Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tuần 28 - Tiết 28: Tam giác cân -Tam giác đều

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tuần 28 - Tiết 28: Tam giác cân -Tam giác đều

Mục tiêu:

- Học sinh nắm chắc khái niệm tam giác cân, tam giác đều. Nắm được các tính chất của tam giác cân, tam giác đều .

- HS biết chứng minh một tam giác : là tam giác cân hoặc tam giác đều

- Rèn kỹ năng vẽ hình , tư duy của HS.

B. Chuẩn bị:

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Kiểm tra

 

doc 16 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tuần 28 - Tiết 28: Tam giác cân -Tam giác đều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày soạn : 03. 03.09
Tiết: 28
Ngày dạy : 14 .03.09
LT:tam giác cân-tam giác đều
A. Mục tiêu:
- Học sinh nắm chắc khái niệm tam giác cân, tam giác đều. Nắm được các tính chất của tam giác cân, tam giác đều .
- HS biết chứng minh một tam giác : là tam giác cân hoặc tam giác đều 
- Rèn kỹ năng vẽ hình , tư duy của HS.
B. Chuẩn bị:
C. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Kiểm tra 
- HS:
	+Định nghĩa tam giác cân, tam giác đều ?
	+Tính chất của tam giác cân ? Tam giác đều ?
	+ Tính các góc của tam giác cân biết một góc ở đáy bằng 350.
-HS: nhận xét.
-GV: nhận xét, chốt kiến thức 
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: 
Cho : ABC cân tại A có = 1000. Lấy điểm M thuộc cạnh AB, điểm N thuộc cạnh AC sao cho AM=AN.
 Chứng minh: MN// BC.
-Yêu cầu HS vẽ hình, ghi GT-KL?
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu HS dưới lớp cùng làm, nhận xét bài làm của bạn ?
-GV: nhận xét, đánh giá .
Bài 2: 
Cho : ABC cân tại A. Gọi M là trung điểm của AC, N là trung điểm của AB. Chứng minh : BM=CN.
-Yêu cầu HS vẽ hình, ghi GT-KL?
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu HS dưới lớp cùng làm, nhận xét bài làm của bạn ?
-GV: nhận xét, đánh giá .
Bài 3: 
Cho : ABC cân tại A. Lấy điểm D thuộc cạnh AC, điểm E thuộc cạnh AB sao cho: AD=AE. Chứng minh : 
- Yêu cầu HS vẽ hình, ghi GT-KL?
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu HS dưới lớp cùng làm, nhận xét bài làm của bạn ?
-GV: nhận xét, đánh giá .
-HS: vẽ hình :
HS: lên bảng làm bài :
-Tam giác ABC cân tại A nên: 
 = = 400. 
Mà : AM = AN => AMN cân tại A 
=> = = 400. 
=> , mà hai góc này năm ở vị trí đồng vị 
=> MN//BC 
- HS: vẽ hình 
- HS: lên bảng làm :
Xét ABM và ACN ta có ; 
AB= AC ( gt) 
 là góc chung 
AM= AN = 
=> ABM = ACN(c.g.c) 
=> BM=CN (đpcm) 
- HS: vẽ hình , ghi GT-KL:
HS: 
GT
ABC, AB = AC, AD = AE
KL
C/m 
Chứng minh:
-HS: lên bảng làm bài :
Xét ADB và AEC có
AD = AE (GT)
 chung
AB = AC (GT)
 ADB = AEC (c.g.c)
Hoạt động 3:. Củng cố.
GV: chốt các dạng bài tập đã giải .
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà.
Xem lại các bài đã chữa. 
Làm các bài tập : 73,74,75,77 (SBT).
Tuần 29
Ngày soạn : 10. 03.09
Tiết: 29
Ngày dạy : 21 .03.09
LT: Tam giác cân-tam giác đều
A. Mục tiêu:
- Học sinh nắm chắc khái niệm tam giác cân, tam giác đều. Nắm được các tính chất của tam giác cân, tam giác đều .
