. Mục tiêu :
a)Kiến thức:
- Củng cố các định lý về tính chất đường trung trực của 1 đoạn thẳng. Vận dụng các định lý đó vào việc giải các bài tập hình.
b)Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vẽ đường trung trực của 1 đoạn thẳng cho trước, dựng đoạn
c) Thái độ:
- Bước đầu biết dùng các định lý nầy để làm các bài tập đơn giản.
2. Chuẩn bị :
GV: Thước thẳng, compa.
HS: Tờ giấy mỏng có 1 mép là đoạn thẳng.
LUYỆN TẬP Tiết: 61 Ngày dạy: 8/05/2010 1. Mục tiêu : a)Kiến thức: - Củng cố các định lý về tính chất đường trung trực của 1 đoạn thẳng. Vận dụng các định lý đó vào việc giải các bài tập hình. b)Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng vẽ đường trung trực của 1 đoạn thẳng cho trước, dựng đoạn c) Thái độ: - Bước đầu biết dùng các định lý nầy để làm các bài tập đơn giản. 2. Chuẩn bị : GV: Thước thẳng, compa. HS: Tờ giấy mỏng có 1 mép là đoạn thẳng. 3. Phương pháp: Đàm thoại, diễn giảng, hoạt động nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề 4. Tiến trình : 4.1 Ổn định Kiểm diện sĩ số học sinh 4.2 Kiểm tra bài cũ Hoạt động của giáo viên và học sinh nội dung bài học Hoạt động 1: Bài 46 / SGK / 76 . Cho 3 tam giác cân ABC , DBC , EBC. Có chung đáy BC. Chứng minh 3 điểm A , D , E thẳng hàng. . Hoc sinh vẽ hình , ghi GT , KL . Hỏi tam giác ABC cân tại A theo định nghĩa tam giác cân , em suy ra được gì ? (AB = AC) . Có AB = AC theo định lý 2 về tính chất đường trung trực của đoạn thẳng em suy ra A thuộc đường nào ? . Tương tự 2 điểm D ; E như thế nào ? KL. Bài 47 / SGK / 76 . Cho 2 điểm M; N nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB , chứng minh AMN = BMN ? . Hỏi : Nêu định lý 1 về tính chất các điểm thuộc đường trung trực của đoạn thẳng . . M ; N nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB . Em suy ra gì ? AMN và BMN có các yếu tố nào bằng nhau. KL ? Hoạt động 2: Bài 48 / SGK / 77 . Hai điểm M và N cùng nằm trên một nữa mặt phẳng có bờ là đường thẳng xy . Lấy điểm L đối xứng với M qua xy . Gọi I là một điểm của xy. Hãy so sánh IM + IN với LN. Hỏi: Nêu cách vẽ điểm L đối xứng với M qua xy. - Gọi 1 em lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL. - So sánh: IM bằng đoạn nào ? tại sao ? - Giáo viên : Vậy IM + IN = IL + IN . Nếu I P (P là giao điểm của LN với xy) thì IL + IN so với LN như thế nào ? Tại sao ? . Nếu I P thì IN + IL so với LN như thế nào ? - Vậy IM + IN nhỏ nhất khi nào ? Bài 49 / SGK / 77 Hai nhà máy được xây dựng bên bờ một con sông tại hai địa điểm A và B. Hãy tìm cạnh bờ sông một địa điểm C để xây dựng 1 trạm bơm đưa nước về cho hai nhà máy sao cho độ dài đường ống dẫn nước là ngắn nhất. Hỏi : Bài toán nầy tương tự bài toán nào ? - Vậy địa điểm để đặt trạm bơm đưa nước về cho hai nhà máy sao cho độ dài đường ống dẫn nước ngắn nhất là ở đâu ? Bài 51 / SGK / 77 - Cho học sinh hoạt động nhóm theo các nội dung. a) Dựng đường thẳng đi qua P và vuông góc với đoạn thẳng d bằng thước và compa theo hướng dẫn của SGK. b) Chứng minh PC d. GV kiểm tra bài làm của vài nhóm, nhận xét. - GV đố : Tìm thêm cách dựng khác ( bằng thước và compa ). Bài 60 / SBT / 30 Cho đoạn thẳng AB tìm tập hợp các điểm C sao cho ABC là tam giác cân có đáy là AB. - GV yêu cầu học sinh vẽ hình từ 2 đến 3 vị trí của C. - Hỏi đỉnh C của tam giác cân CAB có tính chất gì ? - Vậy C phải nằm ở đâu ? - C có thể trùng M được không ? - Vậy tập hợp các điểm C là đường nào ? I. SỬA BÀI TẬP CŨ : Bài 46 / SGK / 76. ABC, DBC, GT EBCcân có chung cạnh đáy BC KL A , D , E thẳng hàng Chứng minh ABC cân có đáy BC nên AB = AC => A nằm trên đường trung trực của đoạn BC (định lý 2) DBC cân tại D , EBC cân tại E. Nên tương tự D ; E nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC Vậy 3 điểm A , D , E thẳng hàng. Bài 47 / SGK / 76 . M nằm trên đường trung trực của đoạn AB. ( gt ) => AM = BM ( định lý 1 ) . N nằm trên đường trung trực của đoạn AB ( gt ) => AN = NB ( định lý 1 ) Do đó AMN = BMN (c.c.c) II. LUYỆN TẬP : Bài 48 / SGK / 77 Chứng minh . L là điểm đối xứng của M qua xy nên xy là đường trung trực của đoạn MN . . I xy (gt) => IM = IL ( định lý 1 ) . Ta có IM + IN = IL + IN. . Nếu I P thì IN + IL > LN ( bất đẳng thức LNI ). . Nếu I P thì : IN + IL = IP + PN = LN . Vậy IM + IN nhỏ nhất khi I P. Bài 49 / SGK / 77 Bờ sông sông Lấy A’ đối xứng với A qua bờ sông ( phía gần A và B ). Giao điểm của A’B với bờ sông là điểm C, nơi xây dựng trạm bơm để đường ống dẫn nước đến hai nhà máy là ngắn nhất. Bài 51 / SGK /77 a) Dựng hình : b) Chứng minh : Theo cách dựng PA = PB Và CA = CB P ; C nằm trên đường trung trực của đoạn AB. P C là trung trực của đoạn thẳng AB. PC AB. Bài 60 / SBT / 30 . Các đỉnh C của tam giác CAB phải cách đều A và B. - C phải nằm trên trung trực của đoạn AB. - C không thể trùng M vì 3 đỉnh của tam giác phải không thẳng hàng. Vậy tập hợp các điểm C là đường trung trực của đoạn thẳng AB (trừ điểm M là trung điểm AB) 4.4 Bài học kinh nghiệm 1. Muốn chứng minh 3 điểm thẳng hàng ta có thể chứng minh 3 điểm đó cùng thuộc 1 đường thẳng. 2. Cho đoạn thẳng AB. Tập hợp các điểm C sao cho tam giác CAB cân tại C là đường trung trực của đoạn thẳng AB (trừ trung điểm AB) 4.5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: Xem lại các bài tập đã giải. Bài tập 57 , 59 , 61 / SBT / 30 , 31. Bài tập 51 / SGK. Chứng minh PQ d và cách dựng khác. 5. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: