Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tuần 1 - Tiết 1: Hai góc đối đỉnh (tiếp)

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tuần 1 - Tiết 1: Hai góc đối đỉnh (tiếp)

A. Mục tiêu :

 HS nắm được khái niệm, tính chất 2 góc đối đỉnh.

 Vẽ được góc đối đỉnh với1 góc cho trước, nhận biết được các góc đối đỉnh trong hình.

 Bước đầu tập suy luận.

B. Chuẩn bị:

 GV : thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ.

 HS : thước thẳng, thước đo góc, giấy rời.

C. Tiến trình dạy học:

 

doc 60 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tuần 1 - Tiết 1: Hai góc đối đỉnh (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :..................
Ngày dạy:..................... 
CHƯƠNG I:	 ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
 ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG.
Tuần1
Tiết 1	 HAI GÓC ĐỐI ĐỈNH.
Mục tiêu :
HS nắm được khái niệm, tính chất 2 góc đối đỉnh.
Vẽ được góc đối đỉnh với1 góc cho trước, nhận biết được các góc đối đỉnh trong hình.
Bước đầu tập suy luận.
Chuẩn bị:
GV : thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ.
HS : thước thẳng, thước đo góc, giấy rời.
 Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ1: Giới thiệu chương 1 Hình học:
GV giới thiệu sơ lược nội dung chương I hình học, nghiên cứu các khái niệm cụ thể:
Hai góc đối đỉnh.
2 đường vuông góc.
góc tạo bởi 2 đường thẳng cắt 2 đường thẳng.
2 đường thẳng song song.
tiên đề Ơclít.
từ vuông góc đến song song.
Khái niệm định lý.
HĐ2: Thế nào là 2 góc đối đỉnh:
GV cho HS quan sát hình vẽ trên bảng phụ:
Hỏi : em có nhận xét quan hệ về đỉnh, về cạnh của các cặp góc Ô1 và Ô3 ; M1 và M2; A và B
HS quan sát hình vẽ và trả lời:
 O1 và O3 có đỉnh chung O
cạnh Ox là tia đối của cạnh Ox’
cạnh Oy là tia đối của cạnh Oy’
 M1 và M2 có đỉnh chung M
cạnh Ma là tia đối của cạnh Ma’
cạnh Mb không là tia đối của cạnh Mb’
A và B không chung đỉnh.
GV: vậy thế nào là 2 góc đối đỉnh .
GV yêu cầu 2 HS nhắc lại.
GV cho HS làm ?2/31 SGK
GV : vậy 2 cặp góc cắt nhau tạo thành mấy cặp góc đối đỉnh?
HS thực hành và trả lời câu hỏi :
O1=O3 ; O2=O4
GV: vì sao M1 và M2, A và B (h2,3) không phải là cặp góc đối đỉnh.
HĐ2:Tính chất của 2 góc đối đỉnh :
GV cho HS đọc và làm bài ?3(a,b,c)
GV: qua thực hành, em có nhận xét gì về số đo của cặp góc đối đỉnh.
GV: bằng suy luận chúng ta có thể rút ra được kết luận đó không?
GV cho HS đọc phần suy luận:
vậy 2 góc đối đỉnh thế nào với nhau?
GV : đó là tính chất của 2 góc đối đỉnh mà các em đã tìm được bằng thực hành cũng như suy luận:
GV yêu cầu 2 HS nhắc lại.
HĐ4: Củng cố :
GV : hai góc bằng nhau có đối đỉnh không?
vẽ hình minh họa.
Bài tập 1,2 : (GV cho HS làm bài miệng) Đề ghi bảng phụ.
Bài 3: 
Vẽ 2 đường thẳng zz’ và tt’ cắt nhau tại A. Viết tên các cặp góc đối đỉnh.
Bài 4 : SGK
Vẽ góc xBy =600. vẽ góc đối đỉnh với góc xBy. Hỏi góc này có số đo bằng bao nhiêu độ?
1.Thế nào là 2 góc đối đỉnh:
ĐN: hai góc đối đỉnh là 2 góc mà mỗi cạnh góc này là tia đối của một cạnh góc kia.
2.Tính chất của 2 góc đối đỉnh :
TC:“Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”.
.
Các cặp góc đối đỉnh là : 
 zAt và z’At’
 zAt’ và z’At’
 ..
D. Hướng dẫn về nhà: 
Học thuộc định nghĩa, tính chất 2 góc đối đỉnh.
Giải các bài tập 5,6,8. HS khá , giỏi làm thêm bài 7,9.
===================================================
Ngày soạn : .................. ..
Ngày dạy:......................
Tiết 2:	 LUYỆN TẬP
Mục tiêu :
HS nắm vững được định nghĩa, tính chất của 2 góc đối đỉnh.
Nhận biết được 2 góc đối đỉnh trong một hình, vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước.
Bước đầu tập suy luận và biết cách trình bày 1 bài tập.
Chuẩn bị: 
GV: thuớc thẳng, thứơc đo góc, bảng phụ.
HS: thước thẳng , thước đo góc.
Tiến trình dạy học: 
1. HĐ1: kiểm tra 
Thế nào là 2 góc đối đỉnh . Vẽ hình 2 góc đối đỉnh.
Nêu tính chất của 2 góc đối đỉnh.
Giải bài tập : 5/82 SGK( 2HS).
2. HĐ2: Luyện tập:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Bài tập 6:
GV cho HS đọc đề bài 6/83 SGK
Vẽ 2 đường thẳng cắt nhau sao cho trong các góc tạo thành có một góc 470. Tính số đo các góc còn lại.
GV: để vẽ 2 đường thẳng cắt nhau và có một góc 470 ta vẽ như thế nào? 
(HS không trả lời được GV có thể gợi ý cách vẽ).
Dựa vào hình vẽ và nội dung bài toán, em hãy tóm tắt bài toán dưới dạng cho và tìm.
GV cho HS tìm và lên bảng trình bày bằng các câu hỏi gợi ý nếu cần.
O1 và O2 có quan hệ gì?
O1 và O3 có quan hệ gì?
Bài 7:
3 đường thẳng xx’,yy’,zz’ cùng đi qua điểm O. Viết tên các cặp góc bằng nhau.
GV cho một HS đọc đề bài.
 một HS khác vẽ hình.
GV cho HS làm bài theo nhóm 2. (không vẽ lại hình, ghi nhanh các cặp góc bằng nhau) sau 3 phút.
GV gọi lần lượt các nhóm trả lời: có bao nhiêu cặp góc bằng nhau.
Đọc tên:
Bài 8/83SGK
GV gọi 2 HS lên bảng vẽ hình:
Qua bài 8/83 
GV hỏi thêm: Hai góc bằng nhau là 2 góc đối đỉnh. Đúng hay Sai
Bài tập 9: GV cho 1 HS đọc đề:
Vẽ góc vuông xOy . Vẽ góc x’Oy’ đối đỉnh với xOy. Hãy viết tên 2 góc vuông không đối đỉnh.
Còn cặp nào nữa không?
Bài 10: GV cho HS thực hành trên giấy rời.
Đại diện một nhóm lên trình bày cách gấp.
Bài tập 6:
Cho :
 xx’∩ yy’=O
 xOy=470
Tìm :
 O2,O3,O4
Ta có :O1 và O3 là 2 góc đối đỉnh 
 Nên : O3=O1=470
O1+O2=1800 (kề bù)
O2=1800-O1=1800-470=1330
O4 và O2 đối đỉnh:
Nên : O4=O2=1330
Bài 7:
 O1=O4(đối đỉnh )
O2=O5(đối đỉnh )
O3=O6(đối đỉnh )
xOz’=x’Oz (đối đỉnh )
yOx’=y’Ox (đối đỉnh )
z’Oy’=yOz (đối đỉnh )
xOx’=yOy’=zOz’=1800.
Bài 8/83SGK
Sai
Bài tập 9: 
2 góc vuông không đối đỉnh:
xAy và yAx’
xAy và xAy’
yAx’ và x’Ay’
Gấp tia màu đỏ trùng với tia màu xanh được các góc đối đỉnh trùng nhau nên bằng nhau
D. Hướng dẫn về nhà: 
Ôn định nghĩa, tính chất, 2 góc đối đỉnh.
Giải bài tập 4, 5, 6 SGK/74 SBT
Đọc trước bài :”2 đường thẳng vuông góc ” Chuẩn bị: êke .
 ====================================================
Ngày soạn :.................
Ngày dạy:..................
 Tuần2:
Tiết 3	 	 HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC.
Mục tiêu:
HS hiểu được thế nào là 2 đường thẳng vuông góc. Công nhận tính chất: “có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và b∟a”
Hiểu khái niệm đường thẳng trung trực của một đường thẳng. 
Bứoc đầu biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trứơc và vuông góc với đường thẳng cho trước. Biết vẽ trung trực của đường thẳng. 
Sử dụng tốt thước kẻ, êke.
Chuẩn bị:
GV: êke, thước kẻ, giấy màu.
HS: êke, thước kẻ, giấy rời.
Ôn : 	tính chất 2 góc đối đỉnh, kề bù.
	Gấp hình theo bài ?1/38.
Tiến trình dạy học: 
Kiểm tra bài cũ: (10’)
a. Phát biểu tính chất 2 góc đối đỉnh, cho góc vuông, 2 đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O. Biết xOy=900 . Tính số đo các góc còn lại.
b. hực hành bài ?1/83
Bài mới:
Hoạt động của thầy và học sinh 
Ghi bảng
HĐ1: Thế nào là 2 đường thẳng vuông góc: Tg:8’
HS nhận xét bài thực hành(so với bài thực hành ở nhà).
H. – các nếp gấp thế nào với nhau?
 Các góc tạo thành bởi các nếp gấp là góc gì?
GV cho HS đo góc để kiểm tra lại nhận xét.
GV: 2 nếp gấp đó là hình ảnh của 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
GV cho HS quan sát hình 4 (GV vẽ trên bảng) và trả lời câu hỏi ?2
GV: Hai đường thẳng xx’,yy’ như h.4 gọi là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
Hỏi: Thế nào là 2 đường thẳng vuông góc. 
Tg:8’
HĐ3: 2/ Vẽ hai đường thẳng vuông góc
GV cho HS hoạt động theo nhóm.
HS nghiên cứu H.5, H.6 SGK/85.
Vẽ lại trên giấy rời và trình bày cách vẽ
GV gọi đại diện của các nhóm lên vẽ hình và trình bày cách vẽ (mỗi nhóm vẽ một hình(3 nhóm)).
Hỏi: có thể dùng các dụng cụ nào để vẽ?
Vẽ được mấy đường thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước qua 1 điểm cho trước.
GV nhấn mạnh : ta thừa nhận tính chất này.
GV gọi 2HS đọc lại tính chất ở SGK.
GV cho HS làm bài tập 11,12
Bài tập 11,12(GV dùng bảng phụ) . Tg:2’
Sau 2phút chuẩn bị, GV gọi lần lượt từng HS trả lời câu hỏi bài 11,12
Bài 11: Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a/ Hai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng 
b/Hai đường thẳnga và a’ vuông góc với nhau được ký hiệu là
c/Cho trước điểm A và một đường thẳng d.đường thẳng d’đi qua A và vuông góc với d.
Bài 12: Đúng hay sai. Hãy bác bỏ câu sai bằng một hình vẽ:
a/ Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau.
b/ Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc.
HĐ5:3/ Trung trực của đoạn thẳng. Tg:12’
GV vẽ hình 7 SGK lên bảng:
Hỏi: đường thẳng xy thế nào với đoạn thẳng AB
GV: đường thẳng xy gọi là trung trực của đoạn thẳng AB.
Hỏi: đường trung trực của đoạn thẳng là gì.
HS làm bài tập 14 SGK (1 HS lên bảng)
GV giới thiệu phần chú ý như SGK:
 xy là trung trực của đoạn thẳng AB. Ta cũng nói 2 điểm A và B đối xứng nhau qua đường thẳng xy.
1: Thế nào là 2 đường thẳng vuông 
Định nghĩa :SGK/84
Kí hiệu: xx’yy’
2/ Vẽ hai đường thẳng vuông góc
 a/ Trường hợp điểm M cho trước nằm trên đường thẳng a:
 b/ Trường hợp điểm M nằm ngoài đường thẳng a: 
3/ Đường trung trực của đoạn thẳng: (SGK)
Chú ý: SGK
 D. Hướng dẫn về nhà: Tg:2’
Học kĩ các định nghĩa, tính chất.
Giải các bài tập: 15,16,17,18 SGK(HSTB+Y)
Bài 19 (HSK+G).
 ===============================================
Ngày soạn:.................
Ngày dạy:................. 
Tiết 4	 LUYỆN TẬP 
Mục tiêu: 
Củng cố các kiến thức cơ bản của tiết 3
Rèn luyện lại kĩ năng vẽ đường thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước qua điểm cho trước. vẽ trung trực của đoạn thẳng.
Sử dụng thành thạo êke, thước thẳng. bước đầu tập suy luận.
Chuẩn bị:
GV: êke, thước thẳng, bảng phụ.
HS: êke, thước thẳng.
A
d
Tiến trình dạy học: 
d
1. HĐ1: Kiểm tra bài cũ (10’):	
Định nghĩa hai đường thẳng vuông góc
vẽ đường thẳng d’ đi qua điểm A
và vuông góc với d bởi êke.
Đường trung trực của đoạn thẳng là gì?
Vẽ hình minh họa.
2/ Luyện tập:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Bài 15:
HS thực hành tại chỗ theo nhóm (2’).
Tg:5’
Bài 17: GV treo bảng phụ vẽ hình bài 17.
Lần lượt gọi 3 HS lên bảng kiểm tra.
Bài 18: Tg:8’
GV gọi 1 HS lên bảng đọc và tóm tắt đề.
GV gọi 1 HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu của đề bài.
GV kiểm tra bài vẽ ở nhà của một số HS.
Cả lớp theo dõi, nhận xét kĩ năng vẽ hình của bạn.
Tg:5’
Bài 19: Một HS đọc đề bài:
GV cho HS cả lớp quan sát hình 11SGK/87 trong 5 phút.
gọi 3 HS lên bảng không nhìn SGK vẽ lại hình 11.
HS quan sát và nêu trình tự vẽ của mỗi bạn và nhận xét đúng hay sai.
Bài 20: Tg:13’
1 HS đọc và tóm tắt đề.
1 HS nhắc lại đề.
Hỏi: 3 điểm A, B, C thế nào với nhau.
Có mấy cách vẽ 3 điểm A, B, C.
GV gọi 2 HS lên bảng mỗi em vẽ một trường hợp.
Tiếp theo vẽ gì nữa?
Làm thế nào để vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
Gợi ý: đường trung trựcc của đoạn thẳng là gì?
 Hỏi: qua bài vẽ hãy nhắc lại cách vẽ trung trực của đoạn thẳng.
Bài 15:
Nếp gấp zt vuông góc với đường thẳng xy tại O
Bài 18: 
Bài 19: .
Vẽ 2 đường thẳng d1, d2 cắt nhau tại O tạo thành góc 600.
Trong góc d1Od2 lấy điểm A tùy ý.
Vẽ đoạn thẳng AB d1. (B d1).
Vẽ BCd2 (Cd2)
Bài 20: 
Trường hợp A, B, C thẳng hàng:
Trường hợp A, B, C không thẳng hàng:
D. Hướng dẫn về nhà: Tg:2’
Học kĩ định nghĩa, tính chất 2 đường thẳng vuông góc.
Định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng.
Giải bài tập 9,10 SBT/75:(HS TB+Y)
HS K+G làm thêm bài 14SBT.
 =================================================
Ngày soạn :..................
Ngày dạy:.....................
Tuần 3:
Tiết 5 :	 CÁC GÓC TẠO BỞI
 MỘT ĐƯỜNG THẲNG CẮT HAI ĐƯỜNG THẲNG
Mục tiêu:
Hiểu được tính chất :”Cho 2 đư ... hĩa, định lý, tính chất đã học ở HKI
Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, ghi GT, KL.
Giải các bài tập: 45,41 SBT / 102 ,103 Bài 55,63 /104,105
Tiết sau ôn tập tiếp .
Ngày soạn : . . . . . . . . . . 
Tiết 31	 ÔN TẬP HỌC KỲ I (TT)
Mục tiêu:
Ôn tập các kiến thức trọng tâm của hai chương 1 và 2 của học kỳ 1 qua một số câu hỏi lý thuyết và bài tập áp dụng.
Rèn tư duy suy luận và cách trình bày lời giải bài tập hình
Chuẩn bị: 
GV: thước thẳng , compa ,bảng phụ 
HS :thước thẳng , compa .
Tiến trình dạy học:
Kiểm tra:
Phát biểu các dấu hiệu (đã học) nhận a đường thẳng song song .
Phát biểu định lý tổng ba góc của một tam giác .
HĐ2: ôn tập
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò:
Bài 1: Cho ∆ABC có: AB=AC, M là trung điểm của BC, trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho AM=MD.
C/m ∆ABM=∆DCM
C/m AB // DC
C/m AM BC
Tìm điều kiện của ∆ABC để ADC=300
GV: ∆ABM và ∆DCM có những yếu tố nào bằng nhau?
Vậy ∆ABM = ∆DCM theo trường hợp nào? Hãy trình bày cách chứng minh .
GV: muốn c/m AB// CD ta phải c/m gì?
ABM=DCM vì sao?
GV: để c/m AM BC cần có điều gì?
để c/m AMB=DCM =900 ta phải c/m gì?
Hãy trình bày phần c/m.
GV hường dẫn câu d
+ ADC=300 khi nào ?
+ DAB=300 khi nào ?
+ MAB=MAC không?
+ MAB=300 => BAC=600
Bài 55 SBT/104
Cho ∆ABC có B=C . tia phân giác của A cắt BC tại D.
Chứng minh: BD=DC ; AB=AC
GV:để chứng minh BD=CD ta phải c/m gì?
H: 2∆ABD và ∆ADC có yếu tố nào bằng nhau?
để ∆ABD = ∆ADC theo trường hợp c-g-c cần tính thêm góc nào? (HS tính).
HS1 đọc lớn đề.
HS2 lên bảng vẽ hình ghi GT,KL.
GT: ∆ABC
AB=AC
MB=MC
MA=MD
 KL:a) ∆ABM=∆DCM
b) AB // DC
c) AM BC
d) tìm dk của ∆ABC để ABC=300
a) C/m ∆ABM=∆DCM
xét ∆ABM và ∆DCM có:
 BM=MC (gt)
 AM=MD (gt)
 AMB=CMD (đối đỉnh) 
=> ∆ABM=∆DCM (c-g-c)
b) C/m AB // CD
ta có : ∆ABM=∆DCM (c/m trên)
=> ABM=DCM (góc tương ứng)
mà ABM và DCM là cặp góc so le trong 
=> AB // CD
c) C/m AM BC
xét ∆ABM và ∆ACM có:
 AB=AC (gt)
 BM=MC (gt)
 AM chung
 => ∆ABM = ∆ACM (c-g-c)
 => AMB=AMC (góc tương ứng)
 mà AMB+AMC=1800 (kề bù).
 => AMB=AMC=900
 => AM BC
d) tìm điều kiện của ∆ABC để ADC=300
ADC=300 => MAB=300(∆ABM=∆DCM)
Mà BAC=2.BAM =600
vậy ADC=300 khi ∆ABC có AB=AC và BAC=600
1 HS đọc lớn đề
1 HS vẽ hình, viết GT,KL
GT: ∆ABC
B=C
A1=A2
KL:BD=DC
AB=AC
a) C/m BD=DC
ta có : D1=1800-(B+A1) (tổng 3 góc trong 
 D2=1800-(C+A2) tam giác)
mà B=C (gt)
 A1=A2 (gt)
 => D1=D2
xét ∆ABD và ∆ADC có:
 A1=A2 (gt)
 AD chung
 D1=D2 (c/m trên)
 => ∆ABD = ∆ADC (g-c-g)
 => BD=DC
 => AB=AC (cạnh tương ứng)
Hướng dẫn về nhà: 
Ôn tập kỹ lý thuyết .
Làm tốt các bài tâp trong SGKvà SBT chuẩn bị cho kiểm tra HKI .
 Ngày soạn : . . . . . . . . . . 
Tiết 33	 	LUYỆN TẬP 2
Mục tiêu:
Rèn luyện kĩ năng chứng minh 2 tam giác vuông bằng nhau. nhớ áp dụng các trường hợp bằng nhau cạnh- góc- cạnh, góc- cạnh-góc của 2 tam giác, áp dụng hệ quả của trường hợp bằng nhau góc- cạnh-góc.
Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, viết GT, KL và chứng minh.
Chuẩn bị:
GV: thước kẻ, êke, bảng phụ, đề kiểm tra 15 phút.
HS: thước kẻ, êke.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy:
Hoạt động của trò:
HĐ1: Luyện tập:
Dạng 1: Luyện tập về 2 tam giác bằng nhau trên các hình vẽ có sẵn:
Bài tập 39/SGK/124
Trong mỗi hình có các tam giác nào bằng nhau?
GV gọi 4 HS lên bảng giải.
(GV vẽ hình bảng phụ).
GV chấm vở một vài HS.
GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của 4 bạn.
Dạng 2 : Bài tập HS phải vẽ hình:
Bài 41: GV cho HS đọc đề.
HS đọc nhẩm và vẽ hình.
GV hướng dẫn HS phân tích để c/m theo sơ đồ: ID=IE=IF
<= ID=IE và IE=IF
∆vgDIB = ∆vgEIB và ∆vg EIC= ∆vg FIC
B1=B2
BI chung
Qua phân tích GV gọi 1 HS lên bảng trình bày lời giải.
Bài 42: GV đưa hình vẽ sãn bảng phụ.
GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ.
gọi HS phát biểu
4 HS lên bảng giải các bài tập 
HS ở lớp chia làm 2 nhóm giải (mỗi nhóm giải 2 hình 105, 107 và 106, 108 vào vở).
H105: 
∆ABH = ∆ACH vì có:
AH cạnh chung
BH=HC (gt)
AHB=AHC =900
H106:
∆DEK = ∆DFK vì có:
EDK=FDK (gt)
DK cạnh chung.
DKE=DKF=900
H107:∆vuông ABD = ∆vuôngACD (cạnh huyền góc nhọn)
cạnh huyền AD chung
BAD=CAD (gt)
H108:∆vuông ABD = ∆ vuông ACD (cạnh huyền góc nhọn)
vì có: AD chung.
A1=A2 (gt)
∆vuông EBD =∆vuông HCD (g-c-g) 
vì có: BD=DC (∆ABD = ∆ACD)
D1=D2 (đối đỉnh )
B=C=900
∆ADE và ∆ADH có 
A1=A2 (gt)
AD chung
AE=AH (=AB+BE=AC+CH)
=> ∆ADE = ∆ADH (c-c-c)
HS nhận xét bài làm của bạn.
1 HS đọc lớn đề.
HS vẽ hình vào vở.viết GT, KL.
1 HS lên bảng , vẽ hình viết GT, KL.
GT: ∆ABC
BI phân giác B
CI phân giác C
ID AB
IEBC
IF AC
KL: ID=IE=IF
 Xét ∆vg DIB và ∆vg EIB ta có:
BI chung
B1=B2 (gt)
=> ∆vg DIB = ∆vg EIB (cạnh huyền góc nhọn)
=> ID=IE (1)
Xét ∆vg EIC và ∆vg FIC ta có:
CI chung
C1=C2 (gt)
 => ∆vg EIC = ∆vg FIC (cạnh huyền góc 
=> IE= IF (2) nhọn)
từ (1) và (2) => ID=IE= IF
HS phát biểu.
∆AHC và ∆BAC có :
 AC chung
 C chung
 AHC=BAC =900
Nhưng 2 tam giác không bằng nhau vì không thỏa mãn điều kiện 2góc bằng nhau kề với 1 cạnh bằng nhau.
Hướng dẫn về nhà:
Ôn tập kĩ các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác. Các hệ quả.
Giải các bài tập: 43, 44 SGK/125.
	HĐ4: Kiểm tra 15 phút:
	Câu1: các khẳng định sau đây đúng hay sai. nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
∆ABC và ∆DEF có AB=DF ; AC=DE ; BC=EF 
thì ∆ABC = ∆DEF (c-c-c)
∆MNI và ∆M’N’I’ có: M=M’ ; I=I’ ; MI=M’I’ thì 
∆MNI = ∆M’N’I’ (g-c-g)
Bài 2 : Ở hình vẽ biết AB // CD, AD // BC 
C/m AB= CD, AD= BC .
Ngày soạn : . . . . . . . . . . 
Tiết 34	LUYỆN TẬP (TT)
A. Mục tiêu:
Luyện kĩ năng chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo cả 3 trường hợp của tam giác thường và trường hợp áp dụng vào các tam giác vuông.
B. Chuẩn bị:
GV: thước thẳng, phấn màu , thước đo độ.
HS: thước thẳng, thước đo độ.
C. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra:
 Cho ∆ABC và ∆A’B’C’. Nêu điều kiện để có 2 tam giác ba theo trường hợp c-g-c; g-c-g; c-c-c.
HĐ2: Luyện tập:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò:
Bài 44 SGK/125
GV cho HS đọc đề 1 lần.
GV đọc chậm đề , HS vẽ hình.
GV hướng dẫn 
∆ADB và ∆ADC có những yếu tố nào bằng nhau. cần tìm thêm yếu tố nào nữa.
1 HS lên bảng c/m
Bài 43 SGK/125
GV hướng dẫn HS vẽ hình.
GV: AD, BC là cạnh của 2 tam giác nào có thể bằng nhau?
+∆OAD và ∆OCB đã có những yếu tố nào bằng nhau?
sau khi HS trình bày miệng, GV gọi 1HS lên bảng viết. HS cả lớp làm vào vở.
∆EAB và ∆ECD có những yếu tố nào bằng nhau? Vì sao?
GV yêu cầu 1 HS khác lên bảng viết c/m câu b. HS tiếp tục làm vào vở.
GV hướng dẫn HS chứng minh và cho HS lên bảng trình bày ( nếu còn thời gian) , nếu không cho về nhà.
HS đọc lớn đề
HS vẽ hình vào vở. 1 HS lên bảng vẽ hình , viết GT, KL.
GT: ∆ABC
 B=C
 A1=A2
KL: ∆ABD=∆ACD
 AB=AC
a) C/m: ∆ABD=∆ACD, AB=AC
ta có: ADB+A1+B=1800 (tổng 3 góc
 ADC+A2+C=1800 trong tam giác)
Mà A1=A2 (gt)
B=C (gt)
=> ADB=ADC 
xét ∆ABD va ∆ACD có :
A1=A2 (gt)
AD cạnh chung
ADB=ADC (c/m trên)
=> ∆ADB=∆ADC (g-c-g)
=> AB=AC (cạnh tương ứng ).
HS đọc lớn đề.
HS vẽ hình vào vở. 1 HS lên bảng vẽ theo sự hướng dẫn của GV.
GT: xOy < 1800
 A,B Ox
 C,DOy
 OA=OC
OB=OD
KL: a) AD=BC
b)∆EAB=∆ECD
c) OE là phân giác xOy 
HS: AD và BC là 2 cạnh của ∆OAD và ∆OCB có thể bằng nhau.
HS: 
∆OAD và ∆OCB có:
OA=OC (gt)
OB=OD (gt)
O góc chung
=> ∆OAD=∆OCB (c-g-c)
=> AD=BC (cạnh tương ứng).
b) C/m ∆EAB=∆ECD
ta có: AB=OB-OA
CD=OD-OC
Mà OA=OC
OB=OD 
=> AB=CD (1)
ta lại có: ∆OAD=∆OCB (c/m trên)
=> D=B (góc tương ứng). (2)
A1=C1 (góc tương ứng).
=> A2=C2 (kề bù với A1 và C1) (3)
từ (1), (2), (3) => ∆OAD=∆OCB (g-c-g)
c) C/m OE là phân giác xOy
xét ∆OEB v à ∆OED có:
OE cạnh chung
OB=OD (gt)
EB=ED (∆EAB=∆ECD)
=> ∆OEB = ∆OED (c-c-c)
=> O1=O2 (góc tương ứng)
mà OE nằm giữa 2 tia OB và OD
=> OE là phân giác xOy
D. Hướng dẫn về nhà:
Học kĩ trường hợp bằng nhau của tam giác thường và tam giác vuông.
Làm các bài tập 63 SBT, 45 SGK.
Giải lại bài tập 44 SGK.
Bài tập: cho ∆ABC có : AB=AC vẽ phân giác của A cắt BC tại D.
 C/m B=C
Ngày soạn : . . . . . . . . . . 
Tiết 35	TAM GIÁC CÂN
Mục tiêu:
HS nắm được định nghĩa, tính chất tam giác cân, vuông cân, đều.
Biết vẽ một tam giác cân, vuông cân, đều. Các dấu hiệu nhận biết tam giác cân, vuông cân, đều.
Biết vận dụng các tính chất của tam giác cân, vuông cân, đều để tính số đo góc, chứng minh hai góc bằng nhau.
Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, tính toán và tập dược chứng minh đơn giản.
 Chuẩn bị:
GV: thước thẳng, thước đo góc,compa, bảng phụ.
HS: thước thẳng, thước đo góc, compa, các bài tập.
Tiến trình dạy học:
HĐ1: Kiểm tra: 
Phát biểu các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác.
ĐVĐ: hãy nhận dạng tam giác ở mỗi hình.
ee
Để phân loại các tam giác trên, người ta dựa vào yếu tố góc. Vậy có loại tam giác đặc biệt nào mà lại dựa vào yếu tố về cạnh để xây dựng khái niệm không ? 
2 Bài mới: 
Hoạt động của thầy:
Hoạt động của trò:
HĐ2: Định nghĩa :
GV: dựa vào hình vẽ
 em hãy đọc xem hình
 vẽ cho biết điều gì?
GV: ta nói ∆ABC là tam giác cân 
GV: thế nào là tam giác cân?
GV hướng dẫn HS cách vẽ tam giác cân bằng thước và compa.
GV giới thiệu cạnh đáy, cạnh bên, các góc ở đáy, góc ở đỉnh.
GV cho HS làm bài ?1
(GV ghi đề bảng phụ).
HĐ3: Tính chất:
GV yêu cầu HS làm bài ?2
GV đưa đề bài và hình vẽ trên bảng phụ
GV yêu cầu HS chứng minh bài toán.
GV: qua bài ?2 em có nhận xét gì về 2 góc ở đáy của 1 tam giác cân.
Đó là nội dung định lý về tính chất của 2 tam giác cân.
GV: ngược lại nếu 1 tam giác có 2 góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác ?
GV gợi ý : HS đọc lại đề bài 44 SGK/125
Và nêu cách c/m
GV cho HS đọc định lý 2 SGK.
củng cố: Bài 47/117
GV vẽ hình trên bảng phụ.
HS: ∆ABC có 2 cạnh AB=AC
HS: tam giác cân là tam giác có 2 cạnh bằng nhau.
2 HS nhắc lại định nghĩa.
HS theo dõi cách vẽ hình và vẽ vào vở.
HS làm bài ?1
T.giác cân
Cạnh bên
cạnh đáy
Góc ở đáy
Gócở đỉnh
∆ABC cân tại A
AB. AC
BC
B,C
BAC
∆ADE cân tại A
AD, AE
DE
ADE, AED
DAE
∆ACH cân tại A
AC, AH
CH
ACH, AHC
CAH
HS làm ?2
HS đọc đề và nêu GT, KL của bài toán.
GT: ∆ABC cân tại A
A1=A2
KL: so sánh ABD và ACD
HS c/m:
HS: 2 góc ở đáy bằng nhau.
HS đọc định lý 1 SGK/126
HS đọc lại đề bài 44 SGK và trả lời câu hỏi.
HS đọc định lý 2 , vẽ hình ghi GT, KL.
HS2: H 118 :
∆ ONM đều vì OM=ON =MN ; 
∆ OMK cân vì OM=OK ; 
∆ ONPcân vì ON=OK
∆ ONM đều => M1 = 600 ;
 mà M1 là góc ngoài của tam giác cân OMK 
=> K = 300 tương tự P =300 
=> tam giác OPK cân tại O
Hướng dẫn về nhà : 
Nắm vững định nghĩa ,tính chất về góc của tam giác cân , tam giác đều, tam giác vuông cân
Các cách chứng minh một tam giác cân ,tam giác đều
Giải bài tập 49 ;50 ;51 /127,128 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hinh hoc 7(7).doc