Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tuần 20 - Tiết 41 - Bài 1: Thu thập số liệu thống kê - Tần số

Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tuần 20 - Tiết 41 - Bài 1: Thu thập số liệu thống kê - Tần số

1. Kiến thức: HS làm quen với khái các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi điều tra, biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu, làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

2. Kỹ năng: Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó, tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

3. Thái độ: HS vận dụng được kiến thức của bài vào thực tế.

 

doc 19 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tuần 20 - Tiết 41 - Bài 1: Thu thập số liệu thống kê - Tần số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39- 40 Thi theo đề chung của PGD
Tuần 20 Ngày soạn : 02/ 01/2012 
Chương III Thống kê
Tiết 41 §1 . Thu thập số liệu thống kê - tần số
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS làm quen với khái các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi điều tra, biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu, làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
2. Kỹ năng: Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó, tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
3. Thái độ: HS vận dụng được kiến thức của bài vào thực tế.
II.Chuẩn bị của thầy và trò :
GV: Máy chiếu chiếu nội dung bảng 1 và 2 theo SGK
HS: Thước thẳng, bút màu	
III.Tiến trình bài dạy trên lớp :
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
GV giới thiệu nội dung chương II SGK và HD học sinh chuẩn bị đồ dùng phục vụ học tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu.
GV: Dùng mẫu bảng 1 trang 4 – SGK để giới thiệu cho HS hiểu về khái niệm thu thập số liệu và bảng số liệu thồng kê ban đầu của mỗi cuộc điều tra.
-GV cho HS vận dụng làm ?1 trang 5 – SGK theo nhóm bàn 
?1 Lập bảng điều tra thống kê về điểm thi học kỳ I của môn toán của lớp
HS thảo luận theo nhóm bàn để thu thập số liệu và lập bảng thống kê
-Cấu tạo các bảng điều tra ban đầu có giống nhau không?
Gợi ý:
GV: Kiểm tra kết quả một số nhóm và nhận xét. 
*Em hiểu thế nào là bảng số liệu thống kê ban đầu? 
- Bảng 2 cho em biết các thông tin gì?
HS: Trả lời tại chỗ
GV: Bổ sung : đó là số liệu điều tra về dân số ... tại thời điểm 1/ 4/ 1999. Tuỳ theo từng yêu cầu và mục đích của cuộc điều tra mà mỗi bảng số liệu thống kê ban đầu có thể khác nhau.
- GV cho HS quan sát hai bảng:1 và 2 trong SGK rồi cho nhận xét đối với mỗi cuộc điều tra thì việc lập bảng có theo mẫu giống nhau hay không.
Dấu hiệu
- GV: Giới thiệu các thuật ngữ: dấu hiệu, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu, tần số của mỗi giá trị thông qua các câu hỏi gợi mở
?2 Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì?
HS: Số cây trồng được của mỗi lớp
* Vậy dấu hiệu là gì?
HS: 
+Giới thiệu khái niệm dấu hiệu.
+ Kí hiệu của dấu hiệu.
?3 Trong bảng1 có bao nhiêu đơn vị điều tra?
HS: 20
- Dấu hiệu trong bảng điều tra điểm thi là gì?
Có bao nhiêu đơn vị điều tra trong bảng? 
Mỗi đơn vị điều tra có mấy số liệu?
- Số liệu đó là giá trị của dấu hiệu.
Trong bảng 1 có bao nhiêu giá trị của dấu hiệu?
HS : có 20 giá trị.
+ So sánh số giá trị và số đơn vị điều tra ?
HS : Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra
Kí hiệu số các đơn vị điều tra : N
- GV: Đọc dãy các giá trị của dấu hiệu X (X là số cây trồng được của mỗi lớp), trong bảng 1?
- Dãy giá trị có bao nhiêu giá trị khác nhau?
HS: có 4 giá trị khác nhau
Tần số của mỗi giá trị
GV yêu cầu HS làm bài ?5; ?6, ?7.
- HS đứng tại chỗ trả lời: Các giá trị của dấu hiệu là 28; 30; 35; 50. 
- Có 8 lớp trồng 30 cây. Vậy 30 có tần số là 8.
- Giá trị 28 xuất hiện bao nhiêu lần trong dãy giá trị?
GV: số lần xuất hiện của giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu ta nói là tần số của một giá trị 
- Giá trị 50; 35 có tần số là bao nhiêu?
- GV giới thiệu cách kí hiệu tần số. 
GV chú ý không phải mọi giá trị của dấu hiệu đều có giá trị là số.
GV cho HS làm bài luyện tập 
HS làm bài cá nhân
GV gọi một HS trả lời
-Lưu ý HS phân biệt các kí hiệu: Giá trị của dấu hiệu (x) với dấu hiệu (X); Tần số của giá trị (n) với số các giá trị (N).
Bài 1 trang 7 SGK
a.Dấu hiệu: Thời gian cần thiết hàng ngày mà An đi từ nhà đến trường. Dấu hiệu có 10 giá trị.
b.Có năm giá trị khác nhau là 17; 18; 19; 20; 21.
c.Tần số của các giá trị trên lần lượt là: 1; 3; 3; 2; 1
Bài 2 (trang 7-SGK)
+ Giáo viên chiếu slide có nội dung bảng 4 lên bảng.
a) Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là : Thời gian cần thiết để đi từ nhà đến trường.
Dấu hiệu đó có 10 giá trị.
b) Có 5 giá trị khác nhau.
c) Giá trị 21 có tần số là 1
Giá trị 18 có tần số là 3
Giá trị 17 có tần số là 1
Giá trị 20 có tần số là 2
Giá trị 19 có tần số là 3
1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu.
* Ví dụ:
VD: bảng 1 trang 5(Sgk);
?1
2. Dấu hiệu:
a) Dấu hiệu, đơn vị điều tra.
Ví dụ: Trong bảng 1
Dấu hiệu X : số cây trồng của mỗi lớp.
Mỗi lớp: 1 đơn vị điều tra
- Nội dung cuộc điều tra là dấu hiệu cuộc điều tra đó (kí hiệu là X)
- Mỗi đối tượng điều tra là một đơn vị điều tra.
b) Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu.
- Mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, ta gọi đó là một giá trị của dấu hiệu (kí hiệu là x)
- Dãy các giá trị của dấu hiệu 
- Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra (kí hiệu là N)
3. Tần số của mỗi giá trị:
Tần số của một giá trị là số lần xuất hiện của giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu.
* Kí hiệu:
	+ Tần số : n
	+ Số các giá trị : N
	+ Giá trị của dấu hiệu: x
	+ Dấu hiệu: X.
* Ghi nhớ: sgk
* Chú ý: sgk
4. Hướng dẫn HS học và làm bài tập về nhà
- Học bài cũ: Ôn tập lại các khái niệm đã học trong bài. 
Làm bài tập 3; 4 trang 9 – SGK. 
- Mỗi HS tự điều tra, thu thập số liệu thống kê theo 1 chủ đề tự chọn. Sau đó đặt các câu hỏi như bài học và trả lời.
-Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị tốt các bài tập tiết sau học tiếp bài 1.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
Tiết 42: §1 . Thu thập số liệu thống kê - tần số ( tiếp theo)
I. mục tiêu 
1. Kiến thức: HS được củng cố khắc sâu các kiến thức đã học ở tiết trước như: dấu hiệu; giá trị của dấu hiệu và tần số của chúng.
2. Kĩ năng: Có kỹ năng thành thạo tìm giá trị của dấu hiệu cũng như tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu chung cần tìm hiểu.
3. Thái độ: HS thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hàng ngày.
II . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
	GV: Phấn màu, Máy chiếu và các slide có nội dung bảng 4,5,6,7SGK
	HS: SGK, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy và học trên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
HS1 :
+Thế nào là dấu hiệu? Thế nào là giá trị của dấu hiệu? Tần số của mỗi giá trị là gì?
