Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 61: Bài 7: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 61: Bài 7: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng

1. Mục tiêu :

a)Kiến thức:

- Học sinh hiểu và chứng minh được hai định lý đặc trưng của đường trung trực 1 đoạn thẳng .

b)Kĩ năng:

- Học sinh biết cách vẽ đường trung trực của 1 đoạn thẳng bằng thước kẻ và compa.

c) Thái độ:

- Bước đầu biết dùng các định lý nầy để làm các bài tập đơn giản.

2. Chuẩn bị :

GV: Thước thẳng, compa.

HS: Tờ giấy mỏng có 1 mép là đoạn thẳng.

3. Phương pháp:

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 61: Bài 7: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§7 TÍNH CHẤT ĐƯỜNG TRUNG TRỰC
CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG
Tiết: 61	
Ngày dạy: 8/05/2010
1. Mục tiêu :
a)Kiến thức: 
- Học sinh hiểu và chứng minh được hai định lý đặc trưng của đường trung trực 1 đoạn thẳng .
b)Kĩ năng: 
- Học sinh biết cách vẽ đường trung trực của 1 đoạn thẳng bằng thước kẻ và compa.
c) Thái độ: 
- Bước đầu biết dùng các định lý nầy để làm các bài tập đơn giản.
2. Chuẩn bị :
GV: Thước thẳng, compa.
HS: Tờ giấy mỏng có 1 mép là đoạn thẳng.
3. Phương pháp:
Đàm thoại, diễn giảng, hoạt động nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Tiến trình :
4.1 Ổn định
Kiểm diện sĩ số học sinh
4.2 Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Thế nào là đường trung trực của đoạn
 thẳng. (3đ)
 2 . Cho đoạn thẳng AB, hãy dùng thước có chia khoảng và êke vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB. (7đ)	
4.3. Giảng bài mới: 
Hoạt động 1 :
 Giáo viên yêu cầu học sinh lấy mảnh giấy có 1 mép là đoạn thẳng AB thực hành gấp hình theo hướng dẫn SGK
 Hỏi : Tại sao nếp gấp 1 chính là đường trung trực của đoạn thẳng AB ?
Cho học sinh gấp theo hình C và hỏi độ dài nếp gấp 2 là gì ?
Điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng có tính chất gì ?
Cho học sinh đọc định lý SGK.
Cho học sinh vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận và trình bày chứng minh miệng đinh lý.
Hoạt động 2 :
 . Giáo viên: hãy lập mệnh đề đảo của định lý trên.
 Giáo viên vẽ hình, yêu cầu học sinh làm ? 1.
 Học sinh vẽ hình, ghi giả thiết , kết luận
 a) 
 . Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách chứng minh, xét 2 trường hợp.
M AB
M AB
- Giáo viên cho học sinh nêu nhận xét SGK.
Hoạt động 3 : 
- Giáo viên vẽ đoạn thẳng MN và đường trung trực của MN như hình 43 trang 76 SGK.
- Học sinh vẽ hình vào vở.
- Chốt lại: Đây là cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng bằng thước thẳng và compa.
- Cho học sinh đọc chú ý SGK / 76.
- Giói thiệu hoc sinh thêm cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng bằng thước thẳng và compa.
 4.4. Củng cố và luyện tập:
. Bài tập 44 / SGK / 76
 . Gọi M là điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB cho đoạn MA = 5 cm. Hỏi đoạn MB = ? 
Bài 45 / SGK / 76
 . Chứng minh đoạn PQ trên hình 43 là đường trung trực của đoạn thẳng MN.
 . Giáo viên gợi ý nối PM , PN , QM , QN.
- Vẽ hình
I. Định lý về tính chất các điểm thuộc đường trung trực: 
a) Thực hành gấp hình .
b) Định lý 1 : ( thuận )
 Điểm nằm trên đường trung trực của 1 đoạn thẳng thì cách đều 2 mút của đoạn thẳng đó .
II. Định lý đảo:
 Định lý 2 : ( định lý đảo )
 Điểm cách đều 2 mút của 1 đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó. 
 Đoạn thẳng AB
 GT MA = MB
 KL M thuộc trung trực đoạn AB
 Chứng minh 
 ( SGK )
 Nhận xét :
 Tập hợp các điểm cách đều 2 mút của đoạn thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng đó.
III. Ứng dụng :
 . Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng MN.
 Chú ý : SGK / trang 76 
Bài 44 / SGK/46 
M thuộc trung trực của AB.
 MA = MB = 5 cm ( định lý 1 )
Bài 45 / SGK / 46
 Theo cách vẽ có : PM = PN = R
 P đường trung trực 
 QM = QN = R 
Q trung trực của MN ( định lý 2 )
Đường thẳng PQ là trung trực của đoạn thẳng MN.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: 
Học thuộc định lý 1, 2. 
Bài tập về nhà : 46 , 47 /SGK / 76.
Chuẩn bị : Luyện tập.
5. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 59 - Tinh chat duong trung truc cua 1 doan thang.doc