Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 9, 10: Chứng minh tam giác đều

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 9, 10: Chứng minh tam giác đều

Mục tiêu :

 - HS được củng cố các kiến thức về tam giác đều .

 - Có kỹ năng vẽ hình và tính số đo các góc ( ở đỉnh hoặc đáy ) của một tam giác cân.

 - Biết chứng minh một tam giác đều.

2.Chuẩn bị :

GV:thước thẳng , thước đo góc , bảng phụ

 HS: thước thẳng , thước đo góc.

3. Phương pháp

Gợi mở, vấn đáp và giải quyết vấn đề

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 9, 10: Chứng minh tam giác đều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỨNG MINH TAM GIÁC ĐỀU
Tiết 9,10
Ngày dạy: 4/02/2010 
1.Mục tiêu :
	- HS được củng cố các kiến thức về tam giác đều .
	- Có kỹ năng vẽ hình và tính số đo các góc ( ở đỉnh hoặc đáy ) của một tam giác cân.
	- Biết chứng minh một tam giác đều.
2.Chuẩn bị :
GV:thước thẳng , thước đo góc , bảng phụ
	HS: thước thẳng , thước đo góc.
3. Phương pháp
Gợi mở, vấn đáp và giải quyết vấn đề
4. Tiến trình :
Ổn định:
Kiểm diện số học sinh
Lý thuết:
GV:Cho học sinh nêu
1. Định nghĩa tam giác đều
2.Định lí tam giác đều
3.Dấu hiệu nhận biết tam giác đều (Cách chứng minh một tam giác là tam giác đều)
1. Định nghĩa tam giác đều
Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.
2.Hệ quả
-Trong một tam giác đều mỗi góc bằng 60o.
3. Dấu hiệu nhận biết tam giác đều (Cách chứng minh một tam giác là tam giác đều):
C1: Chứng minh tam giác có ba cạnh bằng nhau(đn).
C2: Chứng minh tam giác có ba góc bằng nhau.
C3:Chứng minh tam giác có hai góc bằng 60o.
C4:Chứng minh nó là tam giác cân có 1 góc bằng 60o
4.3 Bài tập
GV : Cho cho HS làm Bài tập sau
Cho tam giác ABC là tam giác đều. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh BC lấy điểm E, trên cạnh CA lấy điểm F sao cho AD=BE=CF. Chứng minh DEF là tam giác đều.
Bài tập 1:
Giải
 Xét các tam giác ADF, BED, CFE có:
AD=BE=CF (gt) (1)
A=B=C=60o (gt cho ABC đều) (2).
Ta lại có: AF=AC-CF (F nằm giữa A và C)
 BD=AB-AD (D nằm giữa A và B)
 CE=BC-BE (E nằm giữa B và C)
Mà AB=AC=BC do tam giác ABC đều và AD=BE=CF (gt)
Suy ra AF=BD=CE (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra ADF=BED=CFE 
Nên DE=EF=FD do đó DEF là tam giác đều.
Gv: đưa đề bài trên bảng phụ
Cho tam giác ABC là tam giác đều. Trên tia đối của tia AB lấy điểm H, trên tia đối của tia BC lấy điểm I, trên tia đối của tia CA lấy điểm K. Sao cho AK = BH = CI. Chứng tỏ rằng tam giác HIK là tam giác đều.
Gọi một HS lên bảng vẽ hình và ghi GT , KL
HS : dưới lớp vẽ hình , viết giả thiết , kết luận vào vở
Bài tập 2
Chứng minh các tam giác sao bằng nhau
(c – g – c)
Suy ra : HK = HI = KI
Vậy tam giác HIK đều
Bài 3:
Cho tam giác ABC là tam giác đều. Trên cạnh AB lấy điểm D sao cho AD= 1/3AB, trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE=1/3BC, trên cạnh CA lấy điểm F sao cho CF=1/3CA. AE cắt CD và BF theo thứ tự tại M và N, CD cắt 
Bài tập 3:
BF tại P. Chứng minh MNP là tam giác đều.
HS: lên bảng trình bày lời giải
Chứng minh 
(g-c-g)
Suy ra: 
Vậy tam giác MNP đều.
4.4 Củng cố : 
Qua bài trên em rút ra được điều gì ?
Bài học kinh nghiệm :
Để chứng minh một tam giác đều thì ta phải chỉ ra được tam giác có ba góc ở bằng nhau hay ba cạnh bằng nhau.
4.5 Hướng dẫn về nhà học bài 
- Về xem lại trường hợp bằng nhau của tam giác 
- Xem lại các bài tập đã giải
5 . Rút kinh nghệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 (2).doc