- HS biết chứng minh một tam giác : là tam giác cân hoặc tam giác đều 
- Rèn kỹ năng vẽ hình , tư duy của HS.
B. Chuẩn bị:
C. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Kiểm tra 
- HS:
	+Định nghĩa tam giác cân, tam giác đều ?
	+Tính chất của tam giác cân ? Tam giác đều ?
	+ Tính các góc của tam giác cân biết một góc ở đáy bằng 350.
-HS: nhận xét.
-GV: nhận xét, chốt kiến thức 
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: 
Cho tam giác ABC cân tại A . Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho : BD=BE . Chứng minh tam giác ADE là tam giác cân .
-Yêu cầu HS vẽ hình , ghi GT-KL ?
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu HS dưới lớp cùng làm, nhận xét bài làm của bạn ?
-GV: nhận xét, đánh giá .
Bài 2: 
Cho tam đều ABC . Lấy các điểm D,E,F theo thứ tự thuộc các cạnh AB,BC,CA sao cho : AD=BE=CF . Chứng minh tam giác DEF đều .
-Yêu cầu HS vẽ hình , ghi GT-KL ?
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu HS dưới lớp cùng làm, nhận xét bài làm của bạn ?
-GV: nhận xét, đánh giá .
-HS: vẽ hình 
- HS: lên bảng chứng minh :
ABC cân tại A => AB=AC, =
mà += 1800 
và : += 1800 
=> =
- Xét ABD và ACE có 
AB= AC (gt) 
=(cm trên) 
BD = CE(gt) 
=> ABD = ACE( c.g.c) 
=> AD = BE 
=> ADE cân tại A(đpcm)
- HS: vẽ hình : 
- HS: ghi 
GT-KL
- HS: lên bảng 
chứng minh: 
Ta có : ABC đều 
=> AB=AC=BC 
mà AD=BE=CF 
=> AB-AD=BC-BE=CA-CF 
hay BD=CE=AF
và = 600. 
=> ADF=BED(c.g.c)
=> DF=DE(1)
=> EBD=FCE(c.g.c)
=> EF=DE(2) 
Từ (1) và (2) : 
=> DF=DE=EF 
=> DEF là tam giác đều .
Hoạt động 3:. Củng cố.
Cách chứng minh một tam giác là tam giác cân, tam giác đều ?
GV: chốt các dạng bài tập đã giải. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà.
Xem lại các bài đã chữa. 
Làm các bài tập 73,74,78 (SBT).
Ôn tập các kiến thức về cộng trừ đa thức.
Tuần 30
Ngày soạn : 16. 03.09
Tiết: 30
Ngày dạy : 28 .03.09
LT: Đa thức, cộng- trừ đa thức 
A. Mục tiêu:
- HS nắm chắc các bước cộng, trừ các đa thức và thực hiện được phép tính công trừ đa thức .
-HS biết tính giá trị của đa thức 
- Rèn kỹ năng vẽ hình , tư duy của HS.
B. Chuẩn bị:
C. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Kiểm tra 
- HS:Tính giá trị của đa thức sau : 
	A = 7x2y + 5xy-3x2y tại x = -2, y=1.
Ta có A = (7x2y -3x2y)+ 5xy
=> A = 4x2y + 5xy
Thay x=-2và y =1 vào đa thức A được : 
=> A = 4.(-2)2.1 +5.(-2).1 = 6.
-HS: nhận xét.
-GV: nhận xét, chốt kiến thức 
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: 
Cho hai đa thức : 
M = x2 -2yz+z2 và N = 3yz-z2+5x2 
a/ Tính M+N
b/ Tính M-N; N-M .
 -Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu HS dưới lớp cùng làm, nhận xét bài làm của bạn ?
-GV: nhận xét, đánh giá .
