Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 61 - Bài 8: Tính chất ba đường trung trực của một tam giác

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 61 - Bài 8: Tính chất ba đường trung trực của một tam giác

Kiến thức:

- Biết khái niệm đường trung trực của một tam giác và chỉ rõ mỗi tam giác có ba đường trung trực.

- Biết cách dùng thước kẻ và compa vẽ ba đường trung trực của tam giác.

- Chứng minh được tính chất: Trong 1 tam giác cân, đường trung trực của cạnh đáy đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy.

- Biết khái niệm đường tròn ngoại tiếp tam giác.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bầy, kĩ năng vẽ hình, kĩ năng nhận dạng.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực trong học tập.

 

docx 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 61 - Bài 8: Tính chất ba đường trung trực của một tam giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/ 4/ 2011
Ngày dạy: / 4/ 2011
Tiết 61. §8. TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TRỰC
CỦA MỘT TAM GIÁC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết khái niệm đường trung trực của một tam giác và chỉ rõ mỗi tam giác có ba đường trung trực.
- Biết cách dùng thước kẻ và compa vẽ ba đường trung trực của tam giác.
- Chứng minh được tính chất: Trong 1 tam giác cân, đường trung trực của cạnh đáy đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy.
- Biết khái niệm đường tròn ngoại tiếp tam giác.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bầy, kĩ năng vẽ hình, kĩ năng nhận dạng.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, thước đo độ, compa, phấn màu, bảng viết sẵn về lý thuyết.
HS: Thước thẳng, thước đo độ, compa, tìm hiểu bài học.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Đường trung trực của tam giác
- GV giới thiệu đường trung trực của tam giác như SGK. 
- Cho HS vẽ tam giác cân và vẽ đường trung trực ứng với cạnh đáy
- Ta có nhận xét gì về đường trung trực ứng với cạnh đáy của tam giác cân.
- HS xem SGK.
- Lên bảng vẽ tam giác cân, trung trực ứng với cạnh đáy.
- Nhận xét
I) Đường trung trực của tam giác:
ĐN: SGK/78
Nhận xét: trong một tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy.
Hoạt động 2: Tính chất ba đường trung trực của tam giác:
- GV cho HS đọc định 
- Cho HS vẽ hình, ghi GT và KL
- Đọc định lí
- Vẽ hính và ghi GT và KL
II) Tính chất ba đường trung trực của tam giác:
- Hướng dẫn HS chứng minh.
- Hướng dẫn lại chứng minh 
- HS làm theo GV hướng dẫn.
- Tiếp thu
Định lí: Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều 3 đỉnh của tam giác đó.
Hoạt động 3: Củng cố:
- GV cho HS nhắc lại định lí 3 đường trung trực của một tam giác.
Bài 52 SGK/79:
- Chứng minh định lí: Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực ứng với cùng một cạnh thì tam giác đó là tam giác cân.
- Để chứng minh tam giác ABC là tam giác cân ta phải làm như thế nào ?
- Cho một HS lên bảng làm
Bài 55 SGK/80:
- Cho hình. Chứng minh rằng: ba điểm D, B, C thẳng hàng.
- Cho HS vẽ hình
- Yêu cầu một HS lên bảng làm
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét chung
- Nhắc lại 
- Đọc đề bài
- Trả lời
- Một HS lên bảng làm
- Đọc đề bài
- Một HS lên bảng làm
- Nhận xét
- Tiếp thu
Bài 52 SGK/79:
Ta có: AM là trung tuyến đồng thời là đường trung trực nên AB=AC
=> ABC cân tại A.
Bài 55 SGK/80:
Ta có: DK là trung trực của AC.
=> DA=DC
=> ADC cân tại D
=>ADC=1800-2 (1)
Ta có: DI: trung trực của AB
=>DB=DA
=>ADB cân tại D
=> ADB=1800-2 (2)
(1), (2)=> ADC+ ADB =1800-2+1800-2
=3600-2(+)
=3600-2.900
=1800
=> B, D, C thẳng hàng.
Hoạt động 4: Dặn dò 
- Học bài, làm bài tập/80.
- Chuẩn bị bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác.

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiet 61.docx