Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 29: Hàm số

Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 29: Hàm số

I- MỤC TIÊU:

Biết được khái niệm hàm số và biết cách cho hàm số bằng bảng và công thức

II- CHUẨN BỊ:

Bảng phụ ghi sẵn bài tập, khái niệm Thước thẳng, máy tính

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1) Bài cũ:

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 29: Hàm số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 29 HÀM SỐ
I- MỤC TIÊU: 
Biết được khái niệm hàm số và biết cách cho hàm số bằng bảng và công thức
II- CHUẨN BỊ: 
Bảng phụ ghi sẵn bài tập, khái niệm Thước thẳng, máy tính
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1) Bài cũ:
2) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Trong thực tiễn và trong toán học ta thường gặp các đại lượng thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của các đại lượng khác.
Cho hsinh tự đọc các ví dụ 1; 2; 3 Sgk/ 62; 63
Theo bảng đã cho nhiệt độ trong ngày cao nhất lúc nào? Thấp nhất lúc nào?
Nêu công thức tính khối lượng m của thanh kim loại. Làm ?1 Sgk/ 63
Công thức trên cho ta biết m và V là hai đại lượng quan hệ như thế nào ?
Hãy cho biết công thức tính thời gian chuyển động của một vật. Quãng đường không đổi, công thức này cho ta biết thời gian và vận tốc là hai đại lượng quan hệ thế nào? Làm ?2 Sgk/ 63
Nhìn vào bảng của ví dụ 1 em có nhận xét gì ? Tương tự hãy cho nhận xét ở ví dụ 2; 3.
Vậy hàm số là gì ?
Qua các ví dụ trên hãy cho biết đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x khi nào ?
H nêu khái niệm như sgk.
Gviên giới thiệu khái niệm hàm số.
Lưu ý hsinh:Để y là hàm số của x cần có các điều kiện .
 * x và y đều nhận các giá trị số.
 * Đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x
 * Với mỗi giá trị của x không thể tìm được nhiều hơn một giá trị tương ứng của y. 
Gviên giới thiệu chú ý :
Hsinh đọc lại chú ý Sgk/ 63
Cho hsinh làm bài 24 Sgk/ 63
Đối chiếu với ba điều kiện của hàm số hãy cho biết y có phải là hàm số của x hay không ?
Gviên trường hơp này hàm số được cho bằng bảng. Cho ví dụ về hàm số được cho bởi công thức?
Cho hsinh làm bài 25 Sgk/ 64
Tính f () nghĩa là thay x = vào hàm số 
y = 3x2 + 1 và tính y.
Gọi hsinh lên bảng làm bài.
NỘI DUNG GHI BẢNG
1) Một số ví dụ về hàm số:
Ví dụ 1: 
t
(giờ)
0
4
8
12
16
20
T
( oC)
20
18
22
26
24
21
Ví dụ 2: m = 7,8 V
Ví dụ 3: t = 
Nhận xét: 
+ Nhiệt độ T phụ thuộc vào thời gian t ta nói T là hàm số của t
+ m là hàm số của V, t là hàm số của v
2) Khái niệm hàm số: 
a) Khái niệm: Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.
b) Chú ý :
 * Khi x thay đổi mà y luôn nhận cùng một giá trị thì y được gọi là hàm hằng
 * Hàm số có thể cho bằng bảng hoặc bằng công thức
 * Khi y là hàm số của x ta có thể viết y = f (x), 
y = g(x), 
3) Luyện tập:
Bài 24 Sgk/ 63
Nhìn bảng ta thấy 3 điều kiện của hàm số đều thoả mãn . Vậy y là hàm số của x .
Bài 25 Sgk/ 64: Cho y = f(x) = 3x2 + 1
f() = 3. ()2 + 1 = + 1 = 
f (1) = 3. 12 + 1 = 4
f(3) = 3.32 + 1 = 28
3) Củng cố:
Làm bài 24; 25 Sgk/ 63; 64 
 bài 35 SBT/ 47
4) Dặn dò:
Nắm vững khái niệm hàm số, vận dụng các điều kiện để y là một hàm số của x.
Làm bài 26 -> 30 Sgk/ 64
Tiết sau học “Luyện tập”
RÚT KINH NGHIỆM:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT29- HAM SO.doc