Bài 2: 
Tính tổng của hai đa thức sau : 
a/ 5x2y-5xy2+xy và xy-x2y2+5xy2 , tính giá trị của đa thức tổng tại x=2, y=-2.
b/ x2+y2+z2 và x2-y2+z2 , tính giá trị của đa thức tổng tại x=-2, y = 2, z=3.
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu HS dưới lớp cùng làm, nhận xét bài làm của bạn ?
-GV: nhận xét, đánh giá .
Bài 3: Tính giá trị của đa thức sau : 
a) 
tại x = 5 và y = 4.
b) 
tại x = 1, y = 1
-Để tính giá trị của mỗi đa thức ta làm như thế nào?
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu hS dưới lớp cùng làm, nhận xét bài làm của bạn ?
-GV: nhận xét, đánh giá .
-HS: lên bảng làm bài : 
M = x2 -2yz+z2 và N = 3yz-z2+5x2	
a/ Tính :M+N = (x2 -2yz+z2)+( 3yz-z2+5x2)
= x2 -2yz+z2+ 3yz-z2+5x2
(x2 +5x2)+(-2yz+3yz )+(z2- z2)
=6x2 +yz 	
b/ Tính: M-N=(x2 -2yz+z2)-( 3yz-z2+5x2)
=x2 -2yz+z2- 3yz+z2-5x2
= -4x2 -5yz+2z2 
Tính : N-M =(3yz-z2+5x2)- (x2 -2yz+z2)
= 3yz-z2+5x2- x2 +2yz-z2
= 4x2 +5yz-2z2 
-HS: lên bảng làm bài : 
a/ Ta có : 
A= (5x2y-5xy2+xy) +(xy-x2y2+5xy2 )
= 5x2y-5xy2+xy +xy-x2y2+5xy2 
= 5x2y+2xy -x2y2
Tại x=2, y=-2 thay vào đa thức trên được :
A = 5.22.(-2)+2.2.(-2) -22(-2)2
= -40-8-16=-64.
b/ Ta có : 
B= (x2+y2+z2 )+( x2-y2+z2)
= x2+y2+z2 + x2-y2+z2
= 2x2 +2z2
Tại x=-2, y = 2, z=3 thay vào đa thức B được : 
B = 2(-2)2 +2.32 = 8+18 = 26.
-HS: lên bảng làm bài : 
a) 
Thay x = 5 và y = 4 vào đa thức ta có:
b) 
Thay x = 1, y = 1 vào đa thức ta có:
x.y = (1).(1) = 1
Hoạt động 3:. Củng cố.
- GV: chốt các dạng bài tập đã giải. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà.
Xem lại các bài đã chữa. 
Làm các bài tập 32,33,35 (SBT).
Ôn tập các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.
Tuần 31
Ngày soạn : 26. 03.09
Tiết: 31
Ngày dạy : .04.09
LT: các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh các cách chứng minh 2 tam giác vuông bằng nhau 
- Rèn kĩ năng chứng minh tam giác vuông bằng nhau, kĩ năng trình bày bài chứng minh hình.
- Phát huy tính tích cực của học sinh.
B. Chuẩn bị: Thước thẳng, êke, com pa.
C. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động 1: Kiểm tra
- HS1: Phát biểu các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông?
-HS2: Yêu cầu HS làm bài tập 93(SBT) ?
-HS: nhận xét.
-GV: nhận xét, chốt kiến thức 
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: 
 Cho ABC (AB = AC) ()
BH AC, CK AB
Cmr: 
a) AH = AK
b) CK cắt BH tại I, CMR: AI là tia phân giác của góc A
- Yêu cầu học sinh vẽ hình , ghi GT, KL 
-GV: hướng dẫn : 
-Để chứng minh AH = AK em chứng minh điều gì ?
AH = AK
AHB = AKC
- Để c/ là tia phân giác của góc A ta làm ntn?
AI là tia phân giác
AKI = AHI
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu hS dưới lớp cùng làm, nhận xét bài làm của bạn ?
