Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 42: Luyện tập (tiếp)

Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 42: Luyện tập (tiếp)

- Học sinh được củng cố khắc sâu các kiến thức đã học ở tiết trước như : dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu và tần số của chúng.

- Có kỹ năng thành thạo tìm giá trị của dấu hiệu cũng như tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu chung cần tìm hiểu.

- Học sinh thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hàng ngày.

2.Chuẩn bị :

GV: Kẻ sẵn bảng 5, 6, 7 trên bảng phụ, phấn màu.

HS: Một số bảng thống kê ban đầu SGK, SBT.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 42: Luyện tập (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
Tiết :42 
Ngày dạy :4/01/2010 
1. Mục tiêu :
Học sinh được củng cố khắc sâu các kiến thức đã học ở tiết trước như : dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu và tần số của chúng.
Có kỹ năng thành thạo tìm giá trị của dấu hiệu cũng như tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu chung cần tìm hiểu.
Học sinh thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hàng ngày.
2.Chuẩn bị :
GV: Kẻ sẵn bảng 5, 6, 7 trên bảng phụ, phấn màu.
HS: Một số bảng thống kê ban đầu SGK, SBT.
3. Phương pháp:
 Gợi mở và nêu vấn đề 
4. Tiến trình :
4.1 Ổn định 
- Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
4.2 Kiểm tra bài cũ
 HS 1 :
a) Thế nào là dấu hiệu ?Thế nào là giá trị của dấu hiệu ? Tần số của mỗi giá trị là gì ? (3đ)
b) Lập bảng số liệu thống kê ban đầu theo chủ đề mà em đã chọn, sau đó tự đặt ra câu hỏi và trả lời. (7đ) 
 HS 2 : Sửa bài tập 1/ SBT/ 3 (Treo bảng phụ)
a) Để có được bảng trên, người điều tra phải làm gì ? (2đ)
b) Dấu hiệu ở đây là gì ? (2đ)
 Hãy nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu . Tìm tần số của giá trị đó ? (6đ)
 4.3. Luyện tập : 
1/.Bài 3/ SGK/ 8 : GV treo bảng phụ đề bài.
 Một học sinh đọc đề bài.
 Thời gian chạy 50m của các học sinh trong 1 lớp 7 được thầy giáo dạy TD ghi lại trong 2 bảng 5 và 6.
a) Dấu hiệu chung cần tìm hiểu ( ở cả 2 bảng ).
b) Số các giá trị của dấu hiệu và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu ( đối với từng bảng ).
c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng ( đối với từng bảng ).
 Gọi lần lượt từng học sinh lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
2/.Bài 4 /SGK/ 9 : 
GV treo bảng phụ đề bài.
 Một học sinh đọc đề bài.
Gọi 1 học sinh lên bảng giải. Cả lớp làm vào vở.
a) Giá trị cần tìm hiểu và số các giá trị của dấu hiệu đó.
b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu 
c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.
3/.Bài 3 / SBT/ 4 : Học sinh đọc kỹ đề bài.
 Một người ghi lại số điện năng tiêu thụ (kwh) trong 1 xóm gồm 20 hộ để làm hoá đơn thu tiền. Người đó ghi như sau :
75
100
85
53
40
72
105
38
90
86
? Theo em, bảng số liệu này còn thiếu sót gì ? Và cần phải lập bảng như thế nào ? Bảng này phải lập như thế nào ?GV bổ sung thêm câu hỏi :
? Cho biết dấu hiệu là gì ? Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của từng giá trị đó.
Giá trị (x)
38
40
47
53
58
72
75
80
Tần số (n)
1
1
1
1
1
1
1
1
4/. Bài tập thêm :
 Khi cắt khẩu hiệu “HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI”, bạn Hoa phải điều tra mỗi chữ cái ( không kể dấu ) để cắt. Trong khẩu hiệu đó em hãy cho biết có bao nhiêu chữ cái. Bao nhiêu chữ cái khác nhau và tần số của chúng.
I. Sửa bài tập cũ :
b) Bài tập :( Học sinh thể hiện chủ đề tự chọn )
 Bài tập 1/ SBT/ 3.
a) Để có được bảng trên, người điều tra có thể gặp lớp trưởng của từng lớp để lấy số liệu.
b) Dấu hiệu : Số nữ học sinh trong một lớp.
 Các giá trị khác nhau của dấu hiệu : 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 24, 25, 28.
 Tần số của từng giá trị lần lượt là : 2, 1, 3, 3, 3, 1, 4, 1, 1, 1.
II. Luyện tập :
1/.Bài 3 / SGK/ 8 : 
a) Dấu hiệu chung cần tìm hiểu ở cả 2 bảng ( 5 và 6 ) là thời gian chạy 50m của mỗi học sinh ( nam, nữ ).
b) Đối với bảng 5
 Số các giá trị là : 20 ; Số các giá trị khác nhau là : 5
 Đối với bảng 6
 Số các giá trị là : 20 ; Số các giá trị khác nhau là : 4
c) Bảng 5
Giá trị (x)
8,3
8,4
8,5
8,7
8,8
Tần số (n)
2
3
8
5
2
 Bảng 6
Giá trị (x)
8,7
9,0
9,2
9,3
Tần số (n)
3
5
7
5
 4 / SGK/ 9 : a) Giá trị cần tìm hiểu :khối lượng chè trong từng hộp. Số các giá trị của dấu hiệu là : 30
b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 5.
c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số tương ứng của chúng :
Giá trị (x)
98
99
100
101
102
Tần số (n)
3
4
16
4
3
 3/ SBT/ 4 
165
85
47
80
93
120
94
58
86
91
-Bảng số liệu này còn thiếu tên các chủ hộ của từng hộ để từ đó mới làm được hoá đơn thu tiền.
-Phải lập danh sách các chủ hộ theo 1 cột và 1 cột khác ghi lượng điện tiêu thụ tương ứng với từng hộ thì mới làm hoá đơn thu tiền cho từng hộ được.
-Dấu hiệu là số điện năng tiêu thụ ( tính theo kwh ) của từng hộ.
-Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số tương ứng của chúng là :
85
86
90
91
93
94
100
105
120
165
2
2
1
1
1
1
1
1
1
1
4/.Bài tập thêm :
 Khẩu hiệu có 15 chữ cái.
 Có 8 chữ cái khác nhau.
 Chữ H có tần số 3 ; Chữ O có tần số 3 ; Chữ C có tần số 3; Chữ N có tần số 1;Chữ Ư có tần số 1; Chữ A có tần số 2; Chữ M có tần số 1 ; Chữ I có tần số 1
4.4. Bài học kinh nghiệm :
-Quan sát dãy và tìm các số khác nhau trong dãy, viết các số đó theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
-Tìm tần số của từng số bằng cách đánh dấu vào số đó trong dãy rồi đếm và ghi lại.
4.5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
Xem lại các bài tập đã giải, nắm vững cách tìm tần số nhanh và chính xác.
Tiếp tục thu thập số liệu, lập bảng thống kê số liệu ban đầu và đặt câu hỏi có trả lời kèm theo về kết quả thi HK1 môn Văn của lớp.
Làm thêm bài tập sau : Số lượng học sinh nam của từng lớp trong 1 trường THCS được ghi lại trong bảng dưới đây :
18
14
20
27
25
14
19
20
16
18
14
16
a) Dấu hiệu là gì ? Số tất cả các giá trị của dấu hiệu ? Bao nhiêu giá trị khác nhau ?
b) Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của từng giá trị đó ?
5. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 42 - Luyen tap.doc