Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 38 - Luyện tập

Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 38 - Luyện tập

Củng cố khái niệm đồ thị của hàm số, đồ thị của hàm số y = ax ( a0 ).

- Rèn kĩ năng vẽ đồ thị của hàm số y = ax ( a0 ), biết kiểm tra điểm thuộc đồ thị – điểm không thuộc đồ thị hàm số. Biết cách xác định hệ số a khi biết đồ thị của hàm số.

- Thấy được ứng dụng của đồ thị trong thực tiễn.

2. Chuẩn bị :

GV:Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.

HS:Thước thẳng có chia khoảng, làm bài tập.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 38 - Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
Tiết : 38	
Ngày dạy :22/12/2008 
1. Mục tiêu : 
- Củng cố khái niệm đồ thị của hàm số, đồ thị của hàm số y = ax ( a0 ).
- Rèn kĩ năng vẽ đồ thị của hàm số y = ax ( a0 ), biết kiểm tra điểm thuộc đồ thị – điểm không thuộc đồ thị hàm số. Biết cách xác định hệ số a khi biết đồ thị của hàm số.
- Thấy được ứng dụng của đồ thị trong thực tiễn.
2. Chuẩn bị :
GV:Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.
HS:Thước thẳng có chia khoảng, làm bài tập.
3. Phương pháp:
Gợi mở và nêu vấn đề 
4. Tiến trình :
4.1 Ổn định :
 Kiểm dịên.
4.2 Kiểm tra bài cũ :
 HS 1 :
1/. Đồ thị hàm số y = f(x) là gì ? (2đ)
2/. Vẽ trên cùng 1 hệ trục toạ độ Oxy đồ thị các hàm số y = 2x ; y = 4x (7đ)
3/. Đồ thị này nằm ở trong góc phần tư nào trên mặt phẳng toạ độ Oxy ? (1đ)
 HS 2 :
1/. Sửa bài tập thêm : Vẽ đồ thị hàm số y = - 0,5x ; y = - 4x (8đ)
 Hai đồ thị này nằm trong góc phần tư nào ? 
 (2đ)
 Nhận xét – Cho điểm.
 4.3 Luyện tập
1/.Bài 41/72 SGK :
Những điểm nào sau đây thuộc đồ thị của hàm số y = -3x : A (; 1), 
B (; -1) , C (0; 0)
 Hướng dẫn :
 Điểm M (x0; y0) thuộc đồ thị hàm số 
y = f(x) nếu y0 = f(x0).
 2 học sinh lên bảng, học sinh làm bài vào vở, giáo viên vẽ hệ trục toạ độ Oxy, xác định các điểm A, B, C và vẽ đồ thị hàm số y = -3x để minh hoạ các kết luận trên.
2/.Bài 42 / 72 SGK :
 Đưa đề bài lên bảng phụ.
 Cho học sinh đọc toạ độ điểm A. Sau đó
a) Nêu cách tính hệ số a.
b) Đánh dấu điểm trên đồ thị có hoành độ bằng .
3/.Bài 44 / 73 SGK :
 Đưa đề bài lên bảng phụ.
 Học sinh hoạt động theo nhóm.
 GV quan sát và hướng dẫn, kiểm tra các nhóm làm việc.
a) Vẽ đồ thị hàm số y = - 0,5x bằng đồ thị trên f(2), f(-2), f(40, f(0)
b) Các giá trị của x khi y = - 1, y = 0, y = 2,5
c) Các giá trị của x khi y dương, khi y âm.
 Đại diện nhóm lên trình bày, kiểm tra vài nhóm khác.
 Nhấn mạnh cách sử dụng đồ thị để từ x tìm y và ngược lại.
 Cho điểm vài nhóm làm tốt.
4/.Bài 43 / 72 SGK :
 Đưa đề bài lên bảng phụ.
 Học sinh đọc đồ thị.
 Học sinh tính V (km/h) của người đi bộ, của người đi xe đạp.
 s = v . t => v = 
 GV cho học sinh nhắc lại.
-Đồ thị hàm số y = ax ( a0 ) là đường như thế nào ?
-Muốn vẽ đồ thị hàm số y = ax ta làm như thế nào ?
-Những điểm có toạ độ thế nào thì thuộc đồ thị đồ thị hàm số ?
I. Sửa bài tập cũ :
 y = 2x
 Cho x = 1; y = 2 : A (1; 2)
 y= 4x
 Cho x = 1; y = 4 : B (1; 4)
 3. Đồ thị nằm trong góc phần tư I và III trên mặt phẳng toạ độ Oxy.
 y= - 0,5x Cho x = 2 => y = -1 M (2; -1)
 y= - 4x Cho x = 1 => y = - 4 N (1; -4)
Hai đồ thị nằm ở trong góc phần tư II và IV trên mặt phẳng toạ độ Oxy.
II. Luyện tập :
 41/72 SGK :
 Xét điểm A (; 1)
Thay x= vào y = -3x =>y = -3.() = 1 = yA
 Vậy A (; 1) thuộc đồ thị hàm số y = -3x.
 Xét điểm B (; -1)
Thay x = vào y = -3x => y = -3.( ) = 1 yB => B không thuộc đồ thị hàm số y = -3x
 Tương tự C (0; 0) thuộc đồ thị hàm số y = -3x
 42 / 72 SGK :
a) A (2; 1)
 Thay x = 2 , y = 1 vào công thức y = ax
 1 = a . 2 => a = 
Điểm B (; )
Điểm C (-2; -1)
 44 / 73 SGK :
a) f(2) = -1, f(-2) = 1, f(40 = -2, f(0) = 0
b) y = -1 => x = 2
 y = 0 => x = 0
 y = 2,5 => x = -5
c) y dương x âm
 y âm x dương.
43 / 72 SGK :
a) Thời gian chuyển động của người đi bộ là 4 (h)
 Thời gian chuyển động của người đi xe đạp là 2 (h).
b) Quãng đường đi được của người đi bộ là 20 (km)
 Quãng đường đi được của người đi xe đạp là 30 (km).
c) Vận tốc của người đi bộ
 20 : 4 = 5 (km/h)
 Vận tốc của người đi xe đạp
 30 : 2 = 15 (km/h)
 Một điểm thuộc đồ thị hàm số.
4.4. Bài học kinh nghiệm :
 Nếu môt điểm thuộc đồ thị hàm số y = f(x) : biết hoành độ, tính tung độ bằng cách thay hoành độ đã biết vào công thức y = f(x). Biết tung độ, tính hoành độ bằng cách thay tung độ đã biết vào công thức 
y = f(x).
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Ôn lại kiến thức ở bảng tổng kết / 76 SGK.
Làm bài tập 51, 52, 53, 54, 55 / 77 SGK.
Tiết sau ôn tập chương II 
5. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 38 - Luyện tập.doc