Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 3: Hai đường thẳng vuông góc

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 3: Hai đường thẳng vuông góc

Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau:

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm hai đường thẳng vuông góc

- Biết các khái niệm góc vuông, góc nhọn, góc tù

2. Kỹ năng:

- Biết dùng êke và vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với đường thẳng cho trước đó.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 3: Hai đường thẳng vuông góc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 	 Ngày soạn:28/8 / 2011
 Tiết 3: 	 HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm hai đường thẳng vuông góc
- Biết các khái niệm góc vuông, góc nhọn, góc tù
2. Kỹ năng:
- Biết dùng êke và vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với đường thẳng cho trước đó.
3. Thái độ:
- Bước đầu biết được cách suy luận logic trong chứng minh hình học.
- Rèn luyện tính cẩn thận chính xác cho các em
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
Trực quan, nêu vấn đề, hoạt động theo nhóm học tập.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ, ê ke
* Học sinh: SGK, thước đo góc, thước thẳng và bảng nhóm, ê ke
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Nêu tính chất của hai góc đối đỉnh.
Vẽ góc xOy = 900 và góc đối đỉnh với xOy.
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’) Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành mộ góc bằng 900 gọi là gì? Ta đi vào bài mới:
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 (8’)
THẾ NÀO LÀ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
GV: Yêu cầu HS làm ?1
HS: Trải rộng tờ giấy, tô mực theo nếp gấp. Nhận xét hình tạo thành.
GV: Nhận xét hình tạo thành
HS: Nhận xét: Nếp gấp cho ta hình ảnh hai đường thẳng vuông góc.
GV: Yêu cầu HS làm ?2
HS: Hoàn thành tiếp ?2 
GV: Hai đường thẳng như thế được gọi là hai đường thẳng vuông góc
Vậy thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau?
HS: Đọc định nghĩa SGK
1. Thế nào là hai đường thẳng vuông góc:
?1 Nếp gấp cho ta hình ảnh hai đường thẳng vuông góc.
O
x'
y'
x
y
xx'^yy'
* Định nghĩa: SGK.
Hoạt động 2 (7’)
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
GV: Cho HS làm tiếp ?3 và ?4.
GV: Gọi 1 em lên bảng thể hiện hai trường hợp và phát biểu tính chất.
HS: Thực hiện
GV: Yêu cầu hs làm bài tập 11- 12 SGK trang 86
HS: Làm vào nháp hai bài 1-2 SGK.
GV: Gọi hs làm tại chổ
HS: Thực hiện
2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc
* Tính chất: SGK 
Bài 11( SGK/ 86)
Bài 12( SGK/86)
Hoạt động 3 (6’)
ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA ĐOẠN THẲNG
GV: Cho HS vẽ đoạn thẳng AB, xác định trung điểm I và vẽ đường thẳng đi qua I vuông góc với AB.
HS: Thao tác và vẽ hình theo yêu cầu.
GV:
- Giới thiệu d là trung trực của AB.
- Giới thiệu hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng.
Vậy thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng?
HS: Đọc định nghĩa SGK
3. Đường trung trực của đoạn thẳng:
d
I
* Định nghĩa: SGK.
A, B đối xứng nhau qua d.
4. Cũng cố: (15’)
Nêu định nghĩa hai đường thẳng vuông góc.
Nhắc lại cách vẽ hai đường thẳng vuông góc
Nhắc lại thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng
Làm bài tập 13, 14 SGK/86
5. Dặn dò: (1’)
 - Học định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng.
Rèn luyện cách vẽ đường thẳng vuông góc, vẽ đường trung trực của đoạn thẳng.
Bài tập 15, 16 SGK và 10, 11 SBT.
Chuẩn bi tiết sau Luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • doct3-hinh 7.doc