-GV: nhận xét, đánh giá
Bài 2: bài 99 SBT)
-Yêu cầu HS vẽ hình , ghi GT, KL?
GV: hướng dẫn HS chứng minh :
BH = CK
HDB = KEC
ADB = ACE
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu hS dưới lớp cùng làm, nhận xét bài làm của bạn ?
-GV: nhận xét, chốt kiến thức ?
HS: vẽ hình , ghi GT-KL:
 2
1
I
H
K
B
C
A
GT
ABC (AB = AC) ()
BH AC, CK AB
KL
a) AH = AK
b) CK cắt BH tại I, CMR: AI là tia phân giác của góc A
HS: lên bảng làm bài :
a) Xét AHB và AKC có:
 chung
AB = AC (GT)
AHB = AKC (cạnh huyền-góc nhọn)
 AH = AK
b) Xét AKI và AHI có:
AI chung
AH = AK (theo câu a)
AKI = AHI (cạnh huyền-cạnh góc vuông) 
 AI là tia phân giác của góc A
- HS: vẽ hình , ghi GT-KL :
K
H
C
A
E
D
B
GT
ABC (AB = AC); BD = CE
BH AD; CK AE
KL
a) BH = CK
b) ABH = ACK
- HS : lên bảng làm bài : 
a) Xét ABD và ACE có:
AB = AC (GT), BD = EC (GT)
mà 
ADB = ACE (c.g.c)
HDB = KEC (cạnh huyền-góc nhọn)
 BH = CK
b) Xét HAB và KAC
có 
AB = AC (GT)
HB = KC (Chứng minh ở câu a)
 HAB = KAC (ch-cgv)
Hoạt động 3: Củng cố.
- GV: chốt các dạng bài tập đã giải. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà.
Xem lại các bài đã chữa. 
Làm các bài tập 96,97,98 (SBT).
Ôn tập về cộng, trừ đa thức một biến.
Tuần 32
Ngày soạn : 03. 04.09
Tiết: 32
Ngày dạy : 18 .04.09
LT: Đa thức một biến-cộng, trừ đa thức một biến
A. Mục tiêu:
- HS nắm được thế nào là đa thức một biến, biết sắp xếp đa thức theo luỹ thừa tăng(giảm ) dần của biến . 
- HS biết cộng trừ đa thức một biến theo 2 cách khác nhau .
- Phát huy tính tích cực của học sin, rèn kỹ năng cộng, trừ các hệ số.
B. Chuẩn bị: 
C. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động 1: Kiểm tra
- Thu gọn đa thức sau và sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm dần của biến :
a/ x7-x4+2x3-3x4-x2+x7-x+5-x3.
b/ x5-3x2+x4-4x5-x2+6x3-3x+5-2x3.
-HS: nhận xét.
-GV: nhận xét, đánh giá. 
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Cho đa thức : 
f(x) = x5-3x2+x3-x2 -2x+5.
g(x) = x2-3x+1+x2-x4+x5.
a/ Tính: f(x)+g(x)
b/ Tính : f(x)-g(x)
c/ Tính : g(x)- f(x).
-Yêu cầu HS cho biết cách làm ?
- Yêu cầu HS thu gọn đa thức f(x) và g(x)?
-Yêu cầu HS tính : Tính: f(x)+g(x), f(x)-g(x); g(x)- f(x).?
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu HS thực hiện phép tính theo hai cách ?
-Yêu cầu HS dưới lớp cùng làm , nhận xét bài làm của bạn ?
-Yêu cầu HS nhận xét 2 cách làm ?
-GV: nhận xét, đánh giá .
Bài 2: Cho đa thức : 
f(x) = x4-3x2+x-1.
g(x) = x4-x3+x2+5.
Tìm đa thức h(x) sao cho : 
a/ f(x)+h(x) = g(x)
b/ f(x)-h(x) = g(x)
c/ g(x)+h(x) = 0 
d/ f(x)-h(x) = 0.
