Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 64: Luyện tập

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 64: Luyện tập

1. Kiến thức: Củng cố các định lý về tính chất đường trung trực của 1 đoạn thẳng, tính chất 3 đường trung trực của tam giác, một số tính chất của tam giác cân, tam giác vuông.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ đường trung trực của tam giác, vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác. Chứng minh 3 điểm thẳng hàng và tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông.

3. Thái độ: Học sinh thấy được ứng dụng thực tế của tính chất đường trung trực của đoạn thẳng.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 64: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
Tiết: 64	
Ngày dạy: 12/05/2010
1. Mục tiêu :
Kiến thức: Củng cố các định lý về tính chất đường trung trực của 1 đoạn thẳng, tính chất 3 đường trung trực của tam giác, một số tính chất của tam giác cân, tam giác vuông.
Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ đường trung trực của tam giác, vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác. Chứng minh 3 điểm thẳng hàng và tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông.
Thái độ: Học sinh thấy được ứng dụng thực tế của tính chất đường trung trực của đoạn thẳng.
2. Chuẩn bị :
GV: Thước thẳng, compa.
HS: Tờ giấy mỏng có 1 mép là đoạn thẳng.
3. Phương pháp:
Đàm thoại, diễn giảng, hoạt động nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Tiến trình :
4.1 Ổn định
Kiểm diện sĩ số học sinh
4.2 Kiểm tra bài cũ 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:	
 HS 1 : Phát biểu định lý tính chất 3 đường trung trực của tam giá. Vẽ đường tròn đi qua 3 đỉnh của tam giác vuông ABC ( = 1v ). Nêu nhận xét về vị trí tâm O của đường tròn ngoại tiếp của tam giác vuông.
 HS 2 : Thế nào là đường tròn ngoại tiếp của tam giác. Cách xác định tâm của đường tròn nầy.
- Vẽ đường tròn đi qua 3 đỉnh của tam giác ABC, trường hợp góc A tù. Nêu nhận xét về vị trí tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác.
- Nếu tam giác ABC nhọn thì sao ?
- Cho 1 em trả lời miệng bài 53 / SGK / 80 
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP
 Bài 55 / SGK / 80 
- Cho hình 51 / SGK. 
- Chứng minh 3 điểm B , C , D thẳng hàng.
- Cho biết GT – KL của bài toán.
- GV hỏi gợi ý: Để chứng minh B , C , D thẳng hàng ta có thể chứng minh như thế
 nào ?
- Hãy tính theo .
- Tương tự hãy tính theo .
- Từ đó hãy tính 
Bài 56 / SGK / 80 
 -Theo chứng minh ta có D là giao điểm các đường trung trực của vuông ABC nằm trên cạnh huyền BC . Theo tính chất 3 đường trung trực của 1 ta có : DA = DB = DC
 - Vậy điểm cách đều 3 đỉnh của vuông là điểm nào ? 
 - Độ dài đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh góc vuông quan hệ như thế nào với cạnh huyền ?
 - Giáo viên : Đó chính là nội dung bài 56 / SGK /80.
 - Qua bài tập này BHKN ?
 Bài 57 / SGK / 80
 . Có một chi tiết máy ( mà đường viền ngoài là đường tròn ) bị gãy ( H 52 ) làm thế nào để xác định được bán kính của đường viền này ?
 . Giáo viên gợi ý : Muốn xác định được bán kính của đường viền này trước hết ta cần xác định điểm nào ?
 . Học sinh : cần xác định tâm của đường tròn viền bị gãy .
 . Giáo viên vẽ 1 đường tròn bị gãy không đánh dấu tâm . Hỏi làm thế nào để xác định được tâm của đường tròn.
 . Bán kính của đường viền xác định như thế nào?
I. SỬA BÀI TẬP CŨ :
 Bài 54 / SGK / 80
b)
 Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền.
 HS 2 :
c)
. Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác tù ở bên ngoài tam giác.
. Nếu tam giác ABC nhọn thì tâm của đường tròn ngoại tiếp ở bên trong tam giác.
II. LUYỆN TẬP :
 Bài 55 / SGK / 80
 Đoạn thẳng AB AC
 GT ID là trung trực của AB
 KD là trung trực của AC
 KL B , D , C thẳng hàng
 Chứng minh
 Có D thuộc đường trung trực của :
 AB => DA = DB ( định lý 1 )
 => DAB cân tại D => 
 => 
 Tương tự 
. Có 
 Vậy 3 điểm B , D , C thẳng hàng.
 Bài 56 / SGK / 80 
. Do B, D, C thẳng hàng
 Và DB = DC 
 => D là trung điểm của BC.
. Có AD là trung tuyến xuất phát từ đỉnh góc vuông.
 AD = BD = CD = 
 Vậy trong tam giác vuông, trung tuyến xuất phát từ đỉnh góc vuông có độ dài bằng nửa độ dài cạnh huyền.
 Bài 57 / SGK / 80 
 Lấy 3 điểm A , B , C phân biệt trên cung tròn.
 Nối AB , BC.
- Vẽ 2 đường trung trực của 2 đoạn AB, BC.
- Giao của 2 đường trung trực là tâm của đường tròn viền bị gãy ( điểm O ).
- Bán kính của đường viền là khoảng cách từ O tới 1 điểm bất kỳ của cung tròn ( = OA )
4.4 Bài học kinh nghiệm
1. Trong tam giác vuông trung điểm của cạnh huyền cách đều 3 đỉnh của tam giác. Trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.
2.Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: 
Làm bài tập 67 , 68 /sbt / 31 ; 32.
Ôn các tính chất và cách chứng minh 1 tam giác là tam giác cân .
Xem tiết 8.
5. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 63 - Luyen tap ( TC 3 duong t.truc cua tam giac ).doc