trong lành ......... 
4.Củng cố, dặn dò: (5’)
-GV nhận xét giờ học.
 ==========***===========
 Thứ 3 ngày 8 tháng 5 năm 2012
 Toán
 Ôn tập về đại lượng
I.Mục tiêu:
-Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3 , số 6.
-Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
-Biết giải bài toán có gắn với số đo.
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài 1: HS khá, giỏi
-HS đọc yêu cầu a, Đồng hồ chỉ mấy giờ? 
-HS quan sát tranh SGK và trả lời: A: 3 giờ 30 phút
-GV cùng HS nhận xét. 
Bài 2:HS đọc bài toán
?Bài toán cho biết gì
?Bài toán hỏi gì
 Tóm tắt
 10 l 
 Can bé 	
 5 l 
Can to
	? l
-HS giả vào vở, 1HS lên bảng làm
 Bài giải
 Can to có số lít nước mắn là:
 10 + 5 = 15 (l)
 Đáp số : 15 l
-Lớp cùng GV nhận xét.
Bai3 Giảm tải
Bài 4: (miệng)
-1HS đọc yêu cầu: Viết số thích hợp vào chỗ chấm cm, m , mm:
a.Chiếc bút bi dài khoảng 15 cm
-HS lần lượt trả lời
-GV cùng HS nhận xét.
-GV chấm bài 
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS cùng GV hệ thống lại bài học.
-GV nhận xét giờ học.
-Về ôn lại bài và xem bài sau. 
 ==========***===========
Thể dục
(Cô Vân dạy)
 ===========***========= 
 Kể chuyện 
 Người làm đồ chơi
I.Mục tiêu:
-Dựa vào nội dung tóm tắt , kể được từng đoạn câu chuyện
-HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2) 
*KNS: Thể hiện sự thông cảm
II.Đồ dùng:
-Tranh ở SGK.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
-HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Bóp nát quả cam
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
- Tiết học hôm nay chúng ta kể câu chuyện :Người làm đồ chơi
2.Hướng dẫn kể chuyện: (28’)
a.1HS đọc yêu cầu 1:Dựa vào nội dung tóm tắt, kể lại từng đoạn câu chuyện.
+Đoạn 1: Cuộc sống vui vẻ của bác Nhân
+Đoạn 2: Bác Nhân định chuyển về quê.
+Đoạn 3: Buổi bán hàng cuối cùng của bác Nhân.
-HS kể từng đoạn trong nhóm
-Đại diện nhóm kể chuyện.
b. Kể tòan bộ câu chuyện (HS khá, giỏi)
-HS lần lượt kể toàn bộ câu chuyện.
-GV nhận xét về cử chỉ, điệu bộ
-HS bình chọn bạn kể hay nhất.
3.Củng cố, dặn dò: (2’)
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà tập kể lại câu chuyện 
 =========***=========== 
 Chính tả (Nghe viết)
 Người làm đồ chơi
I.Mục tiêu:
-Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt truyện Người làm đồ chơi . 
-Làm được bài tập 2b.
II.Đồ dùng:
-Bảng phụ viết bài tập 2b.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
-GV đọc, HS viết bảng con: nghênh nghênh, loắt choắt.
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’): Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn nghe, viết: (20’)
a.GV đọc bài chính tả một lần, 2HS đọc lại.
? Tên riêng ta phải viết như thế nào
-HS viết bảng con: Bác Nhân, để dành, làm ruộng.
-GV nhận xét.
b.GV đọc cho HS nghe và viết.
-HS nghe và viết bài vào vở.
-HS viết xong trao đổi vở cho nhau.
c.Chấm chữa bài:
-GV nhận xét.
3.Hướng dẫn làm bài tập: (8’)
Bài tập 2b: HS đọc yêu cầu: Điền ong hay ông
 Phép cộng , cọng rau, cồng chiêng, còng lưng 
 -HS làm vào vở, GV nhận xét.
4.Dặn dò: (1’)
-Về nhà luyện viết thêm. 