- Để tính được đa thức h(x) ta làm ntn ?
-Yêu cầu HS tìm h(x) theo f(x) và g(x) ?
-Yêu cầu HS thực hiện tính g(x)-h(x) ?
tính f(x)-g(x) ?
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu HS dưới lớp cùng làm, nhận xét bài làm của bạn ?
-GV: nhận xét, đánh giá .
-HS: lên bảng làm bài : 
Thu gọn đa thức và sắp xếp đa thức:
+/ f(x) = x5-3x2+x3-x2 -2x+5.
f(x) = x5-4x2+x3 -2x+5.
f(x) = x5+x3 -4x2-2x+5.
+/ g(x) = x2-3x+1+x2-x4+x ... 2+x-1- x4+x3-x2-5
=> h(x) = x3-4x2+x-6.
c/ g(x)+h(x) = 0 
=> h(x) = -g(x) 
=> h(x) = -( x4-x3+x2+5) 
=> h(x) = -x4+x3-x2-5
d/ f(x)-h(x) = 0.
=> h(x) = f(x) 
=> h(x) = x4-3x2+x-1
Hoạt động 3: Củng cố.
	- Muốn cộng, trừ hai đa thức một biến ta làm ntn ?
- GV: chốt các dạng bài tập đã giải. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà.
Xem lại các bài đã chữa. 
Làm các bài tập 39,41,42 (SBT).
	- Ôn tập nghiệm đa thức một biến 
Tuần 33
Ngày soạn : 14. 04.09
Tiết: 33
Ngày dạy : 25 .04.09
LT: nghiệm của Đa thức một biến
A. Mục tiêu:
- HS: nắm được khi nào thì giá trị của biến là nghiệm của đa thức ?
Khi giá trị của biến là nghiệm của đa thức thì giá trị đó phải thoả mãn điều kiện gì 
- Cách tìm nghiệm của đa thức, số nghiệm có thể của đa thức một biến .
- Phát huy tính tích cực của học sinh.
B. Chuẩn bị: 
C. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động 1: Kiểm tra
- Cho đa thức : f(x) = -2x3+5x2-x-3
	g(x) = 5x4-3x3-x2-5x+8.
	a/ Tính: f(x)+g(x)
	b/ Tính : f(x)-g(x)
-HS: nhận xét.
-GV: nhận xét, đánh giá. 
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Cho đa thức : 
 f(x) = x2-4x-5
Chứng tỏ : x = -1 và x = 5 là hai nghiệm của đa thức đó ?
- Muốn chứng minh : x = -1 và x = 5 là hai nghiệm của đa thức t a làm như thế nào ?
- -Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu HS dưới lớp cùng làm, nhận xét bài làm của bạn ?
-GV: nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
Bài 2: Tìm nghiệm của đa thức sau :
a/ 2x+10.
b/ 3x-.
c/ x2-x .
d/ (x-2)(x+2) .
e/ (x-1)(x2+2) .
g/ x2+5x .
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu HS dưới lớp cùng làm, nhận xét bài làm của bạn ?
-GV: hướng dẫn HS làm bài phần d/, e/ g/ ?
-GV: nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
Bài 2: Cho đa thức sau :
f(x) = -3x4+ x3 + 2x2 +2x-5-2x2-x3 +3x4 .
a/ Thu gọn đa thức trên .
b/ Tìm nghiệm của đa thức trên.
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu HS dưới lớp cùng làm, nhận xét bài làm của bạn ?
-GV: nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
- HS lên bảng làm bài : 
f(x) = x2-4x-5
- Thay x = 1 vào đa thức f(x) được : 
f(1) = 12-4.(-1)-5 = 1+4-5 = 0 
=> x = 1 là nghiệm của đa thức f(x) .
- Thay x = 5 vào đa thức f(x) được : 
f(5) = 52-4.5-5 = 25-20-5 = 0 
=> x = 1 là nghiệm của đa thức f(x) .
- HS: lên bảng làm bài : 
a/ Cho: 2x+10 = 0 
=> 2x = -10 
=>x= -5 là nghiệm của đa thức.
b/ Cho : 3x-= 0 => 3x = 
=> x = là nghiệm của đa thức
c/ Cho : x2-x = 0 => x.x+x.1=0 
=> x(x-1) = 0 
=> Hoặc x = 0 
hoặc x -1 = 0 => x= 1 
d/ Cho : (x-2)(x+2) = 0
=> là các nghiệm của đa thức. 
e/ Cho : (x-1)(x2+2) = 0 
=> 
=> x = 1 là nghiệm của đa thức .
g/ Cho : x2+5x = 0
=> x.x+5x=0
=> x(x+5) =0 
=> là các nghiệm của đa thức.
-HS: lên bảng làm : 
a/ f(x) = -3x4+ x3 + 2x2 +2x-5-2x2-x3 +3x4 .
=> f(x) = (-3x4+3x4 )+( x3 -x3)+(2x2-2x2)+
 +2x-5
=> f(x) = 2x-5.
b/ Cho : f(x) = 0 
=> 2x-5 = 0 => x = 2/5 là nghiệm của đa thức.
Hoạt động 3: Củng cố.
	- Muốn c/m một giá trị của biến là nghiệm của đa thức ta làm ntn ? Cách tìm nghiệm của đa thức ?
- GV: chốt các dạng bài tập đã giải. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà.
Xem lại các bài đã chữa. 
Làm các bài tập : 45,46,48,49 (SBT).
Ôn tập : quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác .
Tuần 34
Ngày soạn : 22. 04.09
Tiết: 34
Ngày dạy : 02 .05.09
LT: quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác
A. Mục tiêu:
- HS nắm chắc về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác, quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu . 
- HS biết so sánh các cạnh, các góc trong một tam giác .
- Phát huy tính tích cực của học sinh, rèn kỹ tư duy lôgíc cho HS.
B. Chuẩn bị: 
C. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động 1: Kiểm tra
- Phát biểu định lý về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác?
- Phát biểu định lý về quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên?
-Yêu cầu HS làm bài tập : So sánh các góc của tam giác ABC biết : AB=5 cm , BC=7 cm , AC = 4 cm .
HS: ABC có : BC > AB > AC ( vì : 7>5>4 ) 
Mà đối diện với cạnh BC, đối diện với cạnh AB, đối diện với cạnh AC
	=> > > 
-HS: nhận xét.
-GV: nhận xét, đánh giá. 
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: So sánh các cạnh của tam giác ABC biết : = 800 , = 400.
- Để so sánh các cạnh của ABC ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS tính độ lớn của góc B ?
- Tính góc B như thế nào ?
-Yêu cầu HS so sánh các cạnh của tam giác ABC ?
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu HS dưới lớp cùng làm, nhận xét bài làm của bạn ?
-GV: nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
Bài 2: Cho ABC có > 900, điểm D nằm giữa B và C. 
Chứng minh : AB<AD<AC.
-Yêu cầu HS vẽ hình ?
-Yêu cầu HS so sánh góc B và góc D1 ?
-Yêu cầu HS so sánh AB và AD ?
-Yêu cầu HS so sánh góc D2 và góc B?
-Yêu cầu HS so sánh góc D2 với góc C ?
-Yêu cầu HS so sánh AC và AD ?
-Yêu cầu HS so sánh AB, AD và AC ?
-Yêu cầu HS lên bảng làm ?
-Yêu cầu HS nhận xét?
-GV: nhận xét, chốt kiến thức .
Bài 3: Cho ABC vuông tại A, tia phân giác của góc B cắt AC ở D. So sánh độ dài các đoạn thẳng AD và DC .
-Yêu cầu HS vẽ hình ?
-GV: hướng dẫn HS vẽ thêm hình .
-Yêu cầu HS vẽ DHBC .
-Yêu cầu HS chứng minh DH=AD ?
-Để chứng minh DH = AD ta làm ntn ?
-Yêu cầu HS so sánh DH và DC ?
-Yêu cầu HS so sánh AD và DC ?
-Yêu cầu HS lên bảng làm ?
-Yêu cầu HS nhận xét?
-GV: nhận xét, chốt kiến thức .
Bài 4: Cho ABC biết : =3:5:7. So sánh các cạnh của tam giác ABC ?
-Yêu cầu HS tính các góc A, góc B, góc C ?
-Ta có =3:5:7 ta suy ra điều gì ?
-Tổng độ lớn 3 góc củaABC là bao nhiêu?
-Yêu cầu HS dựa vào tính chất của dãy tỷ số bằng nhau tính độ lớn của góc A,góc B, góc C ?
-Yêu cầu HS so sánh độ lớn các cạnh củaABC? 
 -Yêu cầu HS lên bảng làm ?
-Yêu cầu HS nhận xét?
-GV: nhận xét, chốt kiến thức
-HS: trả lời 
-HS: Ta phải tính độ lớn của góc B.
-HS: dựa vào tổng 3 góc trong một tam giác bằng 1800. 
-HS: lên bảng làm bài :
Ta có : + + = 1800.
=> 800+ + 400 = 1800.
=> = 1800- 1200 = 600.
Ta có : > >( vì : 800 >600> 400)
=> BC > AC > AB.
-HS: vẽ hình
- HS : 
Xét ABD
có : > 
( vì > 900) nên : AD > AB (1) 
Ta có : là góc ngoài của ABD tại D nên : > > 900 .
-Xét ADC có : > ( vì : > 900 )
nên : AC > AD (2) 
Từ (1) và (2) ta có : AC>AD>AB hay 
AB<AD<AC (đpcm)
-HS: vẽ hình 
-HS: vẽ 
DHBC .
-Xét ABD
 và HBD có: 
= =900.
= (gt) , mà BD là cạnh chung 
=>ABD=HBD (cạnh huyền-góc nhọn)
=> DH = AD 
-Xét HDC vuông tại H 
=>DC> DH(đường xiên >đường vuông góc)
mà DH=AD => DC> AD.
 -HS: lên bảng làm :
-HS: Ta có : =3:5:7
=> và =1800.
=>= 
=> =3.120 = 360
=>= 5.120 = 600
=> = 7.120 = 840
-Trong ABC có :>>(840>600>360)
=> AB>AC>BC.
Hoạt động 3: Củng cố.
- GV: chốt các dạng bài tập đã giải. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà.
Xem lại các bài đã chữa. 
Làm các bài tập : 4,5,7,8 (SBT).
Ôn tập : quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác .
Tuần 35
Ngày soạn : 27. 04.09
Tiết: 35
Ngày dạy : 
LT: quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác
A. Mục tiêu:
HS nắm chắc về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác, quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu . 
HS biết so sánh các cạnh, các góc trong một tam giác .
Nắm được quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác, bất đẳng thức tam giác và hệ quả của nó.
 Phát huy tính tích cực của học sinh, rèn kỹ tư duy lôgíc cho HS.
B. Chuẩn bị: 
C. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động 1: Kiểm tra
Phát biểu định lý về quan hệ giữa các đường xiên và hình chiếu của chúng ?
Định lý và hệ quả của bất đẳng thức tam giác ?
-HS: nhận xét.
-GV: nhận xét, đánh giá. 
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: 
Cho bài toán như hình vẽ . 
Chứng minh : MN<BC 
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu HS nối B với N ?
-Yêu cầu HS so sánh giữa MN và BN ntn?
-Yêu cầu HS so sánh BN và BC ntn ?
-So sánh MN và BC ?
-Yêu cầu HS nhận xét 
-GV: nhận xét .