+Lập bảng số liệu thống kê ban đầu theo chủ đề mà em chọn.
HS1 : Trả lời theo y/c đề ra
HS2 : Chữa bài tập 1 trang 3 SBT:
Bài giải
a)Để có được bảng trên người điều tra phải gặp lớp trưởng hoặc cán bộ của từng lớp để lấy số liệu.
b)Dấu hiệu: Số nữ HS trong một lớp.
Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 24; 25; 28 với tần số tương ứng là: 2; 1; 3; 3; 3; 1; 4; 1; 1; 1.
GV : Cho lớp nhận xét - đánh giá 
3. Bài mới
Ho¹t ®éng cña GV vµ HS
Nội dung
GV: Cho HS tìm hiểu yêu cầu bài 3 trang 8 SGK, GV chiếu slide ghi đầu bài, bảng 5, bảng 6 SGK trang 8
GV: Yêu cầu 1 HS đọc to đề bài
HS: Đọc và làm việc cá nhân
-Gọi 3 HS trả lời các câu a, b, c.
-Yêu cầu nhận xét các câu trả lời
HS: Lên bảng thực hiện - Dưới lớp làm vở
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung
GV: Cho kiểm tra các nhóm và nhận xét và bổ sung, hoàn thiện lời giải.
GV cho HS làm bài 4 SGK
Đề bài chiếu trên màn hình
HS tìm hiểu y/c của đề ra và làm bài cá nhân
a)Dấu hiệu cần tìm hiểu và số các giá trị của dấu hiệu đó?
b)Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu?
c)Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng?
- Gọi HS trình bày miệng
- GV: Cho HS lập bảng tổng hợp theo HD của GV
Giá trị khác nhau 
Tần số 
98
3
99
2
100
16
101
3
102
3
GV cho HS đọc đề bài 3 trang 4 SBT
HS đọc đề tìm hiểu đề và trả lời
Đề : Một người ghi lại số điện năng tiêu thụ tính theo kWh trong một xóm gồm 20 hộ để làm hoá đơn thu tiền. Người đó ghi như sau; (Chiếu trên màn hình bảng số liệu)
-Theo em bảng số liệu này còn thiếu sót gì và cần phải lâp bảng như thế nào?
-Bảng này phải lập như thế nào?
-Hỏi thêm: Cho biết dấu hiệu là gì? Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của từng giá trị đó?
Bài tập bổ sung
Ban quản lí HS trường PTDT nội trú đã ghi lại số học sinh của trường đi học muộn trong một tuần tự học trên lớp như sau (bảng phụ)
Lớp
6A
6B
7A
7B
8A
8B
9A
9B
Số HS đi muộn
2
3
2
0
3
2
5
4
a) Hãy cho biết dấu hiệu mà Ban quản lí HS quan tâm và số các giá trị của dấu hiệu đó.
b) Có bao nhiêu giá trị khác nhau? Viết các giá trị khác nhau đó theo thứ tự tăng dần rồi tìm tần số của chúng.
GV cho HS làm bài cá nhân 
GV yêu cầu một HS nêu KQ, HS cả lớp theo dõi và nhận xét
GV: theo em việc chấp hành nội qui HS nội trú của các lớp có gì cần lưu ý?
HS:
GV: sự chuyên cần chăm chỉ và ý thức kỉ luật của HS hai lớp 9 là chưa tốt cần nhắc nhở
Bài tập 3 (SGK trang 8)
- Dấu hiệu: thời gian chạy 50m của mỗi học sinh trong một lớp 7 (nam, nữ)
- Bảng 5: Số các giá trị của dấu hiệu là 20 và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 5.
- Bảng 6 : Số các giá trị của dấu hiệu là 20 và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 4.
- Đối với bảng 5: các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 8,3; 8,4; 8,5; 8,7; 8,8
Tần số tương ứng của chúng lần lượt là: 2; 3; 8; 5; 2
- Đối với bảng 6 : Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 8,7; 9,0; 9,2; 9,3
Tần số tương ứng của chúng lần lượt là: 3; 5; 7; 5
Bài tập 4 (SGK trang 9)
 Dấu hiệu cần tìm hiểu là : khối lượng của mỗi hộp chè.
