a) Kiến thức:
Củng cố quan hệ giữa độ dài các cạnh của một tam giác. Biết vận dụng quan hệ này để xét xem ba đoạn thẳng cho trước có thể là 3 cạnh cùa một tam giác hay không?
b) Kĩ năng:
Rèn kỹ năng vẽ hình theo đề bài, phân biệt GT-KL và vận dụng quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác để chứng minh bài toán.
c) Thái độ:
Vận dụng quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác vào thực tế đời sống.
LUYỆN TẬP Tiết : 52 Ngày dạy : 27/03/2010 1. Mục tiêu : a) Kiến thức: Củng cố quan hệ giữa độ dài các cạnh của một tam giác. Biết vận dụng quan hệ này để xét xem ba đoạn thẳng cho trước có thể là 3 cạnh cùa một tam giác hay không ? b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình theo đề bài, phân biệt GT-KL và vận dụng quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác để chứng minh bài toán. c) Thái độ: Vận dụng quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác vào thực tế đời sống. 2. Chuẩn bị : GV: Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng, compa, phấn màu. HS:Thước thẳng , compa. Ôn tập quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác. 3. Phương pháp: Diễn giảng, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề 4. Tiến trình : 4.1 Ổn định: Kiểm diện số học sinh 4.2. KT bài cũ : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HS 1 : 1/.Phát biểu nhận xét quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác, minh hoạ bằng hình vẽ. (5đ) 2/.Sửa bài tập 18 / 63 SGK : (4đ) Cho các bộ ba đoạn thẳng có độ dài như sau 2cm, 3cm, 4cm 1cm, 2cm, 3,5cm 2,2cm, 2cm, 4,2cm Hãy vẽ các tam giác có độ dài 3 cạnh lần lượt là 1 trong các bộ ba ở trên (nếu vẽ được) (1đ) HS 2 : Làm BT 24 / 26 SBT Cho 2 điểm A và B nằm về 2 phía của d. Tìm điểm C thuộc đường thẳng d sao cho tổng AC + CB là nhỏ nhất. GV nhận xét, cho điểm. 4.3. Luyện tập: 21 / 64 SGK : Đưa hình vẽ phóng to và đề bài lên bảng phụ. GV giới thiệu trên hình vẽ : Trạm biến áp A; Khu dân cư B ; Cột điện C Cột điện C ở vị trí nào để độ dài AB là ngắn nhất. ( Sử dụng kết quả bài 24 SBT ). 17 / 63 SGK : 1 học sinh đọc đề. GV vẽ hình. Học sinh vẽ vào vở. Cho biết GT-KL của bài toán. Học sinh trình bày. ? Xét tam giác MAI dựa vào bất đẳng thức tam giác => ? Cộng vào 2 vế bất đẳng thức với MB. Chứng minh tương tự. Xét tam giác IBC => ? Cộng vào 2 vế bất đẳng thức với IA Chứng minh MA + MB < CA + CB dựa vào đâu ? 19 / 63 SGK : Tìm chu vi tam giác cân biết độ dài 2 cạnh của nó là 3,9cm và 7,9cm. Chu vi tam giác cân là gì ? Vậy trong 2 cạnh dài 3,9cm và 7,9cm cạnh nào sẽ là cạnh thứ ba ? Hay cạnh nào sẽ là cạnh bên tam giác cân ? 26 / 27 SBT : Cho tam giác ABC, điểm D nằm giữa B và C. Chứng minh rằng AD nhỏ hơn nửa chu vi tam giác. GT , D nằm giữa B và C KL Cho HS hoạt động nhóm . 