Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 41 - bài 1: Thu thập số liệu thống kê, tần số (tiếp theo)

Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 41 - bài 1: Thu thập số liệu thống kê, tần số (tiếp theo)

- Học sinh được làm quen với các bảng ( đơn giản ) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra ( về cấu tạo về nội dung ), biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”, làm quen với khái niệm tần số của môt giá trị.

- Biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, biết các ký hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

- Giáo dục học sinh óc phân tích, tính cẩn thận, chính xác.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 41 - bài 1: Thu thập số liệu thống kê, tần số (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§1 THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ
Tiết: 41 
Ngày dạy :4/01/2010 
1. Mục tiêu :
Học sinh được làm quen với các bảng ( đơn giản ) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra ( về cấu tạo về nội dung ), biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”, làm quen với khái niệm tần số của môt giá trị.
Biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, biết các ký hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
Giáo dục học sinh óc phân tích, tính cẩn thận, chính xác.
2.Chuẩn bị :
GV: Bảng phụ , tranh thu thập số liệu thống kê
HS: Thước thẳng.
3. Phương pháp:
 Gợi mở và nêu vấn đề 
4. Tiến trình :
4.1 Ổn định 
- Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
4.2 Kiểm tra bài cũ
Trong thực tế, khi làm việc ở một cơ quan, trường học, công ty, xí nghiệp,  bao giờ cũng đỏi hỏi một cán bộ quản lý phải biết điều tra cán bộ, công nhân của cơ sở làm việc hay điều tra một đối tượng nào ? nghiên cứu một điều gì ? người điều tra phải biết nhiệm vụ gì ?
 Để mở đầu cho việc đó tiết học hôm nay chúng ta sã tìm hiểu về một vài khái niệm thống kê mô tả. Tiết đầu tiên là thu thập số liệu , thống kê . 
4.3.Giảng bài mới :
Hoạt động 1 :
 GV cho HS lập bảng số liệu thống kê điểm HK1 môn Toán của Tổ mình.
 Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm để lập bảng trên (3 phút )
 GV kiểm tra trên bảng phụ một vài nhóm.
? Dựa vào bảng số liệu thống kê ban đầu của Tổ 1 lớp 7D. Em hãy cho biết bảng đó gồm mấy cột, nội dung từng cột là gì ?
 Tuỳ theo yêu cầu của mỗi cuộc điều tra mà bảng số liệu thống kê ban đầu có thể khác nhau.
 GV cho học sinh xem bảng 2/ SGK/ 5. bảng gồm có 6 cột, nội dung khác bảng 1.
 Hoạt động 2 : 
Cho HS làm ? 2 . Quan sát bảng 1, nội dung điều tra ở bảng 1 là gì ? Vậy dấu hiệu là gì ?
 Ký hiệu của dấu hiệu thường bằng chữ in hoa.
 ? 3 Trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra ? Mỗi lớp ( đơn vị ) là một đơn vị điều tra.
 Mỗi lớp ( đơn vị ) trồng được một số cây : 6A 35 cây, 7A 35 cây, 7B 28 cây, 7C 30 cây, 7D 30 cây. Ứng với một đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu. 
Hoạt động 3 : 
 Cho học sinh quan sát ? 5, ? 6 / 6 SGK/ 6.
Có 8 lớp trồng được 30 cây , Có 2 lớp trồng được 28 cây , Có 7 lớp trồng được 35 cây , Có 3 lớp trồng được 50 cây.
 GV hướng dẫn học sinh định nghĩa tần số.
 Cho học sinh làm ? 7: Trong dãy giá trị của dấu hiệu ở bảng 1 có bao nhiêu giá trị khác nhau ?