- Số các giá trị của dấu hiệu đó là : 30
Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu : 5
Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 
 98; 99; 100; 101; 102.
 Tần số tương ứng của chúng là : 3; 4; 16; 4; 3
Bài 3 trang 4 SBT: 
a)Bảng số liệu này còn thiếu tên các chủ hộ để từ đó mới làm được hoá đơn thu tiền.
b)Phải lập danh sách các chủ hộ theo một cột và một cột khác ghi lượng điện tiêu thụ tương ứng với từng hộ thì mới làm hoá đơn thu tiền cho từng hộ được.
-Trả lời thêm: Các giá trị khác nhau của dấu hiệu: 38; 40; 47; 53; 58; 72; 75; 80; 85; 86; 90; 91; 93; 94; 100; 105; 120; 165.
Tần số tương ứng: 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 2; 2; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1.
Bài tập bổ sung
Giải.
a) Dấu hiệu: Số HS của mỗi lớp của trường đi học muộn giờ tự học trong một tuần
- Số các giá trị của dấu hiệu là 8
b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 5.
c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 0; 2; 3; 4; 5
Các tần số tương ứng của chúng lần lượt là : 1 ; 3; 2; 1; 1
4. Hướng dẫn HS học và làm bài tập về nhà
- Làm bài số 2 SBT ; 
- Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị trước bài “Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu”.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...  vị dấu hiệu đó.
Tóm lại khi lập bảng thống kê, cần phù hợp với từng mục đính công việc cụ thể.
GV : Qua nội dung trên rút ra kết luận chung gì về bảng “Tần số” ?
*HS: Trả lời. 
*GV: Nhận xét rút ra kết luận
GV: Để lập được bẳng tần số ta cần xác định những nội dung gì? Cấu tạo của bảng tần số?
HS:
GV cho HS làm bài tập 6 SGK
HS làm bài theo y/c đề ra
- Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì?
- Hãy lập bảng tân số
- Từ bảng tần số trên em có nhận xét gì về số con của các gia đình tập chung chủ yếu thuộc khoảng nào? số gia đình đông con chiểm tỉ lệ bao nhiêu?
GV liên hệ thực tế: Chính sách dân số của nhà nước ta: Mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con. Vậy thôn này có nhiều GĐ vi phạm về DS KHHGĐ
1. Lập bảng “tần số” 
?1.
Giá trị(x)
98
99
100
101
102
Tần số(n)
3
4
16
4
3
*Nhận xét. 
Cách lập bảng như vậy gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu  hay còn gọi là bảng tần số.
Ví dụ:
Với bảng 1 trang4 SGK ta có bảng “Tần số” sau
Giá trị(x)
28
30
35
50
Tần số(n)
2
8
7
3
2. Chú ý.
- Bảng số “tần số” thường lập dưới 2 dạng khác nhau: bảng ngang và bảng dọc.
Ví dụ: 
Bảng dọc:
Gá trị ( x)
Tần số(n)
28
2
30
8
35
7
50
3
Bảng ngang:
Gá trị ( x)
28
30
35
50
Tần số(n)
2
8
7
3
Kết luận:
- Từ bảng số liệu thống kê ban đầu có thể lập bảng “ tấn số” (bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu).
- Bảng “tần số” giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện cho việc tính toán sau này.
Bài 6
a, Dấu hiệu cần tìm hiểu là số con của mỗi gia đình
* Bảng tần số
Giá trị ( x)
Tần số (n)
0
2
1
4
2
17
3
5
4
2
N = 30
b, Số con của các gia đình trong thôn thuộc khoảng từ 0 đến 4
Số gia đình đông con chiếm 7:30 = 23,3%
4. Hướng dẫn HS học và làm bài tập về nhà
- Học theo SGK, chú ý cách lập bảng tần số.
- Làm bài tập 7, 8, 9 trang 11-12 SGK 
- Làm bài tập 5, 6, 7 trang 4-SBT - Chuẩn bị giờ sau luyện tập
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Tiết 44: Luyện tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố cho học sinh về khái niệm giá trị và tần số của giá trị
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu
- Biết đưa từ bảng tần số thành bảng số liệu thống kê ban đầu
3. Thái độ: Thấy được vai trò của toán học vào đời sống.
II. Chuẩn bị của thầy và trò
 GV: Bảng 13- 14 SGK, thước thẳng, Máy chiếu
Bài tập 8 SGK
Bảng 13: Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn của một xạ thủ ghi trong bảng
8
9
10
9
9
10
8
7
9
8
10
7
10
9
8
10
8
9
8
8
8
9
10
10
10
9
9
9
8
7
Bảng 14: Bài tập 9 SGK
3
10
7
8
10
9
6
4
8
7
8
10
9
5
8
8
6
6
8
8
8
7
6
10
5
8
7
8
8
4
10
5
4
7
9
 HS: Thước thẳng, Bài tập ở nhà
III. Tiến trình bài dạy trên lớp
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cấu tạo của bảng tần số. Làm bài tập số 7 trang 11 SGK?
HS: 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV cho HS làm bài tập 8 SGK 
GV chiếu đề lên màn hình
- Học sinh đọc đề bài, cả lớp làm bài theo nhóm bàn
- Giáo viên gọi hai đại diện nhóm lên bảng trình bày 
- Cả lớp nhận xét bài làm của hai nhóm.
GV thu bài của các nhóm đánh giá KQ hoạt động nhóm của HS
GV cho HS làm bài 9 SGK
HS làm bài cá nhân
GV gọi một HS lên bảng làm bài và nêu nhận xét
HS dưới lớp theo dõi nhận xét
Các bài tập trên là từ bảng số liệu thống kê ban đầu lập nên bảng “Tần số”, bây giờ chúng ta sẽ làm công việc ngược lại là từ bảng “Tần số” viết nên bảng số liệu thống kê ban đầu
- Giáo viên cho HS đọc đề bài 7 SBT, GV ghi bảng “Tần số” lên bảng và nhắc lại yêu cầu đề bài
Cho bảng tần số
Giá trị (x)
Tần số ( n)
110
4
115
7
120
9
125
8
130
2
N= 30
Lập bảng số liệu thống kê ban đầu từ bảng tần số trên
- Học sinh đọc đề bài và làm bài cá nhân ra giấy nháp
- Giáo viên thu giấy nháp của một số HS.
GV gọi một HS lên làm bài
(Học sinh có thể lập theo cách khác)
Bài tập 8 (trang12-SGK)
a) Dấu hiệu: số điểm đạt được sau mỗi lần bắn của một xạ thủ.
- Xạ thủ bắn: 30 phát
b, Bảng tần số
Giá trị (x)
Tần số (n)
7
3
8
9
9
10
10
8
N= 30
Nhận xét:
- Điểm số thấp nhất là 7
- Điểm số cao nhất là 10
Có 30 phát bắn nhưng chỉ có 4 giá trị khác nhau là: 7; 8; 9;10
- Điểm số tập trung chủ yếu từ 8 đến 10 điểm
Bài tập 9 (trang 12-SGK)
a) Dấu hiệu: thời gian giải một bài toán của mỗi học sinh.
- Số các giá trị: 35
b) Bảng tần số:
Giá trị (x)
Tần số (n)
3
1
4
3
5
3
6
4
7
5
8
11
9
3
10
5
N= 35
* Nhận xét:
- Thời gian giải một bài toán nhanh nhất 3 phút. Có 35 em tham ra giải toán chỉ có 1 em giải trong 3 phút
Có 11 em giải trong 8 phút
- Thời gian giải một bài toán chậm nhất 10 phút
- Số bạn giải một bài toán từ 7 đến 10 phút chiếm tỉ lệ cao.