 ========***==========
 Thứ 4 ngày 9 tháng 5 năm 2012 
 Toán
 Ôn tập về đại lượng (Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
-Nhận biết thời gian được giành cho một số hoạt động.
-Biết giải bài toán liên quan đến đơn vị kg ; km.
II.Hoạt động dạy học:
1.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài 1: (miệng)
-1HS đọc yêu cầu: Bảng sau đây cho biết thời gian Hà dành cho một số hoạt động trong ngày:
Hoạt động
Thời gian
Học
4 giờ
Vui chơi
60 phút
Giúp mẹ việc nhà
30 phút
?Trong các hoạt động trên, Hà dành nhiều cho hoạt động nào
-HS trả lời: Hoạt động học.
Bài 2: HS đọc bài toán và phân tích và tóm tắt, giải vào vở.
?Bài toán cho biết gì
?Bài toán hỏi gì 
-HS giải vào vở, 1HS lên giải vào bảng phụ
 Bài giải
 Hải cân nặng là:
 27 + 5 = 32 (kg)
 Đáp số : 32 kg
-Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 3: HS đọc nhìn vào tóm tắt đọc bài toán
 20 km
 Tóm tắt: 
 Nhà Phương
 ?km Xã Đinh Xá 11km Xã Hiệp Hoà
-HS giải vào vở,1HS lên giải.
 Bài giải
 Nhà Phương cách Xã Đinh Xá là:
 20 - 11 = 9 (km)
 Đáp số : 9 km
-HS cùng GV nhận xét.
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi
-HS đọc bài toán và nêu miệng phép tính 
?Bài toán cho biết gì
?Bài toán hỏi gì
-HS trả lời, GV nhận xét : Đáp số: 15 giờ
-GV chấm bài và nhận xét. 
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS cùng GV hệ thống lại bài học.
-GV nhận xét giờ học.
-Về ôn lại bài và xem bài sau 
 ==========***==========
 Luyện từ và câu
 Từ trái nghĩa. Từ ngữ chỉ nghề nghiệp.
 I.Mục tiêu:
-Dựa vào bài Đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm được những từ trái nghĩa điền vào chỗ trống trong bảng (BT1); nêu được từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2).
-Nêu được ý thích hợp về công việc (cột B) phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp (cột A) – BT3.
II.Đồ dùng:
-Bảng phụ viết sẵn bài tập 3.
III.Hoạt động dạy-học:
A. Bài cũ :
-Nêu tên các từ chỉ nghề nghiệp
-HS trả lời.
-GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
-GV nêu yêu cầu, nội dung bài học.
2.Hướng dẫn làm bài tập: (30’)
Bài tập 1: (miệng)
-1HS đọc yêu cầu: Dựa vào nội dung đàn bê của anh Hồ Giáo tìm từ trái nghĩa điền và ... 12	
 Tập đọc 
 Đàn bê của anh Hồ Giáo
I.Mục tiêu:
-Đọc rành mạch toàn bài ;biết ngắt nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý. 
-Hiểu nội dung : Hình ảnh rất đẹp, rất đáng kính trọng của Anh hùng Lao động Hồ Giáo .(trả lời được câu hỏi 1 ,2 ).
-HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3.
II.Đồ dùng:
-Tranh ở SGK.
III.Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: (5’)
-2HS đọc nối tiếp bài Người làm đồ chơi và trả lời câu hỏi ở SGK.
-GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
-Bức tranh vẽ gì? 
-HS trả lời: 
-GV nói: Bài đọc Đàn bê của anh Hồ Giáo giúp các em hiểu thêm nghề lao động.
2.Luyện đọc: (20’)
a.GV đọc mẫu toàn bài.
b.Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ mới.
-Đọc từng câu
+HS tiếp nối tiếp nhau đọc.
+GV ghi bảng: quấn quýt, nhảy quẩng, chăm bẵm, thỉnh thoảng,
+GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, lớp.
-Đọc từng đoạn trước lớp:
+GV hướng dẫn HS cách ngắt nhịp và nhấn giọng.
.Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, / đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo. // Chúng vừa ăn / vừa đùa nghịch. // Những con bê đực, y hệt những bé trai khoẻ mạnh, chốc chốc lại ngừng ăn, / nhảy quẩng lên / rồi chạy đuổi nhau/ thành một vòng tròn xung quanh anh... //
+HS nối tiếp nhau đọc
+1HS đọc phần chú giải ở SGK.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
+HS đọc theo nhóm.
+GV theo dỏi.
-Thi đọc giữa các nhóm
-Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài: (7’)	
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp như thế nào ( không khí trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời cao vút ...)
?Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của đàn bê con với anh Hồ Giáo (đàn bê cứ quẩn vào chân anh ...)
-HS khá, giỏi trả lời câu hỏi sau
?Theo em , vì sao đàn bê lại quý anh Hồ Giáo như vậy
-HS trả lời. GV nhận xét.
4.Luyện đọc lại :(10’)
-GV hướng dẫn HS cách đọc.
-HS đọc lại bài văn.
-GV nhận xét, ghi điểm.
5.Củng cố, dặn dò: (2’)
?Bài văn cho em biết điều gì (bài văn tả một quanh cảnh đầm ấm, đàn bê quấn quýt bên anh .....
-GV nhận xét giờ học
-Về đọc lại bài. 
 ===========***=========
 Toán
 Ôn tập về hình học 
I.Mục tiêu:
-Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật , đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, đoạn thẳng.
-Biết vẽ hình theo mẫu.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’) 
2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài 1: HS đọc yêu cầu: Mỗi hình sau ứng với tên gọi nào?
-HS làm miệng kết quả
	M N
 A 	B 
 A: đường thẳng AB P Q
 Hình vuông MNPQ
-Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 2: HS đọc yêu cầu: Vẽ hình (theo mẫu)
-HS vẽ vào bảng con , 1HS lên bảng vẽ.
-Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi: Kẻ thêm một đoạn thẳng vào hình sau để được
a, Hai hình tam giác b, Một hình tam giác và một hình tứ giác
-HS khá, giỏi làm vào vở nháp
-GVnhận xét.
Bài 4: Bên hình vẽ bên có :
a.Mấy hình tam giác?
b.Mấy hình chữ nhật?
-HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm
-HS cùng GV nhận xét:
 a.5 hình ; b.3 hình
-GV chấm và chữa bài.
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS cùng GV hệ thống lại bài học.
-GV nhận xét giờ học
-Về ôn lại bài và xem bài sau. 
 ===========***==========
 Chính tả
 (Cô Minh dạy) 
 ==========***==========
Mĩ thuật
(Cô Tâm dạy)
 ==========***============
 Tự nhiên và xã hội 
 Ôn tập : Tự nhiên
I.Mục tiêu:
-Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật.
- Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
II.Đồ dùng
-Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (2’) :Tiết học hôm nay ta ôn tập về tự nhiên.
*Hoạt động 1: (7’) Cả lớp
? Em hãy kể tên những bài học ở học kì 2.
-HS kể tên, GV ghi mục bài lên bảng
 +Một số loài cây sống trên cạn, một số loài cây sống dưới nước, loài vật sống ở đâu , một số loài vật sống trên cạn, một số loài vật sống dưới nước.
?Loài vật sống ở đâu (sống trên cạn, dưới nước, di chuyển trên không)
? Loài cây sống ở đâu (dưới nước, trên cạn, dưới nước và trên cạn)
*Hoạt động 2: (20’)Tham quan vườn trường
-Bước 1: GV phát phiếu và nêu nhiệm vụ
-Các em quan sát và hoàn thnàh bảng sau
Tên cây cối và các con vật sống trên cạn
Tên cây cối và các con vật sống dưới nước
Tên cây cối và các con vật vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn
Tên cây cối và các con vật di chuyển trên không
Ghi chú
-Bước 2: Các nhóm làm việc
-Các nhóm cử nhóm trưởng và thứ kí
-Các nhóm tiến hành làm việc
-GV theo dỏi các nhóm
-Bước 3: Trình bày kết quả
-Đại diện các nhóm trình bày
-Nhóm khác nhận xét.
-GV kết luận: Cây và con vật sống ở trên cạn như : cây keo, xoài, phượng, vú sữa, lợn, gà, ..; cây vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn như : rau muống, mùng, lúa, ..; loài vật di chuyển được trên không như: chim, .........
*Hoạt động nối tiếp: (3’)
-GV nhắc lại nội dung tiết học.
-Về xem lại phần bầu trời tiết sau ôn tập.
 Thứ 6 ngày 14 tháng 5 năm 2010
 Tập làm văn
 Kể ngắn về người thân.
I.Mục tiêu:
-Dựa vào các câu hỏi gợi ý, kể đựơc một vài nét về nghề nghiệp của ngưồi thân (BT1).
-Biết kể lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn (BT2).
II.Đồ dùng:
-Tranh minh hoạ SGK.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
-2HS đọc đoạn văn kể về việc tốt đã làm.
-GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’) GV nêu yêu cầu, nội dung tiết học.
2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài tập1: (miệng)
-1HS đọc yêu cầu của bài tập:Hãy kể về người thân của em (bố, mẹ , chú, hoặc dì...) theo các câu hỏi gợi ý sau:
?Bố (mẹ, chú,dì ...) của em làm nghề gì
?Hằng ngày , bố (mẹ, chú, dì ...) làm những việc gì
?Những việc ấy có ích như thế nào
-HS thảo luận nhóm đôi. 
-Đại diện nhóm trình bày.
-GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 2: (viết)
-HS đọc yêu cầu: Hãy viết những điều đã kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn 
-HS làm vào vở và đọc lên
-GV và HS nhận xét.
-GV chấm bài và nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò: (1’)
-GV cùng HS hệ thống lại bài
-GV nhận xét giờ học.
 ==========***==========
 Toán 
 Ôn tập về hình học (Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
-Biết tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
III.Hoạt động dạy học:
 Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài 1: HS đọc yêu cầu: Tính độ dài đường gấp khúc
a. B D
 3cm 2cm 4 cm
 A C
-HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm 
 Bài giải
 Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
 3 + 2 + 4 = 9 (cm)
 Đáp số: 9 cm
-Lớp cùng GV nhận xét, ghi bảng .
Bài 2: HS đọc yêu cầu: Tính chu vi hình tam giác ABC, biết độ dài các cạnh là:
 AB = 30cm , BC = 15 cm , AC = 35 cm
-HS cách làm .
-HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
 Bài giải
 Chu vi hình tam giác ABC là:
 30 + 15 + 35 = 80 (cm)
 Đáp số : 80 cm
-Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 3:Tính chu vi hình tứ giác MNPQ biết độ dài mỗi cạnh của hình đều bằng 
5 cm.
-HS giải vào vở : Chu vi hình tứ giác MNPQ là : 5 x 4 = 20 (cm)
 Đáp số : 20 cm 
-GV cùng HS nhận xét
Bài4: Dành cho HS khá, giỏi 
-HS nhìn vào hình SGK để trả lời: Hai đường bằng nhau
Bài 5: Xếp 4 hình tam giác thành hình mũi tên như hình vẽ sau
-HS thi xếp , GV cùng HS nhận xét.
-GV chấm và chữa bài.
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS cùng GV hệ thống lại bài học.
-GV nhận xét giờ học.
-Về ôn lại bài và xem bài sau. 
 ===========***=========== 
 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu:
-HS biết được ưu, nhược điểm của tổ mình cũng như các thành viên trong tổ. trong tuần.
- Có ý thức khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
-Kế hoạch trong tuần tới.
-HS làm vệ sinh lớp học.
II.Hoạt động dạy-học:
1.Đánh giá:
-GV cho HS sinh hoạt theo tổ.
-Ba tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận.
-Tổ trưởng của từng tổ lên báo cáo những ưu điểm, nhược điểm của tổ mình ở sổ theo dỏi các thành viên.
-Tổ khác nhận xét.
-GV nhận xét chung: - Nề nếp; -Học tập; -Vệ sinh
2.Kế hoạch tuần tới:
-Duy trì nề nếp.
-Thi đua học tốt dành nhiều điểm 10 chao mừng ngày thành lập Đội .
-Vệ sinh sạch sẽ.
3.Làm vệ sinh lớp học:
-GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ:; Tổ 1: quét phòng học; Tổ 2: Lau tủ, các cánh cửa; Tổ 3: Quét mạng nhện, lau bảng.
-Tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thực hiện.
-GV theo dỏi
-HS nhận xét lẫn nhau. 
-GV nhận xét chung.
? Các em thấy lớp học bây giờ như thế nào
-HS trả lời
-GV : Các em biết giữ vệ sinh sạch sẽ là giữ môi trường xanh, sạch, đẹp để có một không khí trong lành. 
 Chính tả (Nghe viết) 
 Đàn bê của anh Hồ Giáo
I.Mục tiêu:	
-Nghe viết chính xác một đoạn trong bài Đàn bê của anh Hồ Giáo. 
-Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có thanh hỏi / thanh ngã.
II.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
-GV đọc, HS viết bảng con: nghênh nghênh, loắt choắt, 
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’): Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn nghe, viết: (20’)
a.GV đọc bài chính tả một lần, 2HS đọc lại.
?Tìm tên riêng trong bài chính tả (Hồ Giáo)
?Tên riêng phải viết như thế nào (viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng)
-HS viết bảng con: quấn quýt, nhảy quẩng, quẩn
-GV nhận xét.
b.GV đọc cho HS nghe và viết.
-GV hướng dẫn HS cách trình bày.
-HS nghe và viết bài vào vở.
-HS viết xong trao đổi vở cho nhau.
c.Chấm chữa bài:
-GV nhận xét.
3.Hướng dẫn làm bài tập: (8’)
Bài tập 2b: HS đọc yêu cầu: Tìm các từ 
-Có thanh hỏi hoặc thanh ngã
+Hiện tượng gió rất mạnh, gây mưa to có sức phá hoại cây cối (bão)
+Cùng nghĩa với cọp, hùm. (hổ)
+Trái nghĩa với bận (rảnh)
-HS làm miệng, GV nhận xét.
4.Dặn dò: (1’)
-Về nhà luyện viết thêm.
 Đạo đức
Tìm hiểu một số loài động vật quý hiếm ở Hương Sơn
I.Mục tiêu: 
-Giúp HS tìm hiểu những cấp độ quý hiếm khác nhau của các loài động vật hoang dã trong tự nhiên.
-Giới thiệu cho HS làm quen với 1 số động vật.
II.Đồ dùng:
-Tranh ảnh
III.Hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: (18’) Cấp độ quý hiếm của các loài động vật.
- GV giảng : Người ta chia làm 5 cấp độ quý hiếm của loài động vật đó là :Cấp C: nguy cấp ; Cấp R: cấp nguy hiểm; Cấp V: là cấp sẽ nguy hiểm; Cấp T: Cấp sẽ bị đe doạ; Cấp K: không biết chính xác.
-HS nghe giảng
*Hoạt động 2: (15’) Làm quen với một số loài động vật ở Hương Sơn
-GV cho HS kể tên các loài động vật quý.
-HS làm việc theo nhóm đôi.
-Đại diện các nhóm trình bày trước lớp 
-Nhóm khác nhận xét, bố sung
-GV kết luận: ở Hương Sơn có một số loài động vật quý như : Voi, khỉ, lợn rừng, nai , mang, sóc, gà rừng, Những loài động vật quý hiếm trở nên khan hiếm vì chúng mang lại giá trị kinh tế cao . Do đó con người thường xuyến săn bắn và số lượng loài vật bị ít đi.
? Làm thế nào để bảo vệ được những loài động vật quý hiếm đó
-HS trả lời 
-GV : Để bảo vệ loài vật đó thì chúng ta khôgn nên săn bắt các loài động vật bừa bãi, .
*Hoạt động 3: (2’) Củng cố, dặn dò: 
? Hãy kể tên một số kloài động vật quý hiếm ở Hương Sơn.
-Các em về tìm hiểu thêm.
 ==========***============ 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan34.doc.doc