Bài 2: Cho ABC có >. Kẻ AH vuông góc với BC ( H thuộc BC ) . Gọi D là một điểm nằm giữa A và H . Chứng minh : 
a/ BH<HC.
b/ BD<DC.
-Yêu cầu HS vẽ hình ?
-Yêu cầu HS so sánh giữa AB và AC ?
-Yêu cầu HS so sánh BH và HC ?
--Yêu cầu HS so sánh BD và DC ?
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu HS dưới lớp cùng làm và nhận xét bài làm của bạn ?
-GV: nhận xét, chốt kiến thức.
Bài 3: Tính chu vi của một tam giác cân ABC biết : 
a/ AB= 4cm; AC = 7 cm 
b/ AB = 11 cm , AC = 5 cm .
-Yêu cầu HS xét 2 trường hợp : 
TH1: AB là cạnh đáy , AC là cạnh bên thì có thoả mãn bđt tam giác không ? Tính chu vi của tam giác ABC ?
TH2: AB là cạnh bên, AC là cạnh đáy thì có thoả mãn bđt tam giác không ? Tính chu vi của tam giác ABC ?
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài ?
-Yêu cầu HS dưới lớp cùng làm và nhận xét bài làm của bạn ?
-GV: nhận xét, chốt kiến thức.
-HS: lên bảng làm bài : 
Hình chiếu của đường xiên MN trên cạnh AB là BM 
Hình chiếu 
của đường
xiên BN là AB 
Mà AM<AB
=> MN<BN (1)
-Ta có : 
Hình chiếu của 
đường xiên BN trên AC là AN
Hình chiếu của BC là AC 
Mà AN<AC 
=> BN <BC (2) 
 Từ (1) và (2) => MN<BC(đpcm)
HS: vẽ hình : 
-HS: làm bài :
a/ Xét ABC
có : >
=>AB<AC (đối
 diện với góc lớn
hơn là cạnh lớn
hơn).
Vì AH BC nên BH và HC lần lượt là hình chiếu của các đường xiên AB và AC trên đường thẳng BC .
Mà AB BH<HC ( Đường xiên nào lớn hơn thì hình chiếu lớn hơn)
b/ DB và DC thứ tự là các đường xiên kẻ từ D đến đường thẳng BC .
=> BD có hình chiếu là BH 
 DC có hình chiếu là HC 
Mà BH BD<DC ( đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn )
-HS: lên làm bài :
a/ TH1: AB =4m là cạnh đáy của tam giác
=>Hai cạnh bên của tam giác cân là : CA=CB=7 cm . Ba độ dài : 4cm, 7cm, 7cm thoả mãn bất đẳng thức tam giác .
Chu vi của tam giác ABC là : 
4+7+7 = 18 cm.
TH2: AB là cạnh bên của tam giác cân : 
AB = BC = 4 cm , cạnh đáy của tam giác cân là AC = 7 cm . 
Ba độ dài : 4cm, 4 cm,7cm thoả mãn bất đẳng thức tam giác 
=> Khi đó, chu vi của tam giác ABC là : 
 4+4+7 = 15 cm .
b/ TH1:AB =11cm là cạnh đáy của tam giác
=>Hai cạnh bên của tam giác cân là : CA=CB=5 cm. Ba độ dài : 11cm, 5cm, 5cm 
( 11>5+5) 
=>không thoả mãn bất đẳng thức tam giác .
TH2: AB là cạnh bên của tam giác cân : 
AB = BC =11 cm , cạnh đáy của tam giác cân là AC = 5 cm . 
Ba độ dài : 11cm, 11 cm,5cm thoả mãn bất đẳng thức tam giác 
=> Khi đó, chu vi của tam giác ABC là : 
 11+11+5 = 27 cm .
Hoạt động 3: Củng cố.
- GV: chốt các dạng bài tập đã giải. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà.
Xem lại các bài đã chữa. 
Làm các bài tập : 16,17,20,23, 26 (SBT).
Ôn tập : kiến thức cơ bản của chương III.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28 - (moi).doc