 Hãy viết các giá trị đó cùng tần số của chúng.
 Cho học sinh đọc chú ý SGK / 7 và nhấn mạnh không phải trong trường hợp nào kết quả thu thập được khi điều tra cũng đều là các số.
 4.4. Củng cố và luyện tập :
2 / SGK/ 7 : Treo bảng phụ , đọc đề bài 2.
 Gọi lần lượt học sinh lên bảng làm từng câu, học sinh cả lớp làm vào vở.
 Sau đó hướng dẫn cách tìm tần số qua các bước :
- Quan sát dãy và tìm các số khác nhau trong dãy, viết các số đó theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- Tìm tần số của từng số bằng cách đánh dấu vào số đó trong dãy rồi đếm và ghi lại ( kiểm tra dãy tần số tìm được có đúng không bằng cách so sánh tổng tần số với các đơn vị điều tra, nếu không bằng nhau
 => kết quả tì m được sai.
I. Thu thập số liệu, bảng số liệu, thống kê ban đầu :
 Ví dụ : Điều tra về số cây trồng được của mỗi lớp ở bảng 1 / 4 SGK và bảng điều tra dân số nước ta 1/4/1999 ở bảng 2 / 5 SGK.
 Gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu (bảng 1)
 ? 1 Lập bảng số liệu thống kê điểm của tất cả các bạn trong tổ của mình qua bài kiểm tra Toán HK1 :
STT
Họ tên
Điểm
1
Hải
8,5
2
Thanh Tân
4
3
Thảo Vi
9
4
Việt Anh
6
5
Bá Phúc
6,5
6
Hoàng Dương
7,5
7
Thuỳ Trang
5
8
Ngọc Bích
9
9
Thái Sơn
9
II. Dấu hiệu :
a) Dấu hiệu đơn vị điều tra :
 ? 2 /SGK/ 5 Nội dung điều tra trong bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp.
 Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu.
 Ký hiệu : X, Y, 
 ? 3/SGK / 5 bảng 1 : 20 đơn vị điều tra.
b) Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu :
 Mỗi số liệu là một giá trị của dấu hiệu.
 Ký hiệu : x
 Số tất cả các giá trị ( không nhất thiết khác nhau ) của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra.
 Ký hiệu : N
 ? 4 / 6 : Dấu hiệu X ở bảng 1 có 20 giá trị, đọc dãy giá trị : 35, 30, 28, 
III. Tần số của mỗi giá trị : 
 ? 5 /SGK / 6 : Có 4 số khác nhau trong cột.
 Số cây trồng được : 28, 30, 35, 50.
 ? 6 /SGK / 6 :Giá trị 30 xuất hiện 8 lần trong dãy giá trị của dấu hiệu X.
 Tương tự : 28 ( 2 lần ), 50 ( 3 lần ),35 (7lần).
Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó.
 Ký hiệu : n
 ? 7 / SGK/ 6 : Trong dãy giá trị của dấu hiệu ở bảng 1 có 4 giá trị khác nhau. Các giá trị khác nhau là : 28, 30, 35, 50. Tần số tương ứng của các giá trị trên lần lượt là : 2, 8, 7, 3.
 Chú ý : SGK / 7.
 2 / SGK/ 7 : a) Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là : Thời gian cần thiết hàng ngày mà An đi từ nhà đến trường. Dấu hiệu đó có 10 giá trị.
b) Có 5 giá trị khác nhau.
c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là : 17, 18, 19, 20, 21.
d) Tần số tương ứng của các giá trị 17, 18, 19, 20, 21 lần lượt là 1, 3, 3, 2, 1.
4.5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
Học thật kỹ bài học ở vở ghi và kết hợp với SGK rút ra cách tìm tần số.
Làm bài tập 1, 3 / 7, 8 SGK và 1, 2, 3 SBT.
Các tổ về điều tra : 
Tổ 1 : Số con các hộ sống gần nhà em. Tổ 2 : Điểm thi Toán HK1 trong lớp.
Tổ 3 : Trọng lượng mỗi bạn trong lớp.	Tổ 4 : Chiều cao mỗi bạn trong lớp.
Mỗi học sinh tữ điều tra, thu thập số liệu thống kê theo một chủ đề tự chọn. Sau đó đặt ra câu hỏi như trong tiết học và trình bày lời giải.
5. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 41 - Thu thap so lieu thong ke - tan so.doc