Bài tập 7 (SBT)
Cho bảng số liệu ( chẳng hạn bảng sau)
110
120
115
120
125
115
130
125
115
125
115
125
125
120
120
110
130
120
125
120
120
110
120
125
115
120
110
115
125
115
4. Hướng dẫn HS học và làm bài tập về nhà
 -Học kỹ lí thuyết ở tiết 43.
 Bài tập về nhà: 
Bài 1: Hãy thu thập số liệu thống kê về điểm trung bình môn toán HKI của các bạn trong lớp 
a, Dấu hiệu là gì? Số các giá trị, các giá trị khác nhau của dấu hiệu
b, Lập bảng tần số, từ đó nêu một số nhận xét
Bài 2: Thời gian vẽ phác xong một họa tiết trang trí của một bài tập trong giờ Mĩ thuật tính bằng phút của 35 HS lớp 7A được ghi trong bảng sau:
3
5
4
5
4
6
3
4
7
5
5
5
4
4
5
4
5
7
5
6
6
5
5
6
6
4
5
5
6
3
6
7
5
5
8
a) Dấu hiệu là gì? Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu? 
b) Lập bảng “tần số” và rút ra nhận xét
Làm bài 5, 6 SBT
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Tiết 45: §3 Biểu đồ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Học sinh hiểu được biểu đồ đoạn thẳng và cách dựng. Biết cách dựng biểu dồ hình cột tương ứng với biểu đồ đoạn thẳng.
2. Kĩ năng:- Biết dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian. Biết đọc các biểu đồ đơn giản.
3. Tư duy và thái độ: - Thấy được vai trò của toán học vào đời sống.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy chiếu: Bảng phụ hình 1;2 trang13; 14 SGK; thước thẳng. Phấn màu
2. Chuẩn bị của học sinh: thước thẳng
III.Tiến trình bài dạy trên lớp:
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của HS
2. Kiểm tra bài cũ:
GV nêu yêu cầu kiểm tra
HS1: - Bảng “Tần sô” cấu tạo ntn? Nêu tác dụng của bảng “Tần sô” ? 
HS2:Làm bài tập: Thời gian hoàn thành cùng một sản phẩm (tính bằng phút ) của 35 công nhân xưởng sản xuất được ghi trong bảng sau : 
3
5
4
5
4
6
3
5
5
5
6
5
4
3
4
4
5
7
5
6
6
3
5
7
6
4
5
5
6
3
6
7
5
5
8
a, Dấu hiệu điều tra ở đây là gì? 
b. Hãy lập bảng “Tần số” từ bảng số liệu trên và nêu một số nhận xét?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Làm thế nào để biểu diễn các giá trị và tần số của chúng bằng biểu đồ?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Giáo viên giới thiệu ngoài bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng tần số, người ta còn dùng biểu đồ để cho một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng của giá trị đó
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng tần số ở trang 13 và làm Bài tập?.
?Hãy dựng biểu đồ đoạn thẳng theo các bước sau:
a, Dựng hệ trục tọa độ, trục hoành biểu diễn các giá trị x, trục tung biểu diễn các giá trị n (độ dài đơn vị trên hai trục có thể khác nhau).
b, Xác định các điểm có tạo độ là cặp số gồm hai giá trị và tần số của nó: (28;2); (30;8); (Lưu ý: giá trị viết trước, tần số viết sau).
c, Nối mỗi điểm đó với điểm trên trục hoành có cùng hoành độ. Chẳng hạn điểm (28;2) được nối với điểm (28; 0);
*HS: Thực hiện. 
*GV : Nhận xét và khẳng định:
Biểu đồ vừa dựng được gọi là biểu đồ đoạn thẳng.
- Giáo viên chiếu lên màn hình bảng ghi nội dung hình 1 - SGK 
- Học sinh chú ý quan sát.
* Biểu đồ ghi các đại lượng nào?
- HS: Biểu đồ ghi các giá trị của x trên trục hoành và tần số trên trục tung.
* Quan sát biểu đồ xác định tần số của các giá trị 28; 30; 35; 50.
- HS: trả lời.
- Để dựng được biểu đồ ta phải biết được điều gì?.
