Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 38: Luyện tập 1 (tiếp)

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 38: Luyện tập 1 (tiếp)

1. Mục tiêu :

- Củng cố định lý Py-ta-go và định lý Py-ta-go đảo.

- Vận dụng định lý Py-ta-go để tính độ dài 1 cạnh của tam giác vuông và vận dụng định lý Py-ta-go đảo để nhận biết 1 tam giác là tam giác vuông.

- Hiểu và biết vận dụng kiến thức học trong bài vào thực tế.

2.Chuẩn bị :

GV: Bảng phụ ghi câu hỏi và bài tập, một sợi dây có thắt nút ( đánh dấu ) thành 12 đoạn bằng nhau, một êke có tỉ lệ cạnh là 3-4-5 để minh hoạ cho mục “Có thể em chưa biết” trang 132 SGK.

Thước, êke, compa, phấn màu, phóng to hình 130 / 132 SGK.

HS: Học bài, làm đủ các bài tập và đọc trước mục “Có thể em chưa biết”.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 38: Luyện tập 1 (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP 1
Tiết: 38	 
Ngày dạy : 19/01/2010 
1. Mục tiêu :
Củng cố định lý Py-ta-go và định lý Py-ta-go đảo.
Vận dụng định lý Py-ta-go để tính độ dài 1 cạnh của tam giác vuông và vận dụng định lý Py-ta-go đảo để nhận biết 1 tam giác là tam giác vuông.
Hiểu và biết vận dụng kiến thức học trong bài vào thực tế.
2.Chuẩn bị :
GV: Bảng phụ ghi câu hỏi và bài tập, một sợi dây có thắt nút ( đánh dấu ) thành 12 đoạn bằng nhau, một êke có tỉ lệ cạnh là 3-4-5 để minh hoạ cho mục “Có thể em chưa biết” trang 132 SGK.
Thước, êke, compa, phấn màu, phóng to hình 130 / 132 SGK.
HS: Học bài, làm đủ các bài tập và đọc trước mục “Có thể em chưa biết”.
Thước thẳng, êke, compa, bảng phụ nhóm.
3.Phương pháp 
 Gợi mở và nêu vấn đề 
4. Tiến trình :
4.1 Ổn định:
- Kiểm diện học sinh.
4.2 Kiểm tra bài cũ:
HS 1 :
 Phát biểu định lý Py-ta-go (2đ)
 Vẽ hình và viết hệ thức minh hoạ (2đ)
 Sửa bài 55/ SGK/ 131 : Tính chiều cao của bức tường, biết chiều dài thang 4m, chân thang cách tường 1m. (6đ)
HS 2 : 
 Phát biểu định lý Py-ta-go đảo.
 Vẽ hình và viết hệ thức minh hoạ (4đ)
 Sửa bài 56 (a, c )/ SGK/ 131 : Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài 3 cạnh như sau :
9cm, 15cm, 12cm.
7cm, 7cm, 10cm.
 Ta so sánh bình phương của cạnh lớn nhất trong 3 cạnh với tổng các bình phương của 2 cạnh còn lại, nếu chúng bằng nhau thì tam giác đó là tam giác vuông, nếu chúng khác thì tam giác đó không là tam giác vuông.
 Học sinh nhận xét bài làm của bạn.
 GV nhận xét, cho điểm.
 4.3. Luyện tập: 
1/.Bài 57 /SGK/ 131 : Treo bảng phụ.
 Cho bài toán tam giác ABC có AB = 8, AC = 17, BC = 15 có phải là tam giác vuông không ? 
 Bạn Tâm giải bài toán như sau :
 AB2 + AC2 = 82 + 172 = 64 + 289 = 353
 BC2 = 152 = 225
 Do 353 225 nên AB2 + AC2 BC2
 Vậy tam giác ABC không phải là tam giác vuông ?
 Lời giải trên đúng hay sai, nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
? Em có biết tam giác ABC có góc nào vuông ? ( Trong 3 cạnh, cạnh AC = 17 là cạnh lớn nhất => ABC có ).
 86 /SBT/ 108 :
 Tính đường chéo của mặt bàn hình chữ nhật có chiều dài 10dm, chiều rộng 5dm.
 Học sinh lên bảng vẽ hình.
? Trong các tam giác trên hình , góc vuông ở vị trí nào ?
 Học sinh nêu cách tính đường chéo mặt bàn hình chữ nhật.
87/ SBT/ 108 :
 Treo bảng phụ đề bài tập.
 Cho học sinh đọc đề và ghi GT-KL.
 Bài toán.
 Học sinh vẽ hình và ghi GT-KL.
? Nêu cách tính độ dài AB ?
 Tính OA, OB, OC, OD.
 Dựa vào các tam giác vuông AOB để tính AB.
 Tính tương tự để suy ra BC, CD, DA. 
58 /SGK/ 132 : Trong lúc anh Nam dựng tủ cho đứng thẳng, tủ có bị vướng vào trần nhà không ?