22 / 64 SGK : Hình vẽ phóng to và đề bài lên bảng phụ. Học sinh hoạt động nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Học sinh nhận xét góp ý GV nhận xét kiểm tra bài làm vài nhóm. I. SỬA BÀI TẬP CŨ : Trong 1 tam giác, độ dài 1 cạnh bao giờ cũng lớn hơn hiệu và nhỏ hơn tổng các độ dài của 2 cạnh còn lại. AB – AC < BC < AB + AC 18 / 63 SGK : a) Ta có 2cm + 3cm > 4cm vẽ được tam giác. b) Có 1cm + 2cm < 3,5cm không vẽ được tam giác. c) Có 2,2cm + 2cm = 4,2cm không vẽ được tam giác. 24 / 26 SBT : C là giao điểm của đường thẳng d và đoạn thẳng AB. Vì nếu lấy C’ là 1 điểm bất kỳ thuộc đường thẳng d ( C’C ). Nối C’A, C’B Xét tam giác AC’B có AC’ + C’B > AB (bất đẳng thức tam giác) Hay AC’ + C’B > AC + CB (vì C nằm giữa A và B). => CA + CB là nhỏ nhất. II. LUYỆN TẬP : 21 / 64 SGK : Địa điểm C phải tìm là giao của bờ sông gần khu dân cư và đường thẳng AB. Vì khi đó ta có AC + CB = AB Còn trên bờ sông này nếu dựng cột tại một điểm D khác điểm C theo bất đẳng thức tam giác có AD + BD > AB 17 / 63 SGK : . M nằm trong GT a) So sánh MA với MI + IA => MA + MB < IA + IB KL b) So sánh IB với IC + CB => IB + IA < CA + CB c) MA + MB < CA + CB a) Xét tam giác MAI có MA < MI + IA (bất đẳng thức tam giác) MA + MB < MB + MI + IA MA + MB < IB + IA (1) b) Xét tam giác IBC có IB < IC + CB (bất đẳng thức tam giác) IB + IA < IA + IC + CB IB + IA < CA + CB c) Từ (1), (2) => MA + MB < CA + CB 19 / 63 SGK : Gọi độ dài cạnh thứ ba của tam giác cân là x (cm) ( x > 0 ) Theo bất đẳng thức tam giác : 7,9 – 3,9 < x < 7,9 + 3,9 4 x = 7,9 (cm) Chu vi tam giác cân là : 7,9 + 7,9 + 3,9 = 19,7 (cm) 26 / 27 SBT : Tam giác ADB có AD < AB + BD (bất đẳng thức tam giác) Tam giác ACD có AD < AC + DC (bất đẳng thức tam giác) Do đó : AD + AD < AB + BD + AC + DC 2 AD < AB + AC + BC 22 / 64 SGK : Tam giác ABC có AB – AC < BC < AB + AC 90 – 30 < BC < 90 + 30 60 < BC < 120 Do đó : a) Nếu đặt tại C, máy phát sóng truyền thanh có bán kính hoạt động bằng 60km thì thành phố B không nhận được tín hiệu. b) Nếu đặt tại C, máy phát sóng truyền thanh có bán kính hoạt động bằng 120km thì thành phố B nhận được tín hiệu. 4.4 Bài học kinh nghiệm : Trong 1 tam giác, độ dài đoạn thẳng nối từ đỉnh đến 1 điểm bất kỳ nằm giữa cạnh đáy thì nhỏ hơn nửa chu vi tam giác. Để chứng minh 2 đoạn thẳng không bằng nhau, ta có thể sử dụng phương pháp bất đẳng thức tam giác. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Học thuộc quan hệ giữa 3 cạnh của 1 tam giác thể hiện bằng bất đẳng thức tam giác. Bài tập 27, 29, 30 SBT trang 26, 27. Để học tiết sau : «Tính chất 3 đường trung tuyến của tam giác », mỗi học sinh chuẩn bị 1 tam giác bằng giấy và 1 mảnh giấy kẻ ô vuông mỗi chiều 10 ô như hình 22 SGK. Đem compa, thước chia khoảng. Ôn khái niệm trung điểm của đoạn thẳng, cách xác định trung điểm bằng thước và cách gấp giấy ( Toán 6 tập 1 ). 5. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: