Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 37 - Đồ thị của hàm số y = a.x ( a # 0 )

Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 37 - Đồ thị của hàm số y = a.x ( a # 0 )

a) Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm “đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng ( x; y ) trên mặt phẳng toạ độ”. Đồ thị của hàm số y = ax ( a0 ) là đường thẳng đi qua gốc toạ độ.

b) Kĩ năng: Biết cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax là đường thẳng đi qua O và 1 điểm thứ hai của đồ thị.

c) Thái độ: Thấy được ý nghĩa của đồ thị trong việc nghiên cứu hàm số và ứng dụng thực tế.

2. Chuẩn bị :

GV:Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.

HS:Ôn lại cách xác định điểm trên mặt phẳng toạ độ, thước thẳng.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 37 - Đồ thị của hàm số y = a.x ( a # 0 )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35,36 thi học kì 1
ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = a.x ( a 0 )
Tiết: 37	 
 Ngày dạy :22/12/2008 	
1. Mục tiêu : 
Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm “đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng ( x; y ) trên mặt phẳng toạ độ”. Đồ thị của hàm số y = ax ( a0 ) là đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
Kĩ năng: Biết cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax là đường thẳng đi qua O và 1 điểm thứ hai của đồ thị.
Thái độ: Thấy được ý nghĩa của đồ thị trong việc nghiên cứu hàm số và ứng dụng thực tế.
2. Chuẩn bị :
GV:Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.
HS:Ôn lại cách xác định điểm trên mặt phẳng toạ độ, thước thẳng.
3. Phương pháp:
Gợi mở và nêu vấn đề 
4. Tiến trình :
4.1 Ổn định :
 Kiểm dịên.
4.2 Kiểm tra bài cũ :
 Gọi 1 học sinh lên bảng.
1.Định nghĩa khái niệm hàm số ? (2đ)
2.Cho hàm số y = f(x) được cho bằng bảng sau : (8đ)
x
-2
-1
0
0,5
1,5
y
3
2
-1
1
-2
a) Viết tập hợp 
b) Vẽ hệ trục toạ độ Oxy có toạ độ là các cặp số trên. Cho tên các điểm là A, B, C, D, E.
 Cả lớp làm vào vở. GV nhận xét, cho điểm.
 4.3. Giảng bài mới :
 Hoạt động 1 : 
Qua bài tập trên, ta thấy các điểm A, B, C, D, E biểu diễn các cặp số của hàm số y = f(x). Tập hợp các điển đó được gọi là đồ thị của hàm số y = f(x) đã cho.
 ? Vậy đồ thị của hàm số y = f(x) là gì ?
? Để vẽ được đồ thị của hàm số y = f(x) ta phải làm như thế nào ?
-Vẽ hệ trục toạ độ Oxy.
-Xác định trên mặt phẳng toạ độ các điểm biểu diễn các cặp giá trị ( x, y ) của hàm số. Với hàm số đã cho, đồ thị của hàm số gồm 5 điểm A, B, C, D, E trên mặt phẳng toạ độ.
-Với hàm số khác, đồ thị của nó có thể gồm nhiều điểm hơn. Có thể là tập hợp vô số điểm trên mặt phẳng toạ độ.
 Sau đây ta sẽ nghiên cứu đồ thị của hàm số được cho bằng công thức.
 Xét hàm số y = 2x, dạng y = ax, với a= 2
? Hàm số này có bao nhiêu cặp số ( x, y ) ?
 Vô số cặp số ( x, y ) 
 Chính vì hàm số y = 2x có vô số cặp số (x, y) nên ta không thể liệt kê hết được các cặp số của hàm số, biểu diễn các cặp số trên mặt phẳng toạ độ.
Hoạt động 2 :
 GV nhấn mạnh : Các điểm biểu diễn các cặp số của hàm số y = 2x ta nhận thấy càng nằm trên 1 đường thẳng qua gốc toạ độ. Đưa bảng phụ mặt phẳng toạ độ biểu diễn các điểm thuộc đồ thị hàm số y = 2x ( Số điểm tăng lên ) 
=> Người ta chứng minh được rằng : Đồ thị của hàm số y = ax ( a0 ) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
 Từ khẳng định trên, để vẽ được đồ thị của hàm số y = ax ( a0 ) ta cần biết mấy điểm của đồ thị.
 Cho HS làm ?4 Gọi HS lên trình bày.
 Học sinh tự chọn điểm A.
 Muốn tìm điểm A thuộc đồ thị khác gốc O, ta cho x một giá trị bất kỳ khác số 0 rồi tìm giá trị tương ứng của y.
 Nhận xét : SGK / 71
 2 học sinh đọc phần nhận xét SGK.
? Hãy nêu các bước làm :
-Vẽ hệ trục toạ độ Oxy.
-Xác định thêm 1 điểm thuộc đồ thị của hàm số ( khác điểm O ) : A (-2, 3)
-Vẽ đường thẳng OA, đường thẳng đó là đồ thị của hàm số y = -1,5x
 Gọi học sinh lên bảng vẽ đồ thị. Lưu ý học sinh viết công thức hàm số theo đồ thị.
Củng cố và luyện tập :
1/.Làm 39/71 SGK :
 Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ Oxy đồ thị của các hàm số
y = x 
y = 3x
y = -2x
y = -x
Cho HS hoạt động nhóm .
2/. Sau đó quan sát đồ thị và trả lời 
bài 40 SGK / 71.
 Đồ thị hàm số y = ax nằm ở góc phần tư nào của mặt phẳng toạ độ Oxy .
a > 0 ?
a < 0 ?
1. SGK / 63
2.a)
 b)
I. Đồ thị của hàm số là gì ? 
 ?1 Phần kiểm tra bài cũ .
 Đồ thị của hàm số y = f (x ) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp gía trị tương ứng (x;y) trên mặt phẳng tọa độ.
Ví dụ : SGK
II. Đồ thị của hàm số y = ax (a0 ) : 
 ?2 / 70 Xét hàm số y = 2x
a) (-2; -4), (-1; -2), (0; 0), (1; 2), (2; 4)
b)
c) Các điểm còn lại nằm trên đường thẳng qua 2 điểm (-2, -4), (2, 4).
 Vậy : Đồ thị của hàm số y = ax ( a0 ) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
? 3 Để vẽ được đồ thị của hàm số y = ax ( a0 ) ta cần biết 2 điểm phân biệt của đồ thị.
? 4 y = 0,5x
a) A (2, 1)
b)
 Nhận xét : SGK / 71
Ví dụ : Vẽ đồ thị của hàm số y = -1,5x
 Ta có : y = -1,5x
 Với x = -2 => y = 3
 Điểm A (-2; 3) thuộc đồ thị của hàm số y = -1,5x.
 Đường thẳng OA là đồ thị của hàm số đã cho.
39 / 71 sgk
a) y = x Với x = 1 => y = 1 ta được A (1; 1)
b) y = 3x Với x = 1 y = 3 ta được B (1; 3 )
c) y = -2x Với x = 1 y = -2 ta được C (1; -2 )
d) y = -x Với x = 1 y = -1 ta được D (1; -1 )
 40 / 71 SGK
a) a > 0 đồ thị nằm ở góc phần tư thứ I và III.
b) a < 0 đồ thị nằm ở góc phần tư thứ II và IV.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Nắm vững các kết luận và cách vẽ đồ thị hàm số y = ax ( a0 ) 
Làm bài tập 41 / 72 SGK và 53, 54, 55 / 52, 53 SBT.
Bài tập :	Vẽ đồ thị của hàm số y = -0,5x, y = -4x.
5. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 37 - Đồ thị hàm số y=ax.doc