- Học sinh: ta phải lập được bảng tần số.
- Nhìn vào biểu đồ đoạn thẳng ta biết được điều gì.
- Học sinh: ta biết được giới thiệu của dấu hiệu và các tần số của chúng.
- Để vẽ được biểu đồ ta phải làm những gì?
- Học sinh nêu ra cách làm.
- Giáo viên đưa ra bảng tần số bài tập 8, yêu cầu học sinh lập biểu đồ đoạn thẳng.
- HS cả lớp làm bài, GV gọi 1 học sinh lên bảng làm.
GV nhận xét và KL chung
- Bên cạnh các biểu đồ đoạn thẳng thì trong các tài liệu thống kê hoặc trong sách báo còn gặp loại biểu đồ như hình 2 trang 14 (sgk) 
- Giới thiệu cho HS đặc điểm của biểu đồ HCN này là biểu diễn sự thay đổi giá trị của dấu hiệu theo thời gian (từ năm 1995 đến năm 1998 )
- Hãy cho biết từng trục biểu diễn cho đại lượng nào ? 
HS: - Trục hoành biểu diễn thời gian từ năm 1995 đến năm 1998
- Trục tung biểu diễn diện tích rừng nước ta bị phá. Đơn vị là nghìn ha 
- Hãy nhận xét về tình hình tăng giảm diện tích phá rừng ?
-HS: Trong 4 năm kể từ năm 1995 đến năm 1998 thì rừng nước ta bị phá nhiều nhất vào năm 1995 
- Năm 1996 rừng bị phá ít nhất so với 4 năm song mức độ phá rừng lại có chiều hướng gia tăng vào năm 1997; 1998
- GV: Biểu đồ đoạn thẳng hay biểu đồ HCN đều có chiều cao tỉ lệ thuận với các tần số .
GV cho HS làm bài tËp 10 (trang14-SGK): 
HS thảo luận theo nhóm bàn làm bài
GV gọi một HS lên bảng thực hiện
GV nêu dạng khác của biểu đồ mà HS đã làm quen ở tiểu học và lớp 6 là biểu đồ phần trăm, biểu đồ hình quạt
Ví dụ:
Biểu đồ đánh giá xếp loại HK của lớp 7A. 
GV chiếu hình ảnh lên màn hình để HS quan sát
1. Biểu đồ đoạn thẳng 
Cho bảng
Giá trị (x)
28
30
35
50
Tần số (n)
2
8
7
3
?1
 0
50
35
30
28
8
7
3
2
n
x
Gọi là biểu đồ đoạn thẳng.
* Để dựng biểu đồ về đoạn thẳng ta phải xác định:
- Lập bảng tần số.
- Dựng các trục toạ độ (trục hoành ứng với giá trị của dấu hiệu, trục tung ứng với tần số)
- Vẽ các điểm có toạ độ đã cho.
- Vẽ các đoạn thẳng.
2. Chú ý 
Ngoài biểu đồ đoạn thẳng như trên còn có các biều đồ khác, đó là biểu đồ hình chữ nhật ( dạng cột ).
Bài tập 10 SGK
a)- DÊu hiÖu:®iÓm kiÓm tra to¸n (HKI) cña häc sinh líp 7C, 
- Sè c¸c gi¸ trÞ: 50
b) BiÓu ®å ®o¹n th¼ng:
H1
10
x
9
8
7
6
5
4
3
2
1
12
10
8
7
6
4
2
1
n
0
Biểu đồ phần trăm
Ví dụ:
Biểu đồ đánh giá xếp loại HK của lớp 7A.
- Bài tập 11(tr14-SGK) (Hình 2)
4. Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà
- Học bài theo SGK, nắm được cách biểu diễn biểu đồ đoạn thẳng
- Làm bài tập 8, 9, 10 trang 5-SBT; đọc bài đọc thêm trang 15; 16 SGK
4
3
2
1
0
x
H2
17
5
4
2
n
HD bài 11 SGK
Biểu đồ hình bên
Rút kinh nghiệmsau bài dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 4145 chuong III.doc