 Treo ảnh phóng to hình 130 / 132 SGK.
 GV cho học sinh hoạt động nhóm.
 GV quan sát hoạt đông của các nhóm.
 Có thể gợi ý khi cần thiết.
 Đại diện 1 nhóm trình bày lời giải.
 Học sinh nhận xét, góp ý. GV nhận xét việc hoạt động của nhóm và bài làm.
Hôm trước cô có yêu cầu các em tìm hiểu cách kiểm tra góc vuông của các bác thợ nề, thợ mộc, bạn nào đã tìm hiểu được.
 Sau đó đưa hình 131, 132 SGK lên bảng phụ, dùng sợi dây có thắt nút thành 12 đoạn bằng nhau và êke gỗ có tỉ lệ cạnh 3; 4; 5 để minh hoạ cụ thể.
Đưa tiếp hình 133 SGK và trình bày như SGK. Đưa thêm hình phản VD.
 Cho học sinh nhận xét.
4.4 Củng cố và luyện tập : 
 Qua bài 56, để xét xem 1 tam giác nào đó có phải là tam giác vuông hay không, ta làm như thế nào ?
 Bài 87/ SBT : Một tứ giác có 2 đường chéo vuông góc cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường có độ dài 4 cạnh như thế nào ?
I. Sửa bài tập cũ :
 vuông tại A
=> BC2 = AB2 + AC2
 55 /SGK/ 131 :
 Tam giác ABC 
vuông ( Â = 900 )
Theo định lý Py-ta-go
 ta có : AB2 + AC2 = BC2
 12 + AC2 = 42
 AC2 = 16 – 1 = 15
 AC = = 3,87
 AC 3,9m
 Chiều cao của bức tường 3,9m.
 Tam giác ABC có 
BC2 = AB2 + AC2
 => = 900
 56 (a, c ) /SGK/ 131 :
a) Tam giác có 3 cạnh là : 9cm, 15cm, 12cm :
 152 = 125
 92 + 122 = 81 + 144 = 225
 => 152 = 92 + 122
 Vậy tam giác này là tam giác vuông (theo định lý Py-ta-go đảo )
c) Tam giác có 3 cạnh là : 7cm, 7cm, 10cm 
 72 + 72 = 49 + 49 = 98
 102 = 100
 Vậy 102 72 + 72
 Tam giác này không phải là tam giác vuông.
II. LUYỆN TẬP :
1/.Bài 57/ SGK/ 131 :
 Lời giải của bạn Tâm là sai. Ta phải so sánh bình phương của cạnh lớn nhất với tổng các bình phương của 2 cạnh còn lại.
Lời giải đúng như sau :
Ta có : AC2 = 172 = 289
 AB2 + BC2 = 82 + 152 = 64 + 225 = 289
Vậy AC2 = AB2 + BC2
Nên tam giác ABC là tam giác vuông tại B.
2/.Bài 86/ SBT/ 108 :
 Tam giác ABD vuông ( Â = 900 )
 BD2 = AB2 + AD2 (định lý Py-ta-go)
 BD2 = 52 + 102 = 25 + 100 = 125
 => BD = 
 Vậy đường chéo mặt bàn hình chữ nhật 11,2 dm.
3/.Bài 87 /SBT/ 108 :
 ACBD tại O
 OA=OC, OB=OD 
GT AC = 12cm
 BD = 16cm
KL Tính AB, BC,
 CD, DA. 
 Tam giác AOB vuông có
 AB2 = AO2 + OB2 (định lý Py-ta-go)
 AO = OC = 
 OB = OD = 
AB2 = 62 + 82 = 100
AB = 10(cm)
 Tính tương tự :
=> BC = CD = DA = AB = 10cm.
4/.Bài 58 /SGK/ 132 :
 Gọi đường chéo của tủ là d.
 Ta có : d2 = 202 + 42 (định lý Py-ta-go)
 = 400 + 16 = 416
 d = 
 Chiều cao của nhà là 21 dm.
 Vậy khi anh Nam dựng tủ, tủ không bị vướng vào trần nhà.
 Giới thiệu mục “Có thể em chưa biết” :
 Các bác thợ dùng êke và ống thăng bằng bọt nước để kiểm tra.
 Các bác thợ dùng tam giác có độ dài ba cạnh bằng 3; 4; 5 đơn vị để kiểm tra.
 Nếu AB = 3, AC = 4, BC = 5 thì Â = 900
 Nếu AB = 3, AC = 4, BC < 5 thì Â < 900
 Nếu AB = 3, AC = 4, BC > 5 thì Â > 900
III. Bài học kinh nghiệm :
-Muốn kiểm tra 1 tam giác có độ dài 3 cạnh cho trước có phải là tam giác vuông không, ta phải so sánh bình phương cạnh lớn nhất với tổng các bình phương của 2 cạnh còn lại.
-Tứ giác có 2 đường chéo vuông góc cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường có độ dài 4 cạnh đều bằng nhau. 
 4.5 .Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
Ôn tập định lý Py-ta-go ( thuận, đảo )
Làm bài tập 59, 60/ SGK/ 133, 89/ SBT/ 108.
Đọc “Có thể em chưa biết” ghép 2 hình vuông thành 1 hình vuông trang 134 SGK theo hướng dẫn SGK.
Mỗi nhóm chuẩn bị 2 hình vuông bằng 2 màu khác nhau, kéo, hồ, keo, 1 tấm bìa cứng.
5. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 38 - Luyen tap 1.doc