Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 44: Ôn tập chương II ( tiết 2 )

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 44: Ôn tập chương II ( tiết 2 )

- Kiến thức: Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tổng 3 góc của một tam giác, các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác.

- Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán về vẽ hình, tính toán, chứng minh, ứng dụng trong thực tế.

- Thái độ: Phát huy trí lực học sinh .

2.Chuẩn bị :

GV:Bảng phụ ghi bài tập, bảng tổng kết các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác, thước, compa, êke, thước đo độ, phấn màu.

HS: Làm câu hỏi ôn chương ( 1, 2, 3) 67, 68, 69; thước, compa, êke, thước đo độ

3.Phương pháp:

 Gợi mở và nêu vấn đề

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 44: Ôn tập chương II ( tiết 2 )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG II ( tiết 1 )
Tiết : 44	 
Ngày dạy : 23/02/2010
1. Mục tiêu :
Kiến thức: Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tổng 3 góc của một tam giác, các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác.
Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán về vẽ hình, tính toán, chứng minh, ứng dụng trong thực tế.
Thái độ: Phát huy trí lực học sinh . 
2.Chuẩn bị :
GV:Bảng phụ ghi bài tập, bảng tổng kết các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác, thước, compa, êke, thước đo độ, phấn màu.
HS: Làm câu hỏi ôn chương ( 1, 2, 3) 67, 68, 69; thước, compa, êke, thước đo độ
3.Phương pháp:
 Gợi mở và nêu vấn đề 
4. Tiến trình :
4.1 Ổn định 
- Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
4.2 Kiểm tra bài cũ
GV: Cho học sinh vẽ hình vào vở.
 Phát biểu định lý về tổng 3 góc của một tam giác.
 Nêu công thức minh hoạ theo hình vẽ.
 Phát biểu tính chất góc ngoài tam giác. Nêu công thức minh hoạ.
HS: Trả lời. Hs khác nhận xét.
GV: Nhận xét và chốt lại
 GV: Phát biểu 3 trường hợp bằng nhau của 2 tam giác ?
 Trong khi học sinh trả lời, GV đưa bảng phụ trường hợp bằng nhau của 2 tam giác trang 139 SGK lên.
 Phát biểu các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác vuông .
 Tại sao xếp trường hợp bằng nhau cạnh huyền – cạnh góc vuông của tam giác vuông cùng hàng với trường hợp bằng nhau c.c.c.
 Xếp trường hợp bằng nhau cạnh huyền – góc nhọn của tam giác vuông cùng hàng với trường hợp bằng nhau g.c.g
HS: Trả lời.
GV: Gọi hs khác nhận xét?
GV: Nhận xét và đánh giá ( nếu cần )
I. LÝ THUYẾT:
 1. Ôn tập về tổng 3 góc của một tam giác 
-Tổng 3 góc của 1 tam giác bằng 1800
-Mỗi góc ngoài tam giác bằng tổng 2 góc trong không kề với nó.
2. Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. 
Các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác c.c.c, c.g.c, g.c.g
 Các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác vuông :
-Nếu 2 tam giác vuông đã có cạnh huyền và 1 cạnh góc vuông bằng nhau thì cạnh góc vuông còn lại cũng bằng nhau ( định lý Py ta go ).
-Nếu 2 tam giác vuông đã có 1 góc nhọn bằng nhau thì góc nhọn còn lại cũng bằng nhau(định lý tổng 3 góc của tam giác vuông)
 GV: Cho học sinh đọc đề và trả lời bài tập 
68 /SGK/141.
Các tính chất sau đây được suy ra trực tiếp từ định lý ? ( Tổng 3 góc của một tam giác )
a) Góc ngoài của một tam giác bằng tổng 2 góc trong không kề với nó.
b) Trong 1 tam giác vuông, 2 góc nhọn phụ nhau ? Giải thích.
 HS: Trả lời.
GV: Gọi hs khác nhận xét?
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét và đánh giá.
 GV: Treo bảng phụ có ghi sẵn đề bài tập 
67 / SGK/ 140 :
Câu
1.Trong 1 tam giác, góc nhỏ nhất là góc nhọn.
2. Trong 1 tam giác có ít nhất là 2 góc nhọn.
3. Trong 1 tam giác góc lớn nhất là góc tù.
4. Trong 1 tam giác vuông 2 góc nhọn bù nhau.
5.Nếu là góc ở đáy của 1 tam giác cân thì < 900.
6.Nếu là góc ở đỉnh của 1 tam giác cân thì < 900.
Với các câu sai, yêu cầu học sinh giải thích.
Cho hs hoạt động nhóm 4 hs.
GV: Nhận xét.Kiểm tra kết quả hoạt động nhóm.
 Tuyên dương. Phê bình.
 GV: Treo bảng phụ có ghi sẵn đề bài tập 
 107 /SBT/ 111 :
 Tìm các tam giác cân trên hình 71.
HS: Nêu cách làm rồi lên bảng trình bày.
GV: Gọi hs khác nhận xét? HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét và đánh giá .
GV: Treo bảng phụ có ghi sẵn đề bài tập 
69 / SGK/ 141 : Cho học sinh đọc đề :
 Cho điểm A nằm ngoài đường thẳng a. Vẽ cung tròn tâm A cắt đường thẳng a ở B và C. Vẽ các cung tròn tâm B và tâm C có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại 1 điểm khác A. Gọi điểm đó là D. Giải thích vì sao ADa ?
GV: Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình ghi GT-KL?
HS: Thực hiện trên bảng.
GV: Hướng dẫn học sinh chứng minh .
 Chứng minh (c.c.c) => ( 2 góc tương ứng ).
 Chứng minh (c.g.c) => ( 2 góc tương ứng ).
 Mà ( kề bù )
 = 
 => ADa
HS: Lên bảng chứng minh.
GV: Gọi hs khác nhận xét ?
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét và đánh giáa1
GV: Cho hs đọc đề bài 103 / SBT / 110:
GV: Giới thiệu cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB.
 Phần chứng minh hướng dẫn học sinh về chứng minh tương tự như bài 69 SGK. 
II. BÀI TẬP:
 68 /SGK/ 141 :
 Hai tính chất đó đều được suy ra trực tiếp từ định lý tổng 3 góc của 1 tam giác.
a) Có 
b) Trong tam giác vuông có 1 góc bằng 900 mà tổng 3 góc của tam giác bằng 1800 nên 2 góc nhọn có tổng bằng 900 hay 2 góc nhọn phụ nhau.
 67 /SGK/ 140 :
Đúng
Sai
x
x
x
x
x
x
107 / SBT/ 111 :
 Tam giác ABC cân vì có AB = AC.
=> 
 Tam giác BAD cân vì có 
 Tam giác CAE cân vì 
 Tam giác BAC cân.
Tam giác EAB cân vì có các góc ở đáy bằng 720.
 Tam giác ADE cân vì 
69 / SGK/ 141 :
GT Aa
 AB = AC, DB = DC
KL ADa 
 Chứng minh:
 Xét tam giác ABD và tam giác ACD có :
 AB = AC (gt)
 AD chung
 BD = CD (gt)
 Vậy (c.c.c)
 => ( 2 góc tương ứng ).
 Xét tam giác AHB và tam giác AHC có :
 AB = AC (gt)
 (cmt)
 AH cạnh chung
 Do đó (c.g.c) => 
 ( 2 góc tương ứng ).
 Mà ( kề bù )
 = => ADa
103 /SBT/ 110 :
4.4 Bài học kinh nghiệm :
Trong một tam giác, để tính được số đo của 1 góc, ta lấy 1800 trừ đi tổng của 2 góc còn lại.
 Hoặc lấy số đo của góc ngoài ở một đỉnh khác trừ đi số đo của góc ở trong không kề với nó.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 Học lại bài và xem lại các bài tập đã giải ở lớp.
 Ôn tập chương II, làm các câu hỏi ôn tập 4, 5, 6 / 139 SGK – bài 70, 71, 72, 73 / 141 SGK, 105, 108,110 / 111, 112 SBT. VBT tiết 44
 108 / 111 SBT :
Tóm tắt cách làm. 
* Tam giác OAD = tam giác OCB (c.g.c) => và => 
* Tg KAB = tg KCD (g.c.g) KA = KC
* Tg KOA = tg KOC (c.c.c) => Do đó OK là phân giác .
